31/5/17

Thầy Thái Bá Tân đừng xổ Nho nhé...



Thầy Thái Bá Tân thì hẳn không mấy người không biết. Một nhà văn, nhà thơ, một dịch giả học thuật, một người thầy của bao nhiêu người học trò và trên hết là một nhân cách đáng nể, đáng kính trọng và đáng để nhiều người gọi tên ông : Người Thầy Chân Chính Thái Bá Tân.



Từ nhiều năm nay, ông Béo Thái Bá Tân cứ như một cái lệ không thể nào không làm. Đó là xuất khẩu thành thơ. Những bài thơ đắc ý của ông Béo là thơ 5 chữ, câu từ giản đi đi thẳng vào lòng người, vào lòng vấn đề mà bản thân bài thơ cùng tác giả đau đáu muốn gửi đến cho đời cho người. Ngày có ngày không, đôi ngày ba bài cho đến ngày dăm bẩy bài thể thơ 5 chữ nói trên, ông Béo đã đều đặn cho ra đời thơ của ông như gà đẻ trứng vậy.

Người khen nhiều, người chê cũng không ít nhưng số lượng người thích thơ cúa ông dần tăng lên, và nếu xét trên tổng thể số lượng người truy cập thì khó có ai vượt qua được ông Béo Thái Bá Tân. 
Chẳng có gì để học trò MTA chê trách thầy Thái Bá Tân, cũng chẳng có gì ngăn cản sự kính trọng của trò MTA với người thầy Thái Bá Tân của mình. Chỉ có một chút nho nhỏ.

Thầy ơi. Thầy đừng xổ nho làm gì thầy nhé. Đừng để nỗi đau đớn của một bậc trí nhân biến thành nỗi bực tức của hạng phàm phu tục tử. Đừng để nỗi phẫn uất trước thực trạng của đất nước thời buổi nhiễu nhương, thời của bọn quan tham, hà hiếp người yếu, nỗi uất ức trước bao bất công xã hội của một người trí thức ngẩng cao đầu thành một thứ phẫn uất tầm thường, với những câu chửi thô lỗ và biến tất cả thành một lũ man di thô bỉ chửi bới nhau. Những kẻ gây nên tất cả những điều bẩn thỉu ấy đều là những kẻ rất giỏi sử dụng những loại vũ khí bẩn thỉu đó rất căm ghét và sợ hãi thầy lắm bởi sự tương phản rõ nét như đêm với ngày, như trắng với đen. Họ sợ hãi những phẩm chất đã tạo nên một con người chân chính, và sợ hãi hơn cả là sự uy nghi trong sáng, sự lan toả những điều tốt đẹp mà chỉ có thể có ở những con người đạo đức, chân chính nhất. Ngoài cây bút là vũ khí đấu tranh duy nhất, những người đấu tranh dân chủ chúng ta không hề có súng ống, dùi cui hay nhà tù giống như những thứ của chính quyền CS có để đối phó và chúng ta lại càng không có cả những bùn nhơ thô bỉ, những cống rãnh rác rưởi của kẻ thù đã tạo nên và mong chúng ta gia nhập. 


Thầy hơn hẳn lũ học trò chúng tôi và hơn hẳn những quân vô phèng vô học đang chăn dắt đất nước này. Là một ngọn cờ dẫn dắt những con người đấu tranh dân chủ, đấu tranh đòi công bằng xã hội, dẹp bỏ nhiễu nhương thì hơn ai hết Thầy phải là một ngọn cờ sáng lấp lánh nơi bầu trời trong xanh, và thầy đang là ngọn cờ ấy. Dù muốn dù không thì tên tuổi và con người của thầy đang ngự ở một nơi thanh cao, ngoài danh hiệu của một người thầy thì còn là danh hiệu của những điều cao đẹp, thanh khiết mà bao người dõi theo...

Thầy đừng nói tiếng Đan Mạch thầy nhé, nhưng nếu thầy có nói tiếng ấy thì chúng tôi vẫn yêu kính thầy như xưa, không một ly suy chuyển...

Mai Tú Ân 



ĐỊT MẸ CÁC ÔNG!


“Thu nhập của bộ trưởng
Lớn gấp nghìn lần lương”.
Chuyện ấy ai cũng biết,
Và là chuyện bình thường.
Không bình thường ở chỗ
Khẳng định thông tin này -
Một đại biểu quốc hội,
Cựu thống đốc gần đây.
Từng mang hàm bộ trưởng,
Tức là người trong chăn,
Điều ông nói là đúng,
Chứ không phải lòe dân.
Cứ cho lương bộ trưởng
Mỗi tháng mười triệu đồng.
Gấp nghìn lần như thế,
Thành bao nhiêu triệu đồng?
Vậy thì các ông ấy
Kiếm đâu khoản tiền này?
Dạy tiếng Anh, bán sách,
Hay làm thúi móng tay?
Một, hỏi các bộ trưởng
Có bao giờ lăn tăn
Tham nhũng và ăn cắp
Chừng ấy tiền của dân?
Hai, cần kiệm liêm chính
Và chí công vô tư,
Học đạo đức của Bác,
Sao các ông vẫn hư?
Ba, các ông có biết
Báo đưa tin hôm nay
Ở Quảng Bình nhiều cháu
Nghỉ học niên học này.
Vì không đủ lớp học.
Vì tiền bị các ông
Đem chia nhau đút túi
Và để xây tượng đồng.
Ba, các ông như thế,
Không gì là không ăn.
Lương cao, những mười triệu,
Tham nhũng gấp nghìn lần,
Thì thử hỏi dân chúng
Có nên “bôi nhọ” không?
Hay khen cho đúng luật?
Tởm! Địt mẹ các ông! "


THÁI BÁ TÂN

30/5/17

Người Nga nói thật về Chiến tranh Việt Nam


Nhưng không phải của các phi công mà là của các chiến sỹ tên lửa. Khác với pháo cao xạ và MiG, người Việt Nam nắm bắt việc sử dụng tên lửa khó khăn hơn. Chính vì vậy mà ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh (phá hoại bằng không quân của Mỹ -ND), chính các chiến sỹ tên lửa Liên Xô đã sử dụng S-75.


Những quả tên lửa S-75 đầu tiên được phóng trên lãnh thổ Việt Nam là vào ngày 25/7/1965 – các tổ hợp tên lửa của Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 Quân khu phòng không Matxcova (đang có mặt tại Việt Nam) đã bắn hạ 03 chiếc F-4 “Con ma”.

Không quân Mỹ có vinh dự là Lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới đối đầu với các đợt tấn công bằng tên lửa phòng không ồ ạt. Cho đến tận ngày cuối cùng của chiến tranh (Việt Nam) – phải nói rằng trên thực tế đã diễn ra một cuộc chiến thực sự giữa các bộ não của các Trung tâm nghiên cứu khoa học và các phòng thiết kế Xô Viết và Mỹ.

Chính họ (các nhà khoa học và thiết kế) là người góp phần quyết định ai mạnh hơn – không quân hay bộ đội tên lửa phòng không. Hiệu quả tác chiến rất cao thời kỳ đầu (tức là số lượng tên lửa phải sử dụng để tiêu diệt một máy bay) của S-75 đã giảm xuống nhiều lần do Mỹ sử dụng phương tiện tác chiến điện tử, tên lửa chống radar và các chiến thuật mới.

Mặc dù vậy, người Mỹ vẫn không thể nào giải quyết được vấn đề các tổ hợp tên lửa phòng không (của Bắc Việt Nam-ND). Đến nay, phía Mỹ đã chính thức thừa nhận tổn thất của Mỹ từ S-75 (sau đây lần lượt xếp theo các kiểu máy bay) như sau:

15 máy bay ném bom chiến lược B-52, 02 hoặc 03 máy bay ném bom chiến thuật F-111, 32 máy bay tiêm kích F-4, 08 F-105, 01 F-104, 11 F-8, 04 máy bay trinh sát RB-66, 05 RF-101, 01 O-2, 26 máy bay cường kích A-4, 09 A-6, 18 A-7, 03 A-3, 03 A-1, 01 AC-130, 01 máy bay vận tải C-123, 01 máy bay lên thẳng CH-53.

Thiệt hại trên thực tế chắc chắn phải cao gấp nhiều lần (số lượng tối đa máy bay Mỹ bị các tổ hợp tên lửa phòng không (Bắc Việt Nam-ND) bắn rơi -1.770 chiếc), nhưng bây giờ thì đã rất khó xác định (và cũng không nhất thiết phải làm thế).

Tổng cộng từ năm 1965 đến năm 1972 Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 95 tiểu đoàn (cơ số đạn và tổ hợp phóng –ND) S-75 và 7.658 quả tên lửa phòng không.

Đến cuối chiến tranh đã có 6.806 quả đạn đã sử dụng và bị mất (trên lãnh thổ Trung Quốc), lực lượng còn sẵn sàng chiến đấu đến thời điểm kết thúc chiến tranh – 43 tiểu đoàn.

Ngoài ra, vào giai đoạn cuối chiến tranh chống Không quân Mỹ, tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “ Strela-2” cũng được bắt đầu sử dụng. Từ đầu năm 1972 đến tháng 01/1973, các chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã dùng “Strela-2” bắn hạ 29 máy bay Mỹ (01 F-4, 07 O-1, 03 O-2, 04 OV-10, 09 A-1, 04 A-37) và 14 máy bay lên thẳng ( 01 CH-47, 04 AH-1, 09 UH-1).

Ngoài các chiến sỹ tên lửa phòng không Liên Xô, đặc nhiệm GRU (Tổng cục Tình báo quân sự Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên Xô-ND) cũng tham gia chiến đấu tại Việt Nam, tuy không được công bố công khai nhưng cũng không ai giấu diếm thái quá.

Ví dụ, tháng 5/1968 một nhóm đặc nhiệm GRU gồm 9 người đã tấn công một căn cứ bí mật của Mỹ trên lãnh thổ Campuchia có biệt danh “Flying John” được sử dụng để tung các nhóm gián điệp- biệt kích vào Bắc Việt Nam và cứu các phi công của các máy bay Mỹ bị bắn hạ.

Trong căn cứ này có gần 20 máy bay lên thẳng, trong đó có 04 chiếc máy bay lên thẳng tấn công mới nhất thời kỳ đó là “ SuperCobra”. Tuy bị hy sinh 03 người, nhưng đặc nhiệm GRU đã đưa được 01 chiếc “Super Cobra” về Bắc Việt Nam, phá hủy hoặc phá hỏng những chiếc còn lại, giết và làm bị thương 15 quân nhân Mỹ. Còn bao nhiêu chiến dịch như vậy, rất khó xác định.

Con số tổn thất trong tác chiến của Các lực lượng vũ trang Liên Xô trên lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1974 được công nhận chính thức là 13 người.

Nhưng tất nhiên, chính người Việt Nam mới là người giành chiến thắng trong chiến tranh. Giai đoạn bước ngoặt của cuộc chiến có lẽ là năm 1968. Lần đầu tiên trong lịch sử người ta mới “ngộ” ra rằng, những hình ảnh trên truyền hình về chiến tranh có khi còn quan trọng hơn cả chính chiến tranh.



Ngày 30/01/1968, 84.000 du kích Nam Việt Nam và các chiến sỹ Bắc Việt đã bắt đầu cuộc Tổng tấn công “Tết Mậu thân”, công kích mãnh liệt 36 trong 43 tỉnh lỵ Nam Việt Nam. Các chiến sĩ cộng sản đã chiếm cố đô Huế, những trận chiến ác liệt diễn ra ngay trên các đường phố Sài gòn.

Toàn nước Mỹ được tận mắt chứng kiến những hình ảnh này trên màn hình TV ngay trong nhà của mình. Và đến lúc này thì không ai và không cái gì có thể thuyết phục được người dân Mỹ nữa – mọi công dân Mỹ đã hiểu rằng người Mỹ đã thua và cần phải nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến.

Đến đầu năm 1968 thì lực lượng của Quân đội Mỹ, Quân đội Việt Nam Cộng hòa, Quân đội Úc, Quân đội Nam Hàn đang có tại Nam Việt Nam là 17 sư đoàn bộ binh, 02 sư đoàn lính thủy đánh bộ, 02 sư đoàn kỵ binh (đường không) – tổng cộng 1,4 triệu tay súng (trong đó có hơn nửa triệu quân Mỹ- chính xác hơn là 550.000 ), 500 xe tăng, 4.500 khẩu pháo, 4.100 máy bay và máy bay lên thẳng.

Chiến dịch Mậu Thân này đã làm suy yếu rất mạnh tiềm lực tác chiến của những người cộng sản. Nhưng bản thân một cuộc tấn công quy mô lớn như vậy (vào các đô thị lớn –ND) cũng làm cho tâm lý –tinh thần của người Mỹ suy sụp không kém.

Không những thế, một nhóm (đại đội-ND) binh sỹ Mỹ của sư đoàn bộ binh số 23 dưới sự chỉ huy của trung úy Calley đã thảm sát dân thường tại làng Mỹ Lai (Sơn Mỹ- nổi tiếng toàn thế giới với cái tên này). Quân nhân Mỹ đã sát hạt toàn những người dân thường vô tội.

Các quân nhân của quân đội chính quy (Mỹ-ND) không có kinh nghiệm tác chiến chống du kích, hơn nữa là chống lại một đối phương cực kỳ thông minh và cũng cực kỳ cứng rắn như những người du kích cộng sản Việt Nam, – họ (những người du kích -ND) chiến đấu trong những điều kiện tự nhiên, khí hậu địa hình quen thuộc (của họ) nhưng lại hoàn toàn xa lạ đối với quân Mỹ.

Vụ thảm sát Sơn Mỹ đã tạo ra những sự thay đổi lớn trong Các lực lượng vũ trang Mỹ . Lầu Năm góc buộc phải ra một sắc lệnh yêu cầu các quân nhân Mỹ phải tuyệt đối tuân thủ các chuẩn mực của luật chiến tranh. Nhưng điều đó đã quá muộn. Uy tín của Quân đội Mỹ đã sụp đổ trong con mắt của toàn thế giới và ngay chính cả trong nhân dân Mỹ.

Nhưng vấn đề chính của người Mỹ lúc này không chỉ còn là sự xâm nhập của lính Bắc Việt vào Miền Nam mà còn là sự tha hóa ngay từ bên trong. Cũng chỉ trong năm 1969, 37 sỹ quan và hạ sỹ quan Mỹ đã bị chính các binh sỹ dưới quyền bắn (giết) chết.

Trước đây trong Quân đội Mỹ chưa từng có trường hợp nào như vậy. Còn ngay trong lòng nước Mỹ thì hiện tượng lính quân dịch (nghĩa vụ- ND) đào ngũ và các hoạt động phản chiến của nhân dân Mỹ đã trở thành một phong trào không thế nào ngăn chặn được.

Cuộc chiến tranh thông tin đã thất bại hoàn toàn (đối với Chính quyền Mỹ) và chính vì thế mà những thắng lợi quân sự (trong năm 1969) đã không còn một chút ý nghĩa nào.

Chính quyền Mỹ nhận thức được rằng trong một đất nước “dân chủ” thì không thể sử dụng một đội quân “nghĩa vụ” để tiến hành một cuộc chiến tranh mà dư luận xã hội (của đất nước đó-ND) không thể chấp nhận (cuộc chiến tranh đó-ND).

Đây là lý do vì sao mà ngay sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, Chính quyền Mỹ đã bãi bỏ chế độ quân dịch và xây dựng Quân đội chuyên nghiệp.

Những thử nghiệm trong hơn 50 năm qua cho thấy (ví dụ gần đây nhất là Iraq và Pakistan) là một quân đội đánh thuê (chuyên nghiệp-ND) không thể tiến hành chiến tranh, nếu như không được dư luận xã hội của nước mình chấp nhận (cuộc chiến tranh đó- ND).

Có nghĩa là nếu như một đất nước nào đó có dân chủ thì đất nước đó chỉ có thể tiến hành một kiểu chiến tranh duy nhất – đó là một cuộc chiến tranh phòng thủ chính nghĩa (hoặc là không có một cuộc chiến tranh nào).

Nếu như chính phủ muốn tiến hành một cuộc chiến tranh kiểu khác thì họ buộc phải lựa chọn giữa chiến tranh hoặc dân chủ hoặc là phải học được cách đánh nhau mà không có tổn thất (đây là tư duy của tác giả – ông là người rất phản đối thành lập một đội quân chuyên nghiệp-ND).

Trong các năm 1970 -1971, người Mỹ đã tiến hành các đợt đột kích sang lãnh thổ Lào và Campuchia nhằm cắt đứt tuyến chi viện từ Bắc vào Nam. Cuộc tấn công vào Campuchia mang lại một số kết quả hạn chế, nhưng vụ can thiệp vào Lào đã thất bại thảm hại. Sau các sự kiện đó, Hà nội quyết định là phải giải quyết dứt điểm vấn đề.

Ngày 31/3/1972, một đội quân Bắc Việt Nam quân số không ít hơn 40.000 người và 400 xe tăng – thiết giáp đã tấn công Nam Việt Nam.

Đây thực sự là một cuộc chiến tranh cổ điển điển hình giữa các quân đội chính quy. Sau nhiều trận giao tranh ác liệt, Lực lượng cộng sản đã chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Bắc Nam Việt Nam nhưng cũng chịu tổn thất nặng. Đến nỗi mà thời điểm mà Hà nội lên kế hoạch “Tổng tiến công” được xác định là vào tận năm 1976 (tức 4 năm sau đó).

Nhưng trên thực tế, những người cộng sản Việt Nam đã đạt những điều mình muốn (qua đợt tấn công này-ND), Mỹ buộc phải quyết định rút hoàn toàn lính Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên trước khi (ra khỏi nhà) rút người Mỹ cũng đã đóng sập cửa rất mạnh bằng cách tiến hành một đợt không kích ồ ạt chống lại Bắc Việt Nam (chiến dịch “Linebacker-2”) và tự tuyên bố là đã chiến thắng để giữ thể diện.

Trong chiến dịch này Mỹ đã ném xuống Bắc Việt Nam gần 50.000 tấn bom, phá hủy 1.600 công trình. Nhưng cũng trong chiến dịch này Không quân Việt Nam, tuy mất 03 chiếc MiG-2 1 những đã hạ 02 B-52, 04 F-4, 01 RA-5C.

Các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 đã bắn hạ, theo các số liệu khác nhau là từ 15 đến 32 B-52, 02 F-111, 02 F-4 trong khi chịu tổn thất là 01 tiểu đoàn (tên lửa phòng không S-75). Có lẽ vì thế mà cái gọi “ chiến thắng” mà Mỹ tự nhận trong chiến dịch này hoàn toàn không thuyết phục một chút nào.

Đầu năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã phải trả giá bằng 58.169 binh sỹ và sỹ quan thiệt mạng hoặc mất tích, hơn 200 xe tăng, 3.700 máy bay, 4.800 máy bay lên thẳng, hàng trăm tỷ đô la “cuốn theo chiều gió” và một cú sốc tâm lý cực mạnh.

Người Mỹ rút đi nhưng để lại cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa một khối lượng vũ khí khổng lồ.

Quân đội Nam Việt Nam về mặt hình thức đã là một trong những quân đội mạnh nhất trên thế giới (nếu tính về số lượng máy bay chiến đấu thì Quân đội này đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Quân đội Mỹ và Quân đội Liên Xô) và hơn Quân đội Bắc Việt Nam nhiều lần nếu tính về quân số và vũ khí- trang bị kỹ thuật. Nhưng điều đó đã không còn ý nghĩa gì nữa.

Số phận Chính quyền Nam Việt Nam đã được định đoạt, và có lẽ những người (cầm quyền) ở Sài gòn có khi còn hiểu rõ hơn là ở Hà Nội. (Những người cầm quyền) ở Sài Gòn hiểu rằng người Mỹ sẽ không bao giờ quay trở lại và chỉ còn chờ ngày kết thúc. Yếu tố tâm lý tỏ ra quan trọng hơn nhiều so với số lượng và chất lượng vũ khí.

Nhờ có các căn cứ ở Lào và Campuchia mà quân Bắc Việt có thể tấn công lãnh thổ Nam Việt Nam đồng thời trên toàn bộ tuyến biên giới (với hai nước này).

Tháng 3/1975, khi Khi quân Bắc Việt tấn công Tây Nguyên, Sài Gòn cho rằng đây là một cuộc tổng tấn công nhằm chia cắt Nam Việt Nam thành hai phần. Vì thế họ đã tập trung lực lượng quanh thủ đô (Sài Gòn), gần như tự nguyện nhường toàn bộ phía Bắc (Nam Việt Nam-ND) cho lực lượng cộng sản.

Nhưng bất hạnh (đối với Chính quyền Sài Gòn –ND ) là ở chỗ chính khu vực phía Bắc (Nam Việt Nam-ND) lại là nơi tập trung những lực lượng tinh nhuệ nhất của Quân đôi Sài Gòn. Cuộc “di tản” các lực lượng này đã nhanh chóng biến thành một cuộc tháo chạy hỗn loạn.

Nắm được thời cơ, Hà Nội không còn một chút do dự gì nữa, tất cả các mặt trận đồng loạt tấn công và lúc này thì không ai và không cái gì có thể ngăn cản nổi. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tan rã. Đúng 11 giờ trưa ngày 30/4/1975, lá cờ có ngôi sao vàng được kéo lên trên đỉnh nóc Dinh tổng thống ở Sài Gòn.

Xét tổng thể, nếu tính từ góc độ những hệ quả địa chiến lược và tầm ảnh hưởng đối với nghệ thuật quân sự (thế giới-ND) thì cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ đứng sau hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX (Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai-ND).

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc thì hình thái chiến tranh cổ điển này càng lùi sâu vào quá khứ. Thay thế hình thái chiến tranh này (chiến tranh cổ điển-ND) là cuộc chiến tranh công nghệ cao và phương án đáp trả phi đối xứng đối với nó (công nghệ cao-ND) là các cuộc chiến tranh nổi dậy (du kích-khủng bố)

Ngoài ra, chiến tranh thông tin ngày càng có ý nghĩa quan trọng, đôi khi còn thay thế hoàn toàn các hình thái chiến tranh khác.

Lê Hùng (lược dịch)

29/5/17

Bài học về sự ngu...



Ông tổng thống lập quốc đầu tiên của nước Mỹ George Washinton (1732 - 1799) hồi còn thiếu thời có khuôn mặt trông rất đần độn. Làm một tên hầu rượu nơi quán rượu của người cha, ông bất đắc dĩ trở thành một tên hề ngu ngốc cho các khách hàng say khướt của quán rượu. Các tay bợm nhậu công khai cười nói về một thằng đần con lão chủ quán. Liên tục là tiếng các khách hàng hét lên để thử điều đó.



- Này. Goerge. Tao cho mày một món quà đây. Tao có một đồng 10 xu, và một đồng 5 xu trước mặt mày. Mày chọn lấy một trong số đó và nó sẽ là của mày. 

- Tôi lấy đồng 5 xu. Thằng đần Goerge trả lời và lấy đồng 5 xu trước mắt kinh ngạc của bao khách uống rượu.

"Đâu, đâu cho tôi thử xem sao ? Những khách hàng khác kinh ngạc nhìn thằng Goerge rồi cũng đặt những đồng đô la ra bàn. 

- Tao có đồng 1 đôla đây, và một đồng nửa đôla. Mày chọn lấy đồng nào thì đó cũng là đồng tiền của mày. 

- Tôi lấy đồng nửa đô la. Goerge đần độn cười nói và cất đi đồng nửa đô la. 

Buổi tối, cha của Goerge ngồi tính sổ và thấy khoái chí quá nhưng cũng tiếc đứt ruột vì sự chọn lựa ngu ngốc của con mình. Nhưng cậu Goerge đã cho cha biết thế nào là sự ngu hay khôn ở trên đời. 

- Con có thể chọn đồng 1 đô la thay vì chọn đồng nửa đô la nhưng thế là hết, sẽ không còn ai thử xem con có ngu hay khôn. Bởi thiên hạ bỏ tiền ra để xem cái ngu của con, và nếu thấy con cũng bình thường, thì chẳng ai bỏ ra cắc nào nữa. Vậy thì tại sao con không cho họ thấy cái ngu của mình, tại sao không cho họ thấy con là một thằng ngu đúng nghĩa khi chỉ biết chọn lấy những đồng tiền giá trị nhỏ. Bù lại thì con được hưởng dài dài những đồng tiền mà họ bỏ ra để xem cái ngu của mình. 

Và thế giới này thì biết được ai là kẻ ngu...

Mai Tú Ân

Tội nghiệp cho những kẻ tự chặt chân mình...



Miền Bắc hay miền Nam thì đều là vùng đất, vùng nước không thể tách rời khỏi đất nước của người Việt Nam. Người miền Bắc, người miền Trung hay người miền Nam thì đều là con cái của của dân tộc Việt Nam chúng ta cả. 


Bởi đó là một lý lẽ bình thường trong một chân lý đơn giản của cuộc sống. Con người phải sinh ra từ nguồn cội và phát triển dựa trên những gì ở trong đó. Dù tốt, dù xấu dù muốn hay không thì cái sản phẩm đó được hiện ra như nó vốn có...

Đó là một chân lý bình thường và giản dị từ bao đời nay rồi, và cuộc sống cứ thế diễn ra yên bình với các gia đình dòng tộc ông bà, cha mẹ, con cái người miền Bắc - Trung - Nam. Bắc - Nam. Bắc - Trung. Trung - Bắc, Nam - Trung... Ấy vậy mà có những người mắc bệnh dở hơi, uống nhầm thuốc hoài nên cứ thành ngu. Họ chứng minh rằng vùng miền của quê quán họ là quyết định tinh thần đấu tranh của họ. Trong khi tinh thần và nghị lực của một con người khi dấn thân mới là điều đáng kể, chứ vùng miền quê quán của mình chẳng có nghĩa lý bao nhiêu. 

Ở đâu cũng có thằng hèn, 
Ở đâu cũng có anh hùng đáng khen...

Ấy thế mà có một số người đã hành động cực kỳ ngớ ngẩn, láo toét và chẳng giống ai khi đem nhưng cái tốt xấu này, cái hay dở kia để gán ghép, cắt gọt cho vừa tầm rồi phát triển lên...Chả buồn kể những công việc trời ơi đất hỡi mà họ đã làm. Có thể vì cảm tình riêng, có thể vì chưa hiểu biết hết nên người ta đã đặt hết tình cảm vào cái gì đó chưa rõ ràng. Nhưng đánh gía những người miền Bắc, người Trung là chỉ biết hoạt động bày đàn, lợi dụng quen biết để to tiếng lấn tới thì thật là tào lao. Và còn nhiều cái nữa, chẳng hạn như nhận xét người Bắc đấu tranh dân chủ sở dĩ phải tỏ ra can đảm chẳng qua là để tránh cái tiếng là tự tị...

Thật chán quá cái kiểu suy luận như thế. Tầm nhìn đã hạn hẹp rồi mà đánh giá con người kiểu như đếm của trong lỗ như thế, rồi thì nhận xét đánh giá con người theo sổ gia phả, thời phong kiến hay lý lịch thời CS nhìn vùng sanh biết được tính cách con người, thì chứng tỏ chúng ta đang mắc chứng bệnh loạn quê hương xứ sở. Bệnh chẳng biết quê hương ở nơi mô, và thuốc chữa trị bệnh này thì chỉ có vác dép đi theo học hỏi ở những người đã dấn thân mà thôi. Cứ còn cái kiểu đánh vớ đánh vẩn, đánh cả vào với người đồng chiến tuyến của mình rồi đến lúc cần nhìn lại thì thấy mình đã tự chặt mất chân của mình rồi.

Và trong số những người dấn thân đang phải trả giá trong các nhà tù CS thì có đến 90% là người Bắc đấy. 

Mai Tú Ân

28/5/17

Đại ca Người Buôn Gió và lệnh hành quyết mang tên "Phan Hùng Sơn"



Đi cày về chưa kịp cho em trâu vào chuồng thì cục gạch của MTA réo inh ỏi. Đó là điện thoại của đại ca Người Buôn Gió và mệnh lệnh gửi cho đệ tử MTA. Nhưng trước hết xin giới thiệu về đại ca Người Buôn Gió, lãnh đạo tối cao của băng nhóm Người Buôn Gió, Paris, Pháp. 



Theo Bách Khoa Toàn Thư Thế Giới thì Người Buôn Gió tên thật là Người Buôn Gió. Tên thường gọi là Người Buôn Gió nên cũng thường gọi là Người Buôn Gió. Băng nhóm giang hồ khét tiếng Người Buôn Gió này của anh đóng ở Paris, Pháp, chuyên xuất nhập cảnh gió và đóng đồ để gửi gió cho mây ngàn bay, cũng có tên là băng Người Buôn Gió, do chính Người Buôn Gió lãnh đạo. Và đây là nguyên văn bức điện mà đại ca Người Buôn Gió đã gửi về cho MTA với mệnh lệnh rất rõ ràng. 

- Tên Trần Hùng Sơn là thợ hồ, chuyên giang nắng, lại cóc nhảy bàn độc, té nước theo mưa tự xưng là giang hồ làm mất mặt những giang hồ chân chính của đất Sài Ghềnh. Nó tổ chức hành hung chị Mỹ Hạnh, tội đánh phụ nữ. Mà lại đánh một nữ chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ tự do nữa thì tội hắn không thể nào tha...

- Tên Trần Hùng Sơn to gan, dám mó J. ngựa, tức là thách thức quyền lực của anh Gió ở đất Sài Ghềnh, muốn mó J. của anh Gió để thử tài J. to cao, thấp lùn, béo gầy, đen trắng đủ cả...Được, thích thì anh Gió sẽ chiều. Nhưng có điều anh hiện không ở Việt Nam. Văn phòng anh đang hoạt động ở Châu Âu thì làm sao cho thằng oắt con Trần Hùng Sơn cùng băng nhóm của nó coi hàng để so sánh cho tâm phục khẩu phục được. Anh đang suy nghĩ để tìm ra hướng trừng trị thằng oắt con này cho nó biết thế nào là sự đoàn kết của những người đấu tranh dân chủ của chúng ta. Hơn nữa không xử nó sớm thì các băng khác sẽ lợi dụng để xử nó trước mất. Cần phải cho những bọn giòi bọ kiểu Trần Hùhng Sơn hiểu rằng, đừng mong mó J. ngựa của những người như đấu tranh dân chủ. 

Đang loay hoay tính toán thì bỗng như sét chỉ ngang tai. Nhớ lại thời gian đi chơi bời với chú em MTA, anh Gió đã để ý, và đã nhìn thấy tất cả. Té ra J. của chú MTA là giống hệt với J. của anh Gió hơn cả. Không những chỉ giống về ngoại hình bên ngoài, mà còn giống cả ở kích thước bên trong. Lúc cương lúc nhu, lúc giời đất giao hoà, vũ trụ bắt gà, đại bàng tung cánh, tiếng nhạc vàng réo rắt :

Đàn kêu tích tịch tình tang,
Ai đem công chúa từ hang lên giường...

Nên anh quyết định cử chú MTA đi thay anh Gió, mang chuông của chú đại diện cho anh Gió đi đánh xứ nhà, cho những con tép riu đó thấy thế nào là phong độ của người quân tử. Hàng tuyển chọn, hàng chất lượng Việt Nam cực cao của anh em mình sẽ lừng lững tiến vào thành phố giữa tiếng reo hò cùng những giọt nước mắt nghẹn ngào mừng vui vang lừng của người dân

Hiên ngang bước vào đấu trường toàn những súng pháo nhỏ to và minh chứng cho kẻ thù thấy rằng, dù là những người đấu tranh dân chủ ôn hoà nhưng kho súng pháo của chúng ta luôn là tốt nhất, được chăm sóc kỹ lưỡng nhất và rực lửa căm hờn nhất. Với một đội ngũ của những quân nhân chuyên nghiệp cùng với những nòng súng luôn vươn lên trời cao, chúng ta sẵn sàng bảo vệ các lady của chúng ta bằng những nòng súng căm thù luôn chĩa thẳng vào đầu quân địch. Chú MTA hãy đem oai danh hàng của anh Gió, qua đại diện là hàng của chú MTA khủng đến cỡ nào và tràn ngập hàng ở Sài Gòn để những con lợn như tên Phan Hùng Sơn phải trắng mắt, để nó tâm phục khẩu phục mà qùi xuống quy hàng. Nay anh ra lệnh cho chú MTA...

Tin nhắn của đại ca Gió đã hết rồi mà MTA vẫn đứng chết đứng.  Bỏ mẹ rồi đại ca Người Buôn Gió ơi. Chẳng thà đại ca bảo em bắt thằng giang hồ đểu đó về trị tội gà, hay luộc nó xé phay hay chặt thành nguyên con rồi đưac nó lên bàn thờ nhà nó rồi để cho chị Mỹ Hạnh tè lên đó cũng được. Chớ bảo đi so hàng với thằng Trần Hùng Sơn thì em sợ lắm. Nó là giang hồ đểu với đại ca nhưng vưỡn là giang hồ thật trước mắt em. Vì MTA là giang hồ những là giang hồ :"Nghe thấy tiếng cơm sôi cũng nhớ vợ"

Anh Gió ơi, nhỡ lúc bảo cùng móc hàng ra để phân định cao thấp, đệ tử móc cho nó coi hàng của mình, tức là cho nó thấyt đại bàng của tung cánh thì thằng giang hồ ấy nó liền cho thấy một đường lả lướt của lưỡi lam thôi, thì hỏng hết cả. Đại bàng của MTA sẽ rủ xuống như con se sẻ bị trấn nước, thì oai danh của cả đại ca lẫn đệ tử còn chi nữa.

Lệnh hành quyết mang tên Trần Hùng Sơn của đại ca Người Buôn Gió vẫn phải thi hành đến cùng để giữ nghiêm lệnh nhưng sẽ chuyển sang phương án khác...

Mai Tú Ân

26/5/17

Đối thoại - Nếu còn có ngày mai...



Hiện nay đang có sự nhộn nhịp nhất định trong phong trào đấu tranh dân chủ qua sự kiện rằng chính quyền hiện tại đã tuyên bố, mà không biết tuyên bố ở mô, thời gian nào, rằng chính quyền không sợ đối thoại, chấp nhận đối thoại với các thành phần nhân sĩ bất đồng chính kiến. Lời phảt ra từ một nguồn có giá trị. Đó là ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban tuyên giáo trung ương...



Trước hết để bàn góp đến vụ việc này thì ta phải mạnh dạn bỏ đi những cái râu ria, tiểu tiết hoặc gán ghép này nọ thì ta mới có thể phát triển tiếp đề tài được. Cứ cho rằng tất cả đều là sự thực và lời đề nghị đối thoại của chính quyền đang được đặt trên bàn của người lãnh đạo dân chủ. Câu trả lời sẽ là sao đây ? Dĩ nhiên người viết bài này chỉ là tham gia trên tinh thần đóng góp ý kiến hết mình cho công cuộc chung mà thôi. 

Theo một cuộc đi như thế sẽ rất là mất thời gian, nhiêu khê và đôi khi làm mất lòng người được trao trọng trách. Nào là người đó ở đâu, nhóm XHDS nào, có trách nhiệm không ? Và nếu đối thoại thì đối thoại về vấn đề gì, đưa đến giải quyết vấn đề gì ? Mệt vô cùng và vô ích vô cùng. Bởi lẽ trong nhiều cái rắc rối tự mang cho mình thì những người đi theo con đường cũ thường hay mắc phải. Đó là đây chỉ là một cuộc gặp nhau ra mắt không hơn không kém. Giống như nhà giai nhà gái gặp mặt nhau lần đầu...

Bởi vì có muốn hơn thì cũng chỉ ở mức đó. Đừng đặt nặng về bất cứ vấn đề gì, từ chuyện phái đoàn cho đến chuyện đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp bởi như thế là ngô nghê ấu trĩ và còn là không hiểu biết gì về các trường hợp thương thảo đầu tiên, nếu muốn đi đến sự tiến triển của vấn đề. Chúng ta đến với cuộc họp luôn với suy nghĩ rằng người CS cũng đang thay đổi theo hướng tích cực. Rằng chúng ta đến với tư thế ngẩng cao đầu hôm nay là kết quả đấu tranh không ngừng của chúng ta, rằng sự hy sinh của bao người trahh đấu cùng những người đang cắn răng tranh đấu trong ngục tù chứ không phải ai cho không chúng ta cả, bởi cuộc chiến nào cũng phải có sự trả giá, và có nhiều người của chúng ta đang trả giá từ trong ngục tối bạo quyền. 

Cho dù đây chỉ là một cuộc đối thoại bình thường, hay không có thật thì chúng ta cũng nắm lấy như nắm lấy một cơ hội duy nhất. Ta không cần biết đối phương ra chiêu chác gì, đòn phép ra sao và thực hư thế nào mà chỉ cần bắt tay ngồi được lại với nhau. Tại sao ta không nhân cơ hội này siết chặt lại hàng ngũ, đâu ra đó với lại ban bệ rõ ràng. Không làm lần này thì làm lần sau, lần sau nữa. Công khai lên như thế thì ta còn có lợi là chính thức ra mắt được một nhóm lãnh đạo uy tín được cả cộng đồng uỷ quyền. Tất nhiên là những nhân vật đó thì đều đã có sự công nhận uy tín rồi, nay họ chỉ chính thức thay mặt xứng đáng hơn mà thôi. 

Tôi tán thành việc ông Trương Duy Nhất khi ông đề nghị công khai rằng chính quyền có thể đối thoại qua chính ông ta. Một hành động kỳ lạ nhưng đúng hoàn toàn trong bối cảnh chung quá lịch sự như hiện nay. 

Nếu tiến trình diễn tiến tốt thì cần phải coi đây là một cơ hội lich sử. Phải thu xếp quyết tâm, rút gọn các nguyên tắc cũng như cởi mở hay trung dung hoá mọi vấn đề trong hành trang mà người lãnh sứ mạng tiên phong này mang đến phòng họp. Hãy nhớ rằng họ đang là đại diện cho tất cả những ý kiến bất đồng chính kiến của người dân Việt Nam chớ không phải chỉ đại diện cho nhóm bất đồng A hay nhóm bất đồng B nào đó. Họ cầm cờ đại diện cho tất cả chớ không phải chỉ cho bất cứ nhóm nào khác... 

Thế nếu đấy chỉ là một màn diễn vì mục đích khác của chính quyền thì sao ? Khả năng này là rất lớn nhưng cũng chẳng hề gì. Phong trào chung dù có bị mang thêm một quả lừa nữa thì cũng chỉ là một quả lừa tiếp theo với bao quả trước. Nó chẳng thêm chút xấu nào ngoài chính những kẻ xấu bị mang thêm tiếng xấu...

Cho dù thành hay bại thì việc đẩy mạnh tiến trình đối thoại luôn là một thành công cho phong trào. Đây là một cơ hội rất nhỏ nhoi cho phong trào đấu tranh dân chủ nhưng lại là cơ hội thực sự không thể bỏ qua. Đây không phải lúc để trả lời những câu hỏi không thể trả lời và cũng không cần phải trả lời của những người đa nghi hay thù hận, mù quáng. Những người như vậy thì nhiều lắm và những vấn đề của họ đưa ra vào lúc này thì chỉ có tăng lên chứ không thể giảm đi những mâu thuẫn. Những người đó có quyền đưa ra các chính kiến của họ một cách tự do, nhưng không phải vào lúc này. Có thể có một mùa Xuân hy vọng mới sẽ đến với dân tộc này, có thể không nên hãy cho nó thêm một cơ hội, một cơ hội nữa, và một cơ hội nữa mà thôi. Bởi cũng như dân tộc, một mùa Xuân tưng bừng sẽ đến như một giấc mơ, hay một hiện thực không bao giờ đến.

Chính vì vậy xin đừng lấy đi những giấc mơ của nó..

Mai Tú Ân

24/5/17

Tấm hình của sự nhục nhã...



Nhìn vào tấm hình dưới ni, mà đa số những nhà văn nhà báo chân chính sẽ không còn muốn nhìn nó thêm nữa, ta sẽ đi vào từng góc cạnh, từng tiêu điểm cụ thể hoặc đặc tả khuôn nét thì tấm hình đang ở trước mặt chúng ta đều dẫn đến cho người xem chúng ta một sự ngượng ngùng tập thể. Mội cell choáng ngợp và bất ngờ mà tác giả đã thình lình lật mặt ra cho thiên hạ nhìn, giống như một tấm màn sân khấu bỗng dưng biến mất và để lộ ra những cái không còn giấu giếm được nữa. 



Sự xuống cấp của xã hội, hay là sự nhục nhã của miếng cơm manh áo, hay sự hài hước hoàn chỉnh cho một vở diễn đặc tả cho cảnh vinh thân phì gia mà mỗi khuôn mặt, mỗi dáng người, mỗi điệu bộ thần thái hay tính ước lệ sân khấu... Tất cả các diễn viên trong tấm hình đều đã "tròn vai", kể cả nhân vật trung tâm nhất thời bấy giờ, Một ánh dương lúc toả sáng nhất. Bí thư thành uỷ Sài Gòn Đinh La Thăng trong một buổi nhổ cỏ không thể nào quên.

Các nhà báo trong tấm hình sẽ thăng giáng theo từng số phận, anh Thăng cũng sẽ giáng xuống đâu đó nhưng tấm hình "Các nhà báo tác nghiệp bí thư thạfnh uỷ Đinh La Thăng đang nhổ cỏ giúp dân" thì còn mãi mãi với thời gian, với dân tộc. Tôi rất muốn nói cho nhẹ bớt nỗi niềm, rằng trong nghiệp vụ báo chí thì đôi khi cũng gặp phải những cảnh dở khóc, dở cười không giống ai như vậy, nhưng than ôi, có cần phải diễn đến mức đỉnh cao chí tuệ như vậy không ? Có cần phải biến mình thành những con khỉ đang hành động như một lũ khỉ trong trò chơi của bầy khỉ ? Và anh Đinh La Thăng, giờ đây không còn làm bí thư Sài Gòn nữa và cũng không còn đi nhổ cỏ như ngày ấy nữa đang nghĩ thế nào về một đám nhà báo đang tác nghiệp sẽ nghĩ thế nào khi cả băng khỉ của báo chí lề phải bò lăn ra chụp hình anh. 

Có hàng trăm điều được dễ dàng nhận thấy trong tấm hình này nhưng có một điều dễ nhận ra nhất. Đó là không có ai đứng thẳng lưng dưới ánh mặt trời. Từ anh Đinh La Thăng oai quyền khét tiếng lúc đó cho đến người phóng viên áo xanh hèn hạ vừa quì vừa xông tới ở góc tấm hình, từ quân đến tướng, từ to đầu đến nhỏ đít, hết thảy đều lom khom uốn cong lưng trong một bộ dạng quen thuộc của loài không xương sống...

Và biến tất cả thành một trò hề nhục nhã và ta chỉ không biết nên khóc ba tiếng hay cười ba tiếng mà thôi...


Mai Tú Ân

23/5/17

Kính phục những con người đang trả giá cho quê hương...



Nhìn danh sách vào bất cứ những Hội, Nhóm yêu nước nào, mà chính quyền coi như phản động thì  ta đều thấy tên tuổi của họ hiện lên rõ ràng và không thể nào quên được. Và đều khiến chúng ta  bàng hoàng ngẩn ngơ...

Đó cũng là những người kỳ tài cho đất nước, những trí thức, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, doanh nhân, bloggerr.... Có tất cả mọi thành phần ưu tú trong xã hội này, và có thể đại diện cho tất cả mọi thành phần ưu tú nhất trong xã hội chúng ta hôm nay đều có mặt trong danh sách những cựu TNLT, TNLT..... Họ bao gồm cả nam lẫn nữ, già hay trẻ, được đào tạo lối khoa bảng XHCN hay thị trường theo Tây phương, hoặc học theo tân học hay cổ học. Họ khác nhau đủ thứ, khác nhau đủ kiểu nhưng có một điểm chung duy nhất. Đó là đều đã bị chế độ này bắt bớ hành hạ bất công...


Đó là những nhà Đông Tây Kim Cổ, hay những nhà triết học thuốc lào. Những vị học thuật cao siêu tóc dài mớ ba, mớ bẩy lấyt cuốn :"Chống Duyring" của F. Enghels, hay lý thuyết vĩ đại nhất trên đời chỉ là "Đốt" (Dottoiskyf). "Chỉ có hai thành phần trong xã hội hiện đại này. Đó là người theo Đốt, và phần còn lại".

Những trí thức của một thời "tờ rát svui chè" (đồng chí) này, mà giờ ở trong nhà vẫn có những món kỷ vật nho nhỏ thời Liên Xô cũ như cái quạt "Tai Voi", cái tivi hiệu "Bêring"... Những trí thức khoa bảng, thời đó được gọi là bọn "Nga Ngố" nhưng lại trong sạch đến từng dấu phẩy, đã kết hợp một cách khiên cưỡng và hoàn toàn bất hợp lý của lãnh đạo rằng, từ đây sẽ xuất tinh qua ống nghiệm những thành phần ưu tú nhất cho chế độ, mà đường dẫn chính là ống tinh : "Made in CNCS". 

Mặc dù hỏng toe hỏng toét với kiểu xuất khẩu trí tuệ này nhưng vì không thể cắt đứt được đầu ra, tức là triệt sản hết đối tượng là các qúi bà đỏ nên cuối cùng người ta vẫn phải dùng phương pháp cũ thảm hại này và mỗi năm lại cho ra lò vài trăm ngàn những kẻ liệt dương về tinh thần mang danh tiến sĩ, giáo sư này và chính những kẻ đó lại báo hại xã hội trầm trọng như hiện n

Không thể nói là kế hoạch triệt sản nửa vời này, với một chút của thuyết ưu sinh Đức Quốc Xã, một chút thyết triệt sinh của Thuyết Đác uyn... này là đã không thành công. Nó đã thành công ở việc hơn 40 năm qua đất nước đã tạo ra một tầng lớp các vị khoa bảng chỉ biết chuyên sâu mà không biết gì khác ngoài sự chuyên sâu. Và chuyên sâu ở vị trí nào, lãnh vực nào hay ngành nghề nào thì chính các vị tiến sĩ, giáo sư của ngành nghề đó cũng không biết. Tất cả đều ngơ ngơ bay là là mặt đất, chạm vào mội nơi, mỗi thứ một chút đủ để phá hoại nó rồi lại tà tà bay đi tìm nạn nhân mới. Một thảm hoạ cho công cuộc 40 năm trồng người khi gjeo xuống đất tốt là những mầm non trong sáng và 40 năm sau thì gặt hái những mầm non già cỗi. Già cỗi nhưng vẫn là những mầm non không bao giờ chịu lớn.

Nhưng...Than ội ! Mọi sự ở trên đời vẫn còn có một chữ Nhưng ấy. Chính cái phần sản phẩm phụ, phế thải hoặc bị loại trừ còn lại đó đã mang đến một điều dường như chỉ có ở phía lẽ phải, ta nhìn thấy những cái tên chỉ có ở phía bên lẽ phải. Và ta chỉ nhìn thấy họ, nghe tên của họ ở nơi mà lẽ ra không bao giờ giành cho họ. Đó là nhà tù của chế độ hiện hành. Và ác nghiệt thay đó cũng là nơi tốt nhất để đào tạo ra những con người tốt nhất.

Như nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Bùi Tín, nhà báo Người Buôn Gió. Nhà văn Thanh Thuỷ (không bị đi tù nhưng bị trục xuất khỏi quê hương). Nhà báo Cù Huy Hà Vũ, nhà báo ĐiếuCày Nguyễn Văn Hải, nhà báo Tạ Phong Tần. Ở trong nước thì không đi tù nhưng cũng trải qua trăm đắng nghìn cay như : ts Nguyễn Quang A, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ls Nguyễn Văn Đài, ls Lê Quốc Quân, ls Lê Công Định, ls Lê Thị Công Nhân, nhà báo Trương Duy Nhất, nhà văn Quechoa Nguyễn Quang Lập, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, bloger AnhBaSam Nguyễn Hữu Vinh, nhà văn Phạm Thành, Nguyễn Thuý Nga, nhà văn Phạm Viết Đào, nhà văn Phạm Đình Trọng, Nguyễn Viện, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Anh Hùng, ts Phạm Chí Dũng, nhà báo Osin Huy Đức, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Nguyễn Đình Bổn, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nguyễn Trung Lĩnh, Bùi Hằng, vợ chồng Thanh Nghiên..v..v..

Còn nhiều, nhiều nữa những cái tên, cái tuổi của những con người mà chỉ khi đất nước cần thì những cái tên đó mới xuất hiện để :"Đáp Lời Sông Núi". Nhưng than ôi, những cái tên đó giờ đây xuất hiện thì chỉ để lập danh sách nhập kho đi tù, để nhận xuất thăm nuôi và để sỉ vả bôi bác như là những tên tội phạm tầm thường nhất....

Tôi xếp những tấm hình của những kẻ dấn thân ấy lại gần nhau trong một buổi sáng mà sắc Xuân đua tràn xứ sở mà một cảm giác buồn mênh mông, man mác và một chút tủi hờn sâu lắng. Không phải buồn tủi chỉ cho tôi, mà cho cả các anh chị đã chấp nhận cho tôi được đồng hành trong cuộc chơi này. Buồn cho cả dân tộc này khi những cái tên tuổi tốt nhất của những người tốt nhất thì chỉ xuất hiện đằng sau song sắt, dưới sự chửi bới, nhục mạ thì đất nước đi về đâu ? Chính quyền đưa những con người tốt nhất để đi tù hay đi đày ải như thế này thì đất nước này đi về đâu ?

Buồn cho các anh chị đã trải qua ngục tù CS, đã dấn thân và hôm nay lại phải dấn thân thêm nữa. Các anh đã ở tù rồi, giờ lại tiếp tục cái công việc để có thể ở tù nữa. Các anh đã trải qua địa ngục trần gian, bị hành hạ, bị giày xéo, bị coi như những con vật bẩn thỉu, và giờ đây khi các anh đã thoát ra được tất cả thì các anh lại cùng chúng tôi lao vào cái nơi tệ hại mà các anh chị đã bị đầy ải đó.

Thời thế thay đổi, và con người cũng thay đổi theo hướng tích cực. Bởi trên đất nước này có những điều sai lầm vẫn dẫn đến những sai lầm. Nhưng lại vẫn là những sai lầm tiếp nối sai lầm, những con đường sai dẫn đến những ngõ rẽ không đúng. Và những con người như các anh chị vẫn luôn đứng trong cuộc chơi không hề riêng tư, không hề cá nhân. Chúng ta chỉ biết bình phẩm chê bai chứ chúng ta không biết trân trọng những thứ giá trị đáng được trân trọng, giá trị của những ngọn cờ. Và một cách nào đấy thì tôi mong mỏi các anh chị hãy nghĩ rằng, công cuộc dấn thân của các anh chị em không bao giờ bị quên lãng. Nó sẽ sống như một bông hoa đẹp đẽ nhất của vườn hoa dân chủ khi nó khoe sắc.

Tôi như nhìn thấy những ánh mắt thảng thốt nhưng không hề bất ngờ, những tia mắt tưởng vô hồn nhưng sắc bén như gươm. Khuôn mặt lạnh lùng nhưng kềm chế đừng phát tác cơn giận dữ của những năm bị oan ức trong ngục tối, bị đầy ải trên sóng gió cuộc đời và nụ cười khinh bỉ cường quyền khi họ treo lủng lẳng trên đầu các anh chị lưỡi gươm cùn của sự hèn hạ...

Chỉ biết tỏ lòng kính phục với những người đã trả giá và đã dấn thân...

Mai Tú Ân

17/5/17

Lời Kêu Gọi Thành Lập Hội Chống Hiểm Hoạ Trung Quốc



LỜI KÊU GỌI !

Kính thưa 97 triệu người Việt Nam đang sinh sống trong nước và ngoài nước!




Hàng ngàn năm nay giặc phương Bắc luôn nuôi dã tâm thôn tính nước Việt Nam ta. Việt Nam ta đã trải qua hai thời kỳ Bắc thuộc với 21 cuộc xâm lăng của giặc phương Bắc. Thật khó tưởng tưởng, có nơi nào trên đất nước Việt Nam ta lại không chất chứa tầng tầng lớp lớp máu xương của người Việt Nam; lại không có sự dày xéo bởi gót chân xâm lược của giặc phương Bắc.

Người Việt Nam ta, có người nào, dòng họ nào lại không có trong máu, trong tim những máu, những nhịp đập chống giặc phương Bắc của cha ông truyền lại. Có người nào, dòng họ nào lại có thể quên giặc phương Bắc là kẻ thù vừa truyền kiếp, vừa trực tiếp, vừa nguy hiểm. Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã khắc cốt ghi tâm: không thể đội trời chung, không bao giờ được phép lơ là mất cảnh giác với giặc phương Bắc. 

Bởi thế, tuy đất nước Việt Nam ta có lúc mạnh lúc yếu, có lúc bị đô hộ, nhưng chưa bao giờ giặc phương Bắc sát nhập được nước Việt Nam ta vào nước Tàu; chưa bao giờ giặc phương Bắc đồng hóa được dân tộc Việt Nam ta thành một dân tộc của giặc phương Bắc.
Nước Việt Nam là của người Việt Nam!

Máu xương của đời đời lớp lớp những người Việt Nam ngã xuống vì giặc phương Bắc, đã hun đúc và tạo nên hồn thiêng sông núi đời đời ở nước Nam ta.

Ngày nay, nước Việt Nam ta đang đứng trước hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 3.

Giặc Tàu đã và đang từng bước xâm chiếm nước ta trong một thế trận bao vây nước ta rộng khắp, từ chính trị đến kinh tế, từ thượng tầng xuống hạ tầng, từ đất liền tới biển đảo bằng các thủ đoạn sử dụng vũ lực quân sự, thủ đoạn ngoại giao, thủ đoạn về đầu tư kinh tế. 

Về chính trị, ngoại giao: chúng dụ dỗ lãnh đạo nước ta phải ký Thỏa thuận Thành Đô năm 1990, ký 15 văn bản Thỏa Thuận và Ghi Nhớ vào đầu năm 2017. Bản chất những Thỏa Thuận và Ghi Nhớ này là các thủ tục để nhập nước Việt Nam ta vào nước Tàu, nước Việt Nam ta sẽ trở thành một tỉnh hay một khu tư trị của nước Tàu vào năm 2020. 

Về Quân sự: Từ năm 1979 đến nay, giặc Tàu đã sử dụng lực lượng vũ trang cướp hàng ngàn km lãnh thổ của Việt Nam ta từ đất liền tới hải đảo.

Về kinh tế: Núp dưới các dự án kinh tế, giặc Tàu đã chiếm lĩnh hàng loạt vị trí xung yếu trên khắp đất nước ta với mục đích phá hoại trật tự an ninh, kinh tế, văn hóa, thải chất độc hại, phá hoại môi trường, sẵn sàng trở thành những đội quân xâm lược cướp, chiếm và tiêu diệt đồng bào Việt Nam ta. 

Đồng thời, lãnh đạo nước Việt Nam ta hiện tại gần như đã mở toang cửa ngõ biên giới, rước giặc Tàu vào nhà, được thể chúng đi lại nghênh ngang, ăn nói hung hăng trên toàn cõi Việt Nam ta như ở chốn không người.

Hiểm hoạ Bắc thuộc đã trở nên nóng bỏng và đã hiện lên rất rõ ràng hơn bao giờ hết. Nòi giống Lạc Hồng và nước Việt Nam ta sẽ bị Hán Tàu tiêu diệt dần dần như chúng tiêu diệt nước Tây Tạng.

Trước tình hình đất nước nguy nan, chúng tôi, một nhóm người Việt Nam yêu nước (gọi chung là Nhóm Kêu Gọi), quyết định ra lời kêu gọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước hội tụ cùng nhau thành lập Hội Chống Hiểm Hoạ Trung Quốc. Hội ra đời sẽ đảm nhận sứ mệnh cung cấp thông tin về hiểm họa mất nước rất cận kề bởi Trung Quốc, góp phần thức tỉnh nhân dân, tập hợp lực lượng thành một mặt trận rộng khắp, sẵn sàng trở thành chiến sĩ chống Tàu Cộng xâm lược, bảo vệ đất nước, cứu nguy dân tộc, chấn hưng đất nước. 

Hỡi liệt tổ, liệt tông nòi giống Lạc Hồng!

Hỡi anh linh các anh hùng, tử sĩ: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, cùng hàng ngàn vạn tướng sĩ, bô lão của trăm họ Đại Việt!

Hỡi hồn thiêng bốn ngàn năm sông núi nước Việt Nam ta!

Xin các vị hãy thức tỉnh, cùng sát cánh bên Hội chúng tôi, để cứu lấy nòi giống Lạc Hồng, cứu non sông đất nước Việt Nam trước hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 3 đã cận kề, đã vang lên trong từng ngõ xóm của mỗi gia đình trong trăm họ con dân nước Việt Nam ta.

Hỡi con dân nước Việt Nam! 

Chúng ta hãy nhớ trong máu của chúng ta có “Sát thát” của Hội nghị Diên Hồng; có ý chí: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” của danh tướng Trần Bình Trọng; có ý chí “Bệ hạ muốn đầu hàng xin hãy chém đầu thần trước đã” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; có ý chí “Đánh cho chúng để đen răng, dài tóc. Đánh cho chúng biết nước Nam anh hùng luôn có chủ” của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, để ta chấn hưng niềm tự hào, lòng kiêu hãnh và dũng khí chống Trung Quốc xâm lược của cha ông truyền lại. 

Mất nước, mất dân tộc là mất tất cả! Chúng ta hãy sẵn sàng đem của cải và tính mạng của mình để bảo vệ nòi giống Lạc Hồng, bảo vệ non sông đất nước Việt Nam ta.

Nước Việt Nam là của người Việt Nam. “Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác”. 

Kẻ mang dã tâm xâm lược và bán nước, nhất định bọn bay sẽ bị đánh tơi bời, bị thất bại thảm hại!


NHỮNG NGƯỜI RA LỜI KÊU GỌI 

1. Nhà văn Mai Tú Ân

2. Nhà báo, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình

3. Nhà báo độc lập, kỹ sư công nghiệp Lê Dũng

4. Thầy giáo, doanh nhân Nguyễn Tiến Dân

5. Nhà báo, cựu tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng

6. Thầy giáo, cựu tù nhân chính trị Vũ Văn Hùng

7. Nhà văn, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa

8. Giảng viên Đào Thu Huệ

9. Doanh nhân Lại Tiến Sơn

10. Doanh nhân Nguyễn Sơn

11. Kỹ sư kinh tế, nhà báo tự do Phạm Thanh Sơn

12. Nhà văn, nhà báo Phạm Thành

13. Kỹ sư xây dựng Nguyễn Hà Thanh

II. TIẾN TỚI THÀNH LẬP HỘI CHỐNG HIỂM HỌA TRUNG QUỐC 

A. Nội Dung Hoạt Động Của Nhóm

Nhóm Kêu Gọi đã tiến hành lập trang blog mang tên: Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc tại địa chỉ www.chongbacthuoc.blogspot.com và email là chongtau2017@gmail.com. Trang blog là công cụ chủ yếu để Nhóm thực hiện những nội dung hoạt động của Nhóm, bao gồm:

A.1- Thông tin sâu rộng đến toàn thể nhân dân về hiểm họa Trung Quốc tại Việt Nam. Đó là những âm mưu thôn tính, sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc trong tương lai gần; cài cắm, khống chế người ở tất cả các cấp độ trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam; chèn ép, lấn chiếm lãnh hải, lãnh thổ; đầu tư ở những vị trí hiểm yếu về an ninh, quốc phòng trên khắp mọi miền Tổ quốc; các dự án gây ô nhiễm môi trường, đầu độc nguồn nước; dùng hàng hóa giá rẻ, hàng giả, độc hại bóp chết hàng hóa Việt Nam, hủy hoại an toàn thực phẩm, và những âm mưu xâm chiếm khác với Việt Nam.

A.2 - Chủ động phát hiện và kêu gọi mọi người dân phát hiện các văn bản, thỏa thuận, chính sách ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như các địa phương hai nước, đưa tới thiệt hại cho đất nước Việt Nam. Phát hiện các dự án, các doanh nghiệp, chủ kinh doanh Trung Quốc vi phạm pháp luật Việt Nam trên các lĩnh vực. Phát hiện và lên án những biểu hiện, những hình thức thay thế văn hóa Việt bằng văn hóa Trung Quốc trên mọi lĩnh vực đời sống. Kêu gọi người dân Việt Nam khắp nơi cung cấp thông tin cho Nhóm về tình hình Trung Quốc tại Việt Nam và ở các nước khác, đặc biệt là ở các nước lân cận.

A.3 - Lên án, tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tay, thỏa thuận, nhượng bộ dẫn đến sự thôn tính, lấn chiếm, chèn ép mọi mặt của Trung Quốc đối với Việt Nam.

A.4 - Vận động nhân dân không sử dụng những hàng hóa Trung Quốc độc hại, hàng giả, hàng kém chất lượng. Vận động người dân Việt dùng hàng Việt Nam.

A.5 - Vận động những người đấu tranh, những người quan tâm đến sự tồn vong của đất nước hăng hái hoạt động, tích cực tham gia thành lập Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc, trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước.

B. Thủ Tục Đăng Ký Làm Thành Viên Sáng Lập Hội.

B.1 - Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc là một Hội hoạt động công khai.

B.2 - Mọi người Việt Nam ở trong nước, ngoài nước đều có thể đăng ký tham gia Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc trên tinh thần tự nguyện. Người đăng ký tham gia Hội cần tự giới thiệu về mình: Họ tên, nghề nghiệp, nơi cư trú, năm sinh và gửi vào email của Nhóm Kêu Gọi. Nhóm Kêu Gọi sẽ tiến hành xem xét và chính thức công nhận người đăng ký tham gia, đồng thời đăng danh tính người đăng ký tham gia trên blog và fb: Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc.

B.3 - Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc sẽ chính thức thành lập khi có đủ 500 người đăng ký tham gia thành lập Hội.

B.4 - Khi có đủ 500 người đăng ký tham gia, Nhóm Kêu Gọi sẽ ra tuyên bố chính thức thành lập Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc. Năm trăm người đầu tiên tham gia đăng ký sẽ là những thành viên sáng lập Hội. 

B.5 - Thông qua mạng, Hội sẽ tiến hành bầu Ban lãnh đạo, gồm một chủ tịch và nhiều phó chủ tịch. Ban lãnh đạo sẽ quyết định thành lập các ban và bổ nhiệm các trưởng phó ban và các chi hội trưởng, chi hội phó ở cơ sở trong nước và nước ngoài; soạn và ban hành Điều lệ họat động của Hội.

B.6 - Khi có ban lãnh đạo chính thức của Hội, Nhóm Kêu Gọi sẽ ra thông báo tự giải tán Nhóm. 

Các thành viên của Nhóm đã thông qua, tán thành với Lời Kêu Gọi cùng những nội dung liên quan đến hoạt động và việc thành lập Hội như trên. 

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2017.

C. Những Người Đã Ghi Tên Thành Lập Hội: 

1. Nhà báo Phạm Bá Hải

2. Nhà báo Trần Quang Thành

3. Thầy giáo Lê Trường Thanh

4. Doanh nhân, cựu Tù nhân chính trị Nguyễn Trung Lĩnh

5. Nhà báo tự do Phạm Phú Thứ.

Mai Tú Ân

16/5/17

Các nhà báo bưng bô bị vụ Đinh La Thăng khiến cho thiêt hại nặng về tiền bạc.




Ấy là công sức của các anh chị gian nan, vất vả, diễn tuồng bưng bô trong show anh Đinh La Thăng về ngoại thành giúp bà con nông dân nhổ cỏ. Lúc ấy anh Thăng mới ngồi vào cái ghế Bí Thư Thành Uỷ TP. HCM vượng khí cao ngất trời, tam tinh bốc hoả chả mấy nữa không là Tổng Bí Thư thì cũng Chủ Tich Nước trong tương lai gần.



Cơ hội ngàn năm của những người làm báo lề phải nhưng lại thích bưng bô lẫn nâng bi nên nhất tề xông tới, chen vai thích cánh để đưa máy chụp hình, máy quay phim chớp loè ánh sáng cảnh Tân bí thư Đinh La Thăng đang nhổ cỏ (hình). Anh nhà báo khom lưng ở trên nhấp nhấp chụp, chị phóng viên ở dưới banh càng quay quay phim. Vòng dưới sụp hàng chụp, vòng trên ưỡn ưỡn nhấp nhô quay. Lại có anh lẻn vào qua hàng như ăn trộm chụp rồi chạy. Ai nấy đều tung tăng hồ hởi vừa chụp vừa quay. Chụp hình anh Thăng thì ít mà mong mình được anh Thăng "chụp" hình lại mình, để thấy được cảnh lăn lê bò toài của mình mà nhớ không quên công khuyển mã...

Ấy thế mà đánh đùng một cái, công ai cũng thành công cốc, công dã tràng xe cát khi anh Đinh La Thăng ngồi chưa được năm đã thình lình động mả, không thăng mà lại là giáng. Anh Thăng đang từ vị trí cận cửu trùng, uy vũ ngất ngây bỗng dưng mất gần hết như anh phớ tàu bỗng bị tụt mất cái quần hoa, đứng ngẩn ngơ phơi hàng giữa chợ. Rồi anh đầm đìa nước mắt, lủi thủi đi xa dần, xa dần cái thành phố mà mới mấy ngày trước, anh còn tuyên bố là sẽ xây dựng nó thành một Sinhgapor mới.

Bọn nhà báo đã từng đi theo nâng bi anh thì giờ tiếc của, đứng nhìn cảnh đó mà chửi thầm anh Thăng trong bụng, rằng sao không báo mộng ngày tàn để chúng thoái vốn bưng bô. Bọn chúng chửi cả Đảng lẫn chính quyền trung ương rằng sao có mắt như mù, đối tượng như thế mà Đảng cứ tự đưa đối tượng vào để chui sâu, trèo cao. Đang là trùm dầu mỏ tiền nhiều như nước sông thì pháo nổ đánh đùng một cái lên nắm Bộ Giao Thông mà tiền nhiều như nước nhiều con suối. Rồi Đại Hội Đảng 12 thì đùng đùng đoàng đoàng Đinh La Thăng lên Bộ Chính Trị 16 người số 1 Việt Nam. Đảng bắn phát pháo nào là pháo phải to, nổ phải lớn. Với anh Thăng thì phải như một điệu nhạc quân hành hùng tráng, với những nốt nhạc cao ngất ngưởng. Ai dè cao quá đứt dây rơi xuống gần mặt đất đen. Vửa rồi đây thì cũng đánh đùng đoàng một phát, Thăng bị giáng xuống làm phó một cơ quan Đảng mà ngay cả đảng viên cũng không biết nó ở đâu và làm cái gì.

Sắp tới đây ta lại thấy những khuôn mặt của những anh, những ả trong hội nhà báo nâng bi đang chen chúc nhau để anh ở trên, ả ở dưới nhịp nhàng đưa võng để quay, để chụp một người đang hốt rác hay móc cống trong thành phố và chắc chắn người đó sẽ là anh Nguyễn Thiện Nhân, tân bí thư thành uỷ đang diễn trước máy quay phim...

Mai Tú Ân

11/5/17

Chúng tôi phản đối vụ chính quyền kích động chống cha Đặng Hữu Nam và cha Nguyễn Đình Thục

CHÚNG TÔI KỊCH LIỆT PHẢN ĐỐI !
Chúng tôi là những người dân Việt Nam bình thường yêu Đời kính Đạo cảm thấy bức xúc trước các lời đe dọa khủng bố nhắm vào các vị chủ chăn đáng kính là cha Đặng Hữu Nam, giáo xứ Phú Yên và cha Nguyễn Đình Thục, giáo xứ Song Ngọc. Các cuộc biểu tình rõ ràng là được chính quyền Nghệ An thuê mướn người tham dự với các khẩu hiệu, các lời hô chống lại các cha Nam và cha Thục, chống lại giáo dân và gây chia rẽ Lương và Giáo. Nó vừa khôi hài khi để cho đám người "biểu tình" đó khẩu hiệu đòi bắt giữ, bỏ tù 20 năm hoặc tử hình các cha xứ, lại vừa ngang ngược đứng trên luật pháp, vừa là quan tòa vừa làm đao phủ.


Không khí những cuộc biểu tình đó gợi lại một thời cách đây không xa trong các cuộc CCRD long trời lở đất vậy. Và giờ thì được ai đó cố dựng lên cái thây ma của một thời sai lầm khủng khiếp đó và nhắm vào các cha và nhóm giáo dân nhỏ bé đang khốn khổ vì thảm họa Formosa này. Và các cha đã mắc tội chỉ vì hướng dẫn giáo dân đưa đơn đi kiện Formosa.
Chúng tôi yêu cầu chính quyền Nghệ An phải làm sáng tỏ những điều trên, rút lại những lời vu khống và phải đảm bảo tôn trọng những phẩm giá và danh dự của các cha.
Chúng tôi phản đối kịch liệt những ý đồ xấu xa của chính quyền Nghệ An nhằm vào cha Đặng Hữu Nam và cha Nguyễn Đình Thục. Đụng vào các linh mục kể trên thì chính quyền đã đánh rơi bộ mặt giả nhân, giả nghĩa được che dấu bấy lâu nay. Chúng tôi kêu gọi mọi người cả lương hay giáo, cả Tin Lành, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài... hãy hiệp thương, đoàn kết ở bên nhau để bảo vệ Đức Tin của mình.
Là những con chiên; chúng tôi kiên quyết bảo vệ đức tin, bảo vệ giáo dân và bảo vệ các cha xứ đáng kính của mình. Chúng tôi sẵn sàng đi tù thay, hay đi tù cùng với các ngài để sẻ chia những nỗi thống khổ mà các ngài đang phải gánh chịu để bảo vệ cho giáo dân của mình.
Xin Chúa luôn ở cùng các ngài.
Amen !
Mai Tú Ân

Đàm đạo về chuyện người Bắc sống ở miền Nam...



Chưa kịp ngồi xuống ghế thì MTA đã thông báo với nhà thơ và là đàn anh của mình :

- UV BCT và là "Mặt Buồn" Nguyễn Thiện Nhân đã về thành phố làm Bí thư thay Thăng cựu bí thư...

- Việc anh Thăng phải giáng thì tớ đã dự đoán trước, nhưng không ngờ BCT lại cử Mặt Buồn vào thay thế. Nhà thơ đàn anh trầm ngâm nói. Không lẽ mấy bố ngoài đó lại không coi thuật phong thuỷ, không coi cốt cách tướng tá trước khi bổ nhiệm sao ?



- Vậy anh Nguyễn Thiện Nhân bị phá tướng, hay phá phong thuỷ sao mà không làm Bí thư Sài Gòn được. 

- Không, Thiện Nhân tướng tốt, có tướng làm lớn, lại đi học ở Haward về. Nhưng Mặt Buồn cũng có nhược điểm lớn như hiền lành, nhu mì giống như một cô gái trẻ luôn phải đối phó với một đám bạn học chỉ nhăm nhăm tụt quần cô. Trông bên ngoài thì Thăng có vẻ bốc huyếch, bán giời không văn tự, còn Nhân thì điềm đạm chín chắn. Ngoài ra NTN còn giống Đinh La Thăng ở chỗ là người Bắc. nên không trụ lâu hay hay đứng vững chắc ở Sài Gòn 

- Người Bắc thì sao ? Bộ người Bắc thì dốt nát, tham nhũng hay trốn chúa lộn chồng...

- Ơ, thế chú không nghe câu thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt. 

Nước Nam là của Vua Nam ở,
Cớ sao tụi bây cứ vào ở chùa...

- Người Bắc không hạp với thổ nhưỡng, tập tính của người Sài Gòn. Chú thấy xưa đến giờ có ai làm đầu bảng ở SG mà lại là người Bắc không ? Cả chế độ trước thì cũng chỉ có ông Kỳ làm thủ tướng, rồi sau đó làm phó cho ông Thiệu. Còn thì toàn là người Nam. Người Bắc vào Sài Gòn chỉ nên kinh doanh hay làm phó cho người Nam thôi. Ra ngoài Hà Nội thì cứ lại làm to và to mồm khoe khoang. Còn ở trong này thì làm lãnh tụ cấp dưới, đừng cao cấp. Vì sao ? Vì cái giọng nói của nhiều anh mới vào cứ như nghe tiếng Liên Xô vậy. Dân Sài Gòn sợ nhất đi lên cửa công mà gặp phải ông Bắc Kỳ thì thôi rồi :

- Cái giề, đã bẩu nên sớm nại không chịu nên sớm. Giờ này mới nên thì nàm gì còn ai lữa. Thôi về mai nên. Không cãi. Đằng sau quay, ngược, hồi gia...

Dân Bắc Kỳ vào Nam hợp các công việc đày ải người ta như làm ở sân bay, hải quan, nhà tù... Bởi ở đó mới thể hiện được cái tính vô duyên...

- Vô duyên ? 

- Bắc Kỳ vô duyên thấy mẹ. Đàn ông thì nói xấu vợ, đàn bà thì nói xấu chồng. Đàn ông thì ẻo lả như con gái, còn con gái thì bậm trợn như con trai. Còn ra đường thì ôi thôi. Như em kia làm ở Hải quan, trước mặt bao nhiêu khách đàn ông đang chờ chứng giấy tờ thì bỗng réo inh lên và chỉ vào đám khách rồi nói với cô bạn : "Lan ơi, mày ngồi đây coi chừng mấy thằng này giúp tao với. Tao đi đái cái, mót qúa rồi"

Còn mấy em ăn mặc sang trọng xinh đẹp đang đi nhậu với quan khách thì một cô đứng lên. Cô kia hỏi : "Con kia, mày đi đâu đấy". Cô đã đứng lên nói :"Con đĩ này vô duyên quá. Tao đi vệ sinh chứ đi đâu nữa. Mày không nhìn thấy tao lấy giấy vệ sinh đây à, mà lại lấy giấy vệ sinh ướt nữa thì bít rồi". Hehe... Mấy vụ này anh chứng kiến nên anh kể chơi cho chú em thôi. Chú em có biết dân Sài Gòn có một câu thơ rất hay mà cũng hơi...tục để nói về việc đi đến cửa công hay cơ quan chính quyền mà gặp phải ông Bắc Kỳ không ?

Chơi bời sợ nhất không lông,
Cửa công sợ nhất gặp ông Bắc Kỳ..

Anh Thăng được dân chúng thất nghiệp Bis ! Bis ! nhiều hơn. Anh Nhân muốn vượt qua người tiền nhiệm thì phải có nhiều chiêu chác hơn. Nói tóm lại thì cũng chẳng quan trọng gì về việc ông nào về thành phố Sài Gòn để lại cưỡi cái mông béo lên đầu dân đen mình.

- Anh cứ nói xấu Bắc Kỳ không hà. Em cũng là Bắc Kỳ đây, và em tự hào về nguồn gốc Bắc Kỳ của minh lắm. À, mà anh cũng là Bắc Kỳ...

- Haha...Bắc Kỳ chính cống đây nên giờ này gần 70 tuổi rồi vẫn phải làm phi công trẻ cho mụ vợ máy bay bà già của mình, máy bay già ơi là già đây. Haha...haha...haha...

Nhưng chợt nụ cười của đàn anh nhà thơ biến mất mà thay vào đó là khuôn mắt xám ngoét như gặp phải ma với cặp mắt đứng tròng. Maý bay bà già, già ơi là già đang đứng đó từ lâu rồi và giờ đây thì hai hàm răng nghiến kèn kẹt, với đôi mắt mang hình viên đạn đang nã vào anh chồng nói xấu vợ.

MTA biết mình phải làm gì trong tình huống Mỹ oánh Bắc Triều Tiên này. Để mặc cho đại ca ở lại trong chuồng cọp, MTA lặn không sủi tăm một hơi và không hề nói says goodbye... 

Mai Tú Ân

8/5/17

Chuyện tướng Tô Lâm và cha Đặng Hữu Nam




So sánh giữa ông Bộ trưởng Bộ Công An, thượng tướng Tô Lâm oai danh khẻt lèn lẹt với cha Anton Đặng Hữu Nam linh mục giáo xứ nghèo Phú Yên ,một vùng đất còn chưa hết điêu đứng vì Formosa thì quả là khiên cưỡng, gượng ép. 

Chúng ta chỉ xem xét đến hành động của họ, và do quá nhiều hành động nên ta cũng chỉ xem xét đến một hành động mà thôi. Ấy là cách thức mà họ đã dùng để đối phó với các cuộc biểu tình vừa qua.


Như các bạn đều biết thì thảm hoạ môi trường có tên Formosa, cùng cách hành xử khó hiểu của chính quyền đã khiến người dân Việt Nam bức xúc, phẫn nộ và xuống đường biểu tình để thể hiện thái độ. Chính quyền đã làm gì ? Tất nhiên là còn có người cao cấp hơn nhưng theo luật người chịu trách nhiệm thì ta sẽ chỉ nói đến ông Bộ trưởng Bộ CA Tô Lâm. Lúc đó Tô Lâm còn chưa tên tuổi gì nhưng ông ta đã mau chóng chứng minh mình xuất thân từ dòng CAVN mà ra và cho bọn dân đen biểu tình biết thế nào là chuyên chính vô sản. 

Các cuộc bắt bớ quăng lên xe, các màn rượt đuổi và đánh dân như đánh kẻ thù. Đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ và cả cha xứ cũng lãnh đạn. Thủ Đô và Sài Gòn thất thủ. Sân VĐ Hoa Lư, trại cai nghiện Bà Chiểu trở thành một thứ trại tập trung với hàng trăm dân biểu tình giờ trở thành tù binh của một cuộc chiến không có tuyên chiến. Chiến thắng rồi. Các đồng chí lớn xoa tay hỉ hả, Tô Lâm rón rén cười sung sướng...

Nhưng rồi mọi sự ở trên đời không như suy nghĩ. Chuyện trai gái thì đâu phải cứ trai trên gái dưới, mà thời buổi này có khi là gái trên trai dưới ấy chứ. Biểu tình kết nối biểu tình, biểu tình hiệp thông với biểu tình và đến giờ này thì chẳng biết bao giờ mới hết được biểu tình mà cũng vì sự hung hăng của Tô Lâm những ngày đầu tiên. 

Ta lại xem qua về cuộc biểu tình của đồng bào Quỳnh Lưu chống lại các linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục nhé. Đoàn đi qua địa phận quản giáo của các cha, và nếu các cha có máu như Tô Lâm thì sao ? Kích động các giáo dân đổ ra chặn đường thì bọn biểu tình được thuê để chống các linh mục sẽ chạy mất dép. Mà còn dép thì mất mạng...


Nhưng không. Cha Đặng Hữu Nam đã chỉ bảo cho giáo dân cách thức tiếp người biểu tình sao cho chu đáo, vẹn toàn. Và đem cả nước khoáng chai ra để mời khách :

"Các bác cứ vào xơi với nhà em cốc nước cho mát mẻ đã rồi hẵng đi"

Ấy là cái tình người với tình người mà cha Nam cùng giáo dân đã chứng tỏ với người biểu tình Quỳnh Lưu, mặc dù cha biết đám biểu tình này sẽ đả đảo, sẽ chửi bới thậm chí kết án tử hình đối với cha. Ấy là việc hiếm có, ít có, chưa bao giờ có mà chỉ có thể ở một vị chân tu cùng với tấm lòng cao cả...

Phải chi hồi đó ông Bộ trưởng CA Tô Lâm cũng có một hànn động như thế với người biểu tình phản đối Formosa, thì giờ đây thế giới sẽ thanh bình. Nhưng làm sao mà đòi hỏi một điều cao cả như thế ở một ông tướng CAVN. Ông thắng được lúc đó nhưng ông thua dài dài trong một thế trận khó đỡ. Nên ông mãi vẫn chỉ là kẻ :

"Thắng trước thua sau, đau hơn hoạn"

Mai Tú Ân

4/5/17

Gato với nghệ sĩ Thành Lộc



Các em báo lề phải rắc rối bỏ mẹ. Tự nhiên đăng tấm hình nghệ sĩ Thành Lộc chụp chung với em Trinity Hồng Thuận rồi la hoáng lên là Việt Tân. Ngớ ngẩn quá, Thành Lộc là một nghệ sĩ lớn thì việc anh quan hệ, chụp hình xã giao với khán giả và người mến mộ là chuyện quá bình thường. Các em giành nhau chụp với anh cũng là chuyện bình thường.



Em Trinity Hồng Thuận cũng vậy. Em đâu có đeo lên trán chữ Việt Tân đâu mà anh Thành Lộc biết. Và giả sử nếu có biết thì không lẽ lại đẩy em ra chỉ vì em là Việt Tân. Đâu có luật nào cấm chụp hình với VT đâu. Thật chẳng đâu vào đâu cả...

Ờ, thế ngộ nhỡ mình là Thành Lộc thì sao nhi ? Ôi, khoẻ... gì chứ chuyện nớ là anh MTA nhanh lắm. Đỡ eo ếch em Trinity đàng hoàng, và dĩ nhiên là phải được sự đồng ý của em. Rồi hỏi em có phải Việt Tân không ? Nếu phải thì cứ tự nhiên lấy ra đeo thoải mái, cho Việt Tân chảy từ trên xuống người em đi cho anh MTA lượm hết. Có bao nhiêu Việt Tân, anh MTA lượm hết bấy nhiêu.

Ganh tỵ với anh Thành Lộc quá trời...

Mai Tú Ân

Chính quyền từ chối sự trung gian của các luật sư là rất dở...



Theo lời qua lại trong những ngày vừa qua thì chính quyền, vì những khúc mắc nào đó nên đã từ chối các luật sư khi họ tự đến đề nghị được giúp sức trong vụ đối thoại với người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức. Nếu quả là có việc này thì chính quyền Hà Nội, điển hình như chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã bỏ qua một dịp may để có thể nhờ sự trợ giúp hoàn toàn miễn phí và rất hữu hiệu mà các luật sư có thể giúp, nhất là khi đàm phán đi vào ngõ cụt.

Luật sư Hà Huy Sơn


Ta có thể lập giả định cho một cuộc đàm phán giữa phía chính quyền với người dân về một việc nào đó xung khắc nhau. Bên chính quyền thì ta lấy ông chủ tịch Nguyễn Đức Chung, bên người dân ta tạm lấy cụ Kình chẳng hạn. Hãy nhớ rằng đây chỉ là giả định thôi. 

Nếu lấy luật sư thì ta lấy ai ? Dĩ nhiên là không thể lấy các luật sư đang ở bộ máy công quyền được. Ta phải lấy những luật sư có tên tuổi ở cả mặt dân chủ lẫn chính quyền, và họ phải được đối tác công nhận tín nhiệm. Để cho nhanh tôi đề nghị một loạt cái tên sau : Ls Hà Huy Sơn, ls Lê Luân, ls Trần Vũ Hải, ls Võ An Đôn, và cả những luật sư chưa được phục hồi như ls Lê Công Định, ls Lê Quốc Quân... đều có thể tham gia và có thể nói đây là những luật sư hợp nhất, tốt nhất của Việt Nam hiện nay.

Phía chính quyền phải làm đơn mời cũng như trả mọi chi phí chi tiêu ăn ở đi lại cho vài luật sư họ cần. Các luật sư cam kết không để lộ bất cứ điều gì trong tiến trình. Có mấy vấn đề mà người luật sư này phải nắm. Đó là không phải họ được mời tham gia tố tụng hay cãi nhau ở toà. Mà ngược lại họ chỉ làm việc trong bóng tối hay đi đêm với thân chủ.

Họ là người truyền đạt các ý kiến của hai phía cho nhau.

Họ chuyển tin nhắn, thông báo mật và thậm chí có thể cả tiền bạc, quà cáp hay bằng chứng cho nhau. 

Họ làm trung gian, làm chứng nào đó có thể có giữa hai bên.

Họ đôn đốc thúc giục và thổi lỗ tai cho các đối tượng để công việc tiến triển tốt...

Và trợ lý cho một trong hai bên về các vấn đề liên quan. 

Họ có thể cà phê với ông Chung, hay khề khà nhắp chén với cụ Kình để nắm bắt tình hình rồi đưa ra các định hướng, diễn tiến cho bên của mình. Điều này có thể khiến cho 2 đối tượng chính không cần phải gặp nhau, hoặc gặp nhau trong trường hợp chót khi tút lại vấn đề. Họ có thể khuyên nhủ, thuyết phục và vận động để hai bên đi đến được ý kiến với nhau. 

Các bạn cũng biết những thương lượng này rắc rối, phức tạp và để hiểu nhau giữa hai kiểu người này thì tốn nhiều thời gian và thủ lĩnh hai phía không hẳn đã hiểu nhau nên đều giữ một khảong cách khác nhau. Cũng như cách hành xử của hai bên khác biệt nhau, đối chọi nhau nên việc có những người luật sư trung gian sẽ giải quyết được vấn đề. Luật sư lúc đó giống như chị vú em cứ phải thuyết phục dỗ dành bên này bên kia để đi đến được tiếng nói chung. Và những việc như vậy thì các luật sư, với kiến thức đa dạng mênh mông thì lại rất giỏi, rất thạo. Có những người luật sư tài giỏi như thế thì cũng như có sẵn một cái van sẵn sàng xả bớt khí độc giữa hai người đang thương lượng vậy.

Tóm lại việc có được các luật sư tham gia hoà giải, đàm phán rất có lợi nhưng đáng tiếc là chính quyền Hà Nội, cụ thể là chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã không tận dụng điều đó. Nhưng vẫn còn kịp nếu thực lòng muốn đối thoại thành công, và cũng không chỉ một vụ việc này...

Mai Tú Ân