18/9/18

Làm thế nào để bắt giữ Tô Lâm ?


UVBCT, Thượng tướng và là đương kim Bộ trưởng Bộ CA Tô Lâm hiện đang đứng trước một tương lai rõ ràng hơn bao giờ hết. Đó là sẽ có tên trong danh sách truy nã tội phạm quốc tế đặc biệt của CHLB Đức về tội đã tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và tội trực tiếp tham gia vào việc tẩu tán tài sản bất minh do bắt cóc mà có (Trịnh Xuân Thanh).


Nhưng bao giờ thì có lệnh truy nã Tô Lâm của nước Đức và bao giờ người dân Việt Nam được rộn ràng đánh trống gõ nồi xoong đi lùng bắt kẻ đáng ghét nhất đang bị truy nã có tên Tô Lâm. Không nói ra thì ai cũng biết việc đi săn lùng đối tượng này sẽ khiến cho các dân đen Việt Nam sung sướng hả hê lắm. Nhất là những người biểu tình đã bị ăn đòn dưới phố bởi các lực lượng an ninh "hèn với giặc, ác với dân" của Tô Lâm. Ý kiến chung của người dân Việt là Tô Lâm tội nặng như núi, không thể cải tà qui chánh được nữa nên phải ra đi. Nước Đức truy bắt hay Địa Ngục truy bắt thì cũng như rứa mà thôi.

Nhưng trước khi đi vào chi tiết vụ truy nã Tô Lâm thì cũng phải có đôi lời phi lộ với người dân Việt Nam. Khi có lệnh truy nã Tô Lâm thì đừng vì lòng căm thù sôi sục lên mà người dân lại ra tay bắt giữ đối tượng này bởi sự nguy hiểm đặc trưng của vụ việc. Nguy hiểm không phải vì đối tượng đang là đương kim Bộ trưởng Bộ CA thì sẽ có nhiều đàn em là CA sẽ manh động để đánh tháo cho đối tượng. Không phải lo lắng về việc cứu chủ này vì trong ngành CA thì chỉ có đối với nhau như con thú chớ làm gì có những chuyện tình cảm tốt đẹp đó. Tô Lâm chưa đổ thì các đàn em cùng chung màu sắc phục cũng sẽ đạp cho chết luôn. Cái nguy hiểm cho người dân khi vây bắt Tô Lâm là sự cụt đường chạy như chó dại cùng đường hay cắn cản. Nên người dân được khuyến cáo chỉ nên hóng chuyện thôi chứ không được trực tiếp truy bắt Tô Lâm, cũng không làm việc này ở nhà mà hãy để cho các cơ quan thực thi pháp luật xử lý. 

Nhưng khả năng để người dân Việt Nam được đeo còng vào tay Tô Lâm sẽ rất khó khăn. Bởi nếu người Đức có lệnh truy nã ông ta thì tính mạng ông ta sẽ bị định đoạt bởi chính những đồng chí thân thiết nhất của ông để bảo vệ Đảng. Nên cho dù đã có đủ bằng chứng để kết tội nhưng người Đức vẫn chưa phát lệnh truy nã Tô Lâm. Dù gì thì đối tượng vẫn là một quan chức đương nhiệm cao cấp và thực ra cũng chỉ là một kẻ thừa hành mà thôi. Mặc dù là thượng tướng, và là bộ trưởng CA nhưng bố bảo Tô Lâm cũng chả dám tổ chức việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh này. Bộ trưởng Tô Lâm cũng là một kẻ bảo đâu đánh đấy, trên bảo dưới nghe răm rắp. Người Đức biết rõ điều đó và để tránh tình trạng giết người diệt khẩu, họ không vội truy nã bất cứ quan chức Việt Nam nào mặc dù có đủ chứng cứ. Nhất là với bộ trưởng Tô Lâm vì Tô Lâm là một tội phạm quí giá như vàng. Nếu nắm được ông ta và khiến ông ta mở máy thì sẽ tóm được kẻ chủ mưu to đầu nhất. Nhưng nếu nắm được ông ta và khiến cho ông ta tắt đài không mở máy được thì cũng có giá trị tương đương tùy theo người nhận định.

Người Đức biết được điều đó thì người Việt Nam cũng biết được điều đó. Tô Lâm rất giá trị với người Đức nếu còn sống nhưng Tô Lâm cũng rất có giá trị với BLĐ Việt Nam nếu không còn sống. Vì Tô Lâm đang sống ở "sân nhà" nên phía Việt Nam có lợi thế hơn hẳn phía Đức. Thế là bộ trưởng Tô Lâm bỗng trở nên sáng lung linh diệu vợi hơn bao giờ hết với một vầng hào quang trên đầu. Nhưng sống hay chết thì bộ trưởng bộ CA Việt Nam Tô Lâm cũng xứng đáng được nhắc đến như một vị anh hùng xuất chúng nhưng lại đi lạc vào động hoa vàng để rồi ngã xuống vì chứng thượng mã phong danh bất hư truyền nơi phố đèn đỏ...

Không thể bắt giữ Tô Lâm mà chỉ có thể R.I.P Tô Lâm

Mai Tú Ân

11/9/18

Đội đặc nhiệm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - Những anh gà mờ nơi xứ người...



Vụ An Ninh Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở CHLB Đức rồi đem về Việt Nam "đầu thú", qua sự điều tra của phía Đức thì càng lúc càng thấy sự non kém, ngớ ngẩn của nhóm đặc vụ Việt Nam được cử đi làm nhiệm vụ bất hợp pháp này. Bắt bớ bừa bãi ở Việt Nam thì dễ chớ bắt cóc người ở nước ngoài thì không dễ chút nào. Sau đây là những sai lầm chết người của Đội ĐNBC trong vụ Trịnh Xuân Thanh 



Điều hớ hênh đầu tiên của nhóm đặc nhiệm bắt cóc (ĐNBC) Việt Nam để phía Đức phát hiện sự dính líu là trước khi họ hành động thì họ ở trong một khách sạn ở Berlin. Nhóm ĐNBC này do trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An Ninh, Bộ CA cầm đầu. Sau khi thực hiện xong vụ bắt cóc thì nhóm này trả phòng và một nhân viên trong nhóm đã rút tiền mặt ra thanh toán tiền khách sạn. Nhưng trời xui đất khiến sao đó khi khách sạn vẫn yêu cầu nhóm phải trả tiền khách sạn. Không biết là nhân viên của mình đã trả tiền mặt cho khách sạn rồi thì trưởng nhóm ĐNBC Đường Minh Hưng đã thanh toán tiền cho khách sạn bằng thẻ tín dụng mang tên ông. Nhưng ngay sau đó, khi về Việt Nam rồi và biết nhân viên của mình đã trả tiền khách sạn thì ông Trung tướng chỉ huy nhóm ĐNBC đã tức tối vì phải trả tiền khách sạn hai lần. Ông liền viết thư mắng vốn cái khách sạn kia và yêu cầu trả lại tiền mà khách sạn đã lấy dư. Ông cũng cho biết tài khoản và tên tuổi một cấp dưới của ông đang sống tại Đức để khách sạn hoàn tiền. Thế là chỉ vì tiếc rẻ vài trăm đôla mà trung tướng Đường Minh Hưng đã hành động như một tên gà mờ, dẫn dắt cuộc điều tra của phía Đức phát hiện ra mình và nhóm ĐNBC của mình. Sự kiện này khi được trình bầy ở tòa án Đức đã gây ra nhiều những tiếng cười ngạc nhiên về sự không chuyên nghiệp hay sự ngớ ngẩn của những anh gà mờ trong đội ĐNBC VN.

Điều ngớ ngẩn tiếp theo là khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xong thì thay vì đem của bắt cóc đó giấu diếm vào đâu đó thì đội ĐNBC lại ngang nhiên đem Trịnh Xuân Thanh về Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin để cất giấu. Thế là khi vụ án được phanh phui thì tòa đại sứ Việt Nam ở Đức bỗng nâng tầm thành sào huyệt chứa chấp tội phạm bắt cóc cũng như sự liên quan một cách không thể chối cãi của việc chính quyền Việt Nam với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. 

Điều ngớ ngẩn tiếp theo là ông trùm vụ bắt cóc đã tự lộ diện khi Bộ trưởng CA Tô Lâm đã thân hành sang Slovakia để đưa Trịnh Xuân Thanh về nước. Những cuộc điều tra sau đó của Đức đã phát hiện sự liên quan của chuyến đi Slovakia của Tô Lâm với việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Có lẽ tính toán của những anh gà mờ Việt Nam rằng Tô Lâm không đến nước Đức thì không liên quan chăng. Thế là kẻ to đầu nhất liên quan đến vụ bắt cóc đã tự hiện hình và rơi thẳng vào tầm ngắm của phía Đức.

"Cọp chết để da, người ta chết để tiếng nhưng đội ĐNBC thì để lại danh sách"

Cuối cùng thì tai hại nhất là nước Đức đã nắm được danh sách của cả nhóm ĐNBC khi họ chuồn qua Slovakia. Trên chuyến máy bay mượn của Slovakia thì có đầy đủ danh sách của cả nhóm ĐNBC trong danh sách hành khách của chuyến bay. Trừ một số tên nằm vùng ở Đức còn thì toàn bộ nhóm ĐNBC đã có tên sau đây và nước Đức sẽ sờ đến khi tới lúc :

1.Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
2.Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
3.Trung tướng Lê Mạnh Cường hiện giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V)
4.Phạm Văn Hiếu
5.Lưu Trung Việt
6.Vũ Quang Dũng
7.Vũ Hồng Minh
8.Phạm Minh Tiến
9.Đào Công Duy
10.Vũ Trung Kiên
11.Đặng Tuấn Anh
12.Nguyễn Thế Đôn
(thoibao.de)

Chưa có vụ bắt cóc nào mà cả bọn phạm tội được lên tên tuổi, chức vụ đầy đủ như những anh gà mờ nhất trong vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh này. Nhưng nếu nói rằng chỉ có nhóm ĐNBC và Tô Lâm là những kẻ gà mờ duy nhất thì cũng không đúng. Chính những kẻ bày ra vụ việc bắt cóc trời ơi đất hỡi này, đánh đổi một kẻ tham nhũng tầm thường như Trịnh Xuân Thanh lấy bao điều tốt đẹp trong mối hữu nghị lâu đời với nước Đức mới là những kẻ ngu xuẩn nhất. Và cũng chính họ, qua cách xử lý vụ việc "tự thú" của Trịnh Xuân Thanh này thì càng lúc càng đưa vụ việc đi đến chỗ bế tắc trong cái mớ bòng bong rối bời mà tự họ đã gây ra.

Đã yếu thì đừng ra gió...

Mai Tú Ân

10/9/18

Chọn lựa nào cho Trần Huỳnh Duy Thức...


Tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Trần Huỳnh Duy Thức đang tuyệt thực để phản đối việc trại giam đang giam giữ anh đã cố tình o ép anh để anh phải viết giấy nhận tội và hưởng đặc xá. Rõ ràng là đây là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa người tù lương tâm số 1 Việt Nam Trần Huỳnh Duy Thức với cả hệ thống giam giữ của chính quyền Việt Nam.


Ở trong ngục tù đen tối đã gần 10 năm dài đằng đẵng, Trần Huỳnh Duy Thức đã vài lần từ chối đi ra nước ngoài. Và bây giờ thì anh cũng từ chối nhận lệnh đặc xá nếu phải viết ra giấy để nhận những tội mà anh không làm. Đó là những phẩm chất không có gì phải bàn cãi về tính cương quyết, sự không khoan nhượng và phẩm chất chịu đựng hơn người, thậm chí là sự chấp nhận hy sinh cả mạng sống của anh. Dĩ nhiên là chúng tôi ủng hộ vô điều kiện cuộc đấu tranh một mất một còn đó của anh.

Nhưng là những người yêu mến Trần Huỳnh Duy Thức, chúng tôi cũng cần phải nói với anh rằng, anh tuyệt thực đã gần 30 ngày là đủ rồi vì nó đã đến điểm sống chết của một đời người. Tuyệt thực nữa sẽ trở nên vô ích và có thể đưa anh đến cái nơi bất tử của một người đã chết, và cũng là nơi vô ích với chúng tôi nữa. Chúng tôi ủng hộ mọi chọn lựa đấu tranh của anh nhưng chúng tôi ủng hộ hơn nữa nếu anh khỏe mạnh và bước chân ra khỏi nơi đang giam cầm đày ải anh. Cha mẹ, vợ con anh và những người thân thiết với anh cần anh, chúng tôi cần anh và đất nước này cũng cần anh hơn bao giờ hết. Tất cả đều cần anh như một con người đang sống và hoạt động vì những lý tưởng cao cả mà anh đã vì nó mà dấn thân chứ không phải như một cái tượng đài đã chết. Chúng tôi cần anh như một con người đấu tranh hết mình với cường quyền nhưng cũng là một con bình thường với các bổn phận với gia đình và xã hội. Chúng tôi cần anh như cần một chiến sĩ đấu tranh dân chủ đã hết lòng cho sự nghiệp thiêng liêng, và cần anh phải sống để nhìn thấy cái sự nghiệp mà anh đã góp công vào đã đơm hoa kết trái.

Anh đã tuyệt thực nhiều ngày đủ để cho cường quyền khiếp sợ và để cho chúng tôi khâm phục. Hãy dừng lại ngay khi nó còn ở trong tầm kiểm soát của anh. Chúng tôi ủng hộ công cuộc tuyệt thực của anh nhưng nó không được làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng và tự do của anh. Chúng tôi ủng hộ những ngày đấu tranh kiên cường từ trong ngục tù cộng sản của anh 9 năm qua nhưng chúng tôi không muốn anh phải ở tù thêm 6 năm nữa. Bởi anh là một con người quí giá và không thể phung phí cuộc đời hay sức chiến đấu của mình cho những lần tuyệt thực hay cho những năm tháng tù đầy thêm nữa. Công cuộc đấu tranh dân chủ cũng cần anh như một thủ lĩnh thực sự ở bên ngoài chứ không phải chỉ là một tấm gương chói sáng nhưng lại không giúp ích gì nhiều khi cứ phải mòn mỏi ở mãi trong ngục tù tối tăm. 

Trong khi những người đấu tranh ở bên ngoài như anh đang hiếm hoi như một giọt nước nơi sa mạc thì chúng tôi mong sự trở về của với chúng tôi như mong một dòng nước mát tràn về nơi nắng cháy khô hạn. Chúng tôi không cần một ông Thánh đấu tranh đến chết hay ở tù mãi mãi mà chỉ muốn có một con người giản dị như anh, cùng với những trách nhiệm to lớn với người dân của mình. Hãy làm những điều tốt nhất cho anh nhưng cũng phải là những điều tốt đẹp nhất cho công cuộc đấu tranh ở bên ngoài. Và chỉ có thể làm những điều đó khi anh đã ở bên ngoài ngục tù đen tối kia. Người anh hùng đôi khi phải có những bước dừng để thấy được biển rộng trời cao, thấy được con đường đang đi để tiến bước tiếp mạnh mẽ gấp trăm lần.

Đã có những con người đấu tranh dân chủ ở trong tù chấp nhận ra đi để có thể tiếp tục đấu tranh ở nước ngoài. Những Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và cả luật sư Nguyễn Văn Đài mới đây đã ra đi, và cho dù họ có phải ký những giấy tờ nào đó để ra đi thì chúng tôi cũng vẫn yêu quí và trân trọng họ như những người đấu tranh dân chủ hàng đầu của đất nước chúng ta. Chúng tôi tin rằng chỉ vài ngày sắp tới thì Trần Huỳnh Duy Thức sẽ chọn lựa đúng con đường đi kế tiếp của mình.

Chúng tôi mong mỏi rằng những suy nghĩ vụng dại nhưng đầy yêu thương này của chúng tôi sẽ đến được với anh để anh hiểu rằng, cho dù ai nói ngả nói nghiêng thì với chúng tôi, những mảnh giấy vụn hay những lời cam kết mà những người như anh đã viết ở trong ngục tù CS (nếu có) sẽ không bao giờ có thể thay đổi được những phẩm chất anh hùng hay thay đổi được những người anh hùng như anh. Không bao giờ...

Than ôi !
Người chiến binh bước về phía sông Dịch,
Mà đầu chưa một lần ngoái cố hương.
Gươm đàn qua sông bao lần gãy gánh,
Nhưng lòng trung vẫn dành trọn cho quê hương...

Mai Tú Ân

7/9/18

Đồng hồ đếm ngược mang tên Tô Lâm đã điểm...


Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã thêm một bước tiến mới khi Tòa Án Berlin chuyển giao vụ án cho Tổng Tòa Liên Bang Đức thụ lý từ ngày 10/8/2018. Đây là một việc làm đương nhiên thôi vì tầm cỡ vụ bắt cóc đã lớn hơn trước nhiều cũng như có nhiều quốc gia liên quan đến như Slovakia, Pháp, Nga...Ngoài ra nước Đức cũng khuyến mãi thêm bằng cách trục xuất một nhân viên sứ quán Việt Nam tại Đức. Danh tính người bị trục xuất này không được tiết lộ bởi nước Đức vẫn chừa một cửa hẹp cho Việt Nam còn có đường thoát hiểm trong danh dự chứ không truy cùng đuổi tận. Nhưng việc trục xuất mới nhất này liên quan đến một nhân viên sứ quán Việt Nam tại Đức đã đưa đến một hệ quả nghiêm trọng. Đó là nước Đức đã khẳng định một cách rõ ràng và không thể chối cãi rằng, sứ quán Việt Nam tại Đức có tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong vai trò chứa chấp hàng gian, hàng bắt cóc được...



Bằng những cuộc điều tra mở rộng ra các nước nêu trên thì người Đức đã nắm một cách chi tiết về diễn tiến vụ bắt cóc như sau :

Một đội đặc nhiệm bắt cóc của Việt Nam đã sang Đức ém sẵn ở một khách sạn ở Berlin. Rồi ngay sau đó họ thực hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đánh độc anh ta và đưa về cất giấu ở đại sứ Việt Nam tại Đức ở Berlin. Một vài cơ sở của CAVN ở Séc đã thuê xe ở Séc và chạy sang Đức đưa Trịnh Xuân Thanh về Slovakia. Tiếp đó là phái đoàn Bộ CAVN gồm 11 quan chức do Bộ trưởng Tô Lâm đã sang thăm hữu nghị Slovakia. Phái đoàn đi bằng máy bay thương mại nhưng khi về thì lại nhờ máy bay riêng của quan chức Slovakia và cùng với món hàng Trịnh Xuân Thanh họ bay đến nước Nga. Rồi từ Nga họ đưa Trịnh Xuân Thanh về nước để "đầu thú"...

Ở đây thì chẳng cần tài giỏi gì ta cũng có thể thấy được sự non nớt, sự quá yếu tay nghề bắt cóc của các đặc vụ Việt Nam trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức.

Thứ nhất là khi sang Đức thì đội đặc nhiệm bắt cóc (ĐNBC) của Việt Nam đã phân tán vào lòng dân để ở, tức là chui vào khách sạn ở để có động tĩnh gì thì dễ bề hô biến. Nhưng ma xui, quỉ xúi sao đó khi bắt được Trịnh Xuân Thanh rồi thì cả đám ĐNBC cùng con mồi Trịnh Xuân Thanh lại rầm rộ kéo về sứ quán Việt Nam để cất hàng. Cứ như đại sứ quán của Việt Nam có đóng ba tăng để công khai treo biển bắt cóc vậy. Thế là khi vụ án đổ bể ra thì sứ quán ngoại giao của CHXHCN Việt Nam ở Đức lòi ra như một sào huyệt của băng nhóm tội phạm quốc tế. Đến khi đội ĐNBC chuồn chuồn về nước thì sứ quán Việt Nam ở Đức không chuồn được phải ở lại chịu trận. Vì cái tội chứa chấp hàng gian, hàng phạm tội mà có (Trịnh Xuân Thanh) thì trước sau sứ quán Việt Nam cũng có đến 4 - 5 nhân viên sứ quán bị trục xuất về nước một cách từ từ và không có vé khứ hồi. Mất gần hết người đại sứ quán Việt Nam tại Đức chỉ còn biết trơ mắt ếch ra vì đã thất thủ hoàn toàn.

Điều ngớ ngẩn thứ 2 mà ĐNBC Việt Nam phạm phải là đích thân ông trùm Tô Lâm đã sang đến thực địa để đưa Trịnh Xuân Thanh về nước. Những tưởng rằng phái đoàn của Tô Lâm sang Slovakia sau khi vụ bắt cóc đã xảy ra trước đó 3 ngày thì không ai nghi ngờ gì nhưng đáng tiếc rằng Tòa Án Đức vẫn buộc tội Tô Lâm vào vụ bắt cóc. Tô Lâm không bị cáo giác phạm tội bắt cóc nhưng bị kết tội chuyên chở, tẩu tán hàng gian (Trịnh Xuân Thanh). Tội này cũng ngang với tội bắt cóc. Thế là ta thấy sự yếu kém của Đội ĐNBC Việt Nam khi hành sự cũng như sự non tay ấn của Bộ Trưởng Tô Lâm khi bỗng nhiên mò sang thực địa để rồi bị lộ hàng, bị chiếu tướng nơi chiến trường và giờ thì chỉ còn chờ ngày bị tó để trả nợ trần gian...

Chưa kể phái đoàn Tô Lâm đã mượn được máy bay riêng của Slovakia thì bay cha nó về nước đi thì đằng này lại còn trình diễn bay đến nước Nga. Rồi trả phi cơ cho Slovakia để đón máy bay thương mại của Nga đem Trịnh Xuân Thanh về nước. Thế là ngoài Slovakia lại có thêm anh Nga ngố được đưa vào tầm ngắm của cuộc điều tra. Tất cả đều do lỗi nghiệp vụ yếu khi ra gió của Bộ trưởng Tô Lâm.

Ấy thế thì ta mới nói rằng đồng hồ đếm ngược tự do của Tô Lâm đã điểm. Nó kêu kính coong, kính coong nghe cũng vui tai ra phết...

Mai Tú Ân