30/6/16

Ông Đinh La Thăng mắc nợ nhiều nên phải trốn nợ…




Tân bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, người được báo chí ca ngợi như một con người trách nhiệm, hành động quyết liệt..v..v...Ông luôn trăn trở trước những khó khăn mà người dân phải chịu, và luôn coi đó như những món nợ của minh trước nhân dân..
Ta thử xem ông Đinh La Thăng đã nợ gì, xét theo tiêu chí rằng cứ một lời hứa làm một việc gì đó trước người dân là một lần mắc nợ, mà thực hiện điều đó là một lần trả nợ cho người dân.

Đinh La Thăng phát biểu - Coi chừng nợ vay không trả


Ô, hô. Té ra bác Đinh này, từ hồi còn làm Bộ Trưởng Bộ GTVT đã là một con nợ thực sự với vô số lần hứng chí tuyên bố vung tí mẹt rằng sẽ thế này thế nọ, để giải quyết việc nọ việc kia… rồi bỏ mặc tất cả, tắt đài thăng mất tiêu, cùng một món nợ nhân gian mới.

Một con đường nghìn tỷ bị bong tróc, lột da. Bác Thăng nhà ta đã đến tận nơi, bóc viên nhựa đường nghi vấn lên rồi đưa lên mũi ngửi ngửi để kiểm tra. Bằng phương thức kiểm tra độc đáo, “thiên hạ chỉ độc nhất mình có”, bác Thăng tuyên bố sẽ điều tra ra kẻ phá hoại và truy tố kẻ đó ra trước pháp luật. Những kẻ phá hoại, rút ruột công trình này hẳn sẽ run sơ lắm trước những lời tuyên bố đanh thép của bác Thăng. Nhưng không phải thế, bọn chúng đã cả cười ruồi vì biết bác Thăng là người chỉ nói chứ không làm, chỉ Hành chứ không Động. Quả nhiên đúng như vậy. Bác Thăng đã đánh trổng bỏ dùi, hô xung trận nhưng lại ôm súng thăng mất tăm. Không bao giờ bác Thăng còn ghé lại con đường ghẻ lở, giờ đây mang tên :”Con đường Đinh La Thăng đã ngửi”

Một chiếc xe khách lao xuống vực ở vùng cao. Tư Lệnh, Bộ Trưởng Đinh La Thăng có mặt, đu dây xuống tận nơi chiếc xe khách gặp nạn lao xuống, khiến cho đám báo chí lề phải đi theo để nâng bi Bộ Trưởng cũng phải mệt phờ râu. Tư Lệnh Thăng đã tìm hiểu, ghi nhận tất cả sự kiện ở dưới cái vực sâu hun hút đó vào bộ nhớ của mình. Rồi ông tuyên bố văng mưa về tất cả, và lên xe thăng mất luôn, không bao giờ còn ghé lại cái nơi đó lần nữa.

Ta còn nhớ bác Thăng thời còn làm Bộ Trưởng Bộ GTVT với những lời tuyên bố vang vang như pháo nổ lúc chiều hoang. Một mình một chợ, bác quăng trái pháo nổ banh nhà lồng. Nào là tuyên bố tẩy chay các hãng xe đường dài nào không gắn thiết bị camera, nào là cấm các anh quan to nhỏ, lớn bé không được đi chơi gôn. Đặc biệt nhất là trước khi rời Bộ GTVT để đến với TP. HCM, bác Thăng đã tuyên bố rất tuyệt với là :”Chúng tôi còn mắc nợ nhân dân con đường xe hỏa siêu tốc Hà Nội - Sài Gòn”. À, vụ này nghe được đấy, nhất là với các anh nhân dân chuyên thục két công ty hay thục két vợ, những anh chuyên cờ bạc, lô đề, những anh trâu già thích cỏ non, vợ lớn vợ bé….tất cả những anh chúa Chổm nhân dân đó đều sướng rơn khi tự nhiên có thằng đưa tiền bảo mình làm chủ nợ.
Nhưng rồi cũng chỉ là những tiếng pháo, vang lên rồi tắt lịm, các hãng xe đường dài vẫn có kể gắn camera, kẻ không gắn, các quan bác quan anh vẫn tụ tập ở các sân gôn để cười ruồi khi nói về việc Đinh La Thăng mắc nợ miệng quá nhiều khi chỉ vay mà không trả. Còn các anh nhân dân chủ nợ vụ đường sắt siêu tốc đó bỗng thấy hết sướng khi phát hiện ra thằng tuyên bố tự mang nợ chính là Bộ Trưởng Đinh La Thăng.
“Ôi, dào. Ông Thằng mà tuyên nợ thì có mà nợ đời không bao giờ trả” Dân tình nói vậy, và kể ra những phát ngôn ấn tượng và cũng là những lần vay nợ không trả của Đinh bộ trưởng :

"Làm nhân sự phải chọn người “máu lửa”, 
"Chân đất mà cứ đòi đá ngoại hạng Anh là không được", 
“Một đồng cũng không được, ai phá đường thì đền”...

Dân tình còn cảnh báo cho nhau :"Đối tượng : Họ Đinh, tên La Thăng, sinh 1960, béo lùn và nói như rồng phun mưa. Coi chừng có vay mà không có trả"

Than ÔI. Nợ nhiều không trả, tất phải trốn nợ nên bác Đinh La Thăng đã phải giạt vòng, dắt díu vợ con trốn vào miền đất mới Sài Gòn. Chức bí thư không đủ sống, bác Thăng lại trổ mòi cũ, tuyên bố hung hăng con bọ xít về mọi vấn đề lớn nhỏ ở nơi bác vừa tới được nửa năm, và thế là lại mắc nợ trần gian, nợ vay để quỵt...

Thương cho bác, không chơi bời chạy quỵt mà mắc nợ,
Chẳng làm gì, chỉ mở máy miệng cũng nợ chất chồng…

MTA

Đến bao giờ thì chính quyền mới chịu cho người dân biết sự thật…


Ngày 28/6, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, vào ngày 30/6 sẽ có cuộc họp báo để công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra tình trạng cá chết ở miền Trung, chứ không phải ngày 29/6/2016 như công bố của Bộ trước đó. Cuộc họp báo sẽ do cơ quan Bộ chủ trì chứ không có mặt thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đáng ra phải có mặt.


Câu hỏi là tại sao gần 3 tháng trời sau vụ cá chết, và gần 3 tuần lễ sau khi có bản báo cáo kết luận cuối cùng rồi thì bây giờ mới đưa được ra trước dư luận. Và tài liệu này sẽ là cái gì, và sẽ gây họa ra sao mà chính quyền cùng bộ máy công quyền các cấp lại sợ nó đến như thế, và hành tung đưa ra thì bí hiểm như thế ?

Điều khẳng định đầu tiên, là sẽ không có gì bất ngờ trong bản báo cáo nguyên nhân cá chết của chính quyền cả. Không có gì giật gân, và không có cái gì mới lạ, bởi nếu có những cái đó thì người ta đã nhanh chóng thủ tiêu chứng cứ, hoặc làm giảm tầm quan trọng của nó trước đó rồi, nếu những điều trên bất lợi cho họ hay nhóm lợi ích của họ. Chẳng hạn chúng ta sẽ không có những thông tin kiểu như :”Chính công ty Fomosa đã thải nước nhiễm độc ra biển miền Trung gây triệu chứng cá chết hàng loạt”. Sẽ không có tin kiểu như thế vì nếu có thì chính quyền cũng đã sửa để chạy tội cho Formosa, và sẽ tìm đâu đó ven biển một công ty của Việt Nam để làm hình nhân thế mạng cho Formosa rồi. 

Điều nữa là thông tin về nguyên nhân vụ cá chết miền Trung sẽ không được đưa ra vào hôm nay, 29/6 như dự kiến mà sẽ được đưa ra vào ngày mai, 30/6/2016. Tại sao cứ thì thà thì thụt như buôn bạc giả vậy. Người dân đã thấy có vấn đề gì đó trong vụ cá chết này, và cho dù chính quyền kéo thời hạn công bố vào ngày mai, ngày mốt, hay sang năm thì cũng chẳng mấy ai còn ngạc nhiên nữa. Chính quyền từ xưa đến giờ vẫn hành xử trên đất nước này giống như bọn lục lâm thảo khấu vào thành vậy. Luôn khiến cho người dân khiếp sợ, và luôn khiến cho người dân nghi ngờ....

Chính quyền với bộ máy công quyền hoành tráng, với lực lượng CA, AN, QĐ...đông đảo, với các cơ quan khoa học, với các Viện, Vụ nghề nghiệp khét tiếng làm sao mà cứ phải úp mở hay che giấu câu chuyện cá chết như mèo giấu cứt vậy. Thật khôi hài khi bản báo cáo kết luận về nguyên nhân cá chết được hoàn thành lại không được đưa ra cho công chúng vào thời điểm đó, vì lý do đang còn có sự phản biện, trong khi người dân cả nước đang mong chờ những tin tức ấy như nắng hạn mong mưa rào. Không biết cá nhân hay cơ quan nào tham gia phản biện mà đến 3 tuần lễ mới xong, và các ông phản biện cái gì trong đó. Khi người dân miền Trung phập phù chờ đợi từng giờ từng phút kết luận cuối cùng của chính quyền về nguyên nhân cá chết, để họ còn lên thuyền đi đánh cá mưu sinh, và người dân cả nước mới quyết định có để trên mâm cơm của mình những con cá biển miền Trung hay không, thì những người có trách nhiệm lại mất đến 3 tuần lễ để “phản biện” bản báo cáo, và mất đến 3 tháng kể từ khi bắt đầu khủng hoảng cá bùng nổ để chập chờn, để loạng quạng như những kẻ amateur khi ngồi vào ghế lãnh đạo cao nhất..

Và chắc chắn những điều được công bố sẽ phần lớn sẽ được cắt ngắn, được diễn giải, được đánh tháo theo ý của những người công bố. Sẽ là những ngôn từ, những tài liệu giả dối hay những kẻ giơ đầu chịu báng giả tạo xuất hiện, không phải 100% thì cũng là 50% giả dối ở trong đó. Nên chẳng mấy ai tin vào cả báo cáo lẫn kết luận được chính quyền đưa ra. Bởi sự thiếu minh bạch, thiếu thành thật và khó hiểu luôn hiện hữu trong mọi bản báo cáo mà chính quyền đưa ra cho người dân. 

Ví dụ khôi hài là giống như một chị gái già đi khách lại còn ngúng nguẩy, giằng co chuyện lột đồ ra với khách làng chơi. Bị lột mất cái váy thì vẫn e thẹn không chịu lột cái quần đùi. Mất cái quần đùi thì vẫn sống chết tử thủ cái sì lốc. Chính quyền Việt Nam cũng vậy, với bản chất lì lợm và coi thường người dân của mình như cỏ rác, chính quyến sẽ che dấu đến cùng những gì có hại cho Đảng, cho mình. Nhưng rồi cũng như ả gái già đi khách vẫn bị lột sạch sành sanh, đế lộ ra trước ánh sáng mặt trời một thân hình đã bèo nhèo, tàn tạ thì cuối cùng chính quyền cũng phải bạch hóa thông tin và cung cấp cho người dân của mình mọi điều họ cần biết.

Trước vòng quay của bánh xe lịch sử thì cuối cùng tất cả mọi sự xấu xa che dấu được cũng hiện ra trước ánh sáng mặt trời…

MTA

29/6/16

Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã nói gì ?



Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công an thượng tướng Tô Lâm, các lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo ngành công an 63 tỉnh thành. 
Tại hội nghị, thượng tướng Tô Lâm chỉ đạo nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016 đối với ngành công an cần tập trung đấu tranh, ngăn chặn hoạt động kích động biểu tình, gây rối trật tự, bạo loạn, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch…
(http://thanhnien.vn/thoi-su/bo-truong-cong-an-to-lam-tiep-tuc-ngan-chan-hoat-dong-kich-dong-bieu-tinh-717685.html)
Báo Thanh Niên.


Hội nghị của các ông tướng tá ngành CA 63 tỉnh thành, có cả ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được ông bộ trưởng CA Tô Lâm kết luận như trên. Không hề có một lời nào về việc CA đã lạm quyền khi cùng với các lực lượng phụ thuộc như áo xanh, TNXP đánh đập tàn nhẫn người biểu tình. Không hề có mọt lời nào về việc kiểm tra, kiểm soát những hành xử dụng bạo lực đối với người dân. Một lời nói cho phải phép cũng không có, và tất cả những nạn nhân của sự lạm quyền mà CA và các thành phần phụ thuộc đã gây ra, chỉ còn biết ngậm ngùi trong lòng mà thôi.

Người đi biểu tình ôn hòa, có chừng vài ngàn ngươi ở Sài Gòn, các ngày 1/5, ngày 8/5 và ngày 15/5/2016 đã bị đàn áp thẳng tay. Chủ Nhật sau, ngày 8/5 nhiều người biểu tình bị đánh đập dã man, bị bắt để đưa về SVĐ Hoa Lư, Chủ Nhật sau nữa, 15/5 thì các chiến dịch đàn áp bắt bớ người biểu tình để đưa về trại cai nghiện ở Bình Thanh. Ở đây họ bị đối xử rất tệ, và bị giam giữ trái phép từ 2 đến 7 ngày.

Vẫn là một bài hát cũ kỹ về việc CA đánh người nhưng trong chiến dịch đàn áp người biểu tình vừa rồi đã có sự thay đổi. Lực lượng CA đã rút ra tuyến hai, rút ra vòng ngoài cho ra vẻ vô can, không biết gì và để cho các thành phần như TNXP, áo xanh...trực tiếp ra tay bạo hành với người dân. Nhưng rồi thì CA cũng xuất hiện trở lại, và có mặt trong các màn đánh đập người biểu tình bị bắt, nhất là ở những khu vực như SVĐ Hoa Lư, Trường cai nghiện Bình Thạnh. Chưa kể trong hàng ngũ áo xanh ấy có cả những anh CA, Bộ Đội đã trá hình và tham gia đánh đập người dân.. Như vụ tên Phạm Hữu Đức, CA Quận 5, TP. HCM…

Nên dù có che dấu thế nào đi nữa thì lực lượng CA cũng phải chịu trách nhiệm đàn áp và đánh người biểu tinh như đánh kẻ thù, đánh cả phụ nữ và trẻ em, đánh cả người già và cha xứ. Đánh đập da man hàng trăm người một lúc, như đánh vào mặt đa số người dân Việt có lương tri vậy. Chiến thuật mà CA áp dụng với người biểu tình ôn hòa là : Đánh, Đánh và Đánh. Không cần bắt mà chỉ cần Đánh. Đánh cho sợ, đánh cho chừa...

Đánh cho liễu chán hoa chê,
Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn người...

Vậy mà trong hội nghị CA 63 tỉnh thành thì những lỗi phạm luật đó không hề được nhắc tới, không aI được nhắc tới. Nhưng đến đứa trể con cũng biết rằng, vấn đề đánh đập người biểu tinh đã được chỉ đạo thông suốt, nhịp nhàng từ trên xuống dưới vậy. Và hy vọng gì ở ông Bộ Trưởng Bộ CA Tô Lâm...

Chưa hết. Trong khi không nói những điều cần nói, thì ông Bộ Trưởng CA đầy quyền lực trên còn nhấn mạnh rằng, ngành công an cần tập trung đấu tranh, ngăn chặn hoạt động kích động biểu tình, gây rối trật tự, bạo loạn, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Có nghĩa là ngành CA cần ngồi không mà chẳng làm gì cả, vì "đấu tranh ngăn chặn kích động biểu tình" là một việc làm lãng nhách và không có thật.. Không ai kích động người dân Việt Nam xuống đường biểu tình ngoài chính họ. Vì quá bức xúc trước việc cá chết kéo dài, về việc thiếu minh bạch của chính quyền, và về nghi can gây án Fomosa nên người dân tự xuống đường mà thôi. Ngành Công An đã làm một việc vô bổ và vô trách nhiệm khi cứ theo đuổi Việt Tân hoặc một bóng ma nào đó, đã "kích động biểu tình, gây rối trật tự, bao loạn..." Cứ theo luận điệu xưa cũ này, thì ngành CA VN vừa coi thường những người dân đáng kính đã xuống đường đòi hỏi môi trường sống sạch, lại vừa coi thường chính bản thân ngành của mình...

Giống như chó sủa ma, như ta đánh gió vậy.

MTA

Ngôi nhà lạ lùng, độc đáo và trong suốt giữa rừng cây



Bằng niềm đam mê vô tận với cây cối, rừng xanh, kiến trúc sư Aibek Almasov, Kazakhstan đã đưa ra ý tưởng thiết kế ngôi nhà bao quanh một cây xanh trưởng thành, nằm ngay tại trung tâm của một khu rừng.



Ngôi nhà hình trụ cao bao trùm cây xanh, với toàn bộ bề mặt là kính trong suốt.



Dự án độc đáo này mang lại cho người ở cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn.



Nhà bao gồm bếp, phòng khách và nhà vệ sinh. Điều duy nhất còn thiếu ở đây có lẽ là một phòng ngủ đầy đủ.


Cầu thang màu trắng uốn lượn tinh tế.


Phòng khách đơn giản, ấm áp và thân thiện.



Ngôi nhà này sẽ giúp cho người ở thoát khỏi cảm giác ngột ngạt bởi bốn bức tường bê tông, lại được hòa mình vào tự nhiên - một ý tưởng tuyệt vời.



(haingoaiphiemdam.net)

28/6/16

Chủ nghĩa dân túy hình thức Việt Nam, con đường bế tắc - Phần cuối.


“Trong những cái mà con người mau quên nhất, có lời thề của tình yêu đôi lứa và lòng biết ơn của dân chúng đối với chính quyền” 
(Vô Danh)


Em xinh em ngồi trồng rau một mình cũng xinh

Với mục đích dùng tiền để khỏa lấp mọi sự bất bình, chống đối, dùng tiền để phủ bóng tiền lên mọi vấn đề của quốc gia sẽ thành công, nếu như có tiền, có thật nhiều tiền, và chi tiền vô tội vạ cho các người kháng chiến cũ mà 41 năm rồi vẫn phải chi, cho tầng lớp công chức dư thừa, cho các tướng tá Quân Đội và Công An đông như quân Nguyên..v..v... Vấn đề là có mãi số tiền để chi hay không ? 

Như đã nói, một chính quyền tốt là một chính quyền không tham gia vào thị trường cũng như vào các mặt của nó. Chính quyền chỉ nên điều chỉnh thị trường bằng những thứ của mình, như thuế khóa, lãi suất NHNH....chứ không tham gia vào từng sự vụ riêng lẻ, các dự án cá nhân. Hẳn là những chuyên viên tai to trong bộ máy công quyền cũng biết đến tác hại như thế nào khi chính quyền lại trở thành một trong các đối tác của thị trường., khi nó tham gia như một tổ chức quyền lực siêu thưc tế, phi thưc tế và dân túy hình thức (mỵ dân)...

Ta sẽ lấy ví dụ gần đây nhất để chứng minh cái khả năng tồi khi chính quyền tham gia thị trường. Đó là gần đây, qua sự kêu cứu của cấc ngân hàng thì NHNN VN đã kêu gọi chính quyền cấp cứu cho Bầu Đức, HAGL. Một con nợ lớn với hơn 30.000 tỷ đồng. Một ông vua chúa Chổm trong vương quốc của các chúa Chổm. Chúng ta không đi sâu vào việc Bầu Đức có thể trả nợ nổi số tiền lên đến 1.5 tỷ đô la, với tiền lãi suất phải trả là 13 tỷ đồng/ngày hay không, mà chúng ta hãy xét đến khía cạnh tai hại của vấn đề khi chính phủ ra tay cứu Bầu Đức. Theo nguồn tin của chúng tôi thì NHNN đã chấp thuận “cứu” bầu Đức với số tiền ngân sách đổ cho ông ta vay là 10.000 tỷ đồng.

Điều đầu tiên là sự không công bằng giữa các công ty đang cạnh tranh nhau trên thị trường. Việc cứu công ty của bầu Đức là chính quyền đã đặt chỗ cho sự thiếu công bằng vào trong cuộc chơi mà mình quản lý, vì công bằng là một yếu tố then chốt trong cuộc cạnh tranh lành mạnh và cần phải có giữa các công ty với nhau trong một thị trường cạnh tranh tự do. Thứ hai việc cho vay này đã nâng tầm vô lý cho công ty bầu Đức lên vài lần. Theo HSBC thì một đồng vốn trực tiếp được bơm từ chính phủ sẽ trị giá từ 1.8 đồng cho đến 4,0 đồng hoặc hơn nữa tùy theo tình hình. 

Chúng ta ai cũng biết chơi bài Porker (bài Xì Phé) và hiểu rằng, một nhà kia có tiền hoặc có thể có nhiều tiền thì đã là một thắng lợi rồi. Có thể họ không có tiền, nhưng cách nào đấy họ cho thấy họ có thể có tiền. Đối phương sẽ lúng túng bỏ cuộc. HAGL của bầu Đức đã có tiền, những đồng tiền thực sự mạnh mẽ đồng thời cho thấy khả năng suy luận đương nhiên rằng, nếu cần thì lại có tiếp tiền trợ giúp nữa từ cái thùng không đáy mênh mông là NHNN VN. Một thế mạnh hiển nhiên của bầu Đức, nhưng đáng tiếc cũng là thế yếu trước sự nghi vấn hiển nhiên : “Bầu Đức là ai, và đã làm gì để được cứu”. Bầu Đức được cứu giúp nhưng cũng mang tiếng về sự cứu giúp đó. Và thành tích vang dội khi có bạc tỷ đô la từ tay không của bầu Đức sẽ bị câu hỏi nghi vấn về các mối quan hệ khăng khít với chính quyền Việt Nam, với chính quyền Lào, với các vụ lâm tặc khổng lồ, rừng nguyên sinh biến mất..v..v...cùng thời gian phất lên của bầu Đức?

Điều bất hợp lý nữa là NHNN, hay chính phủ lấy quyền gì, tư cách nào, trách nhiêm ra sao để tháo khoán giúp bầu Đức một số tiền như vậy. Và đây là số tiền của người dân chứ không của bất cứ ông quan chức nào liên hệ đến. Giả sử nếu bầu Đức không trả nợ nổi, phá sản thì truy tội và truy tiền ở đâu, và ai là người chịu trách nhiệm trong thương vụ phi kinh doanh này.

Rồi sẽ có nhiều công ty khác nhìn ở bầu Đức con đường đi lên của mình. Họ chọn sản phẩm giống bầu Đức, đường đi nước bước như thân thiết với người của chính quyền, thân thiết và gia nhập nhóm lợi ích của NN hoặc của NHNN như bầu Đức, và hy vọng được cứu như bầu Đức, nếu sa cơ.

Điều này chứng tỏ một qui luật bất biến rằng, từ xưa đến giờ chính quyền luôn hành động một mình một chợ trong mọi lĩnh vực. Không có đối lập, phản biện, trong Quốc Hội thì đa số các anh Nghị lơ láo chờ gật cùng với các anh nghị Mackeno ngồi ngủ gật, báo chí bị trấn áp nên im bặt, người dân bức xúc xuống đường như vụ cá chết vừa rồi thì bị đàn áp thẳng tay, nên chính quyền cũng đã rảnh rỗi làm những vụ việc mà chẳng cần hỏi ai cả. 

Xã hội tư bản trở nên mạnh hơn chính vì nó chấp nhận rằng, cái gì yếu thì sẽ phải chết đi để cái mới mạnh hơn tồn tại. Đó là quy luật đào thải khắc nghiệt mà thị trường tự do đã hình thành, và không có ngoại lệ nào cả. Còn xã hội Việt Nam hiện nay thì đi ngược qui trình, chỉ nhằm cứu lấy các công ty có mối quan hệ với mình, trong nhóm lợi ích của mình đồng thời đạp đổ hay ghẻ lạnh với tất cả...Đất nước Việt Nam đang sống trong một thế giới kỳ lạ, như có hai quốc gia trong một dân tộc, hai đẳng cấp trong một xã hội luôn sợ hãi và phục tùng. Đẳng cấp được ưu đãi và phần đa số dân chúng còn lại... 

Chính quyền đã dùng quyền lực của mình để cứu giúp, để ban phát ân huệ cho những gì thân cận với mình, trung thành với mình và đương nhiên sẽ tảng lờ những vấn đề khác, dù có đem lai lợi ích quốc gia hay không. Và biến chương trình dân túy đầy tham vọng của mình thành một thứ dân túy hình thức, ngụy quân tử, đầu voi đuôi chuột... 

Phương pháp AQ của nhà văn Lỗ Tấn là phương pháp giải quyết vấn đề mà ta tạm gọi là :”Không có vấn đề chỉ vì ta không nhìn thấy vấn đề” một trong các biện pháp dân túy thông thường. Các chương trình vui vẻ dân gian, các lễ hội được mở rộng tối đa, thậm chí các chương trình đồng căn cốt, mê tín đều được thừa nhận khác hẳn với trước. Các cuộc phong NSND, phong tướng QĐ, CA, cũng như các vụ mua bán vũ khí trị giá hàng tỷ đô la với nước Nga để đem về những của nợ cứ hoạt động là gặp tai nạn...

“Mọi sự không phải hoàn hảo nhưng đều tốt đẹp”

Còn những việc quan trọng như Trung Cộng, giàn khoan HD981, vụ cá chết kéo dài thì được giải quyết trên tinh thần AQ của nhà văn Lỗ Tấn. Đó là :”Không nhìn thấy vấn đề tức là không có vấn đề”. Những người lãnh đạo chỉ đơn giản vờ như chẳng có, giả vờ không nhìn thấy cái gì trong vụ giàn khoan981, không thấy gì trong các vụ ngư dân bị Tàu Cộng áp chế, không thấy gì vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung thì sẽ không có các vụ việc đó. Hoặc họ chui đầu xuống cát để không nhìn thấy tất cả. Và đương nhiên với phương pháp luận suy đơn giản thì những vấn đề trên đều không có, không thành vấn đề.Tất cả đều tốt đẹp khi đàn cừu luôn cắm đâu đi theo lề phải dưới sự canh chừng của đám chó chăn cừu, khi đa số người dân Việt Nam luôn đi theo lề phải dưới sự canh chừng của đám CA, AN, QĐ hung hãn.

Hãy nhìn qua bên ngoài để thấy rằng các biện pháp chi phí xã hội rộng khắp, dân túy hình thức tràn lan sẽ dẫn tới đâu một khi tiền hết tật mang.

Đất nước Venezuela vốn giàu có thanh bình từ trước đến giờ bởi dầu mỏ. Nhưng các chính quyền cánh tả mang màu sắc XHCN của các ông Hugo Chavet, Maruno...lên cầm quyền gần đây đã thực hiện phương pháp dân túy rộng khắp trong xã hội Venezuela nhằm mục đích thu hút phiếu bầu và xây dựng một XHCN, với đa phần lợi ích chia cho người dân. Đây là chương trình cũ xì, được nói đến nhiều hơn là được thi hành ở các nước CS đã chết. Với cung cách quản lý yếu kém, cùng nạn tham nhũng của chính quyền, và giá dầu xuống thấp thì giờ đây Venezuela đang rơi tự do về vô chính phủ, thiếu thốn hàng hóa và đang đứng trước một cái chết được báo trước.

Nhìn sang bên đất nước Thái Lan gần đây, thời mà bà thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra còn cầm quyền. Bà TTg này, theo chính sách dân túy của người anh Thaksin Shinawatra đã bị đảo chính, mất quyền phải lưu vong, cũng đã thi hành chính sách chi tiền công quỹ rộng khắp, các gói tài trợ liên miên cho các tầng lớp dân nghèo đông đảo ở Thái Lan. Mục đích thì cũng chỉ là để thu hút phiếu bầu của những người dân nghèo ấy.

Có nhiều mục hứa hẹn chi tiền cho người dân Thái một cách vô tội vạ, như hứa giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 30% xuống 20% vào năm 2013 và tăng lương tối thiểu lên 300 baht/ngày và lương tối thiểu cho người tốt nghiệp đại học lên 15.000 baht/tháng. Các chính sách nông nghiệp của bà gồm có cải thiện lãi cho nông dân và cấp các khoản vay lên đến 70% thu nhập dự tính, dựa trên một mức giá gạo đảm bảo là 15.000 baht/tấn, trong khi giá thế giới là 11.000 bat/tấn..v..v...nhưng mục tặng máy tính bảng iphon cho tất cả người dân và lập quĩ dự trữ gạo là đáng để kể và để cười hơn cả.

Việc tặng máy tính bảng cho người dân là lời hứa trước khi tranh cử của bà nữ thủ tướng, năm 2011và đã được thực hiện khiến cho các làng bản của người dân nghèo Thái Lan tràn ngập những của quí những không mấy ai biết dùng để làm gì. Từ giá 400 đô la giá chính thức mà chính phủ phải mua, thì những chiếc máy tính bảng hiệu iphon này vứt lăn lóc trong các căn nhà ổ chuột và chỉ còn giá từ 10 - 40 đô la/chiếc.

Việc mua gạo dự trữ của chính phủ Thái Lan trong thời gian bà nữ TTg cầm quyền và trong vai trò là Chủ tịch quĩ lúa gạo, bà TT đã đưa giá trị gạo của Thái Lan lên mức phi thực tế, cao từ 1,8 đến 4 lần so với giá gạo thị trường. Với cách tính hoàn toàn theo ý của người nông dân Thái Lan, với chế độ thuế khóa, sự trợ giúp xay sát, kho lưu trữ cùng các tài trợ tiền bạc rộng rãi và cuối cùng là việc chính phủ đã bỏ ra hơn 21 tỷ đô la để thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm gạo của người nông dân Thái Lan trong suốt nhiệm kỳ của bà thủ tướng. Việc sử dụng phương pháp dân túy + tiền ngân khố để cố gắng làm hài lòng mọi tầng lớp, nhất là tầng lớp nông dân đông đảo đã mang lại kết quả là, gạo của Thái Lan ngày càng xuống giá, khó bán hơn trong khi kho lúa gạo quốc gia cứ phình to ra mãi.

Không thể để tình trạng này kéo dài, Tòa Án Hiến Pháp trước, rồi quân đội Thái sauđã ra tay đảo chính lật đổ bà thủ tướng này. Mất các quyền lợi, người dân Thái biểu tình chống lại bà TTg vì cho rằng chính sách của bà ta đã làm hại đến họ, khi giá gạo càng lúc càng xuống và khó bán hơn. Chính quyền quân đội Thái Lan thì truy tố cựu nữ thủ tướng ra tòa, đòi buộc bà ta phải trả giá 20 tỷ đôla tiền thất thoát trong thời gian cầm quyền. Biện pháp mỵ dân của bà TTg đã làm hại cho chính bà, và có lẽ không bao giờ bà ta còn lai vãng đến dinh Thủ Tướng nữa. Cựu nữ thủ tướng Thái Lan xinh đẹp có lẽ nên nghiêm túc suy nghĩ về việc làm một chị trồng rau (trong hình), hay bán sầu riêng suốt đời thì tốt hơn là mơ đến chức vụ Thủ Tướng Thái Lan, một công việc không giành cho những người amateur...

Đất nước nghèo nàn nhưng chính quyền thì phiêu lưu, vay tiền để chi tiêu vô tội vạ, khiến nợ công tăng chóng mặt là con đường sẽ dẫn đến bế tắc, sụp đổ. Đó là con đường mà tất cả người dân Việt Nam chúng ta đang đi trên một con tàu phóng về một chốn ngả nghiêng, vô định nào đó mà ngay cả những người cầm lái cũng không biết đang đi về nơi mô...

MTA.

27/6/16

Chủ nghĩa dân túy hình thức Việt Nam, con đường bế tắc - Phần đầu.



Những năm gần đây, chính quyền Việt Nam rõ ràng là đã cải thiện được năng lực làm việc và giữ cho Việt Nam có được một sự phát triển vừa phải, ổn định. Nhưng đi sâu hơn vào các chính sách mà chúng ta đang thực thi rộng rãi thì ta có thể thấy ngay rằng, chủ nghĩa dân túy, và dân túy hình thức đã và đang được chọn lựa trong các quyết sách của chính quyền. 



Ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét việc hội nhập với bên ngoài qua các tổ chức kinh tế tương ứng. Bằng hàng loạt các biện pháp từ tài chánh, thuế khóa, các luật và dưới luật (nghị định)...nhằm có lợi hay bảo hộ cho các nền sản xuất của mình thêm một thời gian nữa và chỉ có thế mà thôi. 

Đứng trước sự hòa nhập không thể cưỡng lại được từ thị trường kinh tế Asian cho đến TPP thì điều đáng chú ý là Việt Nam luôn nêu ra và đòi bằng được một lộ trình cho sư hòa nhập. Qua đó trong thời hạn ngắn dài sẽ giữ được như cũ, tức một mức thuế cao khủng khiếp với lại mức thuế thấp, hoặc bằng không của các ngành nghề như : Sản xuất ô tô chẳng hạn. Sự co kéo với các đối tác về một lộ trình hội nhập chẳng qua cũng chỉ là một sự kéo dài, sự bảo hộ không đúng chuẩn và mang hại về lâu dài mà thôi. Nhà nước cùng các tổ chức sản xuất xe hơi trong nước, mà thực ra là của nước ngoài có thể kiếm được nhiều ngàn tỷ đồng trong khoảng thời gian “lộ trình” nhưng khi thời gian đó qua đi thì sự cách biệt đẳng cấp, chênh lệnh giữa thuế suất cao và thuế suất thấp sẽ chứng tỏ mạnh của thị trường. Đó luôn là sự yếu đuối của kẻ yếu bảo trợ kẻ yếu. Các công ty sản xuất trông mong vào lộ trình sẽ mãi chỉ đi đằng sau các công ty chấp nhận cuộc chơi mà thôi. Còn chính quyền thì giống như người cố lượm bạc lẻ trong một cuộc chơi lớn.

Thay bằng nguyên tắc tối thượng của thị trường là, chính quyền tốt nhất là chính quyền càng ít tham gia vào các hoạt động thị trường càng nhiều càng tốt, thì chính quyền Việt Nam luôn là chính quyền can thiệp nhiều nhất vào thị trường. Khi thị trường bất động sản rơi, thì thay vì để kệ nó rơi, vì nó rơi từ chỗ bong bóng vô lý xuống đúng với trị giá thực của nó thì là một điều tốt, thì chính quyền lập tức có gói dự án 30.000 tỷ đồng năm 2014, và tiếp tục gói dự án 30.000 tỷ đồng tiếp theo. Cứ cho là chính phủ lấy lại được số tiền bỏ ra nói trên, nhưng thực ra thì chỉ nằm mơ giữa ban ngày thôi. Số tiền đó sẽ mau chóng hòa nhập và biến mất dần trong dòng chảy mênh mang trong các ngân hàng và cuối cùng sẽ được thống kê trong nợ xấu...thì điều tai hại là BĐS xấu không chết đi những kẻ đáng chết mà vẫn hiên ngang sống. Những BĐS lụn bại, quản lý kém vẫn tồn tại để rồi cuối cùng sẽ làm hại thêm cho nền kinh tế.

Các đối sách luôn là bưng bít, che dấu thông tin để có được những con số đẹp nhất, cũng như số tiền nợ xấu ở các ngân hàng được qui về một mối là công ty mua bán nợ xấu VMG. Công ty này có chức năng mua bán nợ xấu nhưng chỉ "mua" chứ chẳng hề bán được đồng nợ xấu nào. Và dĩ nhiên khi trút mọi của nợ vào thì công ty sẽ phình ra nợ vì nợ xấu nên nó sẽ phải bốc hơi và biến mất, để cho mọi điều tốt đẹp ở lại...

Một cái lỗ thủng to hơn cả đáy là :“Bảo Hiểm Y Tế Toàn Dân”. Một cố gắng của những người quản lý duy ý chí, lý thuyết suông cũng đang gây tiền chạy ra ngoài nhanh như ăn cướp. Có thể họ tốt với ý tưởng nhưng hoàn toàn là những người mơ mộng giữa đời thường khi gây một hình thái tự nguyện thành một phong trào hình thức, đầu voi đuôi chuột, cha chung không ai khóc...BHYT luôn là một chương trình của một nhóm người có điều kiện tham gia chứ không phải của cả xã hội tham gia đồng loạt như hiện thời. Cho đến tận bây giờ thì Bảo Hiểm Y Tế Toàn Dân vẫn chỉ là giấc mơ không thành của thế giới ngày nay. Chỉ có một vài nước Bắc Âu, vì giàu có và vì dân số ít nên thực hiện được, nhưng với gần 30% thu nhập hàng năm ném vào Bảo Hiểm Toàn Dân đó. Ngay cả một nước Mỹ giàu có nhưng việc đưa ra kế hoach Obama Care, một dạng giống như BHYTTD, cũng gây nên sự chống đối trong nước Mỹ bởi sự khó thành công của nó.

Việt Nam là một nước thực thi chính sách BHYT TD nghe thật vĩ đại nhưng lại lèo bèo về thực tế, với vài trăm ngàn đồng/đầu người/năm. Con số của chính phủ đưa ra là 60 - 80% người dân tham gia BHYT, nhưng thực tế thì chỉ khoảng dưới 30% người dân ở thành phố tham gia. Còn ở các vùng quê, vùng cao thì số người tham gia chỉ là 3 - 5%, thậm chí có những làng bản người tham gia đóng tiền BHYT là 0%. Không đóng xu nào nhưng họ vẫn có được thẻ BHYT bởi chính quyền địa phương đã đóng thay cho họ, để có được những con số đẹp.nói trên. 

Còn về mặt bảo hiểm thì theo một chuyên gia nước ngoài, để thực hiện chính sách BH trên, Việt Nam cần phải có 10.000 bệnh viện 1000 giường, cùng với 500.000 bác sĩ nhân viên y tế để thực hiện thực sự công tác BHTD nói trên. Một điều không thể thực hiện được trong 50 năm nữa ở Việt Nam, nhưng BHTD đã thực hiện ở Việt Nam rồi, và chính quyền cứ phải è cổ ra đóng hàng trăm ngàn tỷ đông mỗi năm cho một chương trình quá sức, quá tham vọng nhưng hoàn toàn rỗng tuếch, đầu voi đuôi chuột, chờ ngày phá sản giống như bao chương trình mà chính quyền đã làm.

Bởi đặt mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội, chính trị nên các quyết sách của chính quyền đưa ra đa phần để lấy lòng tất cả. Từ o bế các nhà đầu tư nước ngoài, cho đến lấy lòng giới trí thức khoa bảng, việc phong chức vô tội vạ cho các tướng tá quân đội, CA với biết bao khoản tiền chi ra dưới mọi hình thức đã biến Việt Nam thành một quốc gia vay nợ để sống. Chính quyền đã rộng tay chi tiêu thoải mái với việc xây dựng cả xa lộ trên những vùng núi non (đường Hồ Chí Minh), các sân bay bến cảng vô tích sự, vì không phải lợi ích của những dự án đó, mà do khi triển khai dự án đó thì cũng kích hoạt dòng tiền dự án luân chuyển và sẽ có phần trăm rơi rụng ra để thành thu nhập, thuế má...Nên ở đất nước Việt Nam ta hiện nay có một tình trạng lạ đời. Dù đang nghèo với đủ khoản nợ công lẫn tư chồng chất nhưng chúng ta vẫn hoành tráng xây dựng với các dự án nhiều tỷ đô la. Tất cả đều là tiền nước ngoài, ODA, tiền vay cắt cổ...mà mục đích không phải là lợi ích của dự án đó, mà là vì những đồng tiền phần trăm lọt ra ngoài khi dự án được kích hoạt...Những đồng tiền tưởng lớn nhưng té ra nhỏ xíu mà ta đã tận thu giống như một khoản tiền thuê nhà mà ta cho các đại gia thuê, cho đến những khoản bèo nhèo tiền thuế hoa chi mà ta vét túi của các chị hàng xén lúc chợ chiều…

Mặt trời vẫn mọc và lặn như vậy, bao đời nay và nước vẫn chảy qua cầu mà không chảy ngược lại thì tiền bạc vào Việt Nam càng lúc càng khó khăn với những con số thật đẹp nhưng thực tế không đẹp chút nào. Tiền thu về nhiều nhất thuộc hàng điện tử, điện thoại thì Việt Nam đứng danh nhận tiền nhưng thực thu được chỉ khoảng 3- 9%, tương ứng với đóng góp, còn ông chủ Hàn Quốc thu được 90%.. Xuất khẩu cá là một nguồn thu tốt nhất, tiền đến tay người nông dân nuôi, trồng nhưng mấy năm nay đang thất bát dần, các chủ cơ sở thì đa phần vỡ nợ, thu hẹp sản xuất. Còn tiền thu hóa dầu, những năm trước được liên danh chia là 70.000 tỷ đồng nhưng giờ đây giá dầu ở dưới 50đô/thùng thì càng khai thác càng lỗ, khi mức giá VN khai thác là 55 - 65 đô/thùng. Cả liên doanh Nga và Việt đang chuổn bị trốn nợ.

Ngay cả chuyện vui khi ta tính tổng thu của người Việt hải ngoại gửi về được khoảng 12 - 15 tỷ đô/năm nhưng thật nực cười khi ta tính vào tổng nhập của chính phủ. Người Việt hải ngoại gửi tiền đó về là cho bà con họ hàng của họ, chứ có gửi cho chính quyền đâu mà tính tổng nhập. Rồi họ hàng bà con của họ sẽ nhận hết số tiền đó rồi đem đi ăn, đi chơi chứ có ai cho lại ông chính phủ đồng nào đâu mà tính nhập vui vẻ quá vậy. Bây giờ thì ngồi không, tính quẩn khi trông nhìn vào 500 tấn vàng của dân để vét nốt..

Đứng bên ni thành, ngó bên tê thành không thấy tiền đâu,
Đứng bên tê thành, ngó bên ni thành cũng chẳng thấy tiền đâu..

Chưa bao giờ điệp khúc Tiền, Tiền, Tiền vang lên dữ dội và cấp thiết như hiện nay. Một điệu quân hành réo rắt đòi hỏi của hàng triệu công chức, mà đa phần là ngồi không, của hàng ngàn tướng lãnh,cũng đa phần ngồi không,của hàng vạn công chức Đảng, câc tổ chức ăn không ngồi rồi...nhưng luôn khát tiền.réo gọi chính phủ, khiến chính phủ giờ này giống như một ông Chúa Chổm đang chạy tuột quần đi tìm chủ nợ mới và khoản tiền mới để đổ vào cái thùng không đáy, hay một ông Thạch Sùng đang ngồi mơ cái mẻ kho….

Mời các bạn xem tiếp phần cuối...

MTA

26/6/16

Vì sao Panther là xe tăng thành công nhất của Đức Quốc Xã trong CTTG 2

Các chuyên gia quân sự cho rằng, không phải Panzer hay Tiger mà xe tăng hạng trung Panther (Con Báo) mới là mẫu tăng thành công nhất của nước Đức Quốc Xã trong CTTG 2.


Mùa hè năm 1941, phát xít Đức bất ngờ phát động chiến tranh xâm lược Liên Xô, và đã giành được nhiều thắng lợi lớn. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ các xe tăng hiện đại của Hồng quân, như T-34 và KV-1 đã gây bất ngờ lớn cho phía Đức. 

So với xe tăng hạng trung T-34-76 của đối phương, các xe tăng Panzer III và Panzer IV của Đức yếu thế hơn rất nhiều về hỏa lực, tính cơ động cũng như khả năng bảo vệ. Trước bối cảnh đó, phía Đức gấp rút đẩy mạnh việc nghiên cứu chế tạo một loại xe tăng mới. 

Các hãng Daimler-Benz và MAN cùng tham gia thi tuyển thiết kế. Tháng 5/1942, thiết kế cải tiến của MAN (có học tập một số điểm từ Daimler-Benz) đã được Hitler lựa chọn, đồng thời ông trùm phát xít cũng yêu cầu gia cố thêm giáp và tăng cường pháo chính của xe. Đó chính là mẫu thiết kế ban đầu của xe tăng hạng trung Panther.

Đến đầu năm 1943, việc sản xuất hàng loạt loại xe tăng mới bắt đầu, với sự tham gia của nhiều hãng, mà chủ yếu là MAN (Maschinenfabrik Augsburg-Nürnberg), MNH (Maschinenfabrik Niedersachsen-Hannover), Daimler-Benz, mỗi hãng chiếm chừng 1/3 số xe tăng xuất xưởng. Panther được sản xuất chủ yếu với ba phiên bản Ausf.D, Ausf.A và Ausf.G, cùng các biến thể xe tăng chỉ huy, xe công binh 

Ban đầu, thiết kế này được đặt tên là Panzer V, nhưng đến đầu năm 1944, Hitler đã đổi tên chiếc xe thành Panther (Con báo). Cái tên này cũng rất phù hợp với khả năng cơ động cao và sức tiến công mạnh của loại xe này. 

Xe tăng Panther dài 8,86m kể cả nòng pháo, rộng 3,43m và cao 3,10m, nặng 45,5 tấn, kíp chiến đấu gồm 5 người. Về khả năng bảo vệ, giáp tháp pháo của Panther dày đến hơn 100mm, giáp thân trước dày đến 80mm, nghiêng 35 độ ở phần trên - nơi thường bị trúng đạn, cho khả năng chống chịu rất tốt trước các vũ khí chống tăng. Phần dưới của giáp trước cũng dày đến 60mm, nghiêng 35 độ. Ở các vị trí khác, độ dày của giáp cũng lên tới 40-45mm. 

Nhìn chung, nếu kíp lái vận dụng tốt khả năng của xe, phơi bày giáp trước, tránh việc bị hở sườn thì đối phương sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tiêu diệt Panther.

Về động lực, xe sử dụng động cơ xăng 12 xi-lanh Maybach HL 230 P30 công suất 690 mã lực, tốc độ vòng quay 3.000 vòng/phút. Đây là loại động cơ cũng được trang bị cho các loại xe tăng hạng nặng như Tiger II, nên rất dễ hiểu là với khối lượng nhỏ hơn nhiều, Panther sẽ có sức cơ động cao hơn.

Xe có thể đạt tốc độ tối đa 46km/h, cự li hoạt động 250km. Về hỏa lực, xe được trang bị pháo chính Kwk 42 L/70 cỡ 75mm, cơ số đạn 79 viên (sau tăng lên 82 viên ở phiên bản Ausf.G), gồm các đạn xuyên chống tăng PzGr 39/42, PzGr 40/42, đạn nổ mạnh Sprgr 42 … 

Đáng lưu ý trong số các loại đạn của Panther là PzGr 39/42 sử dụng lõi wolfram, nặng 6,8kg, có sơ tốc 935m/s, xuyên 111mm giáp ở cự li 1.000m, đủ để bắn hạ nhiều loại xe tăng của Hồng quân và quân Đồng minh. Đạn xuyên giáp PzGr 40/42 mạnh hơn nhưng ít được sản xuất hơn, nặng 4,75kg, sơ tốc đầu đạn 1.120m/s, xuyên 149mm giáp ở cự li 1.000m. Ngoài ra, Panther cũng được trang bị hai súng máy MG34 (một đồng trục pháo chính, một trên nóc xe).



Trên chiến trường, xe tăng hạng trung Panther được biên chế với mỗi tiểu đoàn gồm 96 xe tăng. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm trung đội thông tin (3 xe tăng Panther biến thể xe chỉ huy Befehlswagen), trung đội trinh sát cơ giới (5 xe tăng Panther) và trung đội kĩ thuật (2 xe sửa chữa Bergepanther dựa trên khung gầm Panther).
Trong biên chế tiểu đoàn gồm bốn đại đội chiến đấu, mỗi đại đội 22 xe tăng Panther (ban chỉ huy đại đội 2 xe, 4 trung đội mỗi trung đội 5 xe). Ngoài ra, tháp pháo 75mm của Panther cũng được sử dụng để chế tạo các lô cốt cố định phòng thủ bờ biển. Các lô cốt kiểu này được gia cố thêm phần nóc, và được gọi là Pantherturm I - Stahluntersatz (phần dưới lô cốt là thép đặc), hay Pantherturm II – Betonsockel (phần dưới lô cốt là bê tông). Tổng cộng đã có 268 lô cốt như vậy được xây dựng, bố trí ở cả mặt trận phía Tây và phía Đông.

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, đã có hơn 6.000 chiếc Panther được chế tạo, bất chấp việc không quân Đồng Minh thường xuyên đánh phá các nhà máy. Dưới góc độ kinh tế, giá thành chế tạo một chiếc Panther là 117.100 mark, không đắt hơn nhiều so với Panzer IV (103.462 mark, bằng 88%), nhưng hiệu quả đáng kể. So với các xe tăng hạng nặng như Tiger I (250.800 mark), giá thành chế tạo Panther chỉ bằng 47%. 

Trên chiến trường, Panther tỏ ra ổn định và hiệu quả hơn nhiều các mẫu xe tăng hạng nặng. giành nhiều thắng lợi lớn. Mikhail Nikolaevich Svirin, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự người Nga đã đánh giá Panther “có thể được xem là loại tăng mạnh-thành công nhất của Đức Quốc Xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai”. 

Thanh Hoa

Nhà độc tài Saddam Hussein dưới giá treo cổ


Biên soạn: Hải Hà - Lê Văn Thắng




Vụ treo cổ diễn ra lúc 6 giờ sáng ngày 30/12/2006, ngay trước khi mặt trời lên, tại một địa điểm từng diễn ra nhiều vụ hành quyết dưới thời Saddam Hussein làm tổng thống. 

Saddam Hussein được đưa lên chỗ hành hình lát bê tông, xung quanh là những lính gác đeo mặt nạ đen. Mặc chiếc sơ mi trắng, bộ vest đen và áo khoác cùng màu, tay Saddam Hussein bị trói nhưng ông vẫn cầm một cuốn kinh Koran. Cuốn kinh này ông yêu cầu trao lại cho một người bạn. Quan tòa đọc to bản án tử hình. Và đây là những gì diễn ra sau đó, 

Một trong những lính gác có mặt ở đó hỏi Saddam Hussein rằng ông sợ chết không. Saddam Hussein đáp lại: "Tôi đã dành cả cuộc đời mình chiến đấu chống những kẻ phản bội và những tên xâm lược". Một lính khác hỏi tiếp: “Tại sao ông huỷ hoại Iraq, hủy hoại chúng tôi? Ông để chúng tôi đói, ông để người Mỹ chiếm đóng đất nước tôi". 

Câu trả lời là: "Tôi hủy hoại những tên xâm lược. Tôi hủy hoại những kẻ thù của đất nước Iraq... Tôi đã đưa đất nước Iraq từ chỗ nghèo nàn đến thịnh vượng". 

Saddam Hussein nói tiếp: "Đây là sự kết thúc… kết thúc cuộc đời tôi. Nhưng tôi đã bắt đầu cuộc sống như một chiến sĩ, một chiến binh chính trị - vì thế cái chết không bao giờ đe dọa được tôi".

Chiếc còng trên tay Saddam Hussein được tháo ra, nhưng chân vẫn bị cùm. Ông chắp tay sau lưng. Kế đó Saddam Hussein được đưa lên bậc cầu thang để đến đứng ở điểm cao nhất trên sàn của giá treo cổ. 

"Ông ấy hô khẩu hiệu, như vẫn thường làm thế. "Đấng tối cao vĩ đại", và những câu khẩu hiệu chính trị như "Đả đảo Mỹ" và "Đả đảo những kẻ xâm lược", quan tòa Haddad kể tiếp. Ông ấy nói: "Chúng ta sẽ lên thiên đàng, kẻ thù của chúng ta sẽ bị đày xuống địa ngục". 

Ông ấy kêu gọi sự tha thứ và thương yêu giữa những người Iraq, nhưng cũng nhấn mạnh rằng người Iraq phải chiến đấu chống lại người Mỹ và Iran. 

Đến lúc này, đoạn băng chính thức cho thấy hình ảnh một Saddam Hussein lặng lẽ và dường như phục tùng đứng dưới giá treo cổ. Xung quanh ông là những lính canh đeo mặt nạ và mặc quần áo dân sự. 

Đột nhiên đoạn băng cho thấy tấm ván sàn (sẽ sập xuống) trông rất kinh hãi, có một lá chắn hình tròn màu đỏ bằng kim loại ở phía trên. Sợi dây thừng to từ trên trần cao thò xuống. 

Một người mang mặt nạ làm cử chỉ về phía giá treo. Saddam Hussein liếc nhìn lên, sau đó nhìn vào mặt người kia, dường như ông đưa ra một câu hỏi. Người đàn ông đưa tay dọc cổ và ngực Saddam Hussein, có vẻ như đang giải thích rằng cái dây kia sẽ được choàng quanh người ông rồi lên cổ, trước khi nút thắt siết lại. Nhưng dường như cựu Tổng thống không chăm chú nghe.

Một mảnh vải đen được mang ra và quấn quanh cổ của cựu Tổng thống. Rồi trong lúc một đao phủ túm miếng vải từ phía sau gáy Saddam Hussein, ông được đưa lên sàn. Saddam Hussein đứng thẳng và im lặng trên tấm ván sàn, mặt hướng thẳng về phía trước, trong lúc chiếc thòng lọng sà xuống thấp và thu nhỏ lại quanh cổ ông. Đến lúc này, đoạn băng chính thức chấm dứt. 

Đoạn băng thứ hai bắt đầu với việc Saddam Hussein bị dẫn lên tấm ván sàn. Nền cảnh màu đen, thi thoảng chớp sáng do ánh đèn của những người chứng kiến chụp ảnh.

Khi ông được đẩy lên đứng ở chỗ ván sàn, đám đông bên dưới xì xào nói chuyện. Nhưng ngay khi chiếc thòng lọng tròng vào, họ dường như bị kích động hơn, một số người thét lên những câu sỉ nhục.

Quan tòa Haddad nhắc lại chuyện này và nói: “Một số lính gác lăng mạ ông ấy - bằng cách thét lên những từ của người Hồi giáo". Một người không rõ mặt hét "Cút về địa ngục", một số khác reo tên của giáo sĩ Shiite Moqtada ai Sadr và Mohammed Bakr Sadr, những kẻ thù của Saddam Hussein.

Đáp lại Saddam Hussein hỏi với vẻ mỉa mai: "Các người thấy thế là dũng cảm lắm à?".

Một giáo sĩ đạo Hồi trong đám đông yêu cầu Saddam Hussein cầu nguyện. Ông này làm theo, nhưng với "vẻ châm biếm" - theo lời mô tả của quan tòa Haddad.

Bằng một giọng rõ ràng, Saddam Hussein bắt đầu ngân nga một câu kinh Hồi giáo, rằng "Không có Chúa trời mà chỉ có thánh Alah, tôi thừa nhận rằng Mohammad là sứ giả của thánh Alah. Không có Chúa trời mà chỉ có thánh Alah, tôi thừa nhận rằng Mohammad" - lời ông bị cắt ngang bởi tấm ván sàn sập xuống kèm một thứ âm thanh cực mạnh. Saddam Hussein rơi xuống. Tiếng ồn ào lên, một giọng rất to hét lên câu rủa. Camera quay một cách điên cuồng trong vài giây trước khi dừng lại ở cận cảnh đầu của tử tội, vẫn trong chiếc thòng lọng, gương mặt không còn sự sống.

Cổ của Saddam Hussein dường như đã gãy vì cú ngã. Quan tòa Haddad nói rằng cựu Tổng thống đã qua đời gần như tức khắc. "Tôi thấy dấu vết của sợi dây, cảnh tượng thật khủng khiếp" ông ta nói.

Nhân chứng kể lại vụ hành quyết Saddam Hussein

Theo hãng BBC Munqith al-Faroun, vị công tố viên chứng kiến việc treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein kể lại: "Cả tôi - công tố viên - và vị thẩm phán đại diện tòa án, có tất cả 14 người. Hai nhóm, mỗi nhóm 7 người, tới nơi hành quyết bằng trực thăng". 

Vì lý do an ninh, tất cả 14 người đều bị kiểm tra xem họ có mang vũ khí hay camera theo không. Tất cả chờ khoảng 10 phút trước khi bước vào một căn phòng nhỏ. Sau đó, Saddam Hussein bước vào cùng hai cảnh sát thuộc Bộ Tư pháp. Một cảnh sát thứ ba đi đằng sau. 

"Saddam Hussein bước vào và cử động của ông ấy rất lạ. Ông ấy mặc bộ đồng phục mà các vị đã nhìn thấy trong ảnh, đội một chiếc mũ len. Saddam thường xuyên nhìn quanh và tay cử động liên tục", - Faroun kể. 

Vị công tố viên bảo ông ngồi. Saddam khom người trên ghế cho đến khi vị thẩm phán bắt đầu đọc bản án. Sau đó, ông mới bắt đầu để tâm tới xung quanh. Saddam hét lên những câu mà ông từng nói tại tòa án: "Nhân dân muôn năm, đất nước muôn năm, đả đảo những kẻ phản bội”. 

Sau khi bản án được đọc lên, cả nhóm sang phòng hành quyết ở bên cạnh. "Căn phòng rất nhỏ, và có một cái thềm để giá treo cổ cùng một cái cửa sập. Ngoài 14 nhân chứng ban đầu, còn có thêm 4 người tham gia hành quyết thuộc Bộ Tư pháp", Faroun kể.

"Tay của Saddam bị cùm ở đằng trước. Ông ấy đang mang cuốn kinh Koran. Tôi lấy cuốn sách trong tay ông và ông nói: Hãy giữ nó cho đến khi ông gặp được một thành viên gia đình tôi và trao lại cho người đó. Sau đó, tay của ông bị trói ở sau lưng, chân cũng bị trói. Ông ấy nói: Làm sao tôi có thể trèo bậc thang lên giá treo cổ? Các cảnh sát ngỏ ý giúp. 

Những người hành quyết muốn ông ấy đội cái mũ trùm đầu dành cho người bị treo cổ. Ông ấy từ chối. Vì vậy, họ mang tới một miếng vải và nói rằng nó sẽ giúp bảo vệ cổ ông. Saddam đồng ý. Khi người ta quàng dây thừng quanh cổ ông ấy một số lính gác đang đứng ở cửa, chứ không phải trong phòng. Họ đọc những lời cầu nguyện lên Đấng tiên tri Mohammed. Ông ấy cùng cầu nguyện với họ, và một người trong số đó bỗng hét lên: Moqtada, Moqtada. Tôi nói rằng không cần phải làm thế". 

Đến lúc này, 6 hay 7 trong số những người lính gác nói trên đã vào trong phòng. Hai chiếc camera chính thức bắt đầu quay vụ treo cổ. Mục đích của việc quay phim là để ngăn chặn những tin đồn rằng vụ hành quyết là giả. 

Faroun cho biết ông nhìn thấy một số người dùng điện thoại di động để quay đoạn phim không chính thức ghi lại cảnh treo cổ, nhưng không biết tên họ: "Kể cả nếu giờ gặp lại, tôi cũng sẽ không thể nhận ra họ”. 

Khi được hỏi tại sao ông không ngăn chặn hành động đó, vị công tố viên nói: "Họ không phạm luật. Việc xử tử không bí mật mà công khai. Và ở Iraq, người ta sẽ đưa dân chúng tới xem các vụ hành quyết, vì nó sẽ là cách răn đe những người khác, và có camera quay lại những vụ này”.

Sau khi việc hành quyết kết thúc, một bác sĩ kiểm tra để chắc chắn là nhà độc tài Saddam đã chết.

Bài thơ cuối cùng của Saddam Hussein

Cựu Tổng thống Iraq ngồi một mình 3 năm liền trong xà lim biệt giam của Mỹ. Râu bạc đi, hai con trai đã chết và giá treo cổ đang chờ, nhưng Saddam Hussein vẫn thường làm thơ. Bài thơ cuối của ông có tên "Hãy trải lòng". 

Bài thơ cuối cùng viết trước khi chết giống như một lời kêu gọi vang lên từ đáy mồ. Bản sao của bài thơ, cùng với di chúc, nằm trong số các tư trang mà Saddam Hussein để lại trong nhà tù của Mỹ, đã được trao lại cho gia đình ông ở Tikrit. 

Bài thơ chứa đầy những từ ngữ hoa mỹ - đặc điểm nổi bật trong văn chương của Saddam Hussein, bắt đầu bằng lời ca ngợi tình yêu của bản thân ông đối với nhân dân.


Hãy trải lòng 


Tâm hồn người là bạn của tôi, tâm hồn người là tình yêu của tôi. 

Đối với trái tim tôi, không nơi nào ấm áp bằng tâm hồn người.


Kẻ thù cõng những tên ngoại bang vào xã tắc chúng ta. 
Chúng sẽ phải than khóc. 


Đây ta phơi lồng ngực trước bầy sói. 

Không run sợ trước lũ thú cuồng bạo.


Ta hy sinh tâm hồn này cho Người và Tổ quốc. 
Máu ta sẵn sàng đổ những lúc khó khăn.

Chúng ta không bao giờ quỳ gối khi bị tấn công. 
Thậm chí còn đối xử với kẻ thù một cách cao thượng.

Saddam Hussein

Khẩu súng AK-47 nạm vàng người Mỹ tịch thu được sau khi Saddam Hussein bị băt

Các bạn muốn xem thêm về con người Saddam Hussein thì bấm :

XEM THÊM

MTA (st)

Nghệ thuật nói chuyện chỉ đơn giản là như thế..


  
Người tức giận và phẫn nộ trong nháy mắt chỉ số IQ trở về bằng 0, qua một phút sau mới khôi phục trở lại trạng thái bình thường. Chìa khóa thanh nhã của một người nằm tại sự khống chế cảm xúc của tự thân, dùng miệng lưỡi làm phương hại và tổn hại người khác là một loại hành vi ngu xuẩn nhất.
Thông thường chúng ta không tự do tự tại là bởi những cảm xúc không lành mạnh trong nội tâm mình. Một người có khả năng khống chế được những cảm xúc không tốt của tự thân còn mạnh mẽ hơn so với một người có khả năng nắm giữ một tòa thành. “Thủy thâm tắc lưu hoãn, ngữ trì tắc nhân quý” (nước dưới sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý ăn nói từ tốn). Cần hai năm để học nói, nhưng cần mười năm để học im lặng. Có thể thấy: Nói là một loại năng lực; im lặng là một loại trí huệ.
1. Việc gấp, nói từ từ.
Găp phải việc gấp, nếu như có thể trầm lắng bình tâm mà suy xét, sau đó từ từ nói rõ sự tình không hấp tấp vội vàng, lưu lại cho người nghe một chút ổn định, chín chắn, khiến họ không có ấn tượng bị xung động, và người khác càng thêm tin tưởng vào chúng ta.
2. Việc nhỏ, nói ẩn ý.
Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở thiện ý, dùng câu nói đùa hài hước để nói, người nghe sẽ không còn cảm giác cứng nhắc, họ không những sẽ vui vẻ tiếp nhận lời nhắc nhở mà còn tăng thêm thiện cảm với chúng ta.
3. Việc chưa nắm bắt, nói một cách cẩn thận.
Đối với những việc bản thân chưa có nắm rõ hiểu thấu sự tình, nếu như vì bạn không nói có thể người khác cảm giác bạn giả dối, ngụy tạo, nếu vậy bạn có thể lựa lời diễn đạt một cách cẩn thận, thế thì sẽ khiến người ta cảm nhận được bạn là một người thực sự có thể tín nhiệm tin tưởng được.
4. Việc chưa xảy ra không nên nói bừa.
Người ta ghét nhất là “nhân vô sự sinh phi” (người biến việc không có gì trở thành thị phi), nếu như từ trước tới giờ bạn không tùy tiện suy luận, phỏng đoán hay ăn nói hàm hồ những việc không xảy ra, sẽ khiến người ta cảm nhận được bạn là một người thành thục, có tu dưỡng, là người làm việc cẩn thận không tùy tiện, có ý thức trách nhiệm.
5. Việc không làm được, đừng nói ẩu.
Tục ngữ nói “một hữu kim cương toản, biệt lãm từ khí hoạt” có nghĩa là không có cái khoan kim cương thì đừng ôm đồm nghề đồ gốm. Việc mà mình làm không tới thì không dễ dãi nhận lời, sẽ khiến người nghe cảm nhận được bạn là một người “ngôn tất tín, hành tất quả” nghĩa là lời nói của bạn đáng tin, hễ bạn hàng động thì ắt hẳn sẽ có kết quả.
6. Việc tổn hại người khác, không thể nói.
Không xem thường những lời nói làm phương hại người khác, và không nói những lời nói làm tổn hại người, đặc biệt với những người thân cận ở trên thế gian. Điều này sẽ khiến họ cảm nhận được bạn là một người thiện lương, giúp cho việc thêm gắn bó và gia tăng tình cảm.
7. Việc đau lòng, thương tâm, không cần gặp ai cũng nói.
Người khi đau buồn đều có mong muốn thổ lộ hết mọi điều với người khác, nhưng nếu cứ nhìn thấy người liền nói, sẽ dễ chuyển áp lực tâm lý quá lớn sang người nghe khiến họ tạo thành hoài nghi và xa lánh đối với bạn. Đồng thời, bạn sẽ còn để lại trong họ ấn tượng rằng không biết nghĩ cho người khác, muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác.
8. Việc của người khác, nói cẩn trọng.
Người với người trên thế gian đều cần phải có một cự ly (khoảng cách) an toàn, việc của người khác không tùy tiện truyền bá và bình luận, sẽ để lại cho những người giao lưu cảm giác an toàn.
9.  Việc của con trẻ, nói như người dẫn đường.
Đặc biệt là con trẻ trong tuổi thanh thiếu niên, vô cùng trái nghịch khó bảo, hãy chọn dùng thái độ vừa ôn hòa vừa kiên định mà mở đường, khi có thể khiến con trẻ vừa có cảm tình đối với bạn, nguyện ý cùng bạn trở thành người bạn, lại vừa có khả năng khởi tác dụng thuyết phục.
10. Việc của bản thân, hãy nghe người khác nói ra sao.
Sự tình của mình cần lắng nghe cách nhìn của người ngoài cuôc, một là có thể để lại cho người ấn tượng khiêm tốn; hai là để người cảm nhận được bạn là một người thấu tình thấu lý.
VA Sưu tầm

SÂN BAY QUỐC TẾ KANSAI NHẬT BẢN

Posted by Việt Anh : 


Sân bay Quốc tế Kansai là công trình do kiến trúc sư Renzo Piano xây dựng trên một đảo nhân tạo giữa vịnh Osaka. Cây cầu ra sân bay dài 3.500 m. Phòng khách của nó dài 1,7 km. Tên tiếng Anh là Kansai International Airport, tiếng Nhật là: 關西國際空港, Năm 2004, sân bay này có 102.862 chuyến bay, trong đó có 72.096 là quốc tế và 30.766 là chuyến nội địa, tổng lượng khách là 15.340.975 người trong đó có 11.162.533 là quốc tế và 4.178.422 là nội địa.
 
Lấp biển chỉ có trong truyền thuyết nhưng ngày nay người Nhật Bản lấp biển tạo đảo là câu chuyện có thật. Sân bay Quốc tế Kansai chính là xây dựng trên hòn đảo nhân tạo với tổng diện tích 511 hécta. Nó nằm trên Vịnh Osaka cách đất liền 5km hình chữ nhật, nhìn từ trên xuống giống như một hàng không mẫu hạm.
Để hoàn thành công trình tạo đảo và sau đó xây dựng sân bay, người Nhật đã phải khổ chiến trong 20 năm với 1500 tỷ Yên phí tổn. Đầu tiên người ta bỏ ra 6 năm với 550 triệu Yên để hoàn thành hòn đảo nhân tạo (bao gồm làm móng xây đê và đổ đất làm đảo).         
Đáy biển Osaka có tầng đất nhão dày 20m, phía dưới là tầng đất hồng tích dày 400m nữa. Muốn làm sân bay phải có móng thật chắc. Các kỹ thuật viên Nhật Bản quyết định đóng một triệu cọc sắt có đường kính 40cm vào tầng đất nhão, sau đó đổ đất lên gây áp lực cho nước ở dưới tầng đất thoát ra ngoài để tạo móng chắc. Tiếp theo, họ xây dựng một con đê bảo vệ vây lấy vùng biển xây đảo. Con đê dài 11km làm trong hai năm gồm: 8666m đê bằng đá hộc đổ thoai thoải, 1790m đê bằng những khúc gang cong, 721m đê bằng các rọ đất đá, ngoài ra còn có 780 đê đóng bằng cọc săt. Sau khi làm xong con đê này, mới bắt đầu đổ đất cát thành đảo. Trải qua ba năm làm việc ngày đêm không nghỉ, người ta đã đổ vào đó 180 triệu m3 đất cát, hoàn thành một hòn đảo nhân tạo cao 33m từ đáy trở lên.          
Sau khi làm xong đảo, người ta bắt tay vào xây dựng Sân bay Kansai. Trước đó, Nhật Bản đã mở rộng cuộc thi tuyển các đồ án thiết kế sân bay, cuối cùng họ đã chọn đồ án thiết kế của kiến trúc sư Italia Gien Gio Piano. Sự ưu việt của đồ án này là toàn bộ tòa lầu sân bay hầu như không có bêtông mà chỉ là những thanh giằng bằng thép không rỉ lắp ráp với kính màu. Từ trên không trung nhìn xuống tòa lầu sân bay trông như con chim lớn đang xòe hai cánh với nóc lầu có hình uốn lượn như sóng. Các mái lầu hạ thấp dần để tăng khả năng quan sát của tháp kiểm tra. Nhìn toàn bộ công trình rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Bên trong tòa lầu chiều dài 1,7km có 4 tầng với tổng diện tích 300000m2 có 37 hệ thống tam cấp tự động và các phòng thông thoáng bố trí khoa học.          
Sân bay Kansai có đường bay dài 3500m, rộng 60m màu xám đen, có khả năng tiếp nhận 160000 lượt máy bay hạ cánh trong một năm. Để tăng cường độ ma sát của đường bay, người ta tạo ra những rãnh nhỏ ngang đường bay tổng cộng có 10320m rãnh, mỗi rãnh rộng 6mm sâu 6mm.            
Hiện nay, Sân bay Kansai phải đối mặt với những khó khăn: sân bay không có vật cản gió cho những máy bay lên xuống. Công ty hàng không Nhật quy định, nếu gặp sức gió vượt quá 13m/s sẽ đình chỉ máy bay lên xuống. Như qua điều tra được biết, Vịnh Osaka những ngày có sức gió 13m/s chỉ chiếm 0,6% của một năm. Khó khăn thứ hai là: sự ăn mòn của muối biển, mước biển thì khỏi phải nói, nhưng gió biển cũng chứa đấy muối. Để chống muối, Nhật đã lắp đặt hệ thống máy lọc muối ở những chỗ thông gió. Song tuổi thọ của máy lọc muối chỉ được một năm nên hàng năm phải thay hàng loạt, mỗi lần thay tốn tới 100 triệu Yên.            
 
 Khó khăn thứ ba là sân bay xây dựng trên đảo nhân tạo nên thường xuyên bị lún. Theo  tính toán thì sau 30 – 50 năm đảo mới ổn định. Người phụ trách sân bay đã tính, ở đây nước sâu 18m, đảo cao từ đáy trở lên 33m, bình quân mỗi ngày đảo lún 1mm đến khi ổn định sân bay vẫn cao hơn mặt biển 4mm. Hơn nữa đảo có 98 cột lớn làm trụ cho toàn nền đảo, tòan bộ những kiến trúc trên đảo đều mỏng nhẹ nên có thể yên tâm.            
Mặc dầu có những khó khăn không nhỏ, nhưng Sân bay Quốc tế Kansai rất tiện lợi. Như lời người phụ trách nói: “Thông với 4 phương 8 hướng, ra vào thuận tiện”. Thông thường đi máy bay thì nhanh, nhưng muốn ra vào sân bay phải mất thời gian chủ chuyển. Sân bay quốc tế Kansai đã cố gắng khắc phục về phương diện này.            
Để duy trì mối giao lưu giữa sân bay với bên ngoài, trước hết Nhật Bản cho xây cầu sắt nối liền đảo với đất liền dài 3,7km. Cầu gồm 2 tầng, tầng trên rộng 30m có 12 đường xe hơi chạy với tốc độ 80km/h, tầng dưới là đường sắt. Cầu có 31 mố cầu mà 29 mố phải xây trên mặt biển. Để xây mố cầu người ta đóng cọc sắt sâu xuống đáy biển 60m. Chiều cao của cầu là 108m. Thuyền bè hàng ngàn tấn có thể qua lại dưới chân cầu. Có chiếc cầu này hành khách có thể đi xe điện, xe hơi từ Osaka, Kiôto, Kôbê… thẳng đến tòa lầu của sân bay. Ngoài ra sân bay còn có tàu thủy cao tốc đưa đón khách đến Asaka và các đảo lân cận. Người phụ trách sân bay tự hào nói: “Sân bay có thiết kế đường bộ và đường thủy vào thẳng đến tận nơi thì trên thế giới này rất hiếm thấy. Ngoài ra, tại Sân bay Kansai hành khách có thể chuyển đổi đường bay Quốc tế và trong nước tùy ý, đồng thời chuyển đổi được 22 đường bay nội địa tới các thành phố lớn nhỏ trong nước”.           
 
 Do xây dựng Sân bay Kansai với phí tổn quá lớn nên người ta dự tính rằng phải 23 năm sau sân bay mới hoàn được vốn. Hiện nay lệ phí đánh vào các máy bay hạ cánh xuống Sân bay Kansai rất cao. Một máy bay Boing 747 mỗi lần hạ cánh phải nộp 1 triệu Yên, đây là giá đắt nhất trong các sân bay trên thế giới, nên rất nhiều nước không dám ký kết trước. Tuy vậy hiện nay, đã có 44 Quốc gia có công ty ký kết hợp đồng với Kansai.         
Ngày 4 tháng 9 năm 1994, Sân bay Kansai bắt đầu kinh doanh, họ tính toán mỗi năm sẽ có khoảng 30 triệu lượt người ra vào sân bay.            
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản đang vạch kế hoạch sẽ mở rộng diện tích đảo lên tới 1200ha để làm thêm một đường bay mới, và một đường bay chuyên dụng cho lúc gió to cấp 13. Nếu thực hiện tất cả các kế hoạch này sẽ tốn tới 2500 tỷ Yên.
Finnair MD-11.jpg
Sân bay Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo với tổng diện tích 511 ha. Hòn đảo nằm trên vịnh Osaka cách đất liền 5 km, có hình chữ nhật, nhìn từ trên xuống như một hàng không mẫu hạm. Để hoàn thành công trình tạo đảo và xây dựng sân bay, người Nhật đã phải mất 20 năm trời với 1500 tỉ Yên phí tổn. Đầu tiên người ta bỏ ra 6 năm với 550 triệu Yên để hoàn thành hòn đảo nhân tạo (bao gồm làm móng xây đê và đổ đất làm đảo).
Đáy biển Osaka có tầng đất nhão dày 20m, phía dưới là tầng đất hồng tích dày 400m nữa. Muốn làm sân bay phải có móng thật chắc. Các kỹ thuật viên Nhật Bản đã quyết định đóng 1 triệu cọc thép có đường kính 40 cm vào tầng đất nhão, sau đó đổ đất lên gây áp lực cho nước ở dưới tầng đất thoát ra ngoài để tạo móng chắc. Tiếp theo, họ xây dựng một con đê bảo vệ lấy vùng biển sẽ xây đảo. Con đê dài 11 km được làm trong 2 năm gồm: 8666m đê bằng đá hộc đổ thoai thoải, 1790m đê bằng những khúc gang cong, 721m đê bằng các rọ đất đá, ngoài ra còn có 780m đê đóng bằng các cọc sắt. Sau khi làm xong con đê này, họ mới bắt đầu đổ đất cát thành đảo. Trải qua 3 năm thi công không nghỉ, người ta đã đổ vào đó 180 triệu m³ cát, hoàn thành một hòn đảo nhân tạo cao 33m từ đáy trở lên.
Sau khi làm xong đảo, người ta bắt tay vào xây dựng sân bay Kansai. Trước đó Nhật Bản đã mở rộng cuộc thi tuyển các đồ án thiết kế của kiến trúc sư Italia Renzo Piano. Sự ưu việt của đồ án này là toàn bộ tòa lầu sân bay hầu như không có bê tông mà chỉ là những thanh giằng bằng thép không rỉ lắp rắp với kính màu. Từ trên không trung nhìn xuống tòa lầu sân bay trông như một con chim lớn đang xòe hai cánh với nóc lầu có hình uốn lượn như sóng biển. Các mái lầu hạ thấp dần để tăng khả năng quan sát của tháp kiểm tra. Nhìn toàn bộ công trình rất nhẹ nhàng và thanh thoát.
Để duy trì giao lưu giữa sân bay với bên ngoài, trước hết Nhật Bản cho xây cầu sắt nối liền đảo với đất liền dài 3,7 km. Cầu gồm 2 tầng, tầng trên rộng 30m có 12 đường xe hơi chạy với tốc độ 80 km/h, tầng dưới là đường sắt. Cầu có 31 mố cầu mà tới 29 mố cầu phải xây trên mặt biển. Để xây mố cầu người ta đóng cọc sắt sâu xuống đáy biển tới 60m. Chiều cao của cầu là 108m.
  
Hiện nay sân bay Kansai phải đối mặt với những khó khăn: sân bay không có vật cản gió cho những máy bay lên xuống. Công ty hàng không Nhật quy định nếu gặp sức gió vượt quá 13 m/s sẽ đình chỉ máy bay lên xuống. Như qua điều tra được biết, vịnh Osaka những ngày có sức gió 13 m/s chiếm 0,6% của một năm. Khó khăn thứ hai là sự ăn mòn của muối biển, nước biển thì là đương nhiên, nhưng gió biển cũng chứa đầy muối. Để chống muối, Nhật đã lặp đặt hệ thống lọc muối ở những chỗ thông gió. Song tuổi thọ của máy lọc muối cũng chỉ được có một năm nên hằng năm phải thay hàng loạt, tốn tới hàng trăm triệu Yên.
Khó khăn thứ 3 là sân bay được xây dựng trên đảo nhân tạo nên thường xuyên bị lún. Theo tính toán thì sau 30-50 năm đảo mới ổn định. Ban quản lý sân bay đã tính, ở đáy nước sâu 18m, đảo cao từ đáy trở lên 33m, mỗi ngày bình quân đảo lún 1mm đến khi ổn định sân bay vẫn còn cao hơn mặt biển 4m. Hơn nữa đảo có 98 cột lớn làm trụ cho toàn nền đảo, mặt khác toàn bộ cấu trúc trên đảo đều mỏng nhẹ nên tạm thời có thể yên tâm.
 
Sân bay Kansai tại Nhật Bản được biết đến như một sân bay an toàn nhất thế giới khi chưa từng để mất và thất lạc một kiện hành lý nào trong suốt 21 năm hoạt động.
(thanhnientudo)