27/1/16

Thăm dò dư luận ở Việt Nam...


Vừa rồi thấy các em báo chí lề phải nhà ta đưa tin là qua thăm dò dư luận thì biết hai nước, là nước Nga và nước Việt Nam ta là có tỉ lệ ủng hộ và tin tưởng vào Tổng Thống Nga V. Putin cao nhất thế với hơn 80 phần trăm trở lên. Bỏ qua những con số trời ơi đất hỡi nơi xứ người đó để hạ cánh về nhà. 


Oh..la..la...Kinh thật đấy. Thế mà giờ MTA mới biết là xứ Việt Nam ta có thăm dò dư luận cơ đấy. Thăm dò dư luận tức là chính quyền, hay một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, qua nhiều cách như điện thoại, thư, phiếu hoặc trưc tiếp đến gặp người dân và hỏi người dân ấy về một nguyện vọng, tán thành hay không tán thành về một việc nào đấy mà người dân quan tâm, và chỉ có tính tham khảo chứ không thành luật hay quyết sách như bên Trưng cầu dân ý. Và ở mấy xứ đó thì đã thành lệ, là mỗi khi có chuyện gì liên quan đến quyền lợi của người dân thì chính quyền sẽ đi hỏi người dân. Đó là thăm dò dư luận…


Còn ở VN ta thì chính quyền đâu có rỗi hơi mà đi hỏi ý kiến người dân về những chuyện liên quan đến người dân như giá xăng, điện tăng, hay về các vấn đề quốc kế dân sinh, vấn đề lớn như Đại Hội Đảng 12 này khai diễn, như vụ bắt bớ xét xử các văn nhân đấu tranh xem lòng dân thế nào, ý dân ra sao..v..v...

Chính quyền không hỏi gì mà chỉ thấy việc có lợi thì im lặng làm tới, còn dân đen thì cũng thấy có lợi khi không ho he gì cứ nín thinh im lặng coi như không thấy, không nghe gì hết dù có việc ngay trước mắt. Bởi vì dân đen nhìn thấy cái vẻ im lặng làm tới ấy của chính quyền nó đằng đằng sát khí ghê quá nên tự nhiên thấy lạnh súng, lạnh máy rồi thì tự tắt đài, tan hàng thôi chớ không ai cấm cản chi mô. Nên giờ mà có chuyện Thăm Dò Dư Luận, tức là hỏi thằng dân đen nào về vấn đề gì thì nó cũng gật lắc tùm lum mà chính nó cũng không biết là lắc hay gật. Bảo nó lắc thì bố bảo nó cũng không dám gật, mà bảo nó gật thì có cho nó uống thuốc lắc nó cũng không dám lắc.

Riết bao nhiêu năm ấy rồi quen. Và sẽ cứ là như thế cho đến lúc tận thế. Hoặc cho đến khi một trong hai, hay cả hai, chính quyền và thằng dân, cả hai thằng cùng lăn ra chết.

Nên giờ mà cứ đụng đến việc thăm dò dư luận hay hỏi ý kiến giữa nhân dân và chính quyền thì nhân dân, tức là dân đen ta khôn lắm, với lời tiền nhân đã dạy và giờ đem ra ca rằng : 

Thà làm chuồn chuồn bay trong mưa, còn hơn làm ếch chết tai miệng…

MTA

24/1/16

Tại sao chúng ta mất Hoàng Sa...



HÃY TRẢ LẠI LỊCH SỬ NHỮNG GÌ CỦA LỊCH SỬ

Quyết tâm giải phóng miền Nam bằng bạo lực, Hà Nội vẫn đi trên con đường sắt son ấy, và không có gì ngăn cản họ dừng bước được. Nhưng vẫn đề lớn nhất mà những người CS VN phải rút ra cho họ là một bài học cay đắng. Đó là nếu Mỹ còn ở lại với VNCH thì rõ ràng việc giải phóng miền Nam Việt Nam là chuyện nằm mơ giữa ban ngày. Dù có quyết tâm tới bao nhiêu đi nữa, thì họ vẫn chỉ là con bò đập đầu vào tường, khi lại trở thành đối thủ của cặp tài tử giai nhân, Mỹ và VNCH thêm một lần nữa.



Lúc này là đầu năm 1974, Hiệp Định Hòa Bình Paris (1973) đã được long trọng ký kết tại Kinh Thành Ánh Sáng Paris giữa những cái bắt tay của các lãnh tụ hoăc tướng quân vẫn còn chưa khô. Quân đội Mỹ đã làm lễ cuốn cờ rút khỏi, tiếng "Goodbye ViejtNam" vang lên chong chóc từ các chàng lính G.I khỏe mạnh cả đen lẫn trắng. Mỹ và Trung Cộng đã ngầm bắt tay nhau để mưu tính việc lớn, bỏ chuyện Việt Nam lại cho các đàn em của mình tự giải quyết với nhau. Nhưng trong khi ông thầy Mỹ để đàn em là VNCH tự mình bươn chải một mình, và cũng có phần số xui xẻo khi Tổng Thống Mỹ R. Nichson phải từ chức vì vụ Wartergate, thì quân đội miền Bắc VNDCCH lại được sự hỗ trợ hết mình của đàn anh Trung Cộng.

Và nếu có con bài Hoàng Sa thì chính lúc này đây nó sẽ đượcquyết định làm một món đồ thử Test cho công cuộc cưỡng chiếm miền Nam về sau. Vì cuộc tấn công này diễn ra sau khi hai miền đã ở trong thế ký "Hiệp Đình Hòa Bình" với nhau rồi. Điều kiện món hàng thử này có giá trị không cao. Một vùng đất không có dân hoặc ít dân, ít hiện diện trên bản đồ quốc tế thuộc chủ quyền dứt hẳn của một ai, thì Hoàng Sa và Trường Sa hiện lên như những con mồi lý tưởng trước con mắt chuyên nghiệp của đầu đảng Bắc Kinh. Chế độ Sài Gòn không phải là đối thủ của họ, còn nước Mỹ thì đã qua thời kỳ căng thẳng nhất với họ rồi qua các chuyến đi thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ R. Nichson năm 1972. Và một hòn đảo nhỏ bé, xa xôi ít người như Hoàng Sa sẽ khó có thể khiến cho một mình nước Mỹ hùng mạnh có thể trả giá bằng cái việc quay lại, cái nơi mà họ vừa thoát khỏi ấy với cái giá gần 60.000 lính chết, gần 10 năm chính chiến và cả một thế hệ bị bỏ phí. 

Vậy Trung Quốc tham gia chiến sự này sẽ chỉ vướng đến Bắc Việt và Nam Việt mà thôi. Với Bắc Việt thì quá rõ ràng họ sẽ chỉ có lợi qua việc thanh toán hòn đảo này mà thôi. Nó làm tắt đài những thế lực chống Trung Cộng trong Đảng, nhưng cũng gây mối lo cho những thành phần khác. Và đó là vấn đề của họ qua nhiều năm sau nữa khi chỉ còn biết im lặng không đưa vấn đề này ra ánh sáng. Mọi việc cứ lần lữa dần, cứt trâu hóa bùn dần...cho đến khi tình hình thay đổi. Qua những thay đổi dần dần của những năm hung hăng sau đó thì hòn đảo tội nghiệp Hoàng Sa đã ngày càng ở trong tay của người Trung Quốc sâu hơn. 

Tóm lại nếu hành xử khéo thì Trung Quốc sẽ đoạt được hòn đảo này một cách không chính thức. Và người Trung Quốc có lẽ đã hành xử khôn ngoan để cuối cùng họ cướp được cái họ cần cướp. Hoàng Sa đã vĩnh viễn trở thành vật cầm cố, và cuối cùng là vật ăn cướp được của họ, cho dù là không chính thức.

Trở lai những ngày ấy là khi tất cả đang được chuẩn bị, nhân lực, tài lực đã được chuẩn bị sẵn sàng cho công cuộc giải phóng vĩ đại này, thì vẫn còn một vấn đề cốt tử mà Bắc Việt rất đắn đo chưa quyết, mà phải giải quyết vấn đề này thì họ mới đặt ra việc thực hiện quyết tâm giải phóng hoàn toàn Miền Nam trên. Đó là người Mỹ có quay trở lại không ? Người Mỹ, mà cụ thể là lực lượng quân sự hùng mạnh của họ có quay lại cứu đồng minh VNCH không khi Bắc Việt xé toang HĐ Paris để tấn công toàn diện và triệt để miền Nam hay không ? Hoặc ít ra là người Mỹ có cho lực lượng hải, không quân kinh khủng của họ trợ chiến cho miền Nam như trước hay không ? Vì cái tên pháo đài bay B.52 cứ hiện lên như một bóng đen hãi hùng ám ảnh Bộ TL Miền Bắc. Vì bài toán ấy đã có lời giải rõ ràng qua thực nghiệm chiến trận các năm 1968 – 1972. Nếu tấn công VNCH mà lực lượng này không có người Mỹ trợ giúp thì cơ hội của miền Băc là có thể thành công. Còn nếu lực lượng VNCH có được người Mỹ trợ giúp, dù chỉ cần giúp bằng hỏa lực thôi, thì cơ hội chiến thắng ấy của Bắc Việt sẽ chỉ bằng 0. 

Bắc Việt không cần học ở đâu ngoài học chính họ. Lịch sử cuộc chiến VN đã chỉ rõ các bài học đau thương đó. Năm Mậu Thân 1968, hiểu rằng không thể thôn tính được VNCH bằng các cuộc nổi dậy, hay du kích chiến mà chỉ có thể bằng tấn công bằng tổng lực, lại ảo tưởng ngây thơ về sức mạnh quân sự của mình, cũng như đánh giá thấp đối thủ VNCH, đánh giá thấp đối thủ đồng minh Hoa Kỳ nên miền Bắc đã tung toàn lực để tấn công đồng loạt các đô thị miền Nam trong khi lực lượng quân sự Mỹ còn dầy đặc ở khắp lãnh thổ. Và kết quả là VNCH cùng với hỏa lực yểm trợ khủng khiếp của Mỹ đã cùng chung sức chiến đấu thì miền Bắc đã bị vỡ đầu năm đó với gần 100.000 chiến sĩ hy sinh oan uổn...

Không học được bài học lịch sử đó, và tiếp tục chọn vào đúng năm bầu cử Tổng Thống Mỹ 1972, miền Bắc lại tiếp tục cuộc tổng tấn công mặt tiền hoành tráng, mặt đối mặt với VNCH ở miền Trung (trước đó có đánh nghi binh ở Tây Nguyên). Họ tấn công vượt sông Thạch Hãn, (chứ không vượt sông Bến Hải cũng nằm y chang và cũng ngay gần đó để tỏ ra là không "vi phạm" Hiệp Định Giơ ne vơ 1954) Và chiếm được Quảng Trị. VNCH sau đó đã bền bỉ phản công, với sự trợ chiến của các pháo đài bay B.52 ném bom không mệt mỏi thì cuối cùng TQLC của VNCH đã tái chiếm Thành Cổ Quảng Trị. Và chỉ riêng ở ngôi thành cổ này 10.000 chiến sĩ miền Bắc đã hy sinh trong mùa Hè đỏ lửa 1972.

Và BTTM Bắc Việt hẳn nhớ lại cùng với đợt ném bom kinh hồn của B.52 ra Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối đông 1972 trước ngày ký HĐ Paris thì miền Bắc đã rút ra được bài học nhớ đời của mình. Đó là đừng mơ tới chiến thắng, nếu người Mỹ, qua cái ông Kẹ hỏa lực Mỹ có cái tên B.52 ấy còn trợ giúp binh lực VNCH. Với những vết sẹo to tướng như thế thì hẳn là các ông tướng ở Nhà Rồng, Hà Nội (BTTM MB) vừa vạch kế hoạch giải phóng miền Nam năm 1975-76 vừa cầu trời được chiến đấu khi không bị B.52 Mỹ rải bom như rải cát xuống đầu.

Bắc Việt cần có một hành động của Mỹ khi họ động chạm đến một phần đất của VNCH. Cần có một hành động quân sự vừa phải, không lớn không bé quá và một miếng mồi cũng ở tầm vừa phải không bé không lớn bất thình lình bị ngoạm mất mà đối phương không phản ứng hoặc phản ứng lấy lệ. Về mặt quốc tế thì việc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Trung Cộng thì không thể nói gì hơn là một hành động xâm lược đối với VNCH, một quốc gia có chủ quyền. Đó là một hành động không thể chấp nhận được. Thế nhưng ỡm ờ trong "liên quân" đó có anh VNDCCH, không làm gì hết mà chỉ đứng tên cho có thêm số má. Có Bắc Việt đứng chung thì không thể nói rằng Trung Cộng xâm lược, người Mỹ cũng không thể lấy lý do đó để quay lại được. Chỉ có VNCH là gánh chịu một mình... 

Và đỉnh cao trí tuệ thời đó đã có một việc làm không biết khôn hay dại. Đó là nhờ ông anh Trung Cộng giúp đỡ với một phương pháp thử thăm dò. Một hay hai hành động quân sự để thăm dò Mỹ, xem Mỹ có còn vương tình quay lại với VNCH hay không. Và hai hòn đảo nhỏ bé và xa xôi nhưng là máu thịt của dân tộc Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa đã bị dâng cho Trung Cộng trong phương pháp thăm dò đối phương đó. Tất nhiên là tạm thời thôi, vì với Tàu Cộng không có khái niệm cần mở cửa ra biển Đông làm gì.

Các tài liệu giải mật sau này cho thấy Trung Cộng đã khiêu khích, và VNCH mắc mưu tấn công trước vào hạm đội của họ, bắn chìm soái hạm của họ. Trung Quốc đáp trả. Tàu Nhật Tảo của thiếu tá Ngụy Văn Thà bị bắn chìm, và ông đã tuẫn tiết theo tàu cùng một số binh lính sĩ quan.

Cuộc tấn công, hay gài mưu tấn công này chắc chắn phải có sự đồng ý của Bắc Việt, phải là theo kế hoạch đã được thỏa thuận giữa hai bên, Trung Cộng đã tấn công và chiếm Hoàng Sa 19/1/1974. Và cả Trung Cộng lẫn Bắc Việt đều nín thở chờ đợi phản ứng của Hoa Kỳ. Đúng như mong ước của BV, Mỹ đã không hành động gì, ngoài vài lời tuyên bố lên án cùng việc hứa hẹn viện trợ cho một số tàu bè chiến đấu nữa là hết. Mỹ không có sự phòng thủ chung khi không đưa hạm đội của mình đến trấn thủ ở biển Đông. Thế là đủ hiểu cho cả Trung Quốc và cho cả Bắc Việt. Các lãnh tụ chính trị Bắc Việt giờ đây đã có thể lệnh cho các tướng tá của họ chuyên tâm dồn ý vào cuộc đối đầu sống mái với miền Nam sắp tới mà không cần để ý nhiều về người Mỹ nữa. Họ đã không lên tiếng đúng, không trợ giúp đủ cho đàn em VNCH khi bị Trung Cộng cướp đất như thế thì không lẽ gì họ lại quay lại giúp VNCH cũng với lý do tương tự. Âu cũng là số mệnh vì không phải lúc nào người tốt cũng làm đúng hết. Có lẽ chỉ đến sau này, khi hậu quả thê thảm của một quốc gia mất tự do phơi bày ra thì họ mới thấy hối hận.

Rồi cùng với test thử nghiệm riêng của mình qua việc giải phóng tỉnh Phước Long vài tháng sau đó, thì Bắc Việt đã nhận được một tín hiệu không thể nào rõ ràng hơn. Đó là trong bất kỳ tình huống nào, người Mỹ và đặc biệt là con Ngáo Ộp, pháo đài bay B.52 sẽ không quay trở lại chiến trường. Và thực tế sau đó diễn ra đúng là như vậy.

Cuộc " Đại Thắng Mùa Xuân" năm 1975 đã diễn ra với không một quả bom đạn chính thức nào của Mỹ ném xuống chiến trường, đặc biệt là BV không phải vừa chiến đấu vừa ngóng lên trời để nhìn thấy những vệt dài khói dài đặc trưng của từng đoàn B.52 cùng với tiếng bom chùm rền vang như động đất như những năm trước. Thế rồi từng đoàn xe tăng, xe tải BV dài hàng cây số cứ nghênh ngang chạy trên các xa lộ rộng lớn của miền Nam để liên tục tiếp viện cho chiến trường. Và VNCH đành thúc thủ trong tức tưởi...

Nhưng Bắc Việt còn một chút khôn ngoan khi nhận ra chân tướng ông anh lớn Tàu Cộng của mình, nên trong thế thắng của công cuộc giải phóng sau đó, họ đã "qua mặt" ông anh để nhanh chân đánh chiếm đảo Trường Sa trước cả khi chiếm thủ đô Sài Gòn của VNCH. Để đề phòng ông anh lớn thừa cơ lộn xộn làm luôn Trường Sa theo thỏa thuận trước đó là "thử nghiệm" cả cặp Hoàng Sa và Trường Sa, hai hòn đảo đang thuộc về VNCH mà để đổi chác, VNDCCH cũng đã thừa nhận thuộc về Trung Cộng từ trước đó rồi (Công hàm Phạm Văn Đồng 1958)

Và ở đời không có gì là cho không cả. Dâng gà cho cáo thì mất gà, ra mắt giới thiệu vợ đẹp cho Sở Khanh thì vợ vẫn còn nhưng bị Sở Khanh quất ngựa truy phong. Hoàng Sa mãi là vật thế chấp giữa hai ĐCS, cho mưu đồ thâm hiểm của TC cũng như sự ấu trĩ, tham nhỏ để mất lớn của BVN. Thời gian lần trôi, vật đổi sao rời cùng với sự thay đổi từ anh em sống chết có nhau thành không đội trời chung với nhau, rồi lại thành đồng chí 4 tốt 16 chữ vàng, qua lại giữa bạn và thù đến chóng cả mặt thì rồi cuối cùng Trung Cộng đã lộ ra mặt là kẻ ăn cướp đảo Hoàng Sa của chúng ta. Vì lúc này với sự phát triển kinh tế mau lẹ thì con đường ra biển Đông của họ là cực kỳ cần thiết và lại đã có sẵn "của cống" tạm Hoàng Sa mà ông em tội nghiệp Việt Nam đã dâng hiến. Thế là Trung Cộng đã nghiễm nhiên coi Hoàng Sa trở thành một hòn đảo, một mảnh đất chính thức của họ, cũng như đem lại mối hận thù muôn đời muôn kiếp với chúng ta. Nhưng trách kẻ cướp 1 thì tự trách mình 10 khi đem dâng cho kẻ cướp cái thứ chúng muốn cướp.

Sự việc đơn giản như thế nhưng tại sao cả hai bên cứ úp úp mở mở giấu diếm mãi như thế. Trung Cộng thì giấu diếm vì đó là hành động giống như dụ trẻ con ăn cứt gà, lật lọng và là hành động cướp nước. Còn Việt Nam thì giấu diếm vì đó là hành động bán nước.

Chỉ có dân tộc Việt Nam là đau và nhục mãi không thôi...

MTA

Vừa, vừa thôi Vi Thùy Linh ơi…

Cần phải khẳng định là mấy ngày nay việc Phan Huyền Thư bị “ăn đòn hội chợ” từ những người quen lẫn không quen với cô ngoài đời do hành vi cầm nhầm thơ của người khác âu cũng là “quả báo nhãn tiền” mà người đời thường hay nói. Tuy vậy, việc có người như thể muốn nhân đây “đánh” chết luôn người phụ nữ này bằng “những ngọn lưỡi rắn độc” như những con chữ trong đoạn văn dưới đây thì cũng rất nên xem lại.



“Đây không phải một bức thư xin lỗi, mà là một trò trí trá của con buôn. Phan Huyền Thư chỉ muốn hoãn binh, nhằm cho chìm xuống hành vi đạo thơ của mình. Tôi cam đoan, Phan Huyền Thư không thể vớt vát tí danh dự nào từ thái độ lươn lẹo và trơ trẽn này. Phan Huyền Thư muốn có thời gian để đi tìm bằng chứng à? Làm gì có bằng chứng mà tìm! Sao chép hoàn toàn bài thơ của Phan Ngọc Thường Đoan rõ rành rành, mà cứ quanh co bịp bợm.

Tôi đề nghị: Từ nay giới truyền thông và các đồng nghiệp, khi điểm danh thế hệ nhà thơ nữ trưởng thành sau năm 1975, làm ơn đừng nhắc tên tôi chung với Phan Huyền Thư, vì tôi không muốn xếp ngang hàng với một kẻ ăn cắp và lật lọng.

Đồng thời, tôi cũng đề nghị Đài truyền hình VN: không nên tiếp tục để Phan Huyền Thư làm chương trình “Giai điệu tự hào”, một chương trình tôn vinh những giá trị tốt đẹp của đất nước chúng ta, vì hình ảnh Phan Huyền Thư là một vết nhơ trong đời sống văn hóa!”

2. Ghê quá, giá như những lời lẽ trên được dành cho bọn tham quan, bọn “sâu dân mọt nước” đang ngày đêm đục khoét và bức tử đất nước này bằng những chiêu trò mà mức độ nguy hại của nó lớn hơn gấp ngàn lần so với hành vi ăn cắp một bài thơ của Phan Huyền Thư thì có lẽ dễ chấp nhận hơn chăng?

Thời gian qua, hàng loạt sát thủ trẻ tuổi ở Việt Nam ra tay sát hại cùng lúc nhiều mạng người trong một gia đình nhưng khi xét xử pháp luật còn rất nhân đạo không kêu án tử (như trường hợp sát thủ Lê Văn Luyện) vậy mà – nói cho cùng chỉ vì hành vi ăn cắp một bài thơ nhưng Phan Huyền Thư có nguy cơ bị đồng loại của mình dồn vào bước đường cùng như thế muốn người phụ nữ này chết đi thì họ mới hả dạ!? Thật là khủng khiếp!

Đâu mất rồi cái truyền thống nhân hậu, rộng lượng, vị tha của dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm văn hóa mà nhiều người vẫn luôn miệng tự hào?

Nhưng ai mà nhiệt tình và hung hăng “lên gối xuống chỏ” như thể muốn bức tử Phan Huyền Thư như vậy? 

Hóa ra cách ra đòn này chỉ có thể là của “nữ thi sĩ” có tên gọi là Vi Thùy Linh – nhân vật vốn cũng được nhiều người trước đây tung hô là “thi sĩ ái quyền”, hay thơ Linh là“biểu tượng giải phóng phụ nữ”…

Sao vậy Linh, được mệnh danh là người làm thơ bênh vực phụ nữ lại cùng phận là đàn bà con gái với nhau mà sao nỡ xuống tay hạ thủ đồng nghiệp của mình như vậy chứ? Lại còn “tự sướng” như thế này nữa mới ghê: “Tôi đề nghị: Từ nay giới truyền thông và các đồng nghiệp, khi điểm danh thế hệ nhà thơ nữ trưởng thành sau năm 1975, làm ơn đừng nhắc tên tôi chung với Phan Huyền Thư, vì tôi không muốn xếp ngang hàng với một kẻ ăn cắp và lật lọng.

Linh ơi, hay là đầu những 2000 Linh rất nổi tiếng nhưng thời gian gần đây Linh có hơi “chìm” một chút (nói đúng hơn là thơ Linh đã được thời gian thẩm định và sàn lọc rồi nên ít còn ai nhắc dến tên Linh) nên Linh muốn nhân cơ hội này để hâm nóng lại tên tuổi? Dù sao thì muốn nói hay làm gì đó là quyền của Linh nhưng xin Linh hãy nhớ rằng trong cuộc sống Linh đẩy người khác xuống vực thì dễ nhưng để kéo họ lên là rất khó thậm chí không thể Linh nhỉ! Lẽ nào là người “làm nghệ thuật” mà Linh lại không biết một câu của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài “Một cõi đi về”: “Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng…”?
Vậy nên, vừa vừa thôi Linh nhé…! Không thể cố “tranh nhau làm người tử tế” bằng cách này đâu Linh à! Hay là Linh thử xin lỗi Phan Huyền Thư và bạn đọc về sự hung hăng này của Linh đi! Bởi mình thiển nghĩ, Phan Huyền Thư tuy rất đáng bị “đánh” nhưng không phải ai cũng có quyền đánh và nhất là đánh cho đến chết mới mới thôi sao!
Tác giả: Nguyễn Trọng Binh

23/1/16

Hai ông luật sư bỗng biến thành hai đứa trẻ không mặc gì…


Chuyện chẳng có gì đáng nói khi các ông làm toáng lên rằng các ông bị đánh là do đang theo đuổi vụ kiện liên quan đến cái chết bị ngờ vực trong đồn CA của em Đỗ Đăng Dư. Các ông là luật sư và vụ hành hung "Bụi đường Chương Mỹ" này to lắm, liên can lắm. Rồi thì xuống đường đòi đưa đơn của 200 đồng nghiệp...


Người dân có nhiều việc để làm cho họ chớ đâu phải ai cũng rảnh rỗi đi theo bất cứ vụ kiện cáo nào đâu, và nói thẳng nếu không có liên quan đến cái chết của em Dư, một cái chết đau đớn, làm xúc động lòng người thì cũng chẳng ầm ĩ lên thế đâu. Dù hai ông có là luật sư, dù hai ông có ăn đòn nhiều hơn nữa thì vụ việc cũng chẳng lớn đến như nó đã lớn thế đâu. Những việc làm ầm ĩ như đưa vụ hành hung này lên mạng, chụp hình thương tích thấy thương luôn, rồi ầm ĩ đưa đơn vào cuộc đòi công lý chứ không còn là một việc hành hung bình thường nữa….thì cũng đều do hai ông, từ hai ông ra cả chớ đâu có ai vào chọc ngoáy các ông, để CA vào cuộc được. 

Và việc khởi tố là việc đương nhiên rồi chớ đâu có gì phải bàn. Họ gây ra tội ác thì họ phải gánh chịu, oan ức gì ở đây. Có điều tội nhỏ thì hưởng ít, tội to thì hưởng nhiều, cứ theo pháp luật mà xử để làm gương cho chính pháp luật. Người dân không thù oán, không truy bức 7 người phạm tội trên cũng như không muốn bỏ tù họ. Người dân chỉ muốn Pháp Luật được thực thì.

Thế nhưng lạ cái là CA người ta đang vào cuộc, đang khởi tố vụ án thì hai ông lại bỗng biến thành em bé, đang chơi trò : “em chả, em chả…”, ứ thèm kiện nữa và õng ẹo tới đồn CA để rút đơn về. Các ông đã ghi điểm đạo đức cho riêng mình bằng hành động hào hiệp, cao thượng khi rút những lá đơn tố cáo hung thủ mà chính các ông đã đưa ra. Phần tốt các ông nhận hết, còn bao nhiêu thì trút hết lên đầu đám thảo dân, những người dân lành chỉ vì sống theo những câu chữ như “Sống và làm theo Pháp Luật” là lãnh đủ.

Các ông nói, nhờ bạn bè tham khảo, khuyên rút đơn thế thì các ông có nhớ đã có bao người vì các ông mà khuyên các ông đưa đơn đòi công bằng cho chính các ông không ? Các ông nói do 7 người bên bị đến nói các ông tha thứ thì các ông có nhớ đến hàng ngàn vạn lượt người nhiều hơn đã nghĩ sao khi họ khuyên các ông nên đưa đơn ra Pháp Luật ? Và các ông có biết như thế là vô hình trung đưa bao nhiêu người đáng kính trong xã hội này, những con người chỉ vì muốn thực thi pháp luật bỗng biến thành những kẻ ác, chỉ muốn làm hại người ngay ? 

Các ông còn nói rằng những người hành hung các ông đã nhận thấy sai, đã đánh lầm phải người tốt là các ông, nên các ông tha thứ ? Ôi, vậy là những kẻ đả thương các ông đâu phải bất ngờ nóng đầu lên để đánh các ông đâu. Họ cần phải đánh ai đó trong vụ này, theo lệnh ai đó vì không phải do chạy xe tung bụi “dặm trường Chương Mỹ”, mà cũng chẳng phải buồn quá đánh người cho đỡ buồn. Họ hay những người ra lệnh cho họ đã tự mặc cho mình chiếc áo quyền lực “Thế Thiên Hành Đạo”, tự cho mình có cái quyền phán xét, quyền đứng trên pháp luật để kết tội ai tốt, hay ai không tốt rồi cứ đó mà hành xử theo cái cách bạo lực mà họ thấy hợp. Việc này hỏng chẳng qua là do mắt của họ nhìn gà hóa quốc, nhìn lầm người nên đánh phải người tốt. Và giờ thì họ xin lỗi 2 người tốt là các ông. Thế là xong. Là những nhân vật quan trọng nhất trong phiên tòa này, các ông đã "đóng cửa" nó lại trước khi nó mở ra. Mà nói theo giọng điệu của Pháp Luật thì hành động này của các ông cũng giống như cấp giấy phép Miễn Xử cho đương sự, và Miễn Biết cho bất cứ ai muốn biết. 

Trước khi rút, các ông còn tặng cho những người dân chúng tôi vài bài về đạo đức, về lẽ sống ở trên đời, về việc phải thương người, sống ở trên đời thì phải sống để yêu nhau khiến cho chúng tôi thấy buồn cười quá. Các ông là người lớn nhưng lại quên mặc quần nên trông giống của em bé. 

Giống nhau lắm nhưng có sự khác nhau đấy...

MTA

Chiến trường Syria - Nga đuối sức tấn công, Mỹ vẫn hành quân theo kế hoạch...


Bức tranh toàn cảnh về chiến trường Syria và Iraq 3 tháng sau khi Nga tham gia không kích bên cạnh quân chính phủ A. Assad là sau những chiến thắng giòn giã ban đầu như chiếm được một số vùng đất quan trọng như Alecpo, thì quân đội chính phủ đã chậm bước dần. Mặc dù được không quân Nga chi viện tối đa, xét cho một cuộc đụng độ quân sự  nhỏ thì những miếng bánh to lớn hơn vẫn ở phía trước và ngày càng khó với cho quân A. Assad. 



Nước Nga đã phải lấy giấy phép quá 90 ngày nơi Thượng Viện Đu Ma QG Nga cấp, tức là gần như vô thời hạn cho đạo quân viễn chinh của mình, đã lên tới con số 7000 người, và sẽ còn tăng tiếp tục tùy theo tình hình.

Quả là một cuộc can thiệp bằng không quân ở một địa bàn xa xôi và mạnh mẽ như vừa qua của Nga là rất ấn tượng và xuống thang cũng là điều bình thường. Tất nhiên là Nga còn đủ sức mạnh lẫn động cơ để thực hiện và họ vẫn đang ở thế thượng phong, nhưng một chiến thắng như những ngày mơ hoa đầu tiên sẽ không còn nữa. Các tổ chức Syria tự do (không có IS) đã đoàn kết lại, siết chặt đội hình và ta sẽ xem họ có làm gì được quân đội Syria và Nga không ? Nên nhớ cuộc chiến Syria này là cuộc chiến du kích lâu dài chứ không phải chiến tranh mặt trận, nên bên nào có được sự dẻo dai, bền bỉ sẽ thắng. Mà có vẻ Nga là quốc gia không dẻo dai nhất trong số các quốc gia lâm chiến.

Về phía Mỹ thì nói thật lòng, họ được làm ông Ngư thủ lợi dù xét theo kiểu nào đi nữa. Chiến thắng của họ và Irac ở Ramadi là chiến thắng lớn, mở đường giải phóng thành phố Mossul của người Kurd ở phía Bắc. Có thể nói thế này, là  Nga và chính quyền Syria đánh IS ở một phía, Mỹ và Iraq ở vào phía của mình. Hơi giông giống với dạo Chiến Tranh TG LT2, Liên Xô một mặt trận, Mỹ một măt trận vậy. Cứ hình thức chiến tranh như bây giờ thì quân đội Iraq chỉ giàn quân ra trận thật hoành tráng, đợi bên IS kéo quân đến là các máy bay không người lái của Liên quân bay như muỗi trên đầu ra tay hạ sát hết. Cứ vài tay súng IS áo quần đen tụ tập lại là ăn bom và tên lửa liền. Nếu không có gì thay đổi lớn thì chỉ trong vòng 3 tháng tới IS sẽ tắt thở, không có đường gỡ. Sau đó có lẽ là giải pháp chính trị để giải quyết tổng thể và thế giới sẽ tốt đẹp hơn...

MTA

22/1/16

Hoài Linh, cám ơn anh đã cho chúng tôi biết anh là ai ?

Anh là một nghệ sĩ hài tài năng, duyên dáng trên sân khấu và chuẩn chi trên đời thường, và anh luôn làm cho người dân chúng tôi vui thích mỗi khi xem anh biểu diễn trên sân khấu hay tivi. Quả thực nói không ngoa rằng anh là một kỳ tài hiếm có, một người gây cười ở đẳng cấp cao và khó người thay thế...


Và ở trong thế nước ngả nghiêng, lòng người nghiêng ngả như lúc này thì anh vẫn trụ vững ở trong lòng người dân chúng tôi bất kể thuộc phe nào. Tính cách anh giản dị, chân thành và luôn mang niềm vui đến cho mọi người. Chẳng Bắc, Trung, Nam chi hết. Giọng nói nào anh cũng nói được, người vùng nào anh vẫn chơi. Và tất cả chúng tôi đều cười nghiêng ngả mỗi khi anh thấy anh bước lên sân khấu. Chỉ cần anh như thế này, cũng không cần anh như thế khác thì người dân chúng tôi cũng yêu anh lắm rồi.

Nhưng than ôi ! Chỉ còn một bước nữa thì lên Bồ Tát...

Hoài Linh mến. Anh có còn thiếu chi nữa những danh cùng phận, còn cần chi nữa những cái danh hiệu phù phiếm, khi anh đã ở trong lòng người dân chúng tôi. Anh còn cần chi nữa khi anh đã có tất cả những cái anh đáng được nhận. Người dân chúng tôi, chứ không phải ai khác đã tôn vinh anh lên bằng những đồng tiền chắt chiu mua vé xem anh biểu diễn. Tôi không nói đến những danh hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú, Nghệ Sĩ Nhân Dân của ai mà chỉ nói đến của anh mà thôi. 

Anh đã buồn khi thất bại lần trước với danh hiệu này, và anh đã vui lắm khi thành công lần này, và anh hãy cảm nhận xem khi anh vượt qua lằn ranh Đỏ này thì nó có ngọt bùi không nhé. Còn chúng tôi thì chúng tôi chỉ có một điều khó hiểu là, anh sống ở một môi trường dân chủ tốt hơn thì lẽ ra phải cảm thấy buồn cho những người dân Việt Nam chúng tôi chứ ? Anh đã sống chết đâm đầu vào cái nơi mà đa phần người dân chúng tôi đã ra đi. Nhưng thôi. Cám ơn Hoài Linh, vì chính anh đã cho chúng tôi biết anh là ai ?

Anh là một thằng hề không hơn không kém. 

MTA

20/1/16

Chiêu Hồn Tử Sĩ những người con đi mãi không về...


Đêm khuya âm u
Ai khóc than trong gió ngàn…



Sáng sớm ngày 19/01/2016, dưới chân Tượng Đài Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm Hà Nội tiếng ca ai oán của bài Chiêu Hồn Tử Sĩ lại vang lên như để nhắc nhở cái ngày đau thương ấy, hơn 40 năm về trước. Muôn giọng ca nặng tình của muôn con người nặng nợ với quê hương đất nước cất lên, để khắc cốt ghi xương lời thề sông núi, rằng chúng tôi không bao giờ quên ngày ấy…
Ngày ấy đối diện sống còn với quân Trung Quốc xâm lược, thiếu tá Hải Quân VNCH Ngụy Văn Thà đã dẫn theo 74 chiến binh can trường của ông đi vào cõi chết, cũng như đi vào cõi trường sanh bất tử đời đời...
Ngày nay chúng tôi làm lễ tưởng nhớ đến nhóm người anh dũng của ông, mà muốn khóc cùng ông khi biển đảo Hoàng Sa của chúng ta vẫn còn nằm trong tay giặc thù xưa...

Hồn ai đang thổn thức trên sông

Hồn quân Nam đang khóc non sông…

MTA

19/1/16

CHND Trung Hoa, thể chế Đỏ bị căm ghét nhất hành tinh này...


Nhân chuyến đi sang xứ "Rợ Nam" (VN) chúng ta để thúc việc triều cống của quan thái thú Thiên Triều Tập Cận Bình, xin điểm qua các láng giềng bất hảo và là kẻ thù của nước Mẹ TH này.  Với biên giới dài hàng chục ngàn km, giáp ranh với 14 quốc gia lớn nhỏ thì CHND Trung Hoa đã trở thành kẻ khó ưa của hầu hết láng giềng chung quanh, biến biên giới của mình thành những đường biên giới "không bình yên", hoặc tiềm năng "không bình yên". 


Do các chính sách Đại Hán ngông cuồng, chỉ biết có lợi cho mình nên 14 quốc gia có chung biên giới thì chỉ còn lại có Pakistan là còn giữ lai quan hệ hữu hảo thân thiết với Trung Cộng, và cũng chỉ vì tiền khi TC đầu tư tiền bạc, đường xá để mở một hải cảng ra biển Ấn Độ Dương. Nhưng với sự bất mãn chung của các quốc gia Hồi Giáo về việc Trung Cộng đàn áp Hồi Giáo ở Tân Cương, Ngô Duy Nhĩ chẳng sớm thì muộn, quốc gia tối đầu sáng đánh này cũng quay lại chống Trung Cộng. Ngay cả CHDCND Triều Tiên (Bắc Hàn) từ ngày chú Ủn thay cha thì giữa hai đồng minh CS này cũng diễn ra cảnh cơm không lành, canh không ngọt. Thậm chí dàn quân ra suýt oánh nhau,

Biên giới còn lại thì có các xứ Hồi thuộc Liên Xô cũ như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan...đang công khai hoặc bi mật ủng hộ cho phong trào đấu tranh bạo lực đòi độc lập cho xứ Hồi Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ với các cuộc bạo động, tấn công liều chết đẫm máu. Một vòng tròn các quốc gia không thân thiện, thù nghịch bao quanh. Trong đó các quốc gia Hồi Giáo là đáng sợ nhất cho tình trạng bất ổn hoặc ly khai của Nhà Nước TC. Với biên giới mênh mông, toàn rừng núi cũng như dân cư hai bên biên giới đều theo Đạo Hồi thì các cuộc xâm nhập và nổi loạn của các thế lực Hồi Giáo luôn là vấn đề đáng sợ nhất của chế độ Bắc Kinh.

Và để hoàn hảo cho một vòng tròn thù nghịch bao quanh TQ là biên giới biển cũng thù nghịch không thua trên đất liền. Biển Hoa Đông có vụ Điếu Ngư Đài tranh chấp với Nhật Bản khiến Nhật Bản tái vũ trang và trở lại là ông Kẹ ám biển Hoa Đông. Tranh chấp ở Biển Đông với Việt Nam và Philippin đã khiến ông  Kẹ của ông Kẹ là Hoa Kỳ có mặt ở khu vực này để canh chừng. 

Các kẻ thù tiếp theo ở trong nước là Phong Trào Đòi Độc Lập cho xứ Tây Tạng kéo dài đã hơn nửa thế kỷ với Lãnh tụ sáng chói Đức Đạt Lạt Lai Lạt Ma...

Tiếp theo là Pháp Luân Công, thì càng bị đàn áp càng phát triển lớn hơn và mạnh hơn. Hiện họ đã có hơn 100 triệu tín đồ, luôn căm hận chính quyền Bắc Kinh bởi sự bức hại trước có...

Rồi 30 triệu Hoa Kiều sống ở hơn 100 nước trên thế giới, tuyệt đại đa số đều chống lại chế độ hiện nay ở Bắc Kinh.
Cuối cùng là quốc gia nhỏ bé và giàu có Đài Loan, nơi mà những người đối lập với thể chế đó vừa thắng cử cũng đã thề rằng sẽ thống nhất với Lục Địa Trung Quốc bằng mọi hình thức kể cả bạo lực, sau khi tiêu diệt xong chế độ CS cầm quyền.

Quả là một quốc gia duy nhất chỉ có thù, không có bạn. Quốc gia có nhiều kẻ thù nhất và đáng ghét nhất trên hành tinh này.  Vậy thì Việt Nam ta trông mong gì mà lại đi mời bọn kẻ cướp ấy sang thăm, rồi lại tốn kém để đãi đằng chúng như thượng khách. Người dân Việt Nam không phải là bạn bè với Trung Cộng, không bao giờ là bạn với TC. Đối với tuyệt đại đa số người dân Việt Nam thì hạnh phúc cho họ lắm nếu một buổi sáng nào đấy thức dậy, thấy CHND TH đã tắt thở, không còn sống dưới ánh sáng mặt trời...

MTA

18/1/16

Dám chê "gương mặt" ông chủ tịch tỉnh An Giang...


Gương kia ngự ở trên trần,
Nước ta ai đẹp được ngần như ta...

Ngày nảy, ngày nay ở một vùng có tên An Giang Tỉnh có một quan đầu tỉnh tên Bình Thạnh, họ Vương. Là một chủ tịch của một tỉnh xứ Vệ, nhưng ông lại được người đời khen không phải là ông quan tốt, hay thanh liêm, mà là khen quan đầu tỉnh dung mạo đẹp đẽ khác thường. Ông là người đời nay mà lại đẹp không thua gì những trang nam nhi nổi tiếng đẹp thời xưa như Phan An, Tống Ngọc bên Tàu. Chắc tai ông to, mặt ông lớn với đôi mắt mang hình viên đạn, lá trúc che ngang mặt chữ điền...Hẳn là trong phòng ngủ thơm phức mùi nước hoa của ông quan đầu tỉnh là cơ man nào những gương, những lược, son xanh phấn đỏ, từ giũa móng tay cho đến cả nhíp nhổ lông nách để ông giữ vẻ đẹp nhỉ..


Nhưng thật ra thì dân đen xứ Vệ chúng tôi chả cần biết về vẻ đẹp chim sa cá lặn của ông ta đâu, mà có biết để làm chi. Ông đẹp thì vợ ông hưởng, nhân tình của ông hưởng...

Nhưng vì có 3 nhân viên dưới quyền quan đầu tỉnh, có lẽ thấy mặt ông rồi, nhẵn mặt ông rồi nên bình luận trên Facebook rằng :"nhìn cái mặt kênh kiệu" thì liền bị các cơ quan thuộc quyền của tỉnh An Giang, vì rảnh rỗi quá liền chụp lấy như hổ vồ mồi, đem về ngay cơ quan của người phạm tội, nói lãnh đạo có bộ mặt kênh kiệu. Chắc tội này nặng lắm, ngang tội nói Húy Kỵ Thiên Tử ngày xưa hay sao đó mà tất cả bộ máy công quyền tỉnh An Giang đều nhanh chóng nhập cuộc, điều tra, phá án và cuối cùng là một buổi lễ đấu tố mini các nạn nhân.

Phiên tòa kết thúc khi Sở Thông tin và Truyền thông An Giang tuyên xử phạt hành chính mỗi bị cáo 5 triệu đồng và sau đây là những phần án thêm vào :

Ngoài ra, bà T. còn bị BGH Trường THPT Long Xuyên xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo Luật viên chức.

Bà Phan Thị K.N. cũng bị BGĐ Sở Công thương kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về Đảng và chính quyền. Chồng bà N. là ông P. cũng bị Đảng ủy Công ty Điện lực An Giang xử lý về chính quyền bằng hình thức phê bình bằng văn bản trong toàn công ty.

Sau khi sự việc xảy ra, Đảng ủy Khối Dân chính Đảng đã tiến hành điều tra và xử lý 3 cán bộ, Đảng viên lợi dụng việc sử dụng facebook  xúc phạm lãnh đạo tỉnh tại văn bản số 58-CV/ĐUK ngày 28 tháng 10 năm 2015. Ngoài ra, UBND tỉnh An Giang cũng có công văn đề nghị Cổng thông tin điện tử An Giang, Báo An Giang phối hợp thông báo kết quả xử lý, chấn chỉnh 3 cán bộ dùng mạng xã hội xúc phạm lãnh đạo tỉnh"

Quả đúng như ông bà mình nói, nói xấu gì thì nói nhưng chớ nói họ xấu mặt, vì có thể quan đầu tỉnh chẳng có gì để tự hào ngoài bộ mặt thì sao ? 3 quan em không biết lại chọc ngay giái ngựa. Thế là các Khối Dân, Chính, Đảng mới nhảy cẫng lên thay quan đầu tỉnh và ra sức trừng phạt.

3 quan bé nhầm, nhưng các quan lớn cũng lẫn. Các cá nhân ra làm lãnh đạo thì cũng như các diễn viên, ca sĩ, văn nghệ sĩ...thì dù muốn dù không đều trở thành người của công chúng. Và đã là người của công chúng như vậy thì họ phải chấp nhận mọi sự phán xét, dù đúng dù sai về cá nhân họ, gia đình họ. 

Nhưng ở nước ta thì theo một hệ thống từ anh chủ tịch phường cho tới chủ tịch nước thì đều mắc chứng hoang tưởng nhẹ, nặng theo từng cấp độ. Ông nào ông nấy cứ tưởng mình là thánh thần, không ai được phép nói xấu, hạ bệ thánh thần. 

Đâu phải cóc chết ba năm quay đầu về núi thì thành thần,
Cũng đâu phải mèo mả gà đồng cho hết mùa rồi nên thánh...

Nhưng câu nói :"Quan nhất thời, dân vạn đại" thì mới thấy không những người dân có thể chê, chửi quan chức chính quyền mà phải có trách nhiệm chê, chửi mọi sai trái của quan chức lẫn cả chính quyền. Ấy là một lẽ trong Đạo làm Người xưa, mà nay ta gọi là Trách nhiệm Công Dân đó. Còn các vị quan bị chửi thì đừng có ngây ngô nghĩ rằng, cái mặt mũi tức là cái tên tuổi của họ không thể để cho người dân lấy làm cái đích để trút giận, mà hãy thực tế rằng, trong thời buổi mạng internet ngày nay, mỗi người dân đều có quyền phát lộ ý kien của mình, thì mặt mũi hay tên tuổi các quan chức chính là cái đích, hay cái thùng rác để người dân trút giận. Và họ được quyền làm điều đó.

Thì như mọi công dân khác, các quan chức có thể thanh minh, bào chữa nhưng đa phần là im lặng để chịu trận hoặc theo đó mà ráng sửa mình, tu nhân tích đức...Vì suy cho cùng những lời chê trách không hẳn là xấu với những người quyết tâm sửa mình cho tốt hơn. Còn việc lại dùng quyền lực, ỷ mạnh hiếp yếu để triệt hạ, trả thù những người nói xấu mình, hay gián tiếp để cho cấp dưới nâng bi làm thay việc đó thì chỉ có ở nước Vệ ta mới có nhiều, và nhỏ nhen như thế. Và chắc rằng khuôn mặt ông không thể đẹp, vì cái tâm của ông không đẹp, khi ông để nhân viên của ông phải chịu thiệt thòi vì mấy câu nói trời ơi đất hỡi của họ về ông.

Gương kia ngự ở trên trần,
Quanh năn có thấy thằng mô đần như ta...

MTA

17/1/16

Vì dân oan mà có một cô gái Hà Thành đã "thoát y"...


Cái tên Phan Cẩm Hường thì chẳng mấy người bình thường như chúng ta biết đến, nhưng trong giới oan ức, oan nghiệt, oan gia thì chẳng mấy người không biết đến tên em.


Nhìn những hình ảnh của em, một cô gái Hà Nội xinh đẹp với nụ cười luôn tỏa sáng trên môi nhưng nước mắt lại luôn chực chờ rơi xuống. Em khóc. Em khóc chỉ vì giận mình không có nhiều tiền hơn, rồi giận những người thương yêu của mình đã không móc bóp ra cho em tiền đi "công chuyện". Đó là đi giúp cho dân oan ba miền...

Dân oan! Cái danh từ nghe chán nản và tai họa đó đã đổ xuống đầu xuống cổ những người dân thấp cổ bé họng từ khắp Ba Miền của đất nước chúng ta. Những số phận đen thui như đêm 30, những số phận cùng cực đến mức không còn gì để nói bỗng dưng thui thủi gặp nhau nơi chốn cơ quan công quyền ở Thủ Đô. Những khuôn mặt hốc hác vì phải ngủ chui bờ bụi hay phải rửa bát làm đêm của các mẹ, các chị, các em nhìn nhau. Những bộ đồ bộ bèo nhèo lưu giữ những tờ đơn kêu oan các loại. Đã nhiều năm rồi, những con người thôn quê lơ ngơ chẳng biết làm gì giữa phố xá đô thị, cũng như chẳng biết làm gì giữa hai lần hẹn của cơ quan công quyền Hà Nội… 

Cũng may người Hà Nội vốn nhân hậu và thương thảo. Đã có nhiều tổ chức và cá nhân tự nguyện giúp đỡ dân oan, dân khổ ba Miền tụ về. Chả cứ phải ở HN thì mới biết nói đến dân oan thì có các hiệp sĩ ngu như Dũng Dân Oan, nhà văn Phạm Thành, ns Trịnh Kim Chi, Giang Nguyen Đuc, Thảo Terexa..v..v.. Và giờ đây có thêm một em ngu dân oan nữa mang tên Phan Cẩm Hường. Em này có tài đỏ đen lắm, cứ mỗi lần hành quân đến với dân oan là trở về sạch sẽ. Và sự tích “thoát y”, cởi áo bông hàng hiệu của em để cho luôn một người dân oan trong cơn rét đầu mùa vừa rồi cũng là một thành tích đáng nể của con bạc “tiên nữ dân oan” Phan Cẩm Hường.

“Em nghiện dân oan rồi anh à. Chẳng thà không biết thì thôi, chứ biết rồi thì chỉ nghĩ đến dân oan, buồn vui với họ. Và nghĩ xem có cái gì có thể giúp…”

“Từ khi đi giúp dân oan, tự nhiên em thấy con người em khác lạ lắm. Trong sáng, vui vẻ và luôn yêu đời, yêu người. Mà này không phải ai muốn giúp dân oan cũng được đâu nhé. Em còn nhớ lần đầu tiên em mang 5 tạ gạo và 3tr đồng cho Dân Oan Dương Nội. Họ còn e ngại và hỏi em là: "gạo tiền này là của thế lục nào? Đi như thế này em biết ơn nhất là cu Tý nhà em. Bạn ấy là người rất thông cảm, rất ga lăng điệu đàng với mẹ nhé ”

Ôi, có ai mà không yêu em, không điệu đàng với em không hả Phan Cẩm Hường ?

MTA

15/1/16

So sánh tiềm lực quân sự Bắc Hàn và Nam Hàn..

Căng thẳng đang leo thang trên bán đảo Triều Tiên, với việc Bình Nhưỡng tuyên bố tình hình hiện thời "đã chạm tới bờ vực chiến tranh"...

Vậy ta thử làm một so sánh cho một tham khảo nhỏ về hai bên nhé.



So sánh tiềm lực của quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc (Đồ họa: Telegraph)
Theo số liệu từ báo cáo Tương quan quân sự năm 2015 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại London (Anh), các lực lượng vũ trang Triều Tiên bỏ xa các lực lượng vũ trang Hàn Quốc ở nhiều chỉ số thống kê. Triều Tiên có gấp đôi số lượng binh sĩ và pháo so với Hàn Quốc.
Tuy nhiên, tờ Telegraph của Anh nhận định rằng việc có nhiều binh sĩ hơn không có nghĩa là có ưu thế về quân sự, vì các vũ khí và trang thiết bị của Triều Tiên cơ bản lỗi thời.
Về mặt lý thuyết, không quân Triều Tiên có 563 máy bay có khả năng chiến đấu. Nhưng trên thực tế, các máy bay này đã không được phép cất cánh trong một khoảng thời gian rong năm 2014 do các vấn đề sửa chữa và bảo dưỡng.
Triều Tiên có kho tên lửa lớn, đáng chú ý là các biến thể của tên lửa Scud của Liên Xô cũ. Quân đội Triều Tiên cũng được trang bị có 21.000 khẩu pháo, nhiều trong số đó là nhắm vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Đây có thể nói là một tình thế bất lợi của Nam Hàn trước Bắc Hàn.
Các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc nhỏ hơn nhiều, nhưng lại được hưởng lợi từ một số vũ khí và trang thiết bị tốt nhất do Mỹ cung cấp, trong đó có hơn 2.000 xe tăng và hàng trăm chiến đấu cơ F5, F15, F16 và các máy bay ném bom chiến đấu.
Quan trọng hơn là Hàn Quốc được bảo vệ dưới chiếc ô an ninh của Mỹ và Mỹ có khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú thường trực tại Hàn Quốc.
Sự mất cân bằng đó giúp lý giải tại sao Triều Tiên đã cố gắng để xây dựng một kho vũ khí hạt nhân. Bằng việc sở hữu vũ khí này, Triều Tiên có thể giành lợi thế so với Hàn Quốc và bảo vệ mình khỏi sự thất bại quân sự.
Trong thập niên qua, Triều Tiên đã đạt được tiến bộ từ việc triển khai một số ít bom nguyên tử thô tới sở hữu một kho vũ khí đầy đủ, bao gồm tới 20 đầu đạn hạt nhân có thể được trang bị cho các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Bình Nhưỡng cũng đang cố gắng làm chủ khả năng phóng tên lửa hạt nhân từ tàu ngầm, một bước tiến mà theo lý thuyết có thể cho phép nước này tấn công Mỹ.
Nếu được triển khai trên tàu ngầm, các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng có thể tránh bị phá hủy bởi một cuộc tấn công phủ đầu.
An Bình

Kho dầu 700 triệu thùng của Mỹ


Chris Baraniuk

Có một thứ quan trọng và quý giá đang được cất giấu âm thầm dọc theo bờ biển ở vùng Vịnh của nước Mỹ.

Gần 700 triệu thùng dầu đang được cất giấu an toàn dưới lòng đất tại bốn địa điểm. Một hệ thống bao gồm 60 đường hầm dưới lòng đất làm thành ‘Dự trữ Dầu hỏa Chiến lược’ (SPR) khổng lồ của Hoa Kỳ.


Tại sao phải trữ dầu?

Kho dự trữ này được lập khoảng 40 năm trước và giờ đây đã có nhiều kho dầu lớn khác nữa nằm rải rác trên toàn cầu.

Rất nhiều nước đã đổ hàng tỷ Mỹ kim xây dựng những cơ sở tích trữ và còn nhiều cơ sở nữa đang được hình thành.

Thế nhưng tại sao các nước muốn cất giấu dầu dưới lòng đất?

Câu chuyện bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng hồi 1973.

Khi đó, các nhà xuất khẩu dầu thuộc khối Ả-rập đã cắt nguồn cung cho các nước phương Tây nhằm đáp trả việc Mỹ ủng hộ Israel trong Cuộc chiến Yom Kippur.

Thế giới lệ thuộc vào dầu của vùng Trung Đông đến nỗi giá dầu tăng chóng mặt và chẳng lâu sau nước Mỹ phải ra định mức đối với người tiêu dùng ở các trạm đổ xăng.

Có nơi không còn một giọt dầu. Người ta lo sợ nguy cơ bị trộm xăng và một số ít người đã vác cả súng ra canh giữ xe hơi.

Một vài năm sau, Mỹ bắt đầu xây dựng SPR và tích trữ dầu thô đầy trong các hang động.

Kịch bản được tính tới là một khi xảy ra việc nguồn cung dầu bị gián đoạn nghiêm trọng, nước Mỹ sẽ có nguồn dự trữ của riêng mình để khắc phục việc giá dầu bị đẩy cao và làm giảm áp lực lên thị trường thế giới.

Một trang web chính phủ Mỹ viết: “Trữ lượng khổng lồ của SPR... khiến nó trở thành một công cụ răn đe nghiêm trọng đối với hành động cắt đứt nguồn cung dầu và là một công cụ trọng yếu trong chính sách ngoại giao.”

Tuy nhiên, đó là một ý tưởng khôn ngoan nhưng rất tốn kém. Ngân sách trong năm nay để duy trì SPR là 200 triệu đô la.

‘Vòm muối’

Bob Corbin ở Bộ Năng lượng Mỹ là người chịu trách nhiệm đảm bảo cho số tiền này được chi tiêu hợp lý.

“Tất cả những địa điểm tích trữ của chúng tôi đều nằm ở những nơi mà chúng tôi gọi là vòm muối,” ông giải thích. “Dầu thô không thẩm thấu qua được muối cho nên chúng là nơi tích trữ tuyệt vời."

Corbin, người đã có 22 phục vụ trong lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, tự hào với bốn nơi cất giấu này. Chúng được đặt từ Baton Rouge thuộc tiểu bang Louisiana đến điểm cất trữ lớn nhất đặt tại thành phố nhỏ Freeport thuộc bang Texas.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn trên mặt đất thì chúng ta sẽ chẳng thấy gì – chỉ là một số miệng giếng và đường ống.

Những miệng giếng này đi sâu đến hàng ngàn bộ vào hệ thống hầm ngầm dưới lòng đất và có thể đưa nước vào ở áp lực lớn để lấy dầu thông qua quá trình gọi là chuyển chỗ.

Corbin cho biết quản lý những cơ sở như vậy đi kèm với thách thức riêng.

Chẳng hạn như những đường hầm bằng muối không phải ổn định hoàn toàn. Đôi khi một phần tường hay trần của những đường hầm này sẽ bị đổ xuống gây hư hại hệ thống và phải cần được thay thế cẩn thận.

Các công nhân cũng không thể nào đi vào trong những đường hầm này, do đó cũng giống như việc khai thác dầu từ giếng tự nhiên, công việc lấy dầu từ đường hầm phải được điều khiển từ xa.

Tuy nhiên, người ta dùng một số thiết bị đặc biệt để giúp thấy được những gì bên trong.

“Theo chu kỳ khi những đường hầm này trống trơn thì chúng tôi có thể chụp ảnh dò sóng âm,” Corbin cho biết. "Cách làm này cho phép ta nhìn được theo góc nhìn ba chiều."

Một số đường hầm có hình dạng rất thú vị, ông cho biết thêm. Ví dụ như có một khoang chứa trông giống như một chảo rán cực lớn.

Trước đây, Mỹ từng dựa vào SPR để vượt qua những lúc khó khăn.

Có thể kể đến thời gian Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, khi mà việc xuất khẩu dầu bị gián đoạn, hay trong cơn bão Katrina hồi năm 2005 khi yêu cầu sử dụng dầu khẩn cấp đã được phê chuẩn trong vòng 24 giờ kể từ khi bão đổ vào.
Dự trữ dầu trên toàn thế giới

Tuy nhiên, Mỹ không phải là nước duy nhất đổ nhiều tiền của vào kho dự trữ dầu chiến lược.

Nhật Bản cũng có một loạt những địa điểm nơi họ cất giữ trên 500 triệu thùng dầu trong những thùng chứa lớn trên mặt đất.

Cơ sở ở Shibushi chẳng hạn, được đặt nằm ngoài khơi. Sau trận động đất và sóng thần hồi năm 2011, đã có những lời kêu gọi nước Nhật mở rộng kho dự trữ dầu để phòng những cuộc khủng hoảng trong tương lai vốn sẽ một lần nữa gây khó khăn cho nguồn cung dầu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) giám sát việc phân phối dầu từ nhiều cơ sở dự trữ trên toàn thế giới.

Martin Young, người đứng đầu Bộ phận Chính sách Khẩn cấp của IEA, nói: “Khi một quốc gia ký kết gia nhập IEA thì họ sẽ có nhiều nghĩa vụ và một trong những nghĩa vụ chính là họ phải có nguồn dự trữ dầu tương đương với lượng nhập khẩu trong 90 ngày.”

Không phải nước nào cũng có vòm muối để cất giữ dầu dưới lòng đất.

Cũng như không phải nước nào cũng có cơ sở tích trữ chuyên dùng lớn dùng để tích trữ dầu.

Như nước Anh chẳng hạn, là nước không có vòm muối, cũng chẳng có cơ sở tích trữ.

“Nghĩa vụ của Anh là giữ cho lượng dầu ở những nơi sản xuất hiện tại ở trên mức thông thường,” Young cho biết. Lượng dầu này được các công ty bí mật để qua một bên để chính phủ có thể tiếp cận ngay lập tức khi cần thiết.

Hai nước không phải là thành viên của IEA, ́n Độ và Trung Quốc, trong những năm gần đây cũng đã đổ tiền của vào kho dự trữ SPR của họ.

Đặc biệt, Trung Quốc có những kế hoạch đầy tham vọng.

Họ hy vọng rằng nhiều cơ sở tích trữ khác nhau nằm rải rác trên khắp đất nước rốt cuộc sẽ giúp họ trữ được lượng dầu nhiều như Mỹ.

Trung Quốc không có các đường hầm muối và do đó phải dùng đến các phương tiện tích trữ tốn kém hơn nhiều, đó là dùng những bồn chứa trên mặt đất.

Những bồn chứa này có thể dễ dàng được nhìn thấy trên bản đồ Google Earth và trên những hình ảnh vệ tinh – ta chỉ cần tìm những dãy đốm trắng lớn.

Địa điểm tích trữ ở Trấn Hải (Zhenhai) là một trong số này và hiện đang trữ hết công suất, 33 triệu thùng.

Dùng SPR để thao túng giá dầu?

Narongpand Lisapahanya, một nhà phân tích dầu khí tại tập đoàn đầu tư CLSA, nói rằng việc Trung Quốc đổ tiền của vào các cơ sở SPR tất cả đều nằm trong kế hoạch của hoạch để được xem như là một siêu cường toàn cầu.

“Nếu anh là một siêu cường thì anh cần phải có dự trữ dầu. Giả sử xảy ra tình trạng một siêu cường khác có sự cố về năng lượng nên yêu cầu mở kho dự trữ dầu thì Trung Quốc có thể tham gia cung cấp một phần lượng dầu cần đến.”

Trong khi sự phát triển của các kho dự trữ dầu trên thế giới nhìn chung được hoan nghênh thì cũng có một số người lo ngại rằng các nước nằm ngoài IEA có thể dùng kho dự trữ của họ để chi phối giá dầu toàn cầu bằng cách bán tháo số dầu dự trữ này vào những cơ hội thích hợp.

Dĩ nhiên, việc làm giảm tác động của giá dầu tăng cao là mục đích ban đầu của việc cho ra đời các cơ sở SPR.

Carmine Difiglio thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ giải thích: “Bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi tác động của giá dầu nội địa tăng vọt là mục đích của SPR vào năm 1975 và nó vẫn là mục đích của SPR ngày nay.”

Nhưng có một lằn ranh quan trọng cần phải phân biệt giữa việc này và việc sử dụng SPR cho mục đích thao túng giá dầu trên thị trường thế giới.

Quan điểm về kho dầu này, Martin Young nhấn mạnh: “Kho dự trữ dầu không phải dùng để kiểm soát giá cả như thế. Chúng dùng để khắc phục sự thiếu hụt dầu trên thị trường do sự gián đoạn nguồn cung.”

Nên sử dụng SPR như thế nào?


Tuy nhiện, hiện vẫn đang tiếp tục có tranh luận về việc kho SPR sẽ được sử dụng như thế nào.

Một số người cho rằng việc mở kho cần phải được thực hiện quyết liệt, hơn trong khi những người khác đặt vấn đề liệu nước Mỹ có luôn tận dụng được hết lợi thế của việc có kho SPR, ước tính trị giá khoảng 43,5 tỷ Mỹ kim, hay không.

Mặc dù vậy, ít người ủng hộ ý tưởng thay đổi căn bản cách sử dụng kho dự trữ SPR ở Mỹ cũng như ở các nước khác.

Trọng tâm hoàn toàn vẫn là chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp và giảm nhẹ tác động của việc giảm nguồn cung.

Chính phủ các nước và IEA chuẩn bị cho việc này bằng cách tính toán họ sẽ lấy ra bao nhiêu dầu từ SPR trong trường hợp khủng hoảng.

Thậm chí có những công ty chuyên hỗ trợ cho việc này, chẳng hạn như EnSys.

EnSys đã phát triển một mô hình tinh vi trên máy tính để giả định những biến động giá dầu trong tương lai.

Công nghệ này giúp EnSys tư vấn cho những nước hiện đang nắm giữ SPR về việc khi nào và tại sao họ nên xem xét mở kho dự trữ dầu cho các nhà máy lọc dầu địa phương.

Như Martin Tallett, giám đốc điều hành của EnSys, giải thích: đó là cuộc chơi của các con số. Sản lượng dầu nhập khẩu sẽ bị thiếu hụt bao nhiêu thùng trong lúc khủng hoảng và cần phải mở kho lượng dầu bao nhiêu để bù đắp cho tác động của việc này?

Trong lúc chính phủ các nước và các cơ quan năng lượng tiếp tục lên kịch bản cho tình huống xấu nhất thì dự trữ dầu vẫn đang ngày càng tăng thêm.

Rõ ràng là Hoa Kỳ và nhiều nước khác tin rằng SPR là một cách đầu tư hiệu quả.

Tuy nhiên, dù cho công tác chuẩn bị cho được làm cặn kẽ tới đâu thì vẫn có khả năng xảy ra chuyện trong tương lai, dầu không được chuyển kịp thời từ các kho dự trữ chiến lược tới những nơi cần thiết.

Vậy liệu tình trạng như hồi 1973 có lặp lại không?

Bob Corbin là một trong những người tin rằng không. "Tôi không muốn đồn đoán về việc chuyện gì có thể hay không thể xảy ra," ông nói. "Chúng ta đã sẵn sàng đưa dầu đi vào bất kỳ khi nào chúng ta cần."

(nguồn BBC New)

Chiến dịch Móng Vuốt Đại Bàng - Thất bại của đặc nhiệm Mỹ ở Iran năm 1980


Đức Anh


Trực thăng RH-53 cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz trong chiến dịch, đó là chuyến bay cuối cùng của chúng trong biên chế Hải quân Mỹ.


Năm 1980, đội đặc nhiệm lừng danh Delta xâm nhập Iran nhằm giải cứu 52 con tin, tuy nhiên sứ mệnh thất bại ngay trong lúc hành quân do chuẩn bị kém.

Kế hoạch giải cứu con tin đầy nguy hiểm

Theo Global Security, năm 1979, 52 nhà ngoại giao và công dân Mỹ bị bắt làm con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran trong giai đoạn nổ ra Cách mạng Hồi giáo Iran.

Sau nhiều cuộc đàm phán không thành công, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter chỉ đạo Lầu Năm Góc tiến hành chiến dịch giải cứu.

Sứ mệnh mang mật danh Eagle Claw (Móng vuốt đại bàng) do thiếu tướng James B. Vaught chỉ huy.

Lực lượng đột kích chủ đạo là đội đặc nhiệm lừng danh Delta gồm 120 người. Bên cạnh đó, đội đặc nhiệm Ranger và Cơ quan tình báo trung ương CIA phối hợp hỗ trợ cho đội hình chính.

Theo kế hoạch, chiến dịch sẽ diễn ra trong 2 đêm. Đầu tiên, các máy bay sẽ xâm nhập không phận Iran và thiết lập một trạm trung chuyển mang mật sanh Sa mạc 1.

Tiếp đó, 8 trực thăng RH-53 chở đội Delta cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz. Các máy bay sẽ tiếp nhiên liệu tại Sa mạc 1 để bay đến điểm trung chuyển thứ 2 mang mật danh Sa mạc 2 cách Tehran 83,6 km.

Họ sẽ ngụy trang máy bay và chờ đến đêm để tiếp tục hành động. Các điệp viên CIA bên trong Iran sẽ đưa xe tải đến Sa mạc 2 chở lực lượng đột kích tiến về phía Đại sứ quán Mỹ ở Iran.

Vài phút trước diễn ra cuộc tấn công, một nhóm biệt kích sẽ cắt điện toàn khu vực nhằm làm chậm phản ứng của quân đội Iran.

Trong khi đội Delta tấn công vào đại sứ quán Mỹ, đặc nhiệm Ranger sẽ chiếm sân bay Manzariyeh cách 96 km về phía Tây Nam Tehran để dọn đường cho máy bay vận tải C-141 hạ cánh. Lực lượng Delta sẽ giải cứu các con tin và hẹn với trực thăng tại sân vận động Shiroudi.

Các trực thăng sẽ chở tất cả binh lính và con tin đến sân bay Manzariyeh, nơi máy bay C-141 chờ sẵn để di chuyển đến quốc gia thân với Mỹ.

Trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch, phi đoàn CVW-8 thuộc tàu sân bay USS Nimitz và CVW-14 thuộc USS Coral Sea sẽ làm nhiệm vụ yểm trợ trên không.



Chiến dịch Móng vuốt đại bàng không giải cứu được con tin nào mà còn khiến Mỹ tổn thất 1 máy bay vận tải C-130 và 8 trực thăng RH-53.

Ngày đen tối của biệt đội Delta

Tối 20/4/1980, 6 máy bay vận tải C-130 rời căn cứ ở đảo Masirah, Oman và 8 trực thăng cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz hướng đến điểm Sa mạc 1. Khi đội hình đến điểm hẹn đầu tiên, 2 trực thăng gặp sự cố không thể tiếp tục hoạt động phải bỏ lại trên sa mạc.

Trong lúc đó, một chiếc xe tải buôn lậu xăng dầu của người dân địa phương vô tình lọt vào khu vực bố trí của đội. Biệt kích Ranger đã tấn công chiếc xe khi nó cố thoát khỏi khu vực do sợ lộ bí mật.

Bên cạnh đó, một xe buýt chở theo 43 người chạy qua tuyến đường mà nhóm tấn công sử dụng làm đường băng. Biệt kích Mỹ buộc phải giữ chiếc xe cùng toàn bộ hành khách. Nội bộ đội hình trở nên căng thẳng do nhiệm vụ có nguy cơ bị lộ.

Quá trình kiểm tra sơ bộ cho kết quả, chỉ có 5 trực thăng đủ khả năng chở người và thiết bị đến Sa mạc 2.

Các chỉ huy không thống nhất được với nhau về kế hoạch tiếp theo. Trung tá Edward R. Seiffert, chỉ huy đội trực thăng từ chối sử dụng trực thăng đã gặp sự cố về hệ thống thủy lực. Trong khi đó, đại tá Charlie Beckwith, chỉ huy đội Delta bác bỏ việc giảm quân số.

Ngoài ra, vị chỉ huy Delta cũng thất bại trong việc kết hợp thông tin tình báo từ một nguồn ngoại giao Canada cho kế hoạch thay thế trong trường hợp máy bay tiếp tục gặp sự cố.

Đại Tá James H. Kyle, chỉ huy đội máy bay vận tải nhận thấy, khả năng di chuyển thành công đến Sa mạc 2 rất thấp, vì yêu cầu ban đầu của kế hoạch phải đảm bảo ít nhất 6 trực thăng hoạt động tốt.

Ban chỉ huy chiến dịch thống nhất với nhau từ trước rằng, nếu số trực thăng giảm xuống dưới 6 sẽ hủy nhiệm vụ.

Điều tồi tệ là các chỉ huy đã không chuẩn bị một kế hoạch dự phòng trong trường hợp máy bay gặp sự cố khi hành quân. Thay vì thảo luận với để tìm giải pháp tối ưu hơn, ông đề nghị tướng James B. Vaught hủy nhiệm vụ.

Tướng Vaught đệ trình kiến nghị của các chỉ huy cấp dưới lên Tổng thống Carter và được chấp thuận. Các máy bay KC-130 sẽ tiếp nhiên liệu cho trực thăng để quay trở về căn cứ.

Do điều kiện đêm tối tầm nhìn hạn chế kết hợp với bụi cát, một trực thăng RH-53 đâm vào máy bay tiếp nhiên liệu khiến cả 2 nổ tung.

Vụ nổ khiến 8 người thiệt mạng, 4 trường hợp thương vong. Quả cầu lửa khổng lồ bùng cháy từ vụ nổ khiến quân đội Iran đổ dồn về phía đó. Toàn bộ đội hình buộc phải lên máy bay C-130 nhằm nhanh chóng rời khỏi khu vực.

Họ tháo chạy vội vã tới mức không kịp phá hủy máy bay và tài liệu liên quan, 5 trực thăng RH-53 còn nguyên vẹn bị bỏ lại hiện trường, Iran sau đó trưng dụng 2 chiếc, hiện vẫn còn hoạt động trong hải quân nước này.

Móng vuốt đại bàng, chiến dịch lớn đầu tiên của đội Delta kết thúc trong thảm họa. Cuộc điều tra sau đó cho thấy, việc lập kế hoạch, chỉ huy, kiểm soát của chiến dịch có vấn đề. Bên cạnh đó, Không quân Mỹ thiếu các phi công chuyên dụng cho các sứ mệnh bay đêm đặc biệt.

Ngoài ra, nhóm điều tra viên chỉ trích gay gắt việc sử dụng phương pháp tiếp nhiên liệu trên mặt đất trong điều kiện sa mạc chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại.

Số trực thăng sử dụng cho nhiệm vụ quá ít, đáng lý nhóm tấn công phải sử dụng ít nhất 12 chiếc để đảm bảo 6 máy bay cần thiết cho sứ mệnh.

Ủy ban điều tra kết luận, Eagle Claw thất bại ngay từ việc lập kế hoạch, chuẩn bị lực lượng và đào tạo.

(nguồn : http://soha.vn)

14/1/16

Động Đất

Thằng Tý 9 tuổi cùng thằng Tèo 8 tuổi đang ngồi nhâm nhi cữ cà phê sáng. Tý cầm tờ báo đọc một hồi rồi buồn bã lắc đầu nói :

- Dạo này động đất trên thế giới nhiều quá, người dân chết nhiều tội nghiệp quá. Thật tiếc là tớ còn bé quá không đi sang các xứ đó giúp họ được...

- Cậu giúp họ chống động đất. Tèo hỏi.

- Chứ sao. Nhà tớ đêm nào mà chả có động đất. Tớ ngủ chung giường với Papa và Mama nên cứ tắt đèn một lúc là y như trong đêm động đất bắt đầu. Bắt đầu thì nhẹ, cấp độ 4, 5 độ Rich te nhưng rồi mau chóng tăng cấp độ kinh luôn. Trời đất như nổi cơn thịnh nộ với những đợt địa chấn khiến cái giường như đưa võng nhịp nhàng. Đêm nào mà chả thế, chóng hết cả mặt...

- Vậy cậu chống động đất bằng cách nào?

- Dễ ợt. Tớ cứ ngồi dậy kêu ba ơi, má ơi là y như động đất ngưng ngay lập tức. Tớ nằm xuống là động đất lại từ từ xuất hiện trở lại và hoạt động không ngưng nghỉ. Bữa nào chóng mặt quá, tớ bực mình dậy ngồi ỳ luôn trên giường thì động đất hết hẳn nhưng nó lại chuyển sang phòng khác...

MTA

Vụ thử bom nhiệt hạch - Triều Tiên lại diễn kịch đe dọa...


Vụ thử bom H (nhiệt hạch) mà Triều Tiên đang tự làm ầm ĩ lên như một thắng lợi vĩ đại của việc chế tác bom nguyên tử thì thế giới văn mình bên ngoài chỉ biết cười ruồi. Chẳng ai nói Triều Tiên thất bại, vì đấy không phải là việc của họ nhưng cũng chẳng ai nói Triều Tiên đã thành công. 



Chỉ vài năm gần đây, Triều Tiên đã hơn một lần từng để 30.000 ton thuốc nổ thông thường (TNT) vào dưới hệ thống đường hầm của họ ở vùng núi Tây Bắc Á và kích nổ. Dĩ nhiên là sau đó truyền thông xứ sở này tuyên bố hoành tráng là đã thử nghiệm thành công bom nguyên tử "công suất nhẹ"...Viêc làm một cái "kíp nổ" (H) cho một quả bom nguyên tử (N), để có thể tăng công suất nổ hạt nhân lên cả trăm lần là một việc không đơn giản, không dễ dàng. Vậy lại càng không phải là một trò chơi cho chú lùn Bắc Triều Tiên có thể vẽ bậy lung tung được. Cuộc "thử bom nhiệt hạch" của CHND Triều Tiên lần này chắc chắn cũng chỉ là một trong các chiêu trò để đe dọa thế giới văn minh, trong đó chủ yếu là đe dọa Hàn Quốc mà thôi. 

Với việc thề thống nhất đất nước đã lỗi thời, với việc tăng quân sự hóa để giải phóng miền Nam là công việc hàng ngày của miền Bắc. Và với những gì thiên hạ thấy thì rốt cuộc cũng chỉ là những lời đe dọa suông mà thôi. Liên tục là những lời thề sắt máu, tuyên chiến, tổng phản công..v..v.,.được miền Bắc tận tình đưa ra cho miền Nam, năm sau cao hơn năm trước, năm mới mạnh hơn năm cũ. Làm như thật, làm như nó sẽ xảy ra những vấn đề đại sự ghê gớm, vấn đề quốc gia hưng vong...Để rồi cuối cùng thì xịt ngòi, tắt ngấm mà chẳng còn mấy người nhớ chuyện gì đã xảy ra. Đó là chuyện của CHDCND Triều Tiên đã gây ra trong cái ao bèo toàn những chuyện dọa nạt, đem con nít ra để dọa ma quỉ. 

Quốc gia độc tài, gia đình trị và sẵn sàng đem đánh đổi tất cả để thủ lợi cho mình. Đấy là cái giá của Triều Tiên khi chấp nhận đem cả dân tộc ra để hù dọa thế giới này...

MTA