25/5/16

MƯỜI CHIẾN LƯỢC THAO TÚNG ĐÁM ĐÔNG


Nghệ Thuật Tuyên Truyền

A. Hitler thao túng người dân Đức bằng cách nào - Mười chiến lược thao túng đám đông. Các chế độ độc tài, cộng sản cũng áp dụng các chiến lược này.

Có bao giờ bạn hỏi vì sao một dân tộc văn minh và hiện đại như Đức, thời bấy giờ là một trung tâm kinh tế, lại bị thao túng bởi Hitler và Đảng Quốc Xã không? Bài học này tới giờ vẫn còn làm nhiều người khó hiểu.

Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, thì có 10 cách để thao túng đám đống và khiến họ đi theo mình. Nếu nhìn về quá trình lên cầm quyền của Hitler thì ông ta và Đảng Quốc Xã đã thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp. - Ku Búa 



1 / Chiến lược phân tâm

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. "Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

2/ Tạo ra vấn đề và sau đó cung cấp các giải pháp

Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề-phản ứng-giải pháp." Đầu tiên, người ta tạo ra một vấn đề, một "tình huống" dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do hạn chế. Hoặc tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết”.

3 / Chiến lược suy giảm dần

Để chấp nhận một biện pháp khó chấp nhận, đơn giản là chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đó là cách mà theo cách này các điều kiện kinh tế xã hội mới hoàn toàn (theo chủ nghĩa tân tự do) đã được áp đặt trong những năm 1980-1990. Thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, tính linh hoạt, phi địa phương hóa, tiền lương không còn có thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng, nhiều thay đổi như vậy có thể đã mang lại một cuộc cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột.

4 / Chiến lược trì hoãn

Một cách khác để những quyết định không được lòng dân được chấp nhận là trình bày nó như là một "đau đớn nhưng cần thiết", đạt được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại cho việc áp dụng trong tương lai. Luôn luôn là dễ dàng hơn nếu chấp nhận sự hy sinh trong tương lai thay vì ngay lập tức. Trước tiên, bởi vì những hiệu quả này không xảy ra ngay lập tức. Thứ hai, bởi vì công chúng vẫn có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng "tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai" và rằng sự hy sinh cần thiết có thể tránh được. Cuối cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Vdu: một đạo luật đánh thuế hay thu phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau đó từ 6 tháng đến 1 năm.

5 / Nói với công chúng như nói với trẻ em còn ít tuổi

Hầu hết các quảng cáo nhằm vào công chúng sử dụng một diễn ngôn, lý luận, nhân vật ,và phong cách “trẻ con hóa” (infantilizing) , như thể người xem là một đứa trẻ nhỏ tuổi hoặc tâm thần khuyết tật. Chúng ta càng tìm cách đánh lừa người xem thì càng sử dụng một phong cách “trẻ con hóa” . Tại sao? "Nếu người ta nói với một người như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì do ám thị, người này với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng giống như lập luận của một đứa trẻ 12 tuổi. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

6/ Kêu gọi tình cảm hơn là lý trí

Kêu gọi tình cảm là một kỹ thuật cổ điển khiến người ta bỏ qua các phân tích lý tính hay các lý luận phê bình. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ cảm xúc mở cánh cửa cho vô thức để đưa vào các ý tưởng, ham muốn, sợ hãi, xung động, hoặc hành vi …

7 / Duy trì công chúng trong tình trạng ngu độn

Làm sao để công chúng không có khả năng hiểu biết về kỹ thuật và các phương pháp được sử dụng để kiểm soát và nô lệ họ. "Chất lượng giáo dục cho các tầng lớp thấp kém hơn phải là kém nhất, do đó hố sâu ngăn cách dốt nát cách biệt giữa tầng lớp thấp với tầng lớp thượng lưu luôn tồn tại và mãi khó hiểu đối với tầng lớp thấp hơn.”(Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

8/ Khuyến khích công chúng thỏa mãn trong trạng thái tồi tệ

Khuyến khích công chúng cảm thấy “thú vị” (cool) đối với những thứ tồi tệ, tầm thường, vô học.

9 / Thay thế sự phản kháng bằng cảm giác tội lỗi

Làm các cá nhân tin rằng duy nhất mình chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của mình, vì thiếu thông minh, khả năng, hay nỗ lực. Vì vậy, thay vì nổi loạn chống lại hệ thống kinh tế, cá nhân tự phá giá và cảm thấy tội lỗi, tạo ra trầm cảm, điều này gây nến tình trạng suy sụp mà một hiệu quả là sự ức chế hành động. Và không có hành động, không có phản kháng! …

10 / Biết từng cá nhân tốt hơn so với họ biết mình

Trong 50 năm qua, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học đã tạo ra một hố ngăn cách ngày càng tăng giữa kiến thức công chúng và kiến thức do tầng lớp tinh hoa cầm quyền nắm giữ và sở hữu. Nhờ vào tiến bộ cách ngành sinh học, sinh học thần kinh và tâm lý học ứng dụng, “hệ thống” đã đạt được kiến thức tiên tiến về con người, cả về thể chất và tâm lý. Hệ thống đã hiểu một các nhân bình thường hơn là họ hiểu bản thân mình. Điều này có nghĩa rằng trong nhiều trường hợp, hệ thống có quyền kiểm soát và nhiều quyền lực với cá nhân hơn so với cá nhân đối với chính họ.

Ku Búa 

Dịch bởi: We Wegreen Vietnam

Không có nhận xét nào: