19/6/16

Vu khí của chiến tranh thế giới lần 2 : Xe tăng Tiger I

Ra đời với tham vọng là một thứ xe tăng, vũ khi tốt nhất của người Đức đối chọi lại Hồng quân Liên Xô, nhưng rốt cuộc xe tăng hạng nặng Tiger I không giúp xoay chuyển được thế cờ, vì sao?
Con hổ thép gần 60 tấn là một mẫu xe tăng hạng nặng đầy uy lực của Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Đi vào trang bị từ năm 1942, Tiger I là một nỗ lực của Đức aể chống lại Hồng quân Liên Xô trước các thất bại lớn trên chiến trường.
Theo đó, sau hàng loạt những chiến thắng chớp nhoáng ở Tây và Nam Âu, lần đầu tiên chiến thuật blitzkrieg của Đức phá sản ở ngoại ô Moskva. Một trong những nguyên nhân gây ra điều này, đó là các xe tăng của Đức vào thời điểm năm 1941 thua kém rất nhiều so với các xe tăng hạng trung T-34 và hạng nặng KV-1 của Liên Xô.

Giáp trước thân dày tới 100mm, còn mặt trước tháp pháo lên tới 120mm.

Pháo trên các xe tăng Đức “bó tay” hoàn toàn trước lớp giáp dày của KV-1, và chỉ có những khẩu pháo phòng không Flak cỡ 88mm mới có thể đối chọi lại những chiếc xe tăng đồ sộ của Hồng quân Liên Xô. Do đó, phía Đức gấp rút triển khai chế tạo một loại xe tăng hạng nặng mang pháo 88mm. Henschel & Son nhận nhiệm vụ này, và chiếc Tiger I ra đời.
Xe tăng Tiger 1 có kích cỡ rất đồ sộ vào thời điểm bấy giờ, nó nặng 56,9 tấn, dài đến 8,45m nếu tính cả nòng pháo, rộng 3,55m và cao 3m. Vỏ giáp của xe rất dày, giáp phía trước dày 100mm và tăng lên đến 120mm với giáp tháp pháo phía trước, và được liên kết với nhau bằng dập và hàn, chứ không phải là đinh tán.
Với khối lượng rất lớn, Tiger I phải sử dụng động cơ xăng 12 xi-lanh Maybach HL 210 P45 công suất 641 mã lực, và sau đó là động cơ HL 230 P45 nâng cấp 690 mã lực. Tuy nhiên, điều này cũng không làm cho Tiger I có tính cơ động cao hơn: xe chỉ đạt tốc độ tối đa 38km/h, cự li hành trình giới hạn ở 195km.
Trọng lượng quá lớn của xe vượt quá trình độ kĩ thuật của thời kì đó, và gây ra nhiều vấn đề: Băng xích của Tiger I phải rộng đến 725mm, và do đó thường dẫn đến kẹt xích. Hệ thống lái và hộp số thủy lực phải được thiết kế lại để đảm bảo việc vận hành một khối thép đồ sộ gần 60 tấn.
Nếu Tiger I bị hỏng, không chỉ một mà phải ba chiếc xe cứu kéo tiêu chuẩn Famo mới kéo được chiếc xe. Tiger I cũng quá nặng để có thể qua các cây cầu thông thường, nên được thiết kế để có thể lội ngầm ở độ sâu 4m, song hệ thống thông khí rất phức tạp và cần ít nhất 30 phút chuẩn bị lắp đặt trước khi vượt sông.


Lính Đức xem xét vết đạn pháo không thể xuyên bắn vào Tiger I.

Về hỏa lực, xe tăng hạng nặng Tiger I mang pháo nòng dài Kwk 36 L/56 với nhiều đặc điểm giống như pháo phòng không Flak 88. Với kính ngắm Zeiss Turmzielfernrohr TZF 9b, Tiger I có độ chính xác rất cao. Đây chính là mấu chốt tạo nên sức mạnh cho chiếc xe tăng này.
Quá ít để giành thắng lợi
Với khẩu pháo mới, xe tăng hạng nặng Tiger I có thể bắn xuyên giáp trước của xe tăng T-34 ở cự li từ 1.100-1.400m, đó là một lợi thế chiến thuật rất lớn trước các xe tăng Liên Xô. Ngược lại, xe tăng T-34 chỉ bắn xuyên giáp trước Tiger I ở cự li từ 200-500m. Do đó, Tiger I hạng nặng có ưu thế rất lớn trong các trận đấu tăng với xe tăng T-34 hạng trung.

Đắt đỏ, khó sản xuất là một trong những nguyên nhân chính khiến cỗ tăng Tiger I không giúp quân Đức xoay chuyển được thế trận.

Tuy nhiên, Tiger I lại có sức cơ động thấp. Điều đó khiến cho phép các xe tăng Liên Xô có thể cơ động tấn công vào phía sườn và phía sau xe, nơi có giáp mỏng hơn. Một điểm yếu mang tính quyết định, đó là việc sản xuất xe tăng Tiger I quá phức tạp và tốn kém.
Trong khi các nhà máy sản xuất xe tăng Đức liên tục bị đánh phá, thì phía Hồng quân Liên Xô lại gia tăng mạnh việc sản xuất xe tăng, pháo tự hành chống tăng với qui mô cực lớn. Chỉ có vỏn vẹn 1.347 chiếc Tiger I được chế tạo trong giai đoạn 1942-1945, so với hàng vạn chiếc T-34 được phía Liên Xô sản xuất. Rõ ràng phía Đức đã thua khi lựa chọn phương án chế tạo một loại xe tăng quá phức tạp và nặng nề.

Xe tăng Tiger I bị quân đồng minh bắt sống ở Tunis năm 1943.

Hình thức tác chiến chủ yếu của xe tăng Tiger I, đó là vai trò mũi nhọn đột phá trong biên chế tiểu đoàn tăng hạng nặng độc lập của quân đoàn hay tập đoàn quân. Sau khi Hồng quân chuyển sang phản công, Tiger I lại được sử dụng cho vai trò như những lô cốt phòng ngự. Một số đơn vị với rất ít xe Tiger I đã giành được nhiều chiến thắng lớn, song như thế là không đủ để giành chiến thắng.
MTA (st)

Không có nhận xét nào: