23/6/16

Cuộc chiến tranh Xô Đức, và chiến dịch vĩ đại Barbarossa bắt đầu

Ngày này cách đây 75 năm, vào ngày 22/6/1941 Cuộc chiến tranh Xô - Đức đã bùng nổ với cuộc Tổng Tấn Công Toàn Lực của nhà nước Đức Quốc Xã vào Liên Bang Xô Viết. Đây là một cuộc tấn công không tuyên chiến, bất ngờ và lớn nhất trong lịch sử quân sự Thế Giới với trên 5, 5 triệu quân, với nhiều ngàn xe tăng, máy bay đồng loạt tấn công trên một diện rộng đến hơn 3000 km bề rộng vào lãnh thổ thuộc Liên Bang Xô Viết, suốt từ biển Ban Tích cho đến Biển Đen, mở đầu cuộc chiến Xô Đức kinh hoàng trong chiến tranh TG lần thứ 2.




Nhìn lại chiến dịch vô tiền khoáng hậu,chưa từng có của một chiến dịch quân sự giữa hai nhà nước độc tài Phát Xít và độc tài Cộng Sản, ta thấy được sự tàn bạo, và sự coi rẻ tính mạng của những người chiến sĩ, người dân hai nước ấy khủng khiếp như thế nào.Với sự phát triển quân đội và các vũ khi hiên đại tới mức chóng mặt của cả hai phía, mặc dù có bản Hiệp Ước Bất Tương Xâm đã được ký kết (xem  phần sau)

Với sự phát triển quân đội và các vũ khi hiên đại tới mức chóng mặt của cả hai phía, mặc dù có bản Hiệp Ước Bất Tương Xâm đã được ký kết (xem  phần sau), nhưng chiến tranh giữa hai quốc gia đáng gờm sẽ là điều không tránh khỏi. Với nước Đức Quốc Xã thì chiến tranh với Liên Xô là để trừ hậu họa cho một cuộc chiến hai mặt trận, khi Hitler và Bộ TTM chắc chắn rằng, năm 1942, sau khi mở rộng quân đội tới mức vượt gấp đôi quân đội Đức thì lãnh tụ CS J. Stalin sẽ chẳng ngần ngại gì mà không tung ra một cuộc đại tấn công nhằm hủy diệt nhà nước Đức Quốc Xã. Bởi chinh sách của Liên Xô từ khi ra đời đến thời điểm đó thì chỉ duy nhất là mở rộng thế giới CS ra khắp thế giới, và chỉ bằng võ lực, bạo lực mà thôi.

Và chắc chắn khái niệm đạo đức, bảo vệ giá trị và con người là những danh từ xa hoa không cần thiết mà cả hai ông chủ hai quốc gia “rờn rợn” là Liên Xô và Đức Quốc Xã đều chẳng quan tâm.  Chiến thắng bằng mọi giá của họ, hai con sư tử, hai mặt trời mới là điều quan trọng.

Để đáp ứng lại mối đe dọa của CS Liên Xô, nước Đức Quốc Xã quyết định ra tay trước với một đòn đánh bất ngờ, mạnh và nhanh theo chiến thuật Blitz…, một chiến thuật “Chiến tranh chớp nhoáng ” mà họ đang sở hữu và chiến thắng như chẻ tre trong các măt trận Vùng Đất Thấp của Hà Lan,  chiến dịch Pháp 1940. Việc tấn công Liên Xô sẽ giải quyết bài toán “hai mặt trận”, mở rộng không gian sinh tồn và tiêu diệt bọn Do Thái Đỏ, mà Hitler cho rằng đang ngồi ở Kremly, Nga và tính toán đến việc bá chủ thế giới.  Điều mà ông ta đã dự kiến hành động từ những năm 1920. Và đó cũng là sự không khoan nhượng với CNCS của nước Đức Hitler…

Có một sự nhầm lẫn tệ hại của các sử gia thế giới về cuộc tấn công ngày 22/6/1941 này. Rằng nước Đức của Hitler đã sai lầm khi mở cuộc tấn công vào Liên Xô, mở ra một mặt trận thứ hai nữa, gây nên sự sụp đổ không thể cứu chữa của nước Đức.  Xin thưa rằng, nếu nói vậy thì sẽ là sự phiến diện, thậm chí hồ đồ. Nước Đức phát xít cho  tới thời  điểm bắt đầu phát động tấn công Liên Xô, thì không còn có mặt trận đối kháng nào nữa ở phía Tây. Chỉ còn duy nhất là nước Anh can trường đối đầu với nước Đức , nhưng họ ở trên một hòn đảo và đang còn chịu cô lập cùng các chuyến bay oanh tạc của phi cơ Đức trong cái gọi là “Cuộc Chiến Trên Không”.

Nước Anh chắc chắn sẽ đứng vững, nhưng khả năng đổ bộ vào lục địa châu Âu để chiến tranh với nước Đức là một điều không thể xảy ra trong tương lai gần. Còn nước Mỹ thì vẫn tuyệt đối chủ trương là không tham gia, và lúc này họ chưa bị Hải Quân Nhật ra đòn phủ đầu ở Hawai. Chỉ đến cuối năm 1949, khi người Nhật tung đòn tiêu diệt hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, thì người Mỹ mới thức tỉnh và tham chiến chống lại Phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật…

Do vậy hoàn toàn không có mặt trận nào ở phía Tây, đủ để áp lực với người Đức khiến cho họ không dám mở mặt trận phía Đông chống người Nga. Có thể nói rằng, vì rảnh rang quá vào năm 1941 mà họ đã mở mặt trận phía Đông nhằm tiêu diệt nhà nước Nga Bonsevic.



MTA

Không có nhận xét nào: