30/11/15

Bắn rơi máy bay Nga - TNK đã hành động quá dở...


Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga tuy không phải là một vụ việc lớn nhưng nó có thể dẫn đến những hệ quả khó lường trong một bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp ở riêng chiến trường Syria, lẫn mở rộng ra khắp khối NATO.
 


Đây là lần đầu tiên kể từ ngày thành lập, một quốc gia thuộc khối quân sự Bắc Đại Tây Dương bao gồm cả Mỹ (NATO) lại tấn công và tiêu diệt công khai một mục tiêu quân sự của Liên Xô cũ, hay của nước Nga bây giờ. Theo thông báo chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ thì 2 chiếc F-16 của TNK, sau khi cảnh báo nhiều lần là máy bay Nga vi phạm vào không phận TNK nhưng máy bay Nga không trả lời, đã bắn hạ chiếc máy bay Su-24 này. Một phi công Nga thiệt mạng, người khác được giải cứu. 

Việc công bố công khai như vậy, cũng như Tổng Thống TNK Recep Tayyip Erdogan tuyên bố chính ông ra lệnh khai hỏa đã gạt đi mọi khả năng để có thể lấp liếm hay cho chìm xuồng vụ này. Vì thông thường những việc như vậy sẽ được giải thích là tai nạn do "bắn nhầm" hoặc sai sót điện tử....

Cho dù máy bay Nga có vi phạm không phận, hoặc cố tình khiêu khích thì việc bắn hạ máy bay Nga này cũng là một hành động quá dở của TNK. Một động thái khó hiểu, và có phần dại dột của TNK cũng như đem lại sự khó xử của các Đồng Minh trong khối NATO mà thôi. Những quốc gia chủ chốt trong khối như Mỹ, Anh Pháp...sẽ không bao giờ lại hành động vừa bất ngờ, vừa cực đoan lại vừa lợi bất cập hại như thế. Trong một khu vực chiến tranh rắc rối của nhiều nước tham gia như chiến trường Syria thì vụ một chiếc phi cơ không phải của kẻ thù có vi phạm không phận thì cũng không phải vấn đề gì to lớn mà phải tiêu diệt. Hơn nữa nói một cách nào đấy thì Nga và TNK cùng có kẻ thù là IS...

Trong nhiều năm chiến tranh Lạnh thì Mỹ, khối NATO và Liên Xô cũ luôn tránh né sự đối đầu trực tiếp, vĩ dễ gây nên thảm họa do không kềm chế, nên chưa bao giờ có sự tấn công trực tiếp như vụ việc này. Ngay cả những ngày đối đầu nhau sau khi xây dựng bức tường Ba Linh, vụ khủng hoảng hạt nhân ở Cu Ba hay trong chiến tranh Việt Nam, năm 1972 Liên Xô có cử một tốp máy bay quân sự (trực thăng) đến Hải Phòng để lai dắt một số tàu của LX ra khỏi cảng vì bị Mỹ phong tỏa thì các máy bay Mỹ cũng chỉ theo dõi chứ không hành động thù địch.  

Và hành động bắn hạ máy bay chiến đấu Nga của TNK đã đưa Mỹ, một trong nước chủ lực chống IS và chống chính Syria thành kẻ thù với Nga nữa. Vì Mỹ là quốc gia lãnh đạo NATO. Nhưng người Mỹ không mắc cái bẫy ngớ ngẩn đó đâu. nếu có cái bẫy ấy. Chắc chắn không nước nào trong khối NATO ủng hộ hành động này của TNK, tuy họ vẫn ra tuyên bố ủng hộ TNK. 

Vụ việc này thì chỉ có "nạn nhân", tức là nước Nga có lợi cho mưu đồ riêng của họ mà thôi, và có Trời mới biết ông Putin còn lợi dụng việc làm quá dở này của TNK để tung chiêu gì nữa đây..

MTA

29/11/15

Tiếc hai quả dừa..

Chuyện chiến hạm Mỹ áo sát đảo Trung Cộng xây trái phép, khiến cho đại ca Nhà Thơ kêu MTA lên uống rượu nhạt. Như mọi khi anh vuốt chòm râu nhẵn thín không có một sợi rồi lên tiếng, giọng trầm hẳn xuống :



- Tình hình thì chẳng cần đoán cũng biết. Anh Trung Cộng bao giờ cũng to mồm hơn, nhưng cứ gặp anh Mỹ thì chơi chiêu bò né. Còn anh Mỹ thì lúc nào trông cũng đần đần, nói chuyện chiến thì yếu xìu nhưng đi đến đâu thì thiên hạ dạt hết vào vỉa hè. Nhưng anh muốn nói chuyện về việc khác kìa. Chú có biết vùng biển đảo Trung cộng xây trái phép đó là của ai không ? Là của ông bà tổ tiên Việt Nam chúng ta để lại cho con cháu chúng ta đấy. Và hạm đội Mỹ, bênh ta hay không thì không biết, nhưng vì Tàu Cộng làm sai phép quốc tế nên Mỹ phải cử hạm đội từ rất xa đi lại để làm nhiệm vụ xem xét cản địa đó. Mà nói thẳng ra, nếu không có Mỹ thì Trung Cộng không dừng bồi đắp biển đảo đâu. Nó cứ bồi đắp, bồi đắp hoài thì làm gì được nó. May mà có người Mỹ rảnh rỗi làm chuyện bao đồng chứ không thì không biết ta mất đến những gì. 

- Thì biết họ giúp mình chớ, và đến trẻ con còn biết Thank you họ kia mà. 

- Ấy thế mà các Đỉnh Cao Trí Tuệ của ta lại không biết mới chán chứ. Không hề lên tiếng rằng ai đúng ai sai trong vụ biển đảo của chúng ta, mà cũng không rõ ràng quan điểm rằng, Trung Cộng là bạn hay Mỹ là bạn mà cứ dở dở ương, còn lãnh đạo quan trong thì mất hút con mẹ hàng lươn. Đưa cái anh phát ngôn viên “đầu không hói mà sói” Lê Hải Bình ra nói mà càng nói càng rối . Nghe cái ông vẹt nói này thì bảo thằng Mỹ nó ăn cướp rồi bồi đắp đảo ta, còn Trung Cộng thì đang đòi tự do hàng hải cũng được. 

Bảo vệ chủ quyền của quốc gia, bảo vệ tài sản thừa kế của dân tộc mà đu dây đi hai hàng kiểu đó thì bọn Tàu Cộng nó biết thóp, nó không lấn mới lạ. Đã không có anh nào đứng lên nói rõ một điều gì cho rõ ràng, rằng ta đang đứng ở đâu khi có hai kẻ, một đang một cướp, một gỡ lại đất nhà của chúng ta. Đã không Welcom họ một tiếng mà đồng loạt rue nhau lặn hết cả với mũ ni che tai mà đến chút tình nghĩa cũng không có. Tàu và lính thủy họ ở xa lại mà lại giúp được như thế là đáng quí lắm. Khi xong việc ta cũng nên mời tàu họ ghé thăm đâu đó để chào đón cám ơn. Đãi một bữa cơm. Nếu không thì cũng mời họ đến vùng làng ven biển, rồi cho các em học sinh mặc áo dài chạy lại tặng bó hoa, thơm má mỗi chú lính thủy Mỹ một cái, rồi thì tặng mỗi anh một quả dừa tươi nóng giòn uống mát rười rượi. Rồi dẫn họ đi thăm thú chụp hình đâu đó, đến khi về lại tặng họ, mỗi anh một quả dừa nữa uống mát cho lưu tình, lưu nghĩa, cho họ biết dân ta cũng biết sống có ơn có nghĩa.  Việc nhỏ như con thỏ ăn cỏ thế mà cũng éo dám làm. Chú biết tại sao không dám không ?

- Không. Vì sao ?

- Vì họ tiếc hai quả dừa…

MTA

Một góc tối xứ Hàn: Khi những cụ bà 70 tuổi phải ra đường bán dâm

Giữa sự phồn hoa, phát triển của Hàn Quốc lại tồn tại một góc khuất nhơ nhuốc, đó là nạn bán dâm từ những người phụ nữ trong độ tuổi 60-70.

"Này, anh có muốn đi chơi với tôi không? Tôi sẽ chiều anh hết mình", một cụ bà 76 tuổi, chân tập tễnh ngỏ lời mời gọi một vị khách nam giới trong buổi đầu chiều.

Bà chỉ là một trong số hàng chục những gái bán hoa cao tuổi lảng vảng gần các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, hoặc các khu vui chơi tập trung nhiều người. Các bà đứng đó, bắt chuyện với cánh đàn ông, đưa ra những lời đề nghị "vui vẻ" tại các khách sạn rẻ tiền ở ngay gần nơi bắt khách. Những người như bà được gọi là các "Bacchus ladies", thường thấy ở xung quanh rạp Piccadilly ở khu Jongno, thành phố Seoul hoa lệ. Biệt danh này xuất phát từ tên của một loại nước tăng cường sinh lực mà các gái bán dâm thường bán cho khách hàng nam giới mỗi khi những quý ông cần sự trợ giúp đến từ các sản phẩm hỗ trợ.

south_korea_elderly_prostitutes-17cc4
Một "Bacchus lady" hành nghề ở khu thương mại đông người.

Trong những tháng đầu năm, cảnh sát Seoul đã để mắt đến dịch vụ mại dâm cao tuổi này và tiến hành truy quét các địa điểm có đông Bacchus hành nghề. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có tới 33 đối tượng bị bắt giữ, trong đó đặc biệt có một cụ bà đã 84 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các bà cụ, vốn đã ở điểm dốc cuối của cuộc đời, đáng ra phải được quây quần bên gia đình con cháu, nay lại phải lấy thân nuôi miệng khắp các nẻo đường?

Những cụ bà bán dâm và cả khách hàng của họ, vừa đáng thương lại vừa bị khinh bỉ bởi chính những người xung quanh, kể cả chính từ những người thân của họ. Nhưng người ta đâu biết rằng, họ cũng chỉ là nạn nhân của mặt trái sự phát triển kinh tế quá nhanh cũng như sự xói mòn trong mối quan hệ mẫu tử truyền thống tại Hàn Quốc. Hậu quả của nền kinh tế lớn mạnh chóng mặt này là những người trẻ tuổi thuộc tầng lớp trung lưu quá bận để phát triển sự nghiệp và đạt những thành tựu thăng tiến, còn người già, cha mẹ, ông bà của họ phải tự mình kiếm ăn mỗi ngày. 

Một trong những yếu tố không hề nhỏ góp phần đẩy những bà cụ đang ở độ tuổi thất thập ra đường bán thân kiếm ăn là sự phân biệt giới tính vẫn còn hiện hữu quá rõ trong văn hóa Hàn Quốc. Phụ nữ trong chế độ nam trị thường không được hưởng các cơ hội được giáo dục và việc làm bình đẳng trong thời thanh xuân, cuối cùng khi về già, trình độ văn hóa thấp, không có nhiều kinh nghiệm lao động, rồi nhiều sự bất hạnh xảy ra trong cuộc đời như mất chồng, li hôn hoặc bị con cái bỏ rơi và chẳng được hưởng chế độ xã hội đầy đủ, cuối cùng con đường còn lại cho họ chỉ là ngành công nghiệp tình dục nhơ nhớp. Khách hàng của họ đa số là những người đàn ông cao tuổi góa vợ, li hôn muốn tìm cảm giác yêu đương hoặc chống lại sự cô đơn.

Trong một năm, từ 2013 đến 2014, số lượng các Bacchus ladies đã đạt tới con số 300-500 người chỉ trong khu vực Jongno. Sau cuộc truy quét từ cảnh sát, con số này giảm còn khoảng 200, hầu hết trong độ tuổi 60-70, thực tế nạn người già đi bán dâm lại đang có dấu hiệu lan ra khắp quốc gia. Và bởi mại dâm được coi là tệ nạn trái phép ở Hàn Quốc, các khu phố đèn đỏ truyền thống cũng dần biến mất tại các thành phố lớn do dự án tái tạo các khu dân cư cũ kỹ, những Bacchus ladies buộc phải hoạt động trong bóng tối với những hiểm nguy rình rập ngay bên cạnh. Mỗi gái bán hoa lão niên hoạt động tại khu vực trung tâm thương mại, nơi đông người thường kiếm được khoảng 200-300 nghìn won/tháng (khoảng 4-5 triệu). Một số người quá già chỉ nhận được 10.000 won (khoảng 190 nghìn VND) cho một lần đi khách.

south_korea_elderly_prostitutes-1-17cc4
            Có nhiều lý do để một phụ nữ cao tuổi phải hành nghề bán dâm, một trong số đó là không nhận được sự hỗ trợ từ con cái, xã hội.

"Tôi biết mình không nên làm việc này, thế nhưng làm gì có ai nói rằng tôi nên chết vì đói chứ đừng đứng đường thế này đâu?", một gái bán dâm cao tuổi, với nét nhăn nheo trên gương mặt, bàn tay đôi lúc có những cơn run rẩy bất thường chia sẻ với phóng viên sau khi không mời chào thành công khách hàng. Tuy nhiên bà từ chối tiết lộ tên tuổi vì lo ngại gia đình sẽ phát hiện mình đi bán dâm. 

Bà chia sẻ rằng cách đây 20 năm, bà chỉ bán nước tăng lực Bacchus mà thôi. Một vài năm sau vì áp lực kinh tế, bà mới bắt đầu bước vào con đường bán dâm. Đến bây giờ bà vẫn tiếp tục công việc này để trang trải chi phí điều trị bệnh viêm khớp, khoảng 250USD/ tháng (5 triệu VND). Người phụ nữ nói rằng bà cùng chồng sống cùng người con trai đang làm công nhân với lương tháng rất thấp, cả gia đình sống dựa vào trợ cấp xã hội nhưng không thể đủ. Bà luôn phải giấu diếm công việc thật của mình với tất cả mọi người xung quanh vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình.

Bên cạnh bà còn có rất nhiều người phụ nữ khác, người có mẹ già đau yếu, người có con bị tàn tật, người thì mù chữ, thất học, người lại bị con cái bỏ rơi, cũng có người là di dân từ các nước khác mơ ước một cuộc sống tốt hơn tại Hàn Quốc. Tất cả đều vì những lý do riêng của mình, hoàn cảnh xô đẩy họ vào con đường lấy thân nuôi miệng, giả lả lơi mơi mọc để có cái mặc cái ăn. Đây thực sự là một bi kịch, một góc tối bẩn thỉu của cuộc sống phồn hoa phát triển, những người mẹ già buộc phải tốc váy kiếm ăn chỉ vì những đứa con không nuôi dưỡng đấng sinh thành. Đám con này, kẻ lên thành phố tìm công việc rồi vật lộn giữa dòng đời, không có khả năng phụng dưỡng bố mẹ, kẻ chỉ đơn giản là không muốn dây dưa lằng nhằng với mẹ già.

south-korea-pros-b130e
             Một gái bán dâm cao tuổi thường kiếm được nhiều nhất là 300.000 won/tháng.

Hàn Quốc là một quốc gia có dân số già, thế nhưng lương hưu và trợ cấp xã hội dành cho người già lại không hề cao. Gần nửa dân số trong độ tuổi trên 65 của nước này sống với lương hưu thấp hơn một nửa so với thu nhập bình quân của người Hàn. Kết quả là tỉ lệ tự tử của người cao tuổi trong vòng 25 năm gần đây đã tăng gấp 4 lần. 

Hiểu được sự khổ sở mà các "Bacchus ladies" phải trải qua, các cảnh sát nằm trong lực lượng cảnh sát truy quét tệ nạn mại dâm đều tỏ ra thương hại và thông cảm cho các gái bán hoa cao tuổi. Thông thường sau khi bị bắt, những Bacchus ladies chỉ phải nộp phạt một khoản tiền nhỏ hoặc bị cảnh cáo, bởi cảnh sát cũng biết rằng họ đã quá già để có thể bắt đầu một cuộc đời mới. 

Chẳng ai nói rằng họ thích được bán dâm, lấy thân mình đổi lấy tiền bạc. Nạn người cao tuổi bán dâm ở Hàn Quốc, xét cho cùng, là vấn đề về nhân cách con người, hay thực sự là một vấn đề của cả xã hội và cần có những biện pháp mang tính quốc gia để họ được hưởng đúng những gì xứng đáng trong những ngày tháng cuối đời thay vì phải tự lấy thân nuôi miệng như bây giờ.

New York Post
(nguồn : haingoaiphiemdam.net)

28/11/15

Mùa đông giá rét lại về với dân oan 3 miền...

Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò...

Xin mượn đôi câu thơ bất hủ của thi sĩ Xuân Diệu để tả cảnh, tả lòng tả cái rét mướt trong thi ca ngày xưa, để nói về cái rét thật đã lại về và làm cóng lạnh những thân hình gầy yếu còi cọp của những người dân khổ, dân oan đời nay. Những số phận của một đời người mà qua cái rét đầu mùa đang đang đến, tựu trung đã gom góp hết nỗi khổ, nỗi sở, nôĩ oan, nỗi ức của một kiếp sống nhân gian đang phải chịu đựng khi mùa Đông đã về với thủ đô.



Những mẹ, những chị mới hôm nào còn áo đơn, vẫn toe toét mời nhau miếng giầu thì nay rúc trong lều tạm với đủ thứ áo mưa áo ấm quấn lên người, run rẩy với răng gõ nhịp cành cạch. Ánh mắt lo âu nhìn ra bên ngoài mù mịt với câu hỏi rõ lớn : Mùa Đông lại về. Rét mướt lại về. Khốn khổ lại về...

Các mẹ, các chị dân oan vốn là những phụ nữ hiền lành ở những vùng quê nghèo, nơi mà nạn cường hào ác bá mới hoành hoành nhiều nhất. Vì uất ức quá nên hóa liều, các chị các mẹ bỏ lại cho các ông chồng của mình lo việc cúng giỗ, đi làm thuê, làm mướn lấy tiền để đảm bảo hậu phương, nuôi con cái... Rồi, như những người lĩnh án tiên phong, họ trở thành những phụ nữ đi đầu, đem đơn kêu oan ra thủ đô tìm ông Bao Công.

Nhưng tìm hoài, tìm mãi cũng không gặp được ông Bao Công nơi chốn kinh kỳ, nơi có trụ sở của các cơ quan thực thi pháp luật quyền lực nhất cả nước. Không phải vì cái tên Bao Công hiếm hoi quá để tìm, mà ngược lại là có quá nhiều nữa là khác. Ông nào cũng tự nhận mình là Bao Công cả nên biết tin thằng mô. Chưa kể có nhiều dân oan còn giật mình khi thấy bên cạnh vẻ oai vệ uy nghi của ông Bao Công là bóng dáng của chính cái thằng ăn cướp nhà cửa đất đai của họ đứng kề bên.

Thời gian trôi qua với nỗi oan còn nguyên vẹn, người nhiều kẻ ít, người trước, người sau ai nấy cũng có thâm niên vài ba năm ăn ở trên đất Thủ Đô ngàn năm văn hiến. Dân oan ba miền, giờ chỉ còn một. Ngoại trừ giọng nói thôi, chứ từ cách trang phục của các me, các chị vì chuyên mặc đồ của nhau nên giống hệt nhau. Ở thủ đô nên lúc đầu có mô đen "Tóc vấn quấn khăn mỏ quạ", nhưng hiện giờ quấn khăn rằn kiểu Miên. Họ dạy nhau ăn giầu nhai bỏm bẻm, miệng cười đỏ chót. Nhưng câu chuyện đáng sợ nhất là khi mùa Đông đến thì làm sao đây ? Họ ở đây đủ lâu để biết được chính quyền Hà Nội đã vô cảm với họ như thế nào, và một bộ phận người dân Hà Nội đã giúp đỡ họ ra sao. Thêm nữa là những hình ảnh trấn áp dân oan, với hình ảnh các mẹ các chị với vẻ mong manh dễ vỡ đối đầu với các lực lượng hùng hậu CA.,CSCĐ.. trang bị tận răng những khiên cùng giáp...

Giờ đây, cuộc sống dân oan ba miền đã được ổn định. Giờ đây thì không còn cảnh những người dân oan bỗng biến thành dân ăn xin với sự nghiệt ngã của số phận như những năm trước nữa. Đã có rất nhiều tổ chức và cá nhân tự nguyện đứng ra giúp đỡ dân oan lâu nay như Cứu Lấy Dân Oan. Hay mới thành lập như Hội Dân Oan Nông Dân 3 Miền...

Bà con dân oan ta cũng đã hoạt động có nền nếp hơn trước. Hoạt động có đoàn kết và bài bản hơn, và đặc biệt khi thấy gì bất công, oan ức trong đó là bà con tự động kéo tới, tự động sắp hàng ngồi để ủng hộ. Mới đây nhất là vụ bà con dân oan 3 miền đã kéo tới "giải cứu binh nhì" Ls Trần Vũ Hải. Đòi CA Phường Xuân La thả người. Ngồi đấu tranh cả buổi rồi mới hay rằng không phải đấu tranh đòi thả người, mà đấu tranh đòi người ở lại đồn CA. Ý của ông Ls Hải là vậy. Thế thì bà con cũng OK luôn vì bà con dân oan có nợ nghĩa ân tình với ông luật sư này.

Nhưng giờ thì bà con không thể kể câu chuyện vui tháng trước nữa, vì giờ đây giá rét đã về. Cái không khí lạnh lẽo như muốn làm đông cứng dần, cái rét sỗ sàng như đã chạm ngõ từng góc phố khiến cho những xóm trại tồi tệ của bà con dân oan giữa thủ đô hoa lệ như co cụm lại, như teo tóp dần. Các mẹ, các chị, vốn là những phụ nữ mạnh mẽ trước đó giờ như đã thất thần, lo sợ khi nghe tiếng gió lạnh réo vù vù. Nỗi sợ mùa Đông, không chỉ là dân oan miền Nam, miền Trung mà ngay cả dân oan miền Bắc cũng sợ khi mùa Đông về. Chỉ có vài đứa bé, gặp may được ân nhân cho cái áo lạnh, còn thì họ đa phần vẫn là những bộ đồ bộ cũ khét nắng được mặc chồng lên nhau để chống rét. Những lều, chòi tạm được các nhóm CLDO gia cố liên tục nhưng vẫn chỉ là lều, dễ dàng bị cơn gió mùa đông bắc thổi bay.

Nên những cơn gió lạnh đầu mùa như muốn cắt da cắt thịt bắt đầu  thì cũng là lúc trên những khuôn mặt khắc khổ của một kiếp sống phập phù của dân oan còn là sự cam chịu, sự buông xuôi. Phó mặc mọi sự cho ông Trời, và cho những tấm lòng thiện nguyện của chúng ta..

HÃY CHUNG TAY CỨU GIÚP DÂN OAN...

MTA

Chuyện vui bên Mỹ...


Một đoàn du khách lớn tuổi tham quan một trại gà. Họ lần lượt xem các khu nuôi nhốt gà và lắng nghe người hướng dẫn viên của trại gà cất tiếng giới thiệu. 

Một bà vợ già nhéo ông chồng già một cái rồi rít lên nói nhỏ  :

- Ông nghe thấy người hướng  dẫn nói chưa ? Một con gà trống nó nhảy 40 lần một ngày đấy. Ôi, Trời đất ơi, những Bốn - Mươi - Lần - Một - Ngày... 

Ông chồng cười khà khà nói :

- Nhưng bà không nghe họ giới thiệu tiếp. Nó nhảy 40 lần một ngày nhưng là nhảy với 40 con gà mái khác nhau...

Bà vợ già lườm ông chồng rồi Iặng đi tiếp. Chợt bà dừng lại nói nhỏ vào tai ông chồng :

- Đó, ông có nghe người hướng dẫn nói nữa đó. Rằng con gà trống ấy, giờ đã già sắp chết, nhưng lâu lâu nó cũng nhảy một cái để nhớ lại thời oanh liệt xưa. đó, nó già sắp chết rồi nhưng lâu lâu nó cũng nhảy một cái chứ đâu như ông. Bao nhiêu năm nay chẳng có cái nào.

- Tại bà không nghe hết. ông chồng cười khà khà đáp. Người giới thiệu bảo mỗi khi cần nhảy một cái để nhớ thời oanh liệt xưa, thì cái con gà trống già ấy bao giờ cũng  tìm  một con gà mái trẻ nhất, đẹp nhất và mướt nhất...

MTA

Henry Nguyễn Bảo Hoàng đã từng làm đồ đệ của Thầy MTA

Các em học sinh thân mến. Hôm nay thầy Hiệu chưởng MTA rất vinh dự được khai giảng lớp học mới : Làm giàu trên giường con ông cháu cha. Vẫn truyền thống là nơi chuyên đào tạo nghề đào mỏ, cùng các khóa đĩ đực, phi công trẻ  nhưng giờ đây đã được định hướng vào các đối tượng mới. 



Ai giàu có nhất trong xã hội ta ? Các quan chức Đỏ. Ai được cưng chiều nhất trong nhà quan chức Đỏ ? Con gái cưng của họ…

Thầy nói vậy các em hiểu là chúng ta phải làm gì để định hướng chọn nghề, để thực hiện giấc mơ đổi đời của mình. Chúng ta biết cái đích của cuộc đời chúng ta ở đâu. Ở trên giường con gái các quan đỏ. Vô đó thì các em ăn ba đời cũng không hết của. Vừa ăn vừa đập phá thì của cải vẫn không sứt mẻ mà vẫn trơ trơ...

Không chỉ Dũng thủ, mà cả các Phó Phúc (Nguyễn Xuân Phúc), Phó Hải (Hoàng Xuân Hải) đều giàu có nứt đổ đống vách. Chỉ cần chọc vào thì của cải tuôn ra như nước. Vậy phải chọc làm sao vào những nơi ấy cho nước chảy ra. Thầy MTA nói không phải khoe mà để khoang rằng, đó chính là nghề của thầy. Nhưng nói về thành tích của mình thì không khiêm tốn, không phải đạo làm thầy nên thầy chỉ cần giới thiệu một học trò xuất sắc của thầy thì các em mới thấy tài năng của thầy trong việc truyền đạt những kiến thức của mình cho thế  hệ trẻ, tương lai của đất nước chúng ta.

Đó chính là em Henry Nguyễn Bảo Hoàng, một sinh viên xuất sắc và cũng là một tấm gương sáng chói để mọi sinh viên cùng nghề chúng ta noi theo. Thành tích có một không hai của em H.H thì báo chí quốc tế đã viết nhiều rồi, thầy chỉ nói đến gương học tập không mệt mỏi của em khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường để các em học hỏi mà thôi.

Cho phép thầy kể lại một vài kỷ niệm vui về Henry nhé. Ngày đầu gặp mặt thì các thầy đồng nghiệp của thầyt chê H.H nhỏ con, mặt mũi tầm thường giỏi lắm thì cũng chỉ với tới con gái của phó CA xã, hay con gái của bí thư chi bộ phường. Các thầy ấy còn khẳng định mặt em hơi ngu, người nhỏ bé thì súng pháo cũng nhỏ xíu không hợp với nghề đòi hỏi phải to lớn như nghề của chúng ta.

Nhưng thầy MTA nghĩ khác. H.H vốn đã phải trải qua thiếu thời nghèo khổ trên một đất nước nghèo khổ là nước Mỹ xa xôi. Em phải mưu sinh bằng việc đi bán bánh mì Mắc (mắc quá không ai mua), còn chuyện nhỏ lớn thì là chuyện cha sanh mẹ đẻ,  chuyện ông Trời cho ai nấy hưởng. Chớ ai cũng đạt ước nguyện “Mong to lớn được phần lớn to” thì giai cả nước Vệ ta đều đi làm đĩ đực hết à. Rồi anh nào anh nấy đi đứng liêu xiêu vì phải vừa đi vừa kéo theo khẩu pháo qúa cỡ ư.

Đấy là quan niệm sai lầm, không có tinh thần Cách Mạng tiến công, không quán triệt thế ưu việt của chủ nghĩa Mác Lê vĩ đại, không biết vận dụng linh hoạt đường lối đấu tranh giai cấp. Cứ đòi súng lớn, súng to để vào trận mà không hiểu được lời Mao chủ tịch dạy rằng :”Chính quyền được tạo nên bởi nòng súng” chứ có nói súng to súng nhỏ đâu. Hãy nhớ rằng, mèo nhỏ bắt chuột nhỏ, súng nhỏ công thành nhỏ…

Và thầy đã nhận H.H làm đồ đệ của mình, và đó là một quyết đinh sáng suốt mà đến giờ này thầy vẫn dưng dưng muốn khóc với niềm hãnh diện lớn lao mỗi khi nhắc đến H.H và chiến công chói lọi của em. Và em cũng đã không phụ lòng tin yêu của thầy khi miệt mài học tập.

“Giường trường cũng là chiến trường”
H.H hiểu câu khẩu hiệu trứ danh đó của trường ta nên đã chăm chỉ học và hành theo khẩu hiệu cũng ở trường ta.

“Thà đổ mồ hôi nơi thao trường còn hơn đổ máu nơi chiến trường”

Còn các bài học của HH thì cũng giống như các em sẽ học thôi. HH cũng học các kỹ năng mà một chiến sĩ nơi chiến trường ấy cần có, như các thế công, thủ, sàng sê, cưỡi ngựa (gồm cả cưỡi ngựa lẫn để ngựa cưỡi. Các em sẽ học phong thái lúc khoan, lúc nhặt, lúc cung bực ngả nghiêng, lúc điên rồ xác thịt. Lúc cưỡi ngựa uy nghi nơi chiến trường, lúc chó chui vào váy nơi hậu phương…

Không bõ công đèn sách, HH vừa ra trường và lập chiến công đầu xuất sắc. Chớp ngay được cô con gái rượu của đồng chí Dũng thủ ta chỉ sau một đêm cận chiến sinh tử.  Giờ em ấy đang ung dung hưởng số hưởng của Người Chăn Ngựa (Phò Mã), chẳng phải làm gì ngoài việc chăn con ngựa, tức là chỉ chăn con gái Quan Thủ thôi. Không chăn ngựa thì em lại về với phận Chó Nằm Gầm Chạn, nhìn thế giới quay.

Thầy MTA có thể nói ra với niềm hãnh diện rằng, trong chiến công vang dội ấy của tân kỹ sư mỏ H.Hoàng là có sự đóng góp kinh nghiệm vô giá mà thầy MTA đã đúc kết thành những tập tài liệu chuyên đề và tận tình chỉ dạy em trên giảng đường.

Nhân ngày vui khai trường, thầy cũng tiết lộ cho các em biết những gì thầy đã tư vấn cho H. Hoàng trong cuộc chiến sống mái trên giường năm đó.  Ngoài Chương chung là Chương : “Làm Thế Nào Để Phá Kho Thóc Nhật” thì có chương riêng với từng người. Với đối tượng là ái nữ danh tiếng nhà Dũng Thủ thì thầy khuyên H. H nên dùng  kế trong Chương 3, tức là Chương  “Dành cho các đối tượng nữ không đẹp”. Rồi các mục nhỏ trong chương như Không đẹp lại béo, hay đã Không đẹp lại còn vô duyên … để em tuỳ nghi sử dụng lúc vào trận.

Trong Chương 3 đó thì không thể không dùng các bài số 5 - Vác Cày qua núi mà không  làm Cày đau.  Bài số 6 - Khỉ dòm giếng nhưng không phải để soi gương. Và bài số 9 – Diễn dở thì cũng phải sắm tuồng cho lâu lâu.
Em đúng thật là tài năng khi có tầm nhìn của thánh nhân , khi cứ nhất định đòi học chương 5, chương :”Làm thế nào để đối phó với ông bố vợ phải đấm”

Các em học sinh thân mến. Rồi các em sẽ học tất cả các bài học tinh hoa, hồn cốt dân tộc vừa đậm đà bản sắc dân tộc lại vừa định hướng XHCN để mai này ra thi thố công thành, cố gắng học hỏi đàn anh H. H làm rạng ranh cho Tổ quốc như H. H  đã làm. Sau khi em đoạt huân chương”Súng Vàng” và giải “Chuột sa chĩnh nếp”,  cùng đoạt luôn giải “Hĩm Vàng” danh giá năm đó thì em cũng thay đổi số phận mình khi bỏ nghề bán bánh mì  ở bên Mỹ để qua Việt Nam làm nghề chăn ngựa (phò mã) ở Dinh nhà vợ. Henry Hoàng Hoàng cũng đã từ bỏ xứ Mỹ nghèo khổ và giãy chết để được đổi đời qua thiên đường XHCN Việt Nam chúng ta với câu nói nổi tiếng :

“Tôi  thà làm thằng chăn ngựa ở Việt Nam, còn hơn là thằng bán Hăm bơ gơ dạo ở bên Mỹ”

Thầy xúc động quá khi thấy được cái tâm, cái đức của H.H ngoài cái tài của em.  Em xứng đáng được người đời coi như là một doanh nhân thế kỷ của nước Vệ ta khi kinh doanh thành công vang dội bằng vốn tự có của mình.

Thầy MTA

21/11/15

Võ Nguyên giáo và cuộc Tổng tấn công 1968



MERLE L. PRIBBENOW II
TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ TIẾN TRÌNH BÍ ẨN CỦA KẾ HOẠCH TẤN CÔNG TẾT MẬU THÂN (1968)
General Võ Nguyên Giáp and the Mysterious Evolution of the Plan for the 1968 Tết Offensive
Nguyễn Việt dịch

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân, mà người Việt Nam gọi là “Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa” có lẽ  sự kiện có sức nảy nở lớn trong lịch sử cuộc chiến tranh dài dặc của Mỹ tại Việt Nam. Như người Việt Nam vẫn thích tuyên bố, cuộc tấn công Tết “đã làm biến đổi cục diện”, thay đổi toàn bộ tính chất của cuộc chiến, và phần lớn sách vở lịch sử về chiến tranh có thể chia một cách rõ ràng thành hai giai đoạn “trước Tết” và “sau Tết”
Câu chuyện Tết Mậu Thân của phía Mỹ được kể lại vô cùng tỉ mỉ, từ cấp độ chiến lược tới cấp độ chiến thuật, nhưng thật đáng kinh ngạc vì người ta biết được rất ít về nguồn gốc kế hoạch cuộc tấn công Tết bên phía Việt Nam. Các sử gia từng bàn nhiều về việc thành viên hay các thành viên nào của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã có ý tưởng về cuộc tấn công Tết, những ai ủng hộ ý tưởng này và những ai phản đối, nhưng các bàn luận thường chỉ dựa trên rất ít bằng cứ. Một số xác định đạo diễn của cuộc tấn công Tết Mậu Thân là tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, người từng được cả thế giới vinh danh ở tư cách một chiến lược gia quân sự hơn một thập niên trước đó với chiến thắng trước người Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Những người khác lại cho rằng ý tưởng về cuộc tấn công Tết bắt nguồn từ vị tướng đã quá cố Nguyễn Chí Thanh, người cho tới khi chết vào tháng Bảy năm 1967 vẫn lãnh đạo nỗ lực của cộng sản chống lại các lực lượng Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa. Một vài người khẳng định cuộc tấn công là một nỗ lực tuyệt vọng của những người cộng sản nhằm lật ngược một tình thế khi họ đang phải đối mặt với thất bại không thể tránh khỏi, còn những người khác tuyên bố cuộc tấn công là kết quả của một nhận định quá mức lạc quan của giới lãnh đạo cộng sản về tình hình Việt Nam Cộng hòa. Một số học giả đã kết nối quyết định tung ra cuộc tấn công Tết với cuộc đấu tranh chia rẽ bên trong khối chóp bu chính trị về các khác biệt ý hệ liên quan đến sự đối đầu của phe cộng sản giữa Trung Quốc và Liên Xô (vào quãng thời gian ấy Liên Xô đang ép Việt Nam điều đình một thỏa thuận với Mỹ trong khi Trung Quốc bắt Việt Nam phải tiếp tục chiến đấu và từ chối đối thoại với Mỹ).

Chỉ tới khi, hoặc trừ phi, người Việt Nam công khai hóa các hồ sơ nội bộ của Bộ Chính trị và Bộ Tư lệnh tại Hà Nội, bằng không sẽ không thể có lời đáp cuối cùng, tối hậu cho những câu hỏi trên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có một số sách vở, tài liệu của người Việt Nam, chiếu một ánh sáng mới vào sự bí ẩn và cho phép chúng ta có được nhiều kết luận đầy đủ thông tin hơn. Thông tin mới cho thấy tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Nguyễn Chí Thanh đều không phải là người nghĩ ra ý tưởng về cuộc tấn công Tết; bản thân Hồ Chí Minh cũng phản đối cuộc tấn công; cái kế hoạch sau này được thực hiện như đã xảy ra là kết quả của một thỏa thuận ngầm giữa tướng Văn Tiến Dũng, thuộc cấp ở cấp cao nhất của tướng Võ Nguyên Giáp, và tổng bí thư đảng cộng sản Lê Duẩn, đối thủ của tướng Võ Nguyên Giáp trong một quãng thời gian rất dài; Võ Nguyên Giáp phản đối cuộc tấn công Tết mạnh mẽ đến mức sau đó ông bị mất quyền, không chỉ không được tham dự vào tiến trình lập kế hoạch mà còn phải rời Việt Nam sang Đông Âu và không trở về cho tới khi cuộc tấn công Tết đã thực sự mở màn. Mặc dù vẫn còn lại vấn đề về tầm quan trọng của vai trò của những khác biệt về ý hệ trong cuộc đấu đá chia rẽ nội bộ nổ ra bên trong Bộ Chính trị Việt Nam ở quá trình ra quyết định, có vẻ như là các khác biệt ý thức hệ, được tưởng tượng ra hoặc có thật, thực tế đã được phe chiến thắng sử dụng nhằm gia cố và bảo vệ vị thế của mình.

Các tiền đề của kế hoạch
Nguồn gốc ý tưởng cuộc “Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa” Tết có thể được tìm thấy ngay từ đầu những năm 1960. Tháng Mười hai năm 1963, chỉ một tháng sau khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp tại Hà Nội để bàn luận và thông qua Nghị quyết hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành. Nghị quyết này nhận định rằng “tổng công kích, tổng khởi nghĩa sẽ là hướng phát triển tất yếu của cách mạng miền Nam để đạt tới toàn thắng”. Trung ương Đảng dự tính khả năng chiến thắng cuộc chiến một cách nhanh chóng, trước khi Mỹ quyết định có nên điều các đội quân Mỹ tới cứu chế độ Việt Nam Cộng hòa hay không. Vẫn duy trì đường hướng chung về việc tiến hành một cuộc “chiến đấu lâu dài” ở miền Nam, Nghị quyết 9 kêu gọi một nỗ lực đến mức tối đa nhằm “tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới”. Tuy nhiên, theo nghị quyết, “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”, cái có thể rốt cuộc sẽ lật đổ chế độ miền Nam chỉ có thể được tung ra sau khi quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị “tiêu hao” và trở nên kiệt quệ tới mức không còn đủ sức đàn áp những cuộc nổi dậy của quần chúng nằm ở trung tâm cuộc nổi dậy chung thuộc kế hoạch lớn về tổng tiến công và nổi dậy nữa. Nghị quyết nhận định nhiệm vụ chiến lược của các lực lượng vũ trang cộng sản tại miền Nam sẽ là “làm tan rã quân đội tay sai, công cụ chủ yếu của chế độ địch, tạo điều kiện để thực hiện tổng công kích và tổng khởi nghĩa, lật đổ chính quyền phản động ở miền Nam”

Tháng Chín năm 1964, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản họp tại Hà Nội để đánh giá tình hình và xem xét quá trình thực hiện Nghị quyết hội nghị IX của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bộ Chính trị quyết định tiến hành một đòn mạnh mẽ nhằm nhanh chóng tiêu diệt quân đội Việt Nam Cộng hòa để “giành thắng lợi quyết định”. Ngoài việc điều các đơn vị chính quy lớn đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (cấp trung đoàn) vào miền Nam để chiến đấu và ra lệnh mở một loạt chiến dịch cấp trung đoàn và sư đoàn với mục đích đè bẹp Quân lực Việt Nam Cộng hòa,[5] Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam cũng chỉ thị phải chuẩn bị tung ra cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa. Chiến dịch sẽ được bắt đầu sau khi quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị nghiền nát, và sẽ hướng thẳng vào thành phố thủ phủ miền Nam, Sài Gòn.

Một cuốn sách của cộng sản thời kỳ hậu chiến tranh miêu tả kế hoạch mang bí số “Kế hoạch X” như sau:

“Trong mùa thu năm 1964… Trung ương Cục miền Nam lập một kế hoạch nhằm chuẩn bị nắm thời cơ tiến hành một cuộc tổng công kích và khởi nghĩa với mục tiêu nhắm đến một thắng lợi quyết định. Kế hoạch được đặt bí số “Kế hoạch X”… Khu vực trung tâm mà Kế hoạch X hướng tới là Sài Gòn-Gia Định… Trong quý ba năm 1964, một cơ quan đặc chủng, được tạo nên từ các thành viên của Quân ủy Trung ương thuộc Trung ương Cục miền Nam và các chỉ huy quân sự của Vùng Quân sự Sài Gòn-Gia Định được tạo nên để thực thi kế hoạch… Theo Kế hoạch X, Vùng Quân sự Sài Gòn-Gia định phải nhanh chóng lập ra các đơn vị đặc công thành đủ sức mạnh để tiến công và chiếm lấy những mục tiêu quan trọng trong thành phố, đồng thời lập ra các đơn vị chiến đấu có vũ trang và các đơn vị tự vệ cho mỗi nhánh nhằm cung cấp xương sống cho phong trào nổi dậy chung. Vùng Quân sự cũng sẽ lập ra năm tiểu đoàn mũi nhọn có thể được sử dụng tại năm khu vực bao quanh vùng ngoại ô của thành phố, đủ sức tiến sâu vào thành phố từ năm hướng. Những tiểu đoàn này có thể nhanh chóng hỗ trợ các đơn vị đặc công thành để giúp họ nắm giữ những mục tiêu riêng lẻ trong khi chờ quân chủ lực của chúng ta và hỗ trợ từ phong trào nổi dậy chung của người dân.”

Ý tưởng chia thành phố thành năm khu vực và ý tưởng điều các tiểu đoàn mũi nhọn vào mỗi khu vực nhằm hỗ trợ các nhóm đặc công và “nổi dậy chung” trong khi chờ các đơn vị lớn hơn từ bên ngoài tới nơi sau này sẽ được sử dụng trong kế hoạch về các cuộc tấn công Tết Mậu Thân vào Sài Gòn.

Trong một lá thư đề tháng Hai năm 1965, tổng bí thư Lê Duẩn, một người trung thành với các ý tưởng “tổng khởi nghĩa” và “chiến đấu trong thành phố” và có vẻ như là người ủng hộ Kế hoạch X mạnh mẽ nhất, giải thích kế hoạch cho tư lệnh cộng sản ở miền Nam Việt Nam, tướng Nguyễn Chí Thanh, như sau: “Vấn đề hiện nay của chúng ta là tiếp tục mở rộng sự kiểm soát tại vùng nông thôn và chuẩn bị thực hiện một cuộc tổng khởi nghĩa. Các đô thị sẽ trở thành điểm trọng tâm cho cuộc tổng khởi nghĩa sắp tới.”

Lê Duẩn nói điều kiện tiên quyết là các lực lượng cộng sản phải chuẩn bị cho tình hình “bằng cách tiến công và tiêu diệt ba hoặc bốn sư đoàn chính quy ngụy trên chiến trường trong các đợt sóng liên tiếp những cuộc tiến công của lực lượng chúng ta.” Khi điều này đã được hoàn thành, Lê Duẩn nói với tướng Nguyễn Chí Thanh, “Chúng ta sẽ tiến hành một cuộc tổng khởi nghĩa phối hợp với một cuộc tiến công quân sự chung hướng thẳng vào trái tim quân địch để nắm kiểm soát chính quyền. Điều này sẽ hạ gục tinh thần quân đội ngụy. Chiếm ưu thế từ cơ hội ấy, chúng ta sẽ tiến hành những cuộc tiến công quân sự mạnh mẽ đi đôi với những tấn công lớn về chính trị và quân đội của nhân dân, gây tiêu hao cho quân địch và bằng cách đó tạo ra khả năng làm sụp đổ những đơn vị còn lại của quân đội ngụy.”

Các yếu tố khác của kế hoạch được Lê Duẩn trình bày trong lá thư, bao gồm việc tạo ra một tổ chức chính trị “mặt trận thứ hai” kiên quyết mang tính trung lập nhằm lập một chính phủ mới và điều đình việc rút quân của Mỹ, sau này sẽ được lặp lại trong kế hoạch cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Cuối cùng, cũng như thái độ ông sẽ có trong khi lên kế hoạch cho cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Lê Duẩn kiên quyết phủ nhận lập luận cho rằng cuộc tổng nổi dậy của các thành phố chỉ được tiến hành khi nào chiến thắng là chắc chắn, cho rằng nếu những cuộc tấn công tại các thành phố thất bại, các lực lượng cộng sản có thể sẽ chỉ đơn giản là rút lui, tập hợp lại, rồi sau đó sẽ thử lại lần nữa. Lê Duẩn viết:
“Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà những cuộc nổi dậy tại các đô thị gặp khó khăn và chúng ta buộc phải rút lui lực lượng, thì cũng không vấn đề gì. Đó sẽ chỉ là một dịp cho chúng ta diễn tập và rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho sau này. Lực lượng của đồng chí Fidel Castro đã tấn công các đô thị ba lần mới thành công. Nếu chúng ta tiến vào được các đô thị nhưng sau đó phải rút lui, thì vẫn không phải lo lắng gì, bởi toàn bộ vùng nông thôn và rừng núi đều thuộc về chúng ta – vị thế và lực lượng của chúng ta đều rất mạnh tại các vùng đó.”
Trong một bức thư khác gửi Nguyễn Chí Thanh vào tháng Năm 1965, sau khi rất nhiều đội quân chiến đấu lớn của Mỹ đã bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam Cộng hòa và viễn cảnh tung ra một cuộc tổng khởi nghĩa tại các thành phố rõ ràng là đã bị thổi bay, Lê Duẩn vẫn tiếp tục bảo vệ ý tưởng của mình. Ông nói với tướng Nguyễn Chí Thanh, “Khi nào có cơ hội, ngay cả khi các yếu tố chỉ cho phép chúng ta 70 hay 80 phần trăm cơ may chiến thắng, thì chúng ta cũng phải nắm lấy cơ hội và tiến hành các cuộc khởi nghĩa thay vì cứ bướng bỉnh đòi hỏi sự hoàn hảo và đợi cho tới khi cơ hội đạt tới 100 phần trăm.”
Rốt cuộc, sự triển khai rộng lớn của các lực lượng quân sự Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa bắt đầu vào mùa hè 1965 đã ngăn chặn mọi khả năng về tung ra cuộc tổng tiến công và nổi dậy, nhưng Lê Duẩn không bao giờ thực sự rời bỏ ước mơ của mình.

Vai trò của tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến tranh chống Mỹ

Khoảng giữa những năm 1960, vị trí của tướng Võ Nguyên Giáp trong hệ thống thứ bậc chính trị và quân sự của cộng sản đã có thay đổi lớn, và vai trò của ông trong việc chỉ huy cuộc chiến tranh nói chung đã bị suy yếu. Mặc dù vẫn giữ các trọng trách như Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Việt Nam, bộ trưởng quốc phòng, và bí thư Quân ủy Trung ương, các quyết định chiến lược về cuộc chiến tranh ở miền Nam đã không còn chỉ duy nhất nằm trong tay của vị tướng nữa. Thay vào đó, những quyết định ấy được thực hiện bởi một tiểu ban đặc biệt gồm năm người của Bộ Chính trị, trong đó Võ Nguyên Giáp chỉ là một thành viên. 

Một sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam, từng nhiều năm phục vụ trong Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội Nhân dân Việt Nam và là tác giả một cuốn sách xuất bản gần đây về vị tướng với tư cách tư lệnh quân sự viết như sau về thẩm quyền ra quyết định của ông trong “cuộc chiến tranh chống Mỹ”: “Ngoài việc tham gia các thảo luận và quyết định của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, và Quân ủy Trung ương ở các bước riêng biệt ở cấp chiến lược chung, sự dẫn dắt và chỉ huy đối với các tư lệnh ngoài chiến trường ở tướng Võ Nguyên Giáp không ở mức độ trực tiếp như đã từng như vậy trong cuộc kháng chiến chín năm [chiến tranh chống Pháp].”
Trong một lần phỏng vấn tại Hà Nội, vẫn vị sĩ quan này công nhận rằng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, không giống như trong cuộc chiến tranh chống Pháp, đã xảy ra nhiều bất đồng bên trong Bộ Chính trị về chiến lược và chiến thuật. Vị sĩ quan nói rằng tướng Võ Nguyên Giáp đứng về bên thua cuộc trong rất nhiều cuộc tranh cãi ấy, nhưng “để giữ toàn cục” ông vẫn đi theo đa số sau khi không được ủng hộ.
Bản chất chính xác của những tranh cãi bên trong Bộ Chính trị – các thành viên Bộ Chính trị thuộc về phái nào, vân vân – từng là chủ đề tìm hiểu của vô số tác giả trong nhiều năm. Giờ đây một số sử gia xếp Lê Duẩn và các “quân nhân miền Nam” hay các “tư lệnh miền Nam” về một bên và nhân tố “lãnh đạo miền Bắc”, với Võ Nguyên Giáp là một trong các nhân tố chỉ huy, ở phe bên kia. Tôi tin rằng đây là một sự đơn giản hóa quá mức bởi vì rất rõ rằng những bất đồng chỉ là về phương tiện chứ không phải về mục đích. Bất kỳ ai có liên quan cũng chia sẻ cùng một mục tiêu cuối cùng, đó là “giải phóng” miền Nam và thống nhất Bắc-Nam thành một quốc gia Việt Nam duy nhất nằm dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản. Nhưng điều này không làm cho các bất đồng trở nên kém gay gắt hơn.
Nguồn gốc xung đột Lê Duẩn-Võ Nguyên Giáp rất mù mờ, nhưng có khả năng là đã bắt đầu ngay từ hồi cuối những năm 1950. Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Trường Chinh bị mất chức lãnh đạo đảng vào tháng Mười năm 1956 vì những “sai lầm” trong khi tiến hành chương trình cải cách ruộng đất thảm khốc, có vẻ như tướng Võ Nguyên Giáp là ứng cử viên một cách tự nhiên ở cương vị lãnh đạo đảng. Tuy nhiên, mặc dù Võ Nguyên Giáp từng một thời là trợ lý thân cận của Hồ Chí Minh trong việc điều hành đảng, ông đã nhanh chóng đánh mất vai trò lãnh đạo của mình vào tay Lê Duẩn. Tháng Tư năm 1957, Lê Duẩn được gọi ra miền Bắc khi đang ở cương vị lãnh đạo của bộ máy cộng sản hoạt động ngầm ở Việt Nam Cộng hòa. Tháng Mười hai cùng năm, Lê Duẩn chính thức giữ chức lãnh đạo đảng khi được bầu vào Ban Bí thư tại Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Một phần nguyên nhân của sự gay gắt trong cuộc đối đầu trong hàng ngũ lãnh đạo giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp có thể tìm thấy ở vai trò của Võ Nguyên Giáp trong việc lên dự thảo cho Nghị quyết hội nghị lần thứ mười lăm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, tài liệu rốt cuộc cũng cho phép sử dụng “đấu tranh vũ trang” ở miền Nam và khiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có trách nhiệm hỗ trợ nhằm “giải phóng” miền Nam. Đầu năm 1957, trước khi Lê Duẩn được gọi từ miền Nam ra, Hồ Chí Minh đã giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ lên dự thảo nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược của đảng trong cuộc cách mạng ở miền Nam.
Hoàng Tùng, một lý thuyết gia và nhà tuyên truyền thuộc hàng lãnh đạo của đảng, một trong hai người được chỉ định giúp tướng Võ Nguyên Giáp lên dự thảo nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương, cho rằng vị tướng đã nhanh chóng nhất trí với ý tưởng về sử dụng “bạo lực cách mạng” nhằm “giải phóng” miền Nam. Tuy nhiên, Hoàng Tùng công nhận Võ Nguyên Giáp cũng là một người biện hộ nhiệt thành cho một giải pháp “hòa bình” đối với tình hình Việt Nam Cộng hòa. Theo Hoàng Tùng, bản dự thảo nghị quyết đã có rất nhiều sửa chữa và liên tục bị trì hoãn. Bản dự thảo cuối cùng của tướng Võ Nguyên Giáp chỉ được gửi cho Lê Duẩn khi nó đã được hoàn thành vào cuối năm 1958. Hoàng Tùng cho biết khi đó Lê Duẩn đã ngồi lại cùng hai người trợ tá viết bản nghị quyết (nhưng không phải là với tướng Võ Nguyên Giáp) nhằm thêm vào nhiều điểm và thực hiện nhiều thay đổi đối với bản dự thảo cuối cùng của vị tướng trước khi trình lên Trung ương Đảng để thông qua vào đầu năm 1959.
Những trì hoãn liên tiếp và sự coi thường mà dường như Võ Nguyên Giáp thể hiện đối với những lời kêu gọi của Lê Duẩn nhằm hành động ngay lập tức để hỗ trợ cách mạng miền Nam hẳn đã làm Lê Duẩn phật ý. Sự giận dữ của ông lại càng tăng thêm bởi việc ông bị buộc phải thân chinh trả lời các chất vấn lặp đi lặp lại về các vấn đề liên quan tới nghị quyết từ hai phái viên thuộc bộ phận đảng ở miền Nam. Các phái viên này được cử ra Hà Nội vào mùa hè năm 1957 với mục đích thúc giục Lê Duẩn và giới lãnh đạo đảng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc hỗ trợ và tham gia cuộc “cách mạng” tại miền Nam. Hai người đó, Phan Văn Đáng và Phạm Văn Xô, phải chờ đợi, bị giam lỏng trong một nhà thờ ở Hà Nội, trong suốt mười tám tháng trong khi Võ Nguyên Giáp và các trợ tá của ông bàn thảo về câu từ của bản dự thảo nghị quyết. Lê Duẩn gặp hai phái viên miền Nam mỗi tháng một lần, và lần nào ông cũng phải thông báo với họ rằng “bản dự thảo nghị quyết vẫn chưa xong.” Tình huống này chắc hẳn đã đóng một vai trò quan yếu trong việc làm cho mối quan hệ giữa tướng Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn xấu đi.

Đe dọa và thách thức – đòi hỏi về một thắng lợi mang tính quyết định
Vào khoảng mùa hè năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở vào tình thế một cuộc phòng thủ chiến lược trong ít nhất là một năm khi nó phải nỗ lực một cách tuyệt vọng để cung cấp quân lính và quân trang vào miền Nam nhằm không bị thua kém với cuộc đổ quân ồ ạt của các lực lượng chiến đấu Mỹ vào Việt Nam Cộng hòa. Đây không phải là một tình hình dễ chịu cho những người cộng sản Việt Nam, những người, cũng giống như tất cả các nhà Mác xít chân chính, tin rằng điều cốt yếu là phải giữ vững được lập trường ban đầu và luôn không ngừng tấn công. Điều không tránh khỏi là họ sẽ phải cố gắng giành lại thế tấn công ban đầu.
Giữa tháng Sáu năm 1966, tiểu ban của Bộ Chính trị chuyên trách cuộc chiến tranh ở miền Nam do Lê Duẩn đứng đầu và có thêm Nguyễn Chí Thanh (người có mặt ở Hà Nội cho công việc tham vấn), gặp Quân ủy Trung ương tại Hà Nội để bàn bạc về kế hoạch Bộ Tổng Tham mưu cho chiến dịch “đông-xuân” 1966-1967. Mục đích của chiến dịch ghi trên kế hoạch là “giành một thắng lợi mang tính quyết định” trước Việt Nam Cộng hòa trong năm 1967. Một cuốn sách của Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu tóm tắt kế hoạch như sau: “[Chúng ta sẽ] sử dụng 4 khối chủ lực tiến công địch trên 4 chiến trường: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Khu 5, Trị Thiên; kết hợp với tiến công và khởi nghĩa ở 3 thành phố lớn Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, tiêu diệt và đánh tan rã chủ lực quân ngụy, đánh thiệt hại nặng quân Mỹ, giành thắng lợi quyết định trên chiến trường miền Nam trong năm 1967.”
Theo các ghi chép từ cuộc gặp, Nguyễn Chí Thanh ủng hộ ý tưởng tìm kiếm một “thắng lợi mang tính quyết định” trong năm 1967 nhưng thận trọng vì trong dịp đông-xuân sắp tới các lực lượng Trung ương Cục miền Nam tại miền Nam sẽ phải tập trung vào các hoạt động phòng thủ nhằm đánh thắng “cuộc phản công chiến lược” mùa khô 1966-1967 của Mỹ. Điều đó có nghĩa là các lực lượng cộng sản sẽ phải tiếp tục chiến đấu trong mùa hè thay vì có đợt ngưng như thường lệ để nghỉ ngơi và củng cố lực lượng. Trong cuộc gặp, tướng Võ Nguyên Giáp bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với việc tiến hành “những trận đánh lớn” nhằm giành một thắng lợi, nhưng nhấn mạnh rằng những cuộc tấn công vào các thành phố cần được khởi đầu bằng những tấn công quân sự nhỏ và chỉ dần dần tiến tới bước “nổi dậy” tại một số vùng và thành phố đặc thù, khi mà các lực lượng cộng sản đã chiếm được quyền kiểm soát ở những vùng đó.
Cuộc thảo luận tháng Sáu năm 1966 về kế hoạch cho một “thắng lợi mang tính quyết định” hẳn đã chịu ảnh hưởng từ các cuộc nổi dậy của Phật giáo và biến động miền Trung nửa đầu của năm 1966, những gì mà phe cộng sản hẳn đã coi như là các dấu hiệu cho thấy quân đội Việt Nam Cộng hòa và chính phủ miền Nam bắt đầu sụp đổ. Tuy nhiên, có vẻ như là sẽ đúng hơn nếu nói nó phản ánh một quyết định về chính sách ban đầu của Bộ Chính trị cuối cùng được chính thức hóa vào tháng Giêng 1967, khi Trung ương Đảng Cộng sản thông qua Nghị quyết hội nghị mười ba, kêu gọi việc thực hiện một chiến lược “vừa đánh vừa đàm” và khởi đầu các cuộc thương thuyết với Mỹ.
Trong các trình bày riêng biệt trong cuộc tranh luận về Nghị quyết 13, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh và Tổng Tham mưu trưởng, tướng Văn Tiến Dũng, nói với các đại biểu của Trung ương rằng vì hai phía trong cuộc chiến tranh đều đang rất bế tắc, người Mỹ đang phải đối diện với một lựa chọn giữa ba chiến lược có thể có cho tương lai: 
(1) mở rộng chiến tranh thông qua mở rộng ném bom và xâm lấn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
 (2) gửi thêm rất nhiều quân và quân trang để chiến đấu và tìm cách chiến thắng trong một cuộc chiến kéo dài tại miền Nam, 
 (3) nỗ lực để giành một thắng lợi quân sự quan trọng trong năm 1968 rồi sử dụng thắng lợi đó thương thuyết một giải pháp chính trị từ một vị thế có sức mạnh, một giải pháp có thể vẫn cho phép giữ lại chính quyền “tân thực dân” ở Việt Nam Cộng hòa.
Những lựa chọn đó mang lại cho người cộng sản Việt Nam không chỉ một mối đe dọa nguy hiểm mà cả một cơ hội nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói với Trung ương rằng bởi có bất ổn ngay trong lòng nước Mỹ, và đặc biệt là bởi có tác động mà cuộc chiến hẳn sẽ có lên kỳ tranh cử tổng thống năm 1968, một cuộc tranh luận nảy lửa đang nổ ra bên trong giới chức Mỹ giữa phe “diều hâu”, những kẻ ủng hộ hành động mạnh mẽ hơn chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và phe “bồ câu”, những người ủng hộ thương thuyết để chấm dứt chiến tranh nhưng vẫn giữ lại một miền Nam Việt Nam độc lập. Vị bộ trưởng ngoại giao nói rằng Tổng thống Lyndon B. Johnson đang không chắc sẽ phải làm gì nhưng nghiêng về giải pháp thứ ba, tìm kiếm một dạng thành công nhanh chóng về quân sự với liền tiếp theo là một thỏa thuận thông qua thương thuyết trước khi diễn ra bầu cử, nhằm được tiếp tục tại vị.
Nguyễn Duy Trinh khuyên Trung ương thông qua chiến lược do Bộ Chính trị đề ra, sử dụng “củ cà rốt” thương thuyết và một “chiến lược vừa đánh vừa đàm” nhằm khai thác mong muốn của Johnson trong việc thực hiện được một thỏa thuận thông qua thương thuyết trước kỳ bầu cử 1968. Nguyễn Duy Trinh nói rằng Bộ Chính trị đã đặt ra hai mục tiêu chính cho các thương thuyết. Mục tiêu thứ nhất là làm cho nước Mỹ ngừng ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và mục tiêu thứ hai là buộc Mỹ rút quân khỏi miền Nam.
Ý tưởng sử dụng chiến lược vừa đánh vừa đàm không phải là điều gì mới mẻ. Tổng bí thư Lê Duẩn từng bàn về ý tưởng này trong một bài phát biểu vào dịp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào tháng Mười hai 1965. Trong bài phát biểu, ông nói rõ  rằng có nhiều ý kiến khác nhau ngay trong phe xã hội chủ nghĩa về việc sử dụng “vừa đánh vừa đàm”, và ông đã chỉ ra các điều kiện cần thiết trước khi một chiến lược như vậy có thể được sử dụng: trước hết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giành được “những thắng lợi to lớn và giòn giã hơn nữa” và phải đạt được sự nhất trí ở mức độ nào đó “trong các đảng, các nước xã hội chủ nghĩa anh em… về ý tưởng vừa đánh vừa đàm.”
Nhiệm vụ có được một sự nhất trí nào đó với “các nước xã hội chủ nghĩa anh em” trong việc sử dụng ý tưởng vừa đánh vừa đàm thuộc về các nhà ngoại giao và lãnh tụ chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Liên Xô đang mạnh mẽ thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bước vào đàm phán, trong khi Trung Quốc kịch liệt phản đối mọi thương thuyết với Mỹ. Tuy nhiên, trước khi các đàm phán có thể bắt đầu, trước hết Quân đội Nhân dân Việt Nam cần giành được một thắng lợi quan trọng ở mặt trận nhằm cung cấp cho các nhà ngoại giao của họ thế mạnh đối với người Mỹ tại bàn đàm phán. Như Nguyễn Duy Trinh trình bày trong báo cáo của ông tại hội nghị Trung ương, “khi chưa giành được thắng lợi đó thì trên bàn hội nghị cũng chưa giành được thắng lợi.”
Để hỗ trợ cho chiến lược vừa đánh vừa đàm, Nghị quyết 13 của Trung ương kêu gọi một “cố gắng cao độ… giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn”. Một “thắng lợi quyết định” được định nghĩa như là thắng lợi gây ra tổn thất nặng nề cho quân Mỹ, tiêu diệt một lực lượng lớn của quân đội Việt Nam Cộng hòa nhằm làm cho quân đội đó trở nên tê liệt, và tạo ra một cuộc “tổng công kích-tổng khởi nghĩa” tại các thành phố và các vùng nông thôn. Mục đích tối hậu là làm cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ và thay thế nó bằng một chính quyền liên hiệp không cộng sản rộng rãi, sẽ kiên quyết đàm phán một thỏa thuận cho phép Mỹ rời khỏi Việt Nam mà không bị mất mặt. Tuy nhiên, nghị quyết cũng rất rõ ràng ở điểm cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa sẽ chỉ được tiến hành vào thời điểm cuối của một tiến trình dần dần, từng bước một: “Kết hợp với đấu tranh chính trị, [chúng ta phải] xây dựng thực lực, từng bước giành quyền làm chủ của ta ở các đô thị, làm yếu sự kiểm soát của địch, đẩy mạnh phong trào đô thị, tạo điều kiện tiến lên tổng công kích và tổng khởi nghĩa.”Chưa hề có một ý nghĩ nào về việc tung ra một cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa một mất một còn tại các thành phố trước khi các lực lượng quân sự của kẻ thù đã bị nghiền nát.
Trong vòng hơn một năm, trọn vẹn năm 1966 và tới nửa đầu năm 1967, Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp tiến hành một “cuộc chiến lời lẽ” trên các tờ báo và tạp chí lý luận cộng sản về tương quan đúng đắn giữa “những trận đánh lớn” và chiến tranh du kích. Rất nhiều điều đã được viết ra về những lý lẽ ấy, và ở đây cũng sẽ không có gì nhiều để thêm vào. Tôi tin rằng việc những lý lẽ hết sức công khai đó nghiêm túc đến mức độ nào xứng đáng là chủ đề của một tranh luận. Trong Bộ Chính trị của Việt Nam thời chiến, cũng như trong phần lớn các tổ chức độc tài, lý lẽ càng nghiêm túc thì nó càng được giữ bí mật hơn – Bộ Chính trị không thích vạch áo cho người xem lưng.
Dẫu cho tầm quan trọng thực thụ của cuộc đối đầu tay đôi của các bài báo Nguyễn Chí Thanh-Võ Nguyên Giáp có là như thế nào, thì Nghị quyết 13 cũng rất rõ ràng về việc lãnh đạo đảng đã quyết định áp dụng một chiến lược hỗn hợp quân sự-chính trị-ngoại giao hướng tới đạt được một thỏa thuận qua đàm phán với các điều khoản thuận lợi cho người cộng sản nhưng điều này không gây ra một thất bại rõ ràng và làm người Mỹ bị nhục nhã. Quyết định này có nghĩa là lý lẽ “những cuộc chiến lớn” đã chiến thắng, bởi chiến lược mới đòi hỏi một thành công quân sự nhanh chóng và có tầm vóc lớn theo một cách nào đó nhằm mang lại cho các nhà ngoại giao phe cộng sản lợi thế mà họ cần để đàm phán một giải pháp chấp nhận được.
Quyết định của đảng có thể dự đoán theo hai nhận định sau đây: (1) Các đánh giá về mặt chính trị trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968 có thể khiến cho người Mỹ hướng theo một thỏa thuận như vậy, và (2) nếu người cộng sản không nhanh chóng có động thái, người Mỹ có thể tự có quyết định trước trong việc sử dụng một dạng hành động quân sự lớn nào đó (chẳng hạn tấn công ồ ạt miền Bắc Việt Nam hoặc tấn công sang Lào để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh) nhằm phá vỡ thế bế tắc và kết thúc chiến tranh với lợi thế thuộc về Mỹ trước kỳ bầu cử.
Tháng Tư năm 1967, lãnh đạo cấp cao của Bộ Tổng Tham mưu gặp nhau để thảo luận về các đường hướng cho một kế hoạch nhằm giành một “thắng lợi quyết định” trong chiến dịch “đông-xuân” 1967-1968. Các lãnh đạo nhấn mạnh mối đe dọa, cho rằng các lực lượng cộng sản phải thọc sâu thật nhanh, trong khi Mỹ vẫn đang xem xét việc thay đổi chiến lược. (Chính vào lúc này tướng William Westmoreland vừa mới gửi một yêu cầu tới Washington đòi tăng thêm hai trăm nghìn quân, các lực lượng có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công trên bộ vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc Lào). Lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu miêu tả tình thế như sau: “Nếu mùa hè 1967 ta không tạo được chuyển biến để giành thắng lợi thì cả hai miền Nam-Bắc sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 1968"
Các sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch là trong khi làm dự thảo kế hoạch, họ cần tính đến các “yếu tố chính trị” – cuộc bầu cử tổng thống tại Việt Nam Cộng hòa vào tháng Chín năm 1967 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng Mười một năm 1968. Ban lãnh đạo đặt ra các mục tiêu cần đạt được nhằm giành thắng lợi mong muốn: (1) “tiêu diệt” 150.000 lính Mỹ, bao gồm cả việc tiêu diệt ba trên năm lữ đoàn Mỹ, (2) “tiêu diệt” 300.000 quân Việt Nam Cộng hòa, bao gồm cả việc tiêu diệt từ sáu đến bảy sư đoàn,  “giải phóng” từ 5 đến 8 triệu người dân miền Nam và  “giải phóng” các thành phố Đông Hà và Quảng Trị, tiêu diệt các căn cứ địch tại Ban Mê Thuột và Kon Tum, và tiến hành các đợt tấn công vào Huế, Sài Gòn, cũng như thủ phủ của nhiều tỉnh.
Tiểu ban của Bộ Chính trị chuyên trách chiến tranh tại miền Nam gặp nhau nhiều lần trong khoảng thời gian từ cuối tháng Tư tới tháng Sáu năm 1967 nhằm xem xét kế hoạch do Bộ Tổng Tham mưu vạch ra. Ngay cả Tổng Tham mưu trưởng, tướng Văn Tiến Dũng, cũng không hài lòng với kế hoạch. Nhiều năm sau Văn Tiến Dũng sẽ nhớ lại:
“Kế hoạch đã được trình lên Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, nhưng càng nghĩ về nó, chúng tôi càng cảm thấy bất an. Kế hoạch giống như kế hoạch của chúng ta cho chiến dịch đông-xuân trước đó, khác biệt duy nhất là các mục đích cao hơn. Các mục tiêu và các chiến thuật, phương pháp đánh trận, đều vẫn giống như những gì chúng ta đã thực hiện năm trước đó, nhưng thực tế mặt trận cho thấy chúng ta sẽ không thể đạt được các mục tiêu ấy.
Theo một bộ sách của Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham mưu, khi những mối quan ngại được trình bày về các khiếm khuyết của kế hoạch, tướng Nguyễn Chí Thanh, người ở Hà Nội từ đầu năm 1967, chỉ trả lời rất đơn giản bằng cách yêu cầu Cục Tác chiến tiếp tục nghiên cứu các ý đồ chiến lược với mục đích sao cho các lực lượng cộng sản có thể được đưa tới điểm nơi có thể hoàn thành các mục tiêu đã định.
Vấn đề có vẻ như là không thể giải quyết. Một cuốn sách của bên cộng sản Việt Nam cho biết vào thời điểm kết luận của cuộc họp Bộ Chính trị tháng Sáu năm 1967 nhằm xem xét kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu cho cuộc tấn công 1968, “Bộ Chính trị không thể hình dung được là một thắng lợi mang tính quyết định có thể đạt được trong năm 1968 thông qua các trận đánh quy mô lớn… Sau hai năm trực tiếp chiến đấu chống lại quân đội Mỹ… Việt Nam nhận ra rằng việc tiêu diệt hoàn toàn một đơn vị cấp đại đội hoặc tiểu đoàn… là rất khó.” Trong các cuộc họp của Bộ Chính trị, Lê Duẩn nhấn mạnh mối nguy của hành động quân sự mang tính quyết định có thể có từ phía Mỹ nếu không tìm ra được một giải pháp cho vấn đề giành được một thắng lợi quân sự mạnh mẽ nhanh chóng. Lê Duẩn nói, “Mỹ không còn con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam.”

Một cái chết và một cuộc soán đổi
Vào buổi sáng sớm ngày 6 tháng Bảy năm 1967, tiếp theo một ngày dành riêng cho tiệc tùng thuộc một loạt bữa tiệc tạm biệt trước khi ông lên đường quay về mặt trận miền Nam, tướng Nguyễn Chí Thanh lên cơn nhồi máu tại nhà mình ở Hà Nội. Ông được đưa ngay vào Bệnh viện Quân đội 108, bệnh viện tốt nhất trên toàn miền Bắc, nhưng vào lúc chín giờ sáng, trái tim ông đã ngừng đập và ông được tuyên bố là đã qua đời.
Cái chết của tướng Nguyễn Chí Thanh đặt chính sách cộng sản Việt Nam tại miền Nam vào một sự lúng túng to lớn. Không chỉ đảng phải gánh lên vai mình một kế hoạch có vẻ như không hứa hẹn nhiều triển vọng thành công, mà giờ đây vị lãnh đạo lên kế hoạch ấy đã chết. Ngày hôm sau hai sĩ quan cộng sản cao cấp, tướng Chu Huy Mân và thượng tướng Nguyễn Văn Vịnh, được cử vào Nam (qua đường Trung Quốc và Cambodia) để truyền đạt cho bộ tư lệnh miền Nam những dự tính mới nhất của đảng về chiến dịch đông-xuân 1967-1968, nhưng các truyền đạt của họ không thể nào bù đắp được khoảng trống do cái chết của Nguyễn Chí Thanh để lại. Cần phải chọn một nhà lãnh đạo mới cho miền Nam, và gần như không thể tránh khỏi việc chỉnh sửa kế hoạch. Con đường đã rộng mở cho một con người đầy tham vọng đang hăng hái tiến về phía trước nhằm nắm lấy quyền chỉ huy – và con người đó đã sẵn sàng. Tên ông là Văn Tiến Dũng.
Tướng Văn Tiến Dũng từng là thuộc cấp của tướng Võ Nguyên Giáp trong vòng một thập niên rưỡi. Văn Tiến Dũng từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam khi Võ Nguyên Giáp là tư lệnh tối cao Các Lực lượng Vũ trang và bí thư Quân ủy Trung ương. Có khả năng là hai người không có nhiều điểm chung với nhau. Võ Nguyên Giáp là người gốc miền Trung, xuất thân từ một gia đình quan lại, từng học đại học và làm thầy giáo tại một trường trung học (một nghề được kính trọng tại Đông Dương thời thuộc Pháp). Tướng Văn Tiến Dũng sinh ra ngay tại ngoại thành Hà Nội, xuất thân từ giai cấp nông dân, chỉ học tới lớp sáu, và từng làm công nhân bình thường trong một xưởng dệt.
Tâm tính nóng nảy của Võ Nguyên Giáp được cả bạn bè lẫn kẻ thù của ông biết rõ, nên làm việc cho ông trong một quãng thời gian dài đến vậy hẳn không luôn luôn là một việc dễ dàng. Mặc dù chúng ta không thể biết liệu hành động mà Văn Tiến Dũng thực hiện có phải là để chủ ý thay thế Võ Nguyên Giáp và chuyển lên nắm giữ vị trí của người thủ trưởng hay không, hành động của Văn Tiến Dũng rõ ràng là bước đi đầu tiên trong việc đưa tiến trình ấy vào thực tế.
Trong một bài phỏng vấn với tờ báo Quân đội Nhân dân vào năm 2004, Văn Tiến Dũng miêu tả những gì xảy ra sau đó: “Càng nghĩ về tình hình, tôi lại càng tin rằng chúng ta phải có những mục đích mới, những mục tiêu mới, và những phương pháp tiến công mới. Chúng ta cần rà soát lại toàn bộ kế hoạch đông-xuân 1967-1968. Tôi xin được gặp đồng chí Lê Duẩn để thảo luận về vấn đề này.” Nói một cách khác, Văn Tiến Dũng đã vượt cấp tướng Võ Nguyên Giáp để gặp riêng kẻ thù lớn của thủ trưởng mình, Lê Duẩn. Ý nghĩa của hành động này hẳn không lọt qua được mặt Lê Duẩn.

Sau khi Văn Tiến Dũng trình bày các mối lo ngại về tính chất không thích hợp của kế hoạch hiện có, Lê Duẩn trả lời bằng một đề nghị rất đáng kinh ngạc: Tại sao chúng ta lại không thể đẩy cuộc tấn công chiến lược của chúng ta tới giai đoạn cuối cùng, cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa?
Về thực chất, Lê Duẩn gợi ý rằng, vì các lực lượng cộng sản ở miền Nam không có khả năng hoàn thành các mục tiêu tức thời được cho là cốt yếu trong việc tạo ra những điều kiện cho phép “các lực lượng cách mạng” tiến đến giai đoạn gần kết của cuộc chiến, cho nên các bước tức thời cần được bỏ qua. Trước đây ai cũng nhất trí về các điều kiện cần có trước khi một cuộc tổng khởi nghĩa được tiến hành – quân đội Việt Nam Cộng hòa và bộ máy an ninh Việt Nam Cộng hòa bị nghiền nát và các lực lượng Mỹ bị tê liệt và/hoặc vô hiệu hóa – bởi vì nếu các điều kiện đó không được đảm bảo thì quân đội Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Mỹ sẽ chỉ đơn giản là đàn áp “những người cách mạng” thường dân không có vũ trang đưa dân chúng xuống đường trong cuộc tổng khởi nghĩa. Giờ đây Lê Duẩn gợi ý rằng, khi thiếu vắng dù chỉ một lựa chọn khả dĩ nào khác về việc đạt được mục tiêu tức thời, những người cộng sản phải xem xét đến việc đánh liều mọi thứ vào một canh bạc. Văn Tiến Dũng đồng ý ngay với Lê Duẩn, và Lê Duẩn sai Văn Tiến Dũng điều hành Quân ủy Trung ương chuẩn bị một báo cáo theo hướng này để Bộ Chính trị xem xét. Võ Nguyên Giáp có thể vẫn là bí thư của Quân ủy Trung ương, nhưng mệnh lệnh trên thực tế đã trao quyền hạn cho Văn Tiến Dũng, vì tướng Văn Tiến Dũng nhận lệnh trực tiếp từ đích thân Lê Duẩn.

Tại sao Văn Tiến Dũng lại đồng ý với một gợi ý như thế? Với tư cách một quân nhân chuyên nghiệp, hẳn ông phải nhận ngay ra những nguy cơ tiềm tàng trong lời gợi ý của Lê Duẩn. Chắc chắn một trong các lý do nằm ở tham vọng cá nhân của chính Văn Tiến Dũng. Một lý do khác có thể là kế hoạch ban đầu đã đặt thẳng lên vai quân đội trách nhiệm tiên quyết về thắng lợi hay thất bại. Gợi ý của Lê Duẩn có nghĩa là giờ đây quân đội có thể chia sẻ trách nhiệm về thắng lợi hay thất bại với bộ phận chính trị và tuyên truyền của đảng, bộ phận có trách nhiệm thúc đẩy và lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa. Nếu kế hoạch ban đầu thất bại, Văn Tiến Dũng có thể mất chức Tổng Tham mưu trưởng, nhưng một liên minh với Lê Duẩn ở kế hoạch mới này có thể bảo vệ Văn Tiến Dũng và giúp ông thăng tiến trong sự nghiệp. Ngay cả khi kế hoạch này thất bại, thì mọi người sẽ chỉ coi Lê Duẩn, chứ không phải Văn Tiến Dũng, như là kiến trúc sư của kế hoạch. Chắc chắn đây không phải lần đầu tiên một vị tướng nhắm mắt làm theo một kế hoạch đầy nguy cơ được đẩy sang cho ông từ các thượng cấp về chính trị, một kế hoạch lờ đi các hậu quả của những quyết định về quân sự. Chỉ cần nghĩ tới các thành viên của Bộ Tổng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ trong những giai đoạn khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam hoặc của tướng Tommy Franks trong Chiến dịch Iraq Tự do là đủ.

Một cuộc tranh luận dai dẳng và sự biến mất của Võ Nguyên Giáp
Ngày 18-19 tháng Bảy năm 1967, Bộ Chính trị gặp để xem xét kế hoạch mới về giành một thắng lợi mang tính quyết định. Kế hoạch mới mà Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng nhất trí với nhau vẫn chưa được đưa ra, nhưng ý tưởng chung về kế hoạch có vẻ như đã được trình bày lần đầu tiên ở cuộc gặp này: một cuộc tấn công chính trị-quân sự một mất một còn hướng vào các thành phố trong khi các lực lượng lớn của cộng sản tập trung nỗ lực vào việc lừa quân địch xa khỏi các thành phố và kìm chân đủ lâu để cho phép các cuộc tấn công thành phố thành công trong việc lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Các ghi chép của Văn Tiến Dũng tại cuộc gặp cho thấy lãnh tụ đáng kính của Bắc Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nêu nhiều câu hỏi về tính khôn ngoan của kế hoạch. Các ghi chép của Văn Tiến Dũng cho biết Hồ Chí Minh đã nêu lên những điểm sau:
1. Dự thảo báo cáo tốt, toàn diện, lạc quan, nhưng cần xem báo cáo của Quân ủy có chủ quan [phi thực tế] không?
2. Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ý đánh lâu dài.
3. Thuận lợi có nhiều nhưng phải thấy những khó khăn như mặt hậu cần bảo đảm.
4. Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ý đến việc giữ sức dân, nếu người và của kiệt, thì quân nhiều cũng không đánh được.
5. Phải chú ý mở rộng chiến tranh du kích, tăng cường trang bị cho du kích.
6. Phải làm sao ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục đánh được lâu dài [nghĩa là có khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh lâu dài].
Tài liệu đã công bố của cộng sản không cho biết phản ứng của tướng Võ Nguyên Giáp trước kế hoạch, cũng như việc liệu vị tướng có mặt ở cuộc họp hay không. Từ thời điểm này trở đi không có tài liệu đã công bố nào cho thấy Võ Nguyên Giáp hiện diện ở bất kỳ cuộc họp lên kế hoạch nào, và một sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam đã công nhận rằng
“trong giai đoạn kế hoạch chiến lược đang thành hình, cũng như trong những ngày khởi đầu làn sóng đầu tiên của cuộc tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường xuyên vắng mặt khỏi Bộ Tổng Hành dinh và không dự nhiều cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, hay các cuộc gặp chung của tiểu ban năm người trong Bộ Chính trị tổ chức với Quân ủy Trung ương.”
Tuy nhiên, các nguồn thông tin của Việt Nam nói tướng Võ Nguyên Giáp phản đối nhiều chi tiết quan trọng trong kế hoạch ngay từ đầu bởi vì, ông nói, một cuộc tổng khởi nghĩa là không thể thực hiện trừ khi các lực lượng đối phương, quân đội Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Mỹ, đã bị làm cho tê liệt.
Mặc cho những phản đối của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và nhiều người khác, tiến trình lập kế hoạch vẫn được thực hiện với một nhịp điệu gấp gáp, với Lê Duẩn và Văn Tiến  Dũng ở vị trí chỉ huy, và đến cuối tháng Tám kế hoạch đã thành hình. Thành viên Bộ Chính trị Phạm Hùng, người đã được cử vào Nam hồi tháng Tám để thay chỗ Nguyễn Chí Thanh làm bí thư Trung ương Cục miền Nam và lãnh đạo miền Nam, mang theo cùng với mình bản dự thảo đầu tiên của kế hoạch mới “tấn công các đô thị”. Các nhà lãnh đạo cao cấp từ tất cả các vùng miền Nam được gọi ra Bắc để được thông báo về ý tưởng mới trước khi quay trở về xây dựng kế hoạch riêng của mình nhằm thực hiện ý tưởng trong sự bí mật tuyệt đối.
Kế hoạch mới đặc biệt tập trung vào việc tấn công các thành phố và gây nên một “cuộc tổng khởi nghĩa”, nhưng kế hoạch trước đó muốn các lực lượng chính chiến đấu “các trận đánh lớn” vẫn không hoàn toàn bị loại bỏ. Trên thực tế, có vẻ như là ở một số khía cạnh của cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa, nghĩa là những cuộc tấn công vào mọi đô thị và thủ phủ các tỉnh, chỉ đơn giản là dựa vào kế hoạch cũ, nhờ cậy tới lực lượng chính, những cuộc tấn công và những “trận đánh lớn” đối với một số đô thị được lựa chọn nhằm tạo cơ sở cho những cuộc nổi dậy trong tương lai. Yếu tố “trận đánh lớn” chủ yếu của kế hoạch mới giờ đây được tập trung vào Chiến trường B5, tức nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị, ngay phía Nam của Vùng Phi quân sự và giới tuyến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trải dài từ Khe Sanh trên biên giới với Lào sang tới vùng Đông Hà, bờ biển phía Đông. Bốn sư đoàn chính quy của Quân đội Nhân dân Việt Nam và các đơn vị hỗ trợ ở khu vực này chịu trách nhiệm “tiêu diệt khoảng từ hai mươi tới ba mươi nghìn quân địch, tiêu diệt tổng cộng từ năm tới bảy tiểu đoàn lính Mỹ và từ hai tới ba trung đoàn quân ngụy, và dụ từ hai đến ba sư đoàn địch (ít nhất là hai trong số đó là lính Mỹ) ra khỏi các vùng khác nhằm tham chiến dọc theo Đường 9.”
Cuối tháng Mười, Bộ Chính trị họp trong năm ngày (từ 20 đến 24 tháng Mười) để xem xét và thông qua kế hoạch mới được trình lên. Thật đáng ngạc nhiên, cả Lê Duẩn lẫn Võ Nguyên Giáp đều không dự cuộc họp này, và Trường Chinh là người chủ trì hội nghị Bộ Chính trị đó. Một cuốn sách thời hậu chiến của Việt Nam cho biết cả Lê Duẩn lẫn Võ Nguyên Giáp đều “ở nước ngoài” để điều trị sức khỏe. Các “vấn đề sức khỏe” rất có thể chỉ là một cái cớ, và người ta có thể hữu lý khi cho rằng cuộc tranh cãi giữa hai người đã trở nên gay gắt đến mức nhằm giữ được “hòa khí” cả hai đều không được dự hội nghị.

Quả thực, vào quãng thời gian Bộ Chính trị họp, Võ Nguyên Giáp, nhận ra lý lẽ của mình có khả năng bị thua, đã ở Hungary, nơi ông “nghỉ ngơi” và điều trị bệnh thận. Vị tướng cố tình trì hoãn việc trở về Việt Nam và mãi đầu tháng Hai 1968 mới về tới Hà Nội, sau khi Cuộc Tấn công Tết đã bắt đầu. Võ Nguyên Giáp không công khai phản đối cuộc tấn công, nhưng ông đã để cho sự vắng mặt của mình ngầm chỉ ra sự bất đồng đối với kế hoạch mới.

Vào cuối cuộc hội nghị tháng Mười, Bộ Chính trị thông qua phần quân sự của kế hoạch chiến dịch đông-xuân 1967-1968. Tuy nhiên, Bộ Chính trị nhất quyết hoãn việc thông qua khía cạnh tổng khởi nghĩa của kế hoạch, cho rằng cần phải “nghiên cứu thêm”. Các thành viên của Bộ Chính trị nhận định rằng quyết định về phần cuộc tổng khởi nghĩa của kế hoạch cần được thực hiện sau này, sau khi đã tham khảo ý kiến “của các đồng chí lãnh đạo khác”. Rõ ràng điều này muốn ám chỉ sự vắng mặt của Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, và Hồ Chí Minh, người đang “hồi phục sức khỏe” tại Trung Quốc. Nhưng tướng Võ Nguyên Giáp sẽ không cố gắng biện hộ cho lý lẽ của mình nữa, và “Bác Hồ”, người tỏ ra phản đối trong các thảo luận của Bộ Chính trị hồi tháng Bảy, đã không còn đủ sức lực hoặc uy quyền để lấn lướt Lê Duẩn được nữa.
Sau thêm nhiều bàn luận và xem xét hăng hái về kế hoạch, Bộ Chính trị lại họp vào tháng Mười hai, thông qua kế hoạch dưới hình thức một nghị quyết sẽ được trình lên Trung ương Đảng Cộng sản để được thông qua lần cuối cùng. Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở về một thời gian rất ngắn để dự cuộc họp này nhưng sau đó lại ngay lập tức quay lại Trung Quốc để tiếp tục “điều trị”.
Vào tháng giêng, Trung ương họp để xem xét và thông qua nghị quyết của Bộ Chính trị cho phép tiến hành tổng công kích-tổng khởi nghĩa. Để giữ “bí mật”, thay vì họp ở Hà Nội các đại biểu Trung ương được chuyển đi cách thành phố năm mươi km tới một huyện lỵ ở tỉnh Hòa Bình. Lê Duẩn đọc diễn văn khai mạc phiên họp của Trung ương. Trong bài diễn văn Lê Duẩn cho biết “trong Bộ Chính trị cũng có đồng chí bận việc không đến được” và nói tướng Văn Tiến Dũng (chứ không phải Võ Nguyên Giáp) sẽ thay mặt Quân ủy Trung ương báo cáo cho hội nghị. Thành công của tướng Văn Tiến Dũng, ít nhất tạm thời, là hoàn toàn.
Sau một số tranh luận, Trung ương thông qua kế hoạch, gọi tên là Nghị quyết hội nghị mười bốn Ban Chấp hành Trung ương. Theo một nguồn tin của Việt Nam, Hồ Chí Minh từ chối bỏ phiếu thông qua nghị quyết như một cách thể hiện những dè dặt của ông về tính chất khôn ngoan của kế hoạch.
Không chỉ có một chi tiết cuối cùng còn chưa được rõ ràng. Thật đáng ngạc nhiên, có lẽ là vì những xung đột nội bộ gay gắt và các tranh cãi đi liền với việc hình thành kế hoạch, ngày giờ chính xác của cuộc tấn công chưa được ấn định. Quyết định cuối cùng theo đó cuộc tấn công sẽ được tiến hành vào đêm 30-31 tháng Giêng, đêm Nguyên đán, mãi 15 tháng Giêng mới được đưa ra, chỉ hai tuần trước khi khởi đầu cuộc tấn công. Sự chậm trễ này gây ra bối rối đáng kể trong các tổng hành dinh cấp vùng, tiểu vùng, và cấp tỉnh tại miền Nam. Ở một số vùng, bức điện phút cuối của Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh mở cuộc tấn công vào đêm cuối cùng của năm âm lịch còn bị hiểu nhầm vì giữa Bắc và Nam Việt Nam có khác biệt một ngày về khởi đầu của năm âm lịch. Chính vì vậy, một số tỉnh miền Trung tiến hành tấn công sớm hơn một ngày, đây là một phần nguyên nhân làm mất đi tính chất bất ngờ của cuộc tấn công chính.Thêm vào đó, nhiều tổng hành dinh nhận được thông báo về ngày giờ cuộc tấn công quá muộn thành thử không thể điều lực lượng đúng lúc để tấn công theo đúng kế hoạch.

Âm mưu hay trùng hợp?
Cuối tháng Bảy năm 1967, ngay tiếp theo sau sau phiên họp Bộ Chính trị căng thẳng khi ý tưởng mới về cuộc tấn công 1968 của Lê Duẩn-Văn Tiến Dũng được đem ra bàn luận, đợt đầu tiên trong nhiều đợt bắt các nhóm những người bị gọi là chống đảng được thực hiện tại Hà Nội. “Nhóm chống đảng” được cho là nằm dưới sự cầm đầu của Hoàng Minh Chính, trước đây là viện trưởng Viện Triết học Marx-Lenin, và bị nghi ngờ là âm mưu chống đảng và cung cấp thông tin cho một thế lực nước ngoài không được nêu tên. Một đợt bắt bớ thứ hai những kẻ bị coi là đồng mưu được tiến hành có tường thuật vào ngày 18 tháng Mười, hai ngày trước khi diễn ra cuộc họp thứ hai của Bộ Chính trị bàn về kế hoạch cuộc tấn công 1968, và đợt bắt bớ thứ ba được tiến hành vào tháng Mười hai năm 1967, đồng thời với cuộc họp của Bộ Chính trị với mục đích thông qua kế hoạch.
“Vụ án Chống Đảng” có nguồn gốc từ xung đột Trung Quốc-Liên Xô hồi đầu những năm 1960. Cuối năm 1963, tiếp theo những thảo luận mở rộng và tranh cãi nội bộ, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, dưới sự lãnh đạo của tổng bí thư Lê Duẩn, đã thông qua một nghị quyết chống lại “xét lại hiện đại”, một thuật ngữ được người Trung Quốc dùng để miêu tả các chính sách của lãnh tụ Liên Xô Nikita Khrushchev về “cùng tồn tại hòa bình” và tránh đối đầu quân sự trực tiếp với phương Tây. Nghị quyết này và một nghị quyết đi kèm kêu gọi một nỗ lực quân sự một mất một còn để đánh bại chế độ Ngô Đình Diệm tại Việt Nam Cộng hòa chính là nguồn cơn cho sự chia rẽ bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều cán bộ cao cấp, trong đó có Hoàng Minh Chính, khi ấy là viện trưởng Viện Triết học Marx-Lenin, và thiếu tướng Đặng Kim Giang, bị giáng chức hoặc mất chức, như là hậu quả của việc họ phản đối các nghị quyết đó, những nghị quyết đã đặt người cộng sản Việt Nam (ít nhất là trong thời điểm này) hẳn về phe Trung Quốc trong cuộc xung đột Nga-Trung đang mở rộng. Sự phản đối trước các nghị quyết mạnh mẽ đến mức một số cán bộ cao cấp Việt Nam đã trốn sang Liên Xô.
Những rạn nứt nội bộ của đảng thể hiện qua các tranh luận tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục dai dẳng. Các rạn nứt nghiêm trọng đến mức vào tháng Mười hai năm 1965, tổng bí thư Lê Duẩn buộc phải nói tới chúng trong một bài diễn văn tại Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương. Trong bài diễn văn này Lê Duẩn công nhận: “Từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 về các vấn đề quốc tế, Trung ương Đảng ta vẫn giữ vững và làm đúng đường lối đã đề ra. Nhưng sở dĩ có một số đồng chí hiểu lầm rằng hình như đường lối của Đảng ta đã thay đổi là vì các đồng chí ấy không hiểu đúng tinh thần cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Trung ương, do sự phổ biến nghị quyết ở một số nơi không được đầy đủ và nghiêm túc.” Lê Duẩn tiếp tục bằng cách tuyên bố sẽ là sai lầm nếu nghĩ nghị quyết của Hội nghị lần thứ 9 cho thấy đảng đã chọn phe trong cuộc tranh cãi Trung Quốc-Liên Xô. Ông cho biết “đường lối của Đảng ta khác về chiến lược với đường lối của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Một cuốn sách chính thức của Công an Việt Nam xuất bản vào cuối những năm 1970 công nhận rằng chế độ coi sự phản đối trước nghị quyết “chống xét lại” năm 1963 của Trung ương Đảng Cộng sản là một mối đe dọa về an ninh và cho biết sự phản đối này đã trực tiếp dẫn tới các sự kiện của Vụ Chống Đảng năm 1967:
“Bè lũ xét lại hiện đại tìm cách tuyên truyền xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lê nin. Một số phần tử trong nước ta đã sao chép các luận điểm của chúng, sử dụng các khái niệm xét lại để tuyên truyền chống lại các chính sách của đảng ta. Bọn họ đã vứt bỏ nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào năm 1963, đường lối cơ bản của nghị quyết là phê phán và phủ nhận chủ nghĩa xét lại hiện đại. Mặc dù các hoạt động của bè lũ này không gây ra tổn thất nghiêm trọng, chủ nghĩa xét lại đã bắt đầu gây ảnh hưởng tới hàng ngũ cán bộ tại một số cơ quan chính quyền, đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học, và luật pháp. Cần ghi nhận rằng bè lũ này đã tập hợp các cá nhân bất mãn, ghen tị và đồi trụy bên trong đảng để lập ra một “tổ chức chính trị phản động để làm một tổ chức ngụy cho người nước ngoài.”
Một chú thích cho đoạn trên nói, “Vụ Chống Đảng đã được giật dây bởi các phần tử chịu ảnh hưởng của ý thức hệ xét lại và do Hoàng Minh Chính cầm đầu.”
Một số cá nhân bị bắt trong đợt bắt bớ năm 1967 là sĩ quan cao cấp của quân đội, gồm cả thượng tướng Đặng Kim Giang, người vào quãng thời gian ấy đã bị điều sang Bộ Nông trường, Thứ trưởng và Phó Tổng Tham mưu trưởng trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, và cục trưởng Cục Quân báo của Bộ Tổng Tham mưu, đại tá Lê Trọng Nghĩa. Hai trong số những sĩ quan ấy, trung tướng Nguyễn Văn Vịnh và đại tá Lê Trọng Nghĩa, từng có dính líu rất sâu vào công việc chuẩn bị các kế hoạch cuộc tấn công của Bộ Tổng Tham mưu, và cả hai đều tham gia trong các báo cáo cho Bộ Chính trị trong cuộc thảo luận về kế hoạch vào tháng Mười. Nhiều sĩ quan trong số đó rõ ràng là có liên hệ mật thiết với tướng Võ Nguyên Giáp, và một số người bị bắt tuyên bố rằng các sĩ quan an ninh thẩm vấn họ đã tìm kiếm sự liên kết giữa vị tướng họ Võ và âm mưu Chống Đảng. Trong hồi ký của mình, tướng Cao Phá, Phó Cục trưởng Cục Quân báo cho tới 1968, công nhận ông đã bị rối trí trước việc đảng bắt đầu “sắp xếp lại các cấp bậc sĩ quan của… Bộ Chỉ huy Tối cao” vào quãng thời gian diễn ra Cuộc Tấn công Tết. Vì “Chỉ huy Tối cao” là tên chính thức của bộ tổng hành dinh Võ Nguyên Giáp, lời bình luận này dường như đã xác nhận rằng quả thực đã từng có một nhóm sĩ quan làm việc chung với tướng Võ Nguyên Giáp.
Thông tin về vụ việc tuyệt mật này vẫn quá sơ sài, không đủ để rút ra được kết luận cuối cùng nào về sự thật của những liên kết nước ngoài như cáo buộc, nhưng các tài liệu do Ilya Gaiduk phát hiện tại lưu trữ chính thức của Liên Xô trước đây cho thấy trong quãng thời gian này các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội, có khả năng là có cả một số sĩ quan tình báo, quả thực đã liên lạc với một nhóm “chống đối” nhỏ gồm các nhân vật chính trị Bắc Việt từng bị cắt chức từ nhiều năm trước đó. Những người ly khai này đã yêu cầu người Liên Xô giúp đỡ nhằm làm giảm tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các quyết định về chính sách tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miêu tả của nhóm này có vẻ rất khớp với Hoàng Minh Chính và các bạn của ông. Những liên hệ với người Liên Xô có vẻ đã là quá đủ để biện minh cho các cuộc bắt bớ và tra hỏi, và một khi một “mối nguy về gián điệp” và khe hở về an ninh đã lộ diện, một đợt bắt bố lớn gần như là không thể tránh khỏi, đặc biệt là tại một nhà nước cảnh sát như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong khi còn chưa thể tiếp cận tài liệu lưu trữ của Đảng Cộng sản và An ninh Việt Nam, không thể nào xác định tuyệt đối liệu việc lên kế hoạch các vụ bắt bớ có liên quan tới những suy tư của Bộ Chính trị về kế hoạch Tấn công Tết hay không, và liệu Võ Nguyên Giáp có quả thực là một trong các mục tiêu của cuộc điều tra hay không. Tuy nhiên, có vẻ như là khi quyết định về thực hiện Tấn công Tết được đưa ra, một cuộc tấn công hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố bất ngờ, một mệnh lệnh đã được ban xuống ở mức độ cao nhất, “thắt chặt an ninh”. Ban đầu mệnh lệnh này có thể không hướng tới các mục tiêu cụ thể, nhưng chắc chắn là các lực lượng an ninh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn giải nó như là một mệnh lệnh nhằm, nói như những lời bất hủ của Claude Raines trong bộ phim Casablanca, “Tóm hết những kẻ tình nghi!”
Tuy cơ quan an ninh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thoạt đầu có thể chỉ làm một việc là kiểm soát một cách thụ động các đường dây liên kết với cán bộ Liên Xô của nhóm Hoàng Minh Chính, nhưng giờ đây đã rõ ràng rằng các thành viên của nhóm bị bắt là để loại trừ mọi khả năng bí mật về cuộc Tấn công Tết sắp diễn ra bị lọt ra bên ngoài. Sau đợt bắt bớ đầu tiên, bất kỳ ai có liên hệ thậm chí là vô hại nhất với những người âm mưu kia, bất kỳ ai từng biểu hiện bất kỳ sự dè dặt nào đối với Nghị quyết 9 của Trung ương Đảng, và bất kỳ ai có tì vết dù là nhỏ nhất trong lý lịch hoặc xuất thân gia đình đều phải đối mặt với các điều tra viên hăng hái đáp ứng yêu cầu của thượng cấp trong việc tìm ra những “mối đe dọa an ninh” tiềm ẩn. Có bằng chứng cho thấy rằng quả thực điều này đã xảy ra. Chẳng hạn, theo một hồi ký viết bởi một sĩ quan cao cấp của tình báo và an ninh cộng sản Việt Nam, sự suy sụp của tướng Nguyễn Văn Vịnh chính là kết quả của những nghi ngờ không có căn cứ theo đó con trai của vị tướng có liên hệ với tình báo Pháp. Phải mười năm sau, ngay trước khi qua đời, tướng Nguyễn Văn Vịnh rốt cuộc mới minh oan được cho mình.Mặt khác, việc liệu các nghi ngờ về con trai vị tướng có được sử dụng để chống lại ông bởi ông có quan hệ mật thiết với tướng Võ Nguyên Giáp (Nguyễn Văn Vịnh là thứ trưởng quốc phòng và đã làm việc rất gần gũi với tướng Võ Nguyên Giáp) hoàn toàn là một vấn đề khác.
Mặc dù không có bằng chứng chính xác nào cho thấy các vụ bắt bớ là cố tình nhắm vào tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng minh của ông, thì cũng rõ ràng rằng quả thực chúng đã gây tổn hại tới vị tướng, cả về mặt nghề nghiệp lẫn mặt cá nhân. Năm 2004, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên một tờ báo Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ sụp đổ, Võ Nguyên Giáp đã nhờ người phóng viên gọi điện cho một thuộc cấp trung thành của ông, một người mà vị tướng nói đã rất gần gũi với ông từ trận Điện Biên Phủ cho tới ngay trước cuộc Tấn công Tết nhưng vị tướng nói là chỉ biết ông ta “tách rời” khỏi ông vì những lý do “bất khả kháng” (tác giả nhấn mạnh). Võ Nguyên Giáp yêu cầu người phóng viên nói với người thuộc cấp trước kia là trong cuộc phỏng vấn này vị tướng đã không “quên” nhắc tới đóng góp của người thuộc cấp trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Người thuộc cấp ngày xưa là người phụ trách bộ phận tình báo tại Điện Biên Phủ, đại tá Lê Trọng Nghĩa, người từng là một trong các nạn nhân của đợt bắt bớ năm 1967. Hành động này không chỉ cho thấy Võ Nguyên Giáp vẫn còn một số tình cảm đối với đại tá Lê Trọng Nghĩa và tin Lê Trọng Nghĩa đã bị đối xử bất công, mà còn cho thấy vị tướng vẫn không thể trực tiếp liên lạc với Lê Trọng Nghĩa, vì các lý do chính trị.

Kết luận
Sau khi từ Đông Âu trở về tiếp sau khi cuộc Tấn công Tết Mậu Thân đã bắt đầu, Võ Nguyên Giáp quay lại giữ chức tổng tư lệnh tối cao của Các Lực lượng Vũ trang và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nơi ông chỉ đạo đợt Tấn công Tết thứ hai và thứ ba. Tướng Võ Nguyên Giáp vẫn giữ các cương vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị và các lực lượng vũ trang cho tới khi chiến tranh kết thúc năm 1975, và ông đóng một vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và tiến hành cuộc tấn công cuối cùng của cộng sản dẫn đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa và chiếm được Sài Gòn tháng Tư năm 1975. Rõ ràng là quyền lực của ông bị giảm sút, nhưng ông vẫn là người lính trung thành và “giữ đoàn kết” với các nhân vật còn lại của ban lãnh đạo đảng.
Bốn mươi năm sau cuộc Tấn công Tết, giờ đây chúng ta vẫn chưa có được kết luận về việc liệu quyết định của Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng tung một cuộc tổng công kích-tổng khởi nghĩa một mất một còn ngay lập tức là đúng, hay liệu Võ Nguyên Giáp đã đúng khi phản đối quyết định ấy. Tôi tin rằng đây là một việc tế nhị và câu chuyện quá phức tạp, với quá nhiều biến số được đưa vào, nên không thể nói dù là ở mức độ chắc chắn như thế nào về việc một tình huống cụ thể có thể xảy ra như thế nào nếu lựa chọn một con đường khác.
Tuy nhiên, lợi thế về thời điểm cũng cho phép chúng ta có được một số kết luận về cuộc Tấn công Tết. Nhận định tình hình của cộng sản theo đó chiến lược Tấn công Tết đã sinh ra rõ ràng là không chính xác ở nhiều khía cạnh: Nhận định đó đã đánh giá quá cao số lượng thương vong mà các lực lượng cộng sản gây ra cho Mỹ và các đồng minh; nó đã đánh giá quá cao sự ủng hộ mà lý tưởng cộng sản nhận được trong dân chúng miền Nam; và nó đã đánh giá thấp đến nực cười sức mạnh và khả năng của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, quả thực người cộng sản đã làm đúng được nhiều điều quan trọng: Họ đã kết luận một cách đúng đắn rằng mức độ sẵn sàng can dự của Mỹ vào Chiến tranh Việt Nam là một điểm yếu chính có thể khai thác trong nỗ lực chiến tranh liên minh ở miền Nam; nhận định của họ cho rằng mùa chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968 sẽ là giai đoạn trọng yếu trong việc xác định con đường tương lai của chiến tranh Việt Nam từ phía Mỹ là vô cùng chính xác; và kết luận của họ rằng chỉ thông qua việc sử dụng các biện pháp đặc biệt họ mới có thể khai thác thời điểm của “điểm bùng phát” này nhằm biến chuyển tình thế có lợi cho họ, xét cho cùng, cũng là đúng. Chiến lược “các trận đánh lớn” đã từng có khả năng gây tổn thất cho các lực lượng Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, nhưng Văn Tiến Dũng đã tuyệt đối đúng khi ông kết luận rằng các lực lượng cộng sản chỉ đơn giản là không đủ khả năng dùng các trận đánh lớn để tạo ra được các tổn thất hàng loạt lên kẻ thù mà quyết định của Bộ Chính trị về tìm kiếm một “chiến thắng nhanh chóng” đòi hỏi.
Rốt cuộc, với tất cả những thất bại của cuộc Tấn công Tết Mậu Thân của cộng sản, ở số lượng rất nhiều, có một điều lộ ra: cuộc Tấn công Tết đã thuyết phục cử tri Mỹ và vị lãnh đạo người Mỹ, tổng thống Johnson, rằng không thể giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh và đã đến lúc bắt đầu đàm phán tìm ra một giải pháp và người Mỹ phải rút đi. Đây là một thời điểm bước ngoặt trong cuộc chiến, một thời điểm kể từ đó không có đường lùi nữa. Ý tưởng của Lê Duẩn-Văn Tiến Dũng đã hoàn thành một trong những mục tiêu được đề ra: “đè bẹp ý chí xâm lược [của kẻ thù]… nó phải đi đến ngồi với ta, thương lượng với ta.” Trong khảo luận về binh pháp của mình, chiến lược gia quân sự Trung Quốc cổ đại Tôn Tử viết:
“Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng.”.
Tôn Tử cũng viết:
“Nước lũ chảy xiết cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờ thế nước lũ.
Chim ưng vồ mồi chỉ một cú có thể xé nát con mồi, đó là dựa vào thế tiết nhanh như chớp nhoáng.”
Trong quyết định tung cuộc Tổng tiến công Tết, người cộng sản đã làm theo lời chỉ dạy của Tôn Tử. Họ đã sử dụng sự “biến hóa”, và “thế tiết” của họ là hoàn hảo.

Merle L. Pribbenow II là cựu sĩ quan tác chiến CIA và chuyên gia tiếng Việt, về hưu vào năm 1995. Một phần tiểu luận này được trình bày tại Sixth Triennial Vietnam Symposium, Vietnam Center, Texas Tech University, tháng Ba năm 2008. Tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn với giáo sư A. J. Langguth và Annenberg Institute for Justice and Journalism của Đại học Southern California vì đã tài trợ cho chuyến đi của tác giả tới Hà Nội mùa hè năm 2007 để thực hiện các cuộc phỏng vấn tại chỗ, một trong số những cuộc phỏng vấn đó đã làm nảy ra ý tưởng về bài viết này. Tác giả cũng muốn cám ơn một người bạn không nêu tên, người đã, nhiều năm trước đây, giảng qua cho tác giả về cách tiến hành công việc nội bộ của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tóm tắt: Cuộc Tấn công Tết Mậu Thân là phát minh của tổng bí thư Đảng Cộng sản và tướng Văn Tiến Dũng. Chính quyền Hà Nội muốn khai thác cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968 để mở ra các đàm phán với Mỹ. Khi tướng Võ Nguyên Giáp thất bại trong việc đề ra một kế hoạch khả dĩ nhằm giành được một chiến thắng quân sự để mang về cho người cộng sản lợi thế trong các đàm phán đã được lên kế hoạch, Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng đã thúc đẩy một kế hoạch đầy nguy cơ về “tổng tấn công” trên phạm vi toàn quốc thông qua một Bộ Chính trị đang lưỡng lự, bất chấp sự phản đối của tướng Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh.
Ghi chú của người dịch: Một số trích dẫn của tác giả do nằm ở các trang web trên Internet không còn hoạt động hoặc ở những cuốn sách rất khó tìm nên được dịch sát nghĩa chứ chưa được truy nguyên; cách gọi “Đảng Cộng sản” được thống nhất trong bài, mặc dù tên chính thức hồi đó là Đảng Lao động Việt Nam; cách viết tên riêng người Việt Nam của tác giả được giữ nguyên, kể cả các trường hợp như “Hồ Kháng” hoặc “Cao Phá”.

NguồnJournal of Vietnamese Studies