29/10/16

Hãy hạ cánh an toàn, các ông trùm thuyết âm mưu..


Có vẻ như chưa bao giờ người dân bình thường Việt Nam, có rất nhiều người vốn bất mãn với chế độ này lại được bay bổng như hiện nay. Vì theo các tay viết thuộc thuyết âm mưu hiện nay thì bức tranh toàn cảnh của nền chính trị CS VN quả là quá đen tối, và sẽ sụp đổ vào chủ nhật tuần này hay chủ nhật tuần sau...

Ta sẽ đọc được những bài viết của những tác giả nổi tiếng với các số liệu hoành tráng, cụ thể và không kém phần bí hiểm về nguồn cung, đã đưa các bài viết đến chỗ kết tội một cách không thể chối cãi một ông quan lớn đứng đầu một thành phố lớn. Hay những bài viết đậm tính văn chương bay bổng về những âm mưu cung đình,  những nhận định lạnh lùng của các chuyên gia dự đoán về các cuộc thanh trừng phe nhóm. Rồi băng của TBT Nguyễn Phú Trọng đã hạ thủ băng của TTg Nguyễn Tấn Dũng và tiếp tục triệt nốt cái gai còn lại là Bí thư Đinh La Thăng..v..v... Rồi thì những tin tức của Người Buôn Gió, qua loạt bài :"Trịnh Xuân Thanh, con dê tế thần" đã lan tỏa nhanh chóng, được các báo đài uy tín đăng lại bài của Người Buôn Gió với sự trang trọng vốn có dành cho một cây viết xuất sắc. Cùng với việc chộp lấy đề tài khai thác rồi biến tấu theo ý mình của một số nhà đấu tranh dân chủ hàng đầu nhưng lại là những đồ đệ của thuyết âm mưu đã khiến cho hầu hết người đọc chúng ta thấy chết ngợp vì sung sướng khi thấy các chuyên gia của chúng ta nói vanh vách chuyện của đỉnh cao trí tuệ. Cứ y như họ là ma xó hay chính là những đỉnh cao trí tuệ ấy vậy.

Nhưng là một người cầm viết, tôi vẫn luôn giữ một sự bình tĩnh cần thiết, một khoảng lặng vừa phải để có thể lắng nghe được hết, và đa chiều các sự kiện xảy ra đúng như nó vốn có, và cố gắng không để nó bay bổng hoặc cuốn mình đi xa. Mọi chuyện có thể đúng, có thể sai nhưng tôi muốn nói với những người cầm bút chân chính rằng, người dân của chúng ta không phải là những con cừu mù quáng để tiếp nhận mọi thông tin không đúng sự thật nữa. Còn những người cầm bút cần nêu cao cái đạo của người cầm bút. Đó là phải đem sự thật về cho người dân chứ không phải chỉ đem niềm vui không có thật cho người dân của mình.

Mỗi câu chuyện chỉ có một, và không thể vì lý do là chúng ta viết báo lề dân thì chúng ta có thể chế biến vô tội vạ câu chuyện ấy theo ý ta được.
Như ông Trịnh Xuân Thanh chỉ vì sợ bị bắt vì tội thất thoát tiền lớn nên đã bỏ trốn ra nước ngoài. Vì tức giận, muốn trả thù hay muốn bào chữa mà qua Người Buôn Gió, ông ta đã phát tán những khẩu hiệu phản lại chủ cũ của mình. Những câu chuyện thân mật, những lời đe dọa nhắm đến TBT Đảng Nguyễn Phú Trọng như của hai người bạn cũ. Rồi cũng qua NBG, ông đưa ra những câu chuyện về tham nhũng như hai căn nhà đẳt tiền mà ông Trọng có được đã bán. Rồi bức tượng vàng 50 ký mà Formosa đã tặng cho ông Trọng và ông Trọng đã nấu chảy. Những câu chuyện rõ ràng là lượm lặt ở trên mạng và theo ông Trịnh đến với người dân như một tin chính thức. Và ta có thể thắng được ai nếu chúng ta cũng dối trá, đổi trắng thay đen như kẻ thù.

Nhưng đáng tiếc một số người viết có uy tín đã nâng cao quan điểm chính trị, mà hạ thấp đi các giá trị sự thật để tô vẽ những chuyện này thành những huyền thoại không có thực. Ông Trịnh Xuân Thanh được phong lên như một anh hùng, và được dựng lên như một đối trọng với ông Tổng Trọng một cách khiên cưỡng. Còn ông quan to của thành phố to vẫn ngồi yên như cũ. Bọn Cộng Sản không thấy bắn giết, thanh trừng nhau. Và người dân mới là kẻ thiệt thòi nhất.

Mặc dù thời thế đã thay đổi, các chính sách của người CS cũng đã thay đổi nhưng chỉ là thay đổi vẻ bên ngoài cho phù hợp với thời thế, và thay đổi đôi chút bên trong để có thể tồn tại ở một cái thế giới không có chỗ cho họ. Còn bản chất, suy nghĩ cùng các phương pháp tổ chức và hành động của họ thì cơ bản vẫn không đổi.

Thứ nhất là sự độc tài là điều không phải bàn cãi trong chế độ CS ở Việt Nam. Thứ hai là đảng viên CS phải đoàn kết tuyệt đối để bảo vệ Đảng và chế độ. Với sự dối trá, ấu trĩ họ tuyên truyền rằng mất Đảng là mất tất cả. Sự đoàn kết là nghĩa vụ sống chết của từng đảng viên. Tất cả phải gắn kết thành một khối thống nhất cho mục tiêu là bảo vệ sự tồn vong của Đảng. Tóm lại những người CS giờ đây chỉ sống chết với suy nghĩ bảo vệ Đảng của họ bằng bất cứ giá nào. Và dù bằng độc tài toàn trị thì Đảng CS vẫn là một đảng phái ít có sự tranh chấp bất đồng ý kiến nhất.

Vậy thì liệu họ có để cho các "phe nhóm chính trị" tồn tại và làm lũng đoạn sự thống trị của họ không ?  Và với một hệ thống đào tạo giáo dục khép kín suốt 70 năm nay thì hệ thống sẽ cho ra lò những kẻ sẽ làm ngu trung giống hệt nhau.  Và giờ đây những conp đó đang lãnh đạo tuyệt đối đất nước này theo một bài bản không thay đổi thì mâu thuẫn ở đâu ra mà băng với nhóm. Những viên chức chính quyền, Đảng đang nắm quyền hiện nay thì cũng chỉ là những người đi làm lâu năm lên lão, hoặc cắp cặp theo chân các thủ trưởng rồi lên. Sự nghiệp chính trị của họ thì cũng chỉ là chữ Trung làm đầu, Trung với cấp trên ngành dọc, và với ngành ngang là đảng ủy.

Không phải không có người tài năng trong bộ máy lãnh đạo nhưng với một hệ thống giáo dục bảo thủ giáo điều từ nhỏ, cùng con đường ra làm quan duy ý chí, một chiều đã khiến cho những người tài năng rơi rụng dần, hoặc hết còn tài năng mà chỉ còn lại đa phần là những kẻ chỉ biết thừa hành và ngu trung khi leo lên được những nấc thang quyền lực cao nhất. Không phải là tất cả, nhưng có thể nói hầu hết các quan chức trung cao cấp của Việt Nam đều là những con người cứng ngắc, vô cảm chỉ biết làm việc theo một bản năng chuyên môn nào đó được dựng sẵn. Đa phần trong số họ là những người suốt đời thừa hành với những cái mông chai sạn vì ngồi bàn giấy quá lâu, họ không có khả năng nắm bắt thời cuộc, không có khả năng độc lập làm việc và lại càng không có khả năng dẫn dắt các biến thiên của thời đại. Cũng như không có mấy người có khả năng làm anh hùng chọc trời khuấy nước, hoặc cơ mưu quyền biến tụ họp anh hùng mưu làm việc lớn. Tóm lại  đỉnh cao trí tuệ của Việt Nam thì ngoài chuyên môn nào đó của họ ra, còn thì tất cả chỉ là một đàn gà mái chính trị, vô cảm trước mọi biến thiên của dân tộc. Và làm sao tìm kiếm được trong cái đám lao xao ấy một con người tầm cỡ như Boris Elsin hay Trần Xuân Bách để làm phe nhóm trong Đảng.

Nên ở Việt Nam này thì thưa các nhà đấu tranh thuộc thuyết âm mưu, thuyết phe nhóm và các nhà tưởng tượng ra các cuộc thanh trừng nội bộ, rồi thuyết ly khai cùng các âm mưu đen tối, các cuộc đảo chính cung đình... thì tìm đâu ra một Con Người. Do vậy rất mong các bạn hãy rời bỏ tháp ngà của tưởng tượng mà trở lại các vấn đề nóng bỏng hôm nay. Các bạn đều là những người viết tài năng, và hãy giúp cho chính người dân của mình, chứ không phải làm cho họ bay bổng không thực tế.

Là những người viết dù là lề trái, lề dân thì chúng ta cũng phải thượng tôn sự thật, và chỉ sự thật mà thôi. Cho dù báo lề phải bị bưng bít thông tin, bị buộc đưa các thông tin sai lệch thì báo chí lề trái chúng ta cũng phải cố gắng đưa được thông tin sự thật và không đưa các tin đồn thổi chưa kiểm chứng. Đó chính là một phần sức mạnh hiển nhiên của tự do thông tin và tự do báo chí mà những người làm báo chí chân chính chúng ta luôn mong ước.

Hãy hạ cánh đi, các ngài thuyết âm mưu...

MTA

27/10/16

MỖI NGÀY MỘT THẰNG NGU, NHƯNG HÔM NAY LẠI LÀ MỘT BÀ


"Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc"

Bà Đặng Thị Quyết Tâm, Phó bí thư Thành Ủy TP. HCM

Cứ theo lời bà Phó Bí này thì để cho dân tộc Việt Nam ta được hạnh phúc thì chả cần tìm kiếm chi cho mệt, cứ nhắm mắt mà chọn mấy anh, mấy chị con cái các vị lãnh đạo đương chức đương quyền, tức là cứ dạng con ông cháu cha mà đưa  lên làm lãnh đạo thì cũng hạnh phúc cả một dân tội lắm rồi. Cần chi phải tìm, phải thi cử hay bầu bán làm chi nữa. Khi một người ở chức vụ như bà đã phán ra xanh rờn cả chữ lẫn nghĩa.

Cũng theo đó thì con của dân ngu khu đen chúng tôi thôi khỏi học hành phấn đấu làm chi, bỏ sách bút chữ nghĩa, xếp bút nghiên lên đường đi làm thợ cày, dân làm thuê, làm mướn, người ở, vú em hoặc cao hơn làm công nhân nông dân  hay nhân viên loong toong lặt vặt vì yên tâm là đã có những lãnh đạo tài năng, vốn là các tử của lãnh đạo tài năng điều hành đất nước sẽ làm cho dân tộc ta được hạnh phúc.

Thế rồi cứ theo lời của bà Phó Bí ni thì để cho dân tộc Việt Nam này hạnh phúc thì chẳng cần phải tìm nhân tài, thi cử, bầu bán làm chi cho mệt mà cứ nhắm mấy anh mấy chị con của lãnh đạo lên làm lãnh đạo là chắc suất, còn đám con dân đen chúng tôi thì khỏi để ý làm gì vì bà đã gián tiếp cho chúng một chắc suất làm cu ly muôn đời rồi.

Bà nói như thế thì con em khu đen chúng tôi, dù học giỏi và có chí thì cũng bị triệt tiêu động lực, mất ý chí vươn lên. Vì chúng nghĩ cấp trên sẽ không thể có công bằng khi chỉ chọn những con cái lãnh đạo lên làm lãnh đạo, để có hạnh phúc nhân dân. Chớ bọn con cái dân đen chúng tôi làm gì có cửa lãnh đạo, lên làm lãnh đạo để mất hết hạnh phúc của nhân dân à. Nói như bà thì bọn con cái dân thường chúng tôi, dù có khả năng học nữa thì cũng chán không còn muốn học lên nữa vì biết học nữa cũng chẳng làm được gì.

Nói như bà thì con cái các vị đang lãnh đạo đất nước cũng chẳng cần học nữa làm gì. Vì dù có dốt thì mai mốt chúng cũng ra làm lãnh đạo đất nước. Dù có dốt thì cũng làm cho dân tộc ta hạnh phúc lắm rồi.

Nói như bà thì con cái của những người lãnh đạo mới làm nhân dân hạnh phúc, còn con cái người dân chúng tôi chắc chỉ làm nhân dân bất hạnh phải không ?

Nói như bà thì vài chục năm nữa, đất nước Việt Nam chúng ta sẽ chia ra hai thức hạng, hai đẳng cấp rõ ràng là, một đẳng cấp cao, con cái của các lãnh đạo hiện thời sẽ lên làm lãnh đạo. Còn đẳng cấp thứ hai, đẳng cấp dân ngu khu đen, tức là tất cả con cái những người thường dân chúng tôi phải không ?

Dân tộc Việt Nam sẽ được đời đời hạnh phúc khi đất nước chỉ có đẳng cấp cao ăn trên ngồi chốc làm lãnh đạo chỉ vì các lãnh đạo trước đó đã sanh ra họ, cũng như con cái họ sanh ra sau này cũng đương nhiên là lãnh đạo quốc gia.

Còn con cái bọn dân đen chúng tôi sanh ra thì cũng chả có cửa mà vươn lên, cũng như con cái của con cái chúng tôi thì cũng đừng mong ngoi lên làm gì. Vì để cho dân tộc hạnh phúc ấm no thì chỉ có lớp lãnh đạo cha truyền con nối lãnh đạo theo kiểu :"con quan thì lại làm quan. thì đất nước ta mới mong phát triển, đất nước ta mới hạnh phúc. Chớ đưa bọn con cháu dân đen chúng tôi lên thì chỉ hại dân hại nước phải không ?

Nói như bà phán thì tài năng của các lãnh đạo tài năng hiên giờ sẽ truyền lại tài năng cho con cái họ, rồi lại chuyền cái gien tài năng ấy cho cháu chắt chút chít chụt chit của họ cũng như truyền đời truyền kiếp mãi vai trò lãnh đạo quốc gia để dân tộc đời đời hạnh phúc phải không ? Ngược lại cái bọn con cháu ngu của chúng tôi sẽ hưởng cái gien ngu của bọn cha mẹ ngu chúng tôi, rồi chúng nó sẽ lại cha truyền con nối cái gien ngu lâu, ngu sâu, ngu bẩm sinh, ngu khó đào tạo của bọn dân ngu chúng tôi chứ gì...

Bà và những người lãnh đạo tài năng của bà không thể  trả lời những câu hỏi khó đỡ trên của người dân chúng tôi, nhưng chúng tôi thì có thể. Cái ý định kéo dài việc đè đầu cưỡi cổ người dân bằng thuyết ưu sinh như thế thì ở thế giới người ta đã làm rồi. Nước Đức Quốc Xã với thuyết Ưu sinh : "Chủng tộc Thượng Đẳng" Dòng giống Arien ưu việt sẽ lãnh đạo thế giới. Và họ kéo dài học thuyết ấy được bao lâu. Chỉ sau 12 năm (1933 - 1945) là phá sản. Còn nếu áp dụng ở Việt Nam ta thì không lâu được như thế đâu, vì người dân chúng tôi tìm mỏi mắt cũng không thấy có nhiều người lãnh đạo quốc gia hiện nay thực sự có tài năng, mà chỉ thấy nhiều cái ngược lại với tài năng.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, không thấy ông tài nào cả,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng thấy ông tài đi mô hết rồi...

Và cuối cùng thì chính những câu trả lời ngô nghê, ấu trĩ trên cương vị phó bí thư thành ủy, kiêm ĐBQH của mình thì bà khiến người dân chúng tôi thấy không hiểu có phải bà đang phải nói như con vẹt theo lệnh chủ, và loay hoay tìm hiểu trong đầu bà có cái gì thay cho remember ( bộ nhớ) ? 

Riêng cá nhân tôi thì rất tôn trọng phụ nữ, nên không vô phép gọi bà là ngu, mà chỉ dám gọi bà là ngu ngơ khi nói vậy thôi.

MTA

Thế là bướm vàng Kim Ngân phải ra trận...

Trận lũ lịch sử kiêm xả lũ vô tội vạ của thủy điện  khiến cho dân miền Trung lao đao. Người chết, kẻ bị lũ nhà tan cửa nát. Rồi bọn dân rửng mỡ khắp nơi nơi gào thét cứu trợ miền Trung. Thiên hạ lại còn bấn loạn với ngôi sao đang lên MC Phan Anh đang đi về vùng lũ với tiền cứu trợ ngập mặt.

Không thể ngồi yên các đỉnh cao trí tuệ ngồi họp bàn. Phải có người nào trong tứ trụ ta thân chinh đi vào vùng nước lũ để chụp hình quay phim làm dáng chứ. Không lẽ cả bốn ngồi tọa sơn quan coi nước lũ...

Bác Cả Trọng tư lệnh đội quân tiên phong thì cũng giống như mọi thời kỳ khó khăn nhất, phải ở lại giữ thành và bảo toàn đội quân tiên phong. Ngộ nhỡ bọn Việt Tân công thành thì cũng phải có người hy sinh vì mất thành chứ.

Bác hói Phúc thì thông báo không rảnh. Với lại bác cũng có nhắn tin ủng hộ dân nghèo đến đau cả tay rồi mà. Bác Quang chủ tịch thì cũng bận nhưng bác báo cáo là sẽ cho bà xã đi thế cho bác. Nếu chị vợ chủ tịch không đi được thì sẽ có em vợ, cháu vợ, họ hàng hang hốc bên vợ đi thay thế...

Thế là còn lại chị Kim Ngân chạy trời không khỏi nắng, số hẩm hiu phải lên đường ra miền Trung lũ lụt. Mịa nó chứ. Trong khi ba anh đàn ông đàn ang ngồi gác cu ở Ba Đình thì chị Ngân lại phải thân gái dặm trường, vác bướm vàng ra trận. Nhưng là Chủ tịch Quốc Hội nên cũng phải có điều kiện thì chị mới tả xung hữu đột thay các anh nhé.

Vùng chị Ngân đến phải hết lũ quét rồi, cũng không còn bọn thủy điện dở hơi xả lũ ẩu nữa. Nhưng khô cạn, không có chút nước nào thì cũng không được. Phải có chút nước mới ăn tiền vùng nước lũ. Nước phải ngập quá bàn chân, bụng chân nhưng không được cao quá. Tuyệt đối không được ngập tới và làm ướt bướm vàng. "Nhất trí ! Và không được ướt cả Trym nữa" Cả bọn lâu la đi theo chị Ngân đồng thanh hô như rứa.

Thế là trống giong cờ mở, các lãnh đạo địa phương thân chinh nghênh tiếp một trong Tứ Trụ Triều Đình hành phương Trung. Chị Ngân mặc bộ đồ đen, nón cối đổ bộ vào vùng lũ lụt đã qua như bộ đội về làng. Bọn quan viên địa phương, bụng phệ đầu hói ùa ra đông đảo, sẵn sàng bồng, bế, cõng Chủ tịch Ngân qua vùng nước lụt. Nhưng chị Ngân không cần vì làm gì còn nước lụt nữa mà lo. Các nhà máy không còn xả lũ nữa, nước lụt mấy hôm trước đã cạn rồi...

Nhưng cũng còn vài chỗ nước đọng lại do bò và người đái mà thành. Thế cũng là địa điểm tốt để trình diễn rồi. Và thế là chị Ngân tha hồ tung tăng uốn éo trên vũng nước đó mà không còn gì để sợ nữa nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam...

MTA

26/10/16

Tôi đã không ký tên đòi tự do cho mẹ Nấm...

Rất nhiều các bạn đã gửi cho tôi mẫu để ký tên đòi tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Mẹ Nấm. Có rất nhiều Tổ Chức XHDS nổi tiếng, cũng như có rất nhiều trí thức uy tín đã ký vào lá đơn đó. Thật cảm động và trân trọng biết bao những con người có tấm lòng vàng như thế. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thật hạnh phúc khi có biết bao bàn tay thân thương đã chìa ra cho em trong những lúc khó khăn này.

Nhưng tôi đã không ký tên mình vào lá đơn đó, bởi có hay không có tên mình thì cũng không ảnh hưởng gì đến phong trào chung. Nhưng điều quan trọng hơn là ký tên vào rồi lá đơn đó sẽ đi về đâu ? Có ai đứng ra giải quyết không ?

Tôi có thể trả lời ngay là lá đơn sẽ đi về hư không, và dĩ nhiên sẽ chẳng có ai có trách nhiệm đứng ra giải quyết cả. Không có một ai, thậm chí không có đến một người nào đứng ra nhận cho phải phép lá đơn của tình người, của lòng nhân ái và sự đồng cảm của bao nhiêu con người tên tuổi, bao nhiêu trí thức nổi danh trên đất nước Việt Nam này. Vì không muốn có sự bất công giáng xuống đầu một phụ nữ can đảm đã nói lên tiếng nói của lương tri và phẩm giá mà những bậc trí thức đó đã ký vào lá đơn đòi tự do cho chị. Vì ho đã nhìn thấy sự tàn bạo, và khả ố của nhà cầm quyền khi đem ngục tù vô lý để áp chế người phụ nữ ấy, cắt lìa sợi dây tình cảm của chị với mẹ già và con dại....

Nhưng như tiếng kêu thảng thốt nơi sa mạc mênh mông, hay tiếng nấc uất nghẹn giữa đêm trường những lời kêu gọi trả tự do cho Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của mọi người đều đã bay vào nơi vô cảm, vô tình. Những kẻ bắt giam tàn nhẫn người phụ nữ ấy không thèm nhận lá đơn, thậm chí không thèm trả lời là có nhận đơn hay không theo luật đinh. Mẹ Nấm, người phụ nữ can đảm đó cũng sẽ phải chịu tù tội như những con người đấu tranh can đảm khác. Đó là khúc ca bi tráng và cũng là số phận buồn tủi của những người đàn ông, đàn bà phản kháng trên đất nước buồn thảm này.

Chúng ta đã làm đơn kiến nghị cho bao điều tốt đẹp, đòi tự do cho bao con người đấu tranh dân chủ như Trần Huỳnh Duy Thức, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Bùi Hằng, Nguyễn Văn Đài... nhưng Than ôi. Có ai bước ra khỏi ngục tối bất nhẫn kia đâu. Bao nhiêu tổ chức Quốc Tế, Hội Nhân Quyền... cũng đã mạnh mẽ lên tiếng nhưng cũng như ném sỏi ao bèo. Chính quyền đã giả điếc như mọi khi.

Nên tôi đã không ký vào đơn đòi trả tự do cho Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mặc dù tôi cũng như tất cả mọi người đều muốn Mẹ Nấm được tự do. Và thậm chí tôi mong có phép lạ, để cho mình cũng được sẵn sàng làm giống như một vài người đã lên tiếng, muốn đi tù thay cho Mẹ Nấm, để người phụ nữ ấy trở về với vòng tay con thơ của mình. Những kẻ bắt bớ tàn bạo đâu có run rẩy khi tống những người phụ nữ tay yếu chân mềm như Bùi Hằng, Cấn Thị Thêu, Mẹ Nấm vào ngục, nhưng chúng tôi thì có đấy. Những người đàn ông chúng tôi đáng ra phải ở nơi mà những người phụ nữ can đảm trên đang ở.

Một lần nữa xin phép được bày tỏ lòng ngưỡng mộ những tấm lòng của mọi người đối với Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một người phụ nữ mà tôi không quen, không biết nhưng vô cùng kính phục. Tôi sẽ tìm việc gì có ích hơn để có thể chia sẻ nỗi khó khăn với người phụ nữ can đảm đó nhưng tôi sẽ vẫn cầu nguyện Ơn Trên phù hộ cho lá đơn của mọi người đòi tự do cho Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được thành công.

MTA

25/10/16

Hãy cảnh giác hỡi Vatican ?

Phái đoàn CS của thứ trưởng Phạm Thanh Sơn đã cấp tốc đi Vatican và đã có cuộc gặp gỡ với Đức Cha thứ trưởng ngoại giao của Vatican. Họ đã thảo luận điều gì ? Và điều gì sẽ xảy ra ?

Không cần phải nhắc lại là trong quá khứ, mỗi lần có vướng mắc với giáo dân hay với các vị chủ chăn ở Việt Nam thì những người cầm quyền Hà Nội luôn dùng biện pháp :"Rút củi khỏi lửa" từ xa này. Và không phải không có những lần hữu hiệu khi những vị cha xứ can đảm đã bị thuyên chuyển bất ngờ, giáo dân ngơ ngác...

Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng các quyết định điều động của các cha bề trên, của Vatican về nhân sự trong hàng ngũ giáo phẩm ở Việt Nam. Đó là một nguyên tắc không có gì phải bàn cãi vì sự bình an và phát triển của Giáo Hội Thiên Chúa. Nhưng chúng tôi, với tư cách là những con chiên trung thành của Chúa, của Giáo Hội cũng xin được nhắc nhở tới các bề trên đáng kính rằng, cũng trong thời gian đàm phán đó thì những người CS vẫn luôn luôn dè chừng, trấn áp Đạo mỗi khi có thể. Các cha xứ can đảm vẫn bị truy bức, các giáo phận vẫn bị phân biệt đối xử cũng như các tài sản hợp pháp của Giáo Hội vẫn ở trong tay kẻ vô Đạo.

Chúng tôi không tin những người cầm quyền hiện nay có được một tấm lòng tốt Đời đẹp Đạo như họ vẫn rêu rao. Việc bôi nhọ đức cha Giám Mục Vinh Nguyễn Thái Hợp và không chịu xin lỗi. Việc vu vạ linh mục Đặng Hữu Nam, đòi trục xuất linh mục Nam ra khỏi giáo phận của ngài ở Nghệ An, cùng với việc các phương tiện báo mạng liên tục đăng bài vu vạ các cha và giáo dân khi họ xuống đường ôn hòa để đòi một môi trường trong sạch, hay khởi kiện kẻ thủ ác Formosa đã chứng tỏ điều đó.

Chúng tôi mong muốn các Đức Cha bề trên, các  Đức Cha ở Vatican hãy luôn cảnh giác, không mắc mưu kẻ xấu và luôn hành xử theo ý Chúa. Mọi sự thay đổi hay điều động nhân sự trong lúc này ở Việt Nam đều làm bất ngờ thảng thốt cho giáo dân và làm giảm sức hăng say mà các cha xứ nói trên đang cống hiến quên mình cho giáo dân và Giáo Hội.

Mong rằng những ý kiến nhỏ bé của chúng tôi được lắng nghe.

Chúa ở cùng các ngài.

MTA

11/10/16

THOÁT Á LUẬN

                                            THOÁT Á LUẬN
Thoát Á Luận của Yukichi đã thay đổi tư duy của cả một dân tộc để xây dựng nước Nhật ngày nay.

Để mọi người đỡ phải tìm kiếm em lôi về đây để các cụ mợ nghiên cứu thấy được sự mạnh mẽ và vĩ đại của 1 dân tộc dám dũng cảm đối mặt với sự thật vươn lên hàng đầu thế giới.

Từ thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: “Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này”


Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy.

Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?

Làn gió văn minh như là sự lan truyền của dịch bệnh sởi. Hiện giờ dịch bệnh sởi khởi phát từ vùng miền tây ở Nagasaki đang lan truyền về phía đông tới vùng Tokyo nhờ tiết trời ấm áp của mùa xuân. Thời điểm này chúng ta sợ sự lan truyền của dịch bệnh này thì phải tìm phương thuốc, nhưng liệu có phương thuốc nào có thể ngăn chặn sự lây lan này không? Tôi có thể chứng minh rằng chúng ta không có một phương thuốc nào ngăn chặn được dịch bệnh cả. Cho dù chúng ta có ngăn chặn được dịch bệnh có thể lây lan này thì hậu quả là con người chúng ta sẽ chỉ có hư hỏng mà thôi.

Trong nền văn minh ấy có cả lợi lẫn hại song song, nhưng lợi luôn nhiều hơn hại, sức mạnh của những điều lợi đó không gì có thể ngăn cản được. Đó chính là điểm mà tôi muốn nói rằng chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.

Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh ấy, và đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên, nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.

Trong thời điểm hiện nay, những sĩ phu Nhật Bản chúng ta hãy dựa trên cơ sở đại nghĩa “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, thêm nữa chúng ta có cơ may được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng, nhất định chúng ta phải từ bỏ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình và thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại phương Tây. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta không những có thể thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kĩ của nước Nhật Bản mà còn có thể đặt lại được một trật tự mới trên toàn Châu Á. Chủ trương của tôi chỉ gói gọn trong hai chữ “Thoát Á”.

Nước Nhật Bản chúng ta nằm tại miền cực đông Châu Á, giá như chúng ta có tinh thần dân tộc thoát ra khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận tới nền văn minh phương Tây thì chúng ta đã có thể hoà nhập với nền văn minh phương Tây rồi. Tuy nhiên, thật không may cho Nhật Bản chúng ta, bên cạnh nước chúng ta có hai nước láng giềng, một nước gọi là Chi Na (Trung Quốc), một nước gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc của hai nước này giống như dân tộc Nhật Bản chúng ta đều được nuôi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và nền giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hi. Tuy nhiên, có lẽ do nhân chủng khác nhau, hoặc do quá trình di truyền khác nhau, hoặc do nền giáo dục khác nhau nên có sự khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc. Dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên giống nhau nhiều hơn và không có nhiều điểm giống với dân tộc Nhật Bản. Cả hai dân tộc này đều không biết đường lối phát triển quốc gia tự lập.

Ngày nay, trong thời đại phương tiện giao thông tiện lợi, cả hai dân tộc không thể không nhìn thấy được sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ lại cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về nền văn minh phương Tây như vậy cũng không làm họ động tâm động não. Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ.

Theo đánh giá của tôi, trong tình hình lan truyền mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây sang phương Đông như hiện nay, hai nước ấy không thể giữ gìn được nền độc lập. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những nhân tài kiệt xuất mở đầu bằng công cuộc khai quốc, tiến hành cuộc đại cải cách chính phủ của họ theo quy mô như phong trào Duy Tân (Minh Trị Duy Tân) của chúng ta, rồi cải cách chính trị, đặc biệt là tiến hành các hoạt động đổi mới nhân tâm và cách suy nghĩ thì may ra họ mới giữ vững được nền độc lập, còn nếu không làm được như vậy thì chắc chắn chỉ trong vòng vài năm tới hai nước sẽ mất, đất đai của các hai nước ấy sẽ bị phân chia thành thuộc địa của các nước văn minh khác trên thế giới. Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.

Tục ngữ có câu “môi hở răng lạnh”, nghĩa là các nước láng giềng không thể tách rời được nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng hai nước Trung Quốc và Triều Tiên trong thời điểm hiện nay không đóng vai trò giúp đỡ một chút nào cho nước Nhật chúng ta cả. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ nhìn vào những gì có ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên thì sẽ đánh giá nước Nhật chúng ta cũng giống hai nước ấy, có nghĩa là họ đánh giá ba nước Trung – Hàn – Nhật giống nhau vì ba nước cùng chung biên giới. Lấy ví dụ, chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên chuyên chế cổ phong và không có hệ thống pháp luật nên người phương Tây cũng nghĩ rằng Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp. Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được.

Lấy những ví dụ này, tôi ví trường hợp nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì trường hợp trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù người đó có là người đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho rằng là “cá mè một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở có thể gây ảnh hưởng trở ngại lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất hạnh cho nước Nhật Bản!

Vì vậy, nhằm thực hiện sách lược của chúng ta thì chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự khai sáng (enlightenment, bunmei kaika) của các nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát triển được mà tốt hơn hết chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc biệt gì với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi với những người bạn xấu, thì chúng ta cũng trở thành người xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!

Hải Âu, Kuriki Seiichi dịch

*****

Về tác giả: Fukuzawa Yukichi (1835-1901, tên phiên âm Hán Việt: Phúc Trạch Dụ Cát) là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Ông là một nhà cải cách chính trị xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản từ cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị – thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao trong lịch sử Nhật Bản.

Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới. (Nguồn: Wikipedia)
 

Người phụ nữ can đảm...



Trên đất nước này có rất nhiều những kẻ hèn hạ và vô liêm sỉ nhưng kẻ hèn hạ và vô liêm sỉ nhất chính là những kẻ đã bắt giam người phụ nữ này.

Những kẻ đó hãy chứng tỏ họ có một chút can đảm bằng cách hãy bắt bớ, giam cầm và thậm chí giết chết chúng tôi, những người đàn ông cũng viết những điều Như Quỳnh đã viết, cũng làm những điều Như Quỳnh đã làm. Nếu các người kết tội Như Quỳnh thì chúng tôi cũng có tội như cô ấy, và cũng như cô ấy chúng tôi đều hoàn toàn thanh thản đứng dưới ánh mặt trời để được trả nợ cho quê hương.
Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chúng tôi luôn ở bên bạn.
MTA

9/10/16

Làm gì để giảm bớt nạn bạo hành của lực lượng công an...

Vụ việc viên thiếu úy Bùi Xuân Hải, công an P.6, Quận 3 bạo hành với một người bán hàng rong đã và đang gây ra một cơn sốt phẫn nộ trên các trang diễn đàn mạng internet. Trong một video clip quay thật rõ ràng cảnh viên CA nọ thản nhiên nắm đầu kéo xềnh xệch một người phụ nữ giữa đám đông người qua đường. Sau đó bị ngăn cản không kéo đầu người phụ nữ nọ vào xe, anh ta còn đứng đó với khuôn mặt câng câng thách thức, và cả tức tối nữa vì bị ngăn cản (hình). Thật không thể tưởng tượng được lại có một cảnh đáng buồn và xuống cấp đến thế ngay giữa Thành Phố HCM, giữa một viên CA to khỏe với một người phụ nữ nhỏ bé đã bị thương chảy máu nơi đầu. Và nếu không phải giữa đường đông người qua lại, hay ở đằng sau những cánh cổng kín mít của đồn CA thì sự việc còn đi tới đâu, số phận người phụ nữ sẽ ra sao ?

Chỉ vì mấy câu chửi mà thiếu úy CA Bùi Xuân Hải đã hành động như một gã điên. Và có cần phải bôi bẩn bộ sắc phục, hay bôi tro trét trấu vào lực lượng thực thi pháp luật mà mình đang là đại diện bằng một hành động quá đáng như thế đối với lỗi vi phạm nhỏ của một phụ nữ làm nghề bán hàng rong. Một phụ nữ nghèo khổ của một nghề nghiệp nghèo khổ và đáng thương nhiều hơn là đáng ghét trong xã hội hiện nay.

Đây là thời đại của internet, của điện thoại có quay phim chụp hình và gần như mỗi người dân là một nhà báo vô tư nhất. Mọi sự kiện lớn nhỏ đều được lên hình và lên sóng đi khắp thế giới trong chớp mắt. Và ngày 29/9/2016 đoạn video quay được tại Hồ Con Rùa đã cho mọi người dân thấy được sự phản cảm của một nhân viên CA, hành xử như một tên cướp ngày chứ không phải của một nhân viên công quyền, cũng không phải của một đấng nam nhi. Có lẽ nhờ mặc bộ đồ CAND trên người mà anh ta đã thoát khỏi một trận đòn nhừ tử chắc chắn của các nghĩa hiệp đứng chung quanh anh ta. Video clip này cũng cho đa phần người dân đã xem nó có cảm giác rằng, đây là một hành động không thể chấp nhận, và cũng không thể tha thứ được.

Vụ việc này không phải là lớn nếu so sánh với vô số các vụ trấn áp người dân, các vụ bạo lực quá mức cần thiết của lực lượng thực thi pháp luâht, hay các vụ người dân chết bí ẩn trong đồn CA đang diễn ra đầy rẫy trên đất nước này. Nhưng nó đã khiến cho dư luận bùng nổ cơn giận dữ với ngành CA nói chung và nhân viên CA nói riêng bởi nhiều lẽ.

Sự tác oai tác quái của lực lượng kiêu binh này thì vẫn như cũ và chỉ có tính che đậy lấp liếm khi có sự việc nổ ra. Còn đằng sau các cánh cổng đồn CA, trong bóng tối hiểm ác và với những người có vấn đề về pháp luật thì CA luôn hiện ra như một con quái vật hung ác, hành xử rừng rú và sẵn sàng làm trái với pháp luật hiện hành. Không phải tất cả nhưng có rất nhiều các hành vi chống lại quyền tự do của công dân, xúc phạm thân thể, tinh thần họ một cách hệ thống và xuyên suốt từ trên xuống dưới của một bộ phận không nhỏ những người thực thi pháp luật. Không hề có một cơ quan vững mạnh và độc lập nào chế tài và kiểm soát được thứ lực lượng vũ trang hùng mạnh này. Quyền lực quá lớn và khó kiểm soát đã nằm trong tay một lực lượng quân nhân chuyên nghiệp có phương tiện, vũ trang, chính danh ngôn thuận, quyền lực sinh sát và cả những hành tung bí mật không ai kiểm soát nổi.  Tất đã khiến cho họ trở thành một thứ kiêu binh không biết sợ ai ngoài sợ cấp trên của họ. Các ưu đãi chỉ xét tuyển vào ngành CA cho con cái những người trong ngành, các trường đại học CAND không phải trả học phí mà còn được trả lương. Các điều kiện với bao đặc quyền đặc lợi sẽ theo những người khoác bộ đồ CA này đến suốt đời, rồi lại truyền cho đời con, đời cháu họ. Giống như họ được hưởng các quyền đó từ cha ông của họ vậy.

Còn nếu phạm tội thì các tòa án dân sự lại co dúm lại khi xét xử các tội trạng liên quan đến lực lượng này, thay vì phải xử thật nặng để làm gương những kẻ lợi dụng bộ máy công quyền để làm trái pháp luật thì lại bao che, lấp liếm cho họ. Trong các vụ án hiếm hoi phải mang ra xét xử thì thật khôi hài là tòa án còn căn cứ vào các điều đã lỗi thời, lạc hậu để xét giảm án như Gia Đình Có Công Với CM, cha mẹ có công hoặc là thương binh, liệt sĩ, có huân huy chương. Những thành tích của cha mẹ, họ hàng họ chẳng liên can gì đến sự phạm tội của họ. Trong khi đáng lẽ phải trừng trị thật nghiêm khắc, phạt tù nặng hơn người bình thường có cùng tội danh đối với những kẻ thủ ác còn đang khoác trên mình cái áo công quyền.

Đó là những điều kiện cần và đủ cho một số kẻ cơ hội sống chết chui vào ngành CA, và một số khác trong đó được bộc lộ thú tính, lấy việc tra khảo và hành hạ người dân nào lọt vào tay họ làm niềm vui. Cũng như gây tiếng xấu cho ngành và tạo nên một mối thù khó có thể hàn gắn với mọi người dân Việt Nam. Việc nhân viên CA Bùi Xuân Hải đã làm cái việc tiếp nối những vụ việc thô bạo, hành xử rừng rú mà nhân viên CA đã, đang và sẽ còn hành xử với người dân mà thôi.

Những vụ việc bạo hành của một số người trong ngành thực thi pháp luật, ngành công an trong thời gian gần đây đã gây dư luận phẫn nộ và mang tiếng xấu rất nhiều cho ngành nghề bảo vệ pháp luật này. Từ những vụ việc như chết người ở trong đồn CA cho đến những vụ hành hung, sử dụng bạo lực quá mức cần thiết đối với người dân trên đường phố đã khiến cho hình ảnh của người công an càng lúc càng trở nên phản cảm hơn trong mắt người dân. Sự việc đáng buồn này một lần nữa lại khiến cho câu hỏi tuy xưa cũ nhưng không bao giờ mất đi tính thời sự của nó, là làm thế nào để giảm bớt hay triệt tiêu hẳn những hành động quá đáng như thế của ngành CA, của nhân viên CA ?

Có nhiều cách thức mà ngành CA phải thực hiện ngay như một sự cải tổ, đổi mới cho phương pháp hành xử với người dân của mình. Người dân bất kỳ nào cũng phải là chủ thể để được phục vụ chứ không phải là đối tượng có thể bị bắt giữ,  khi chưa chứng minh được tội trạng. Giảm bớt hay bỏ hẳn cái kiểu "mời" công dân về đồn CA để hợp tác điều tra. Giảm bớt quyền lực của CA, tăng cường ngành giám sát, kiểm tra độc lập, hay báo chí độc lập đối với ngành CA, để chế tài được sự lộng hành nếu có của ngành CA. Phải chấm dứt sự tra tấn, bạo hành trong công tác chuyên môn. Phải trừng phạt thật nặng và không thương tiếc những kẻ phạm tội thủ ác trong lực lượng CA....

Đó chỉ là những việc bình thường của mọi quốc gia dân chủ trên thế giới này nhưng lại là những ước mơ khó thành của nền pháp trị Việt Nam. Thậm chí với các điều luật đã có sẵn trong pháp luật, trong vô số các điều khoản đã ban hành thì chúng ta chỉ cần thực thi đầy đủ, nghiêm túc những điều đã viết ra thì cũng đã phúc phần cho dân tộc này lắm rồi.

Và như thế thì mới không còn có những con sâu ghẻ kiểu như thiếu úy công an Bùi Xuân Hải xuất hiện trong cuộc sống và cả trong những giấc mơ êm đềm của mọi  người dân Việt Nam nữa.

MTA

6/10/16

Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ

Tháng 9 năm Quý Dậu (11/10/1873), Hải quân Đại uý Francis Garnier (Ngạc Nhi) đem binh thuyền ra Bắc, mượn cớ bênh vực thương nhân Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa), làm đủ cách khiêu khích, gây hấn với chính quyền Việt Nam.

Đây là một bản thông cáo của Garnier, được công bố ở Hà Nội ngày 18/11/1873, nói về việc khai thương sông Hồng Hà, với giọng điệu vô cùng xấc xược :

“Quan lớn (Le Grand Mandarin) Francis Garnier do quan Đề Đốc Toàn quyền Nam Kỳ thuộc Pháp phái ra Bắc Kỳ để thỏa thuận với nhà cầm quyền Việt Nam về việc khai thương xứ này; Nay quyết định để dân chúng biết :

1-Kể từ hôm nay, sông Hồng Hà mở cho người Pháp, người Tây Ban Nha và Trung Hoa vào buôn bán từ biển lên đến Vân Nam.

2-Những cửa biển mở cho thuyền ra vào buôn bán là cửa Hải Phòng, Thái Bình v.v..

3-Quan thuế tính 2% của giá hàng xuất cảng cũng như nhập cảng.

4-Thuế này khai nộp cho nhân viên ty quan thuế khi đưa hàng vào hay mang hàng ra

5-Hàng mang lên Vân Nam chỉ chịu có 1% thuế

6-Hàng của Sài Gòn đến Hà Nội hay của Hà Nội đến Sài Gòn chỉ chịu 0,5% thuế

7-Bản thuế lệ này nếu có sửa đổi sẽ báo trước 6 tháng.

8-Thương nhân Trung Hoa và ngoại quốc được nước Pháp bảo hộ sẽ không phải tùy thuộc nước Nam về bất cứ một phương diện nào.

9-Thương nhân các nước được quyền mua nhà, mua đất ở Hà Nội để ở.

10-Những sở thuế quan Việt Nam sẽ bãi bỏ"

Thông cáo được công bố ra, người Việt Nam thảy đều sững sờ kinh ngạc, như vậy thì còn đâu là chủ quyền của nước Việt Nam, và Bắc Kỳ đã là thuộc quốc của Pháp rồi ư ? Không khí chiến tranh bao trùm khắp đất Bắc

Ngày 20/11/1873, Francis Garnier hạ lệnh cho 200 quân đánh thành Hà Nội. Chưa đầy một giờ chiến đấu, thành vỡ, 7000 quân Nam tan chạy, Tổng Đốc Hà thành Nguyễn Tri Phương bị thương và bị bắt, sau đó ông không cho băng bó vết thương, nhịn ăn mà chết, con là Phò mã Nguyễn Lâm cũng tử trận tại cửa Nam thành.

Ba tháng sau đó, ngày 15/3/1874, Philastre và Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường ký kết hoà ước Giáp Tuất, gồm 22 điều khoản với phần thua thiệt thuộc về Việt Nam, nhưng việc “thôn tính Bắc Kỳ” cũng phải tạm thời đình trệ trong suốt 8 năm sau đó.

Đến tháng 2 năm Nhâm Ngọ (tháng 3/1882), thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Villers lại sai Hải quân đại tá Henry Rivière đem binh thuyền ra Bắc, bề ngoài viện cớ bảo vệ kiều dân Pháp, bênh vực quyền lợi thương nhân Pháp, và “dẹp loạn giùm” cho triều đình Huế, để âm thầm tìm cách gây chiến, đánh Bắc Hà lần thứ hai.

Ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ (25/4/1882), chỉ với 600 quân, 7 khẩu đại bác và 3 chiếc tàu chiến, quân Pháp hạ thành Hà Nội sau ba giờ tấn công bằng đại pháo. Án sát Tôn Thất Bá bỏ thành chạy trốn. Các tướng như Đề Đốc Lê Văn Trinh, Lãnh binh Lê Trực, Lãnh binh Nguyễn Đình Đường đều phải thoái lui. Phó Lãnh binh Hồ Văn Phong hiệp lực cùng Tổng đốc Hoàng Diệu kháng cự mãnh liệt ở cửa Bắc

...”Nhờ có thang tre, nên cánh quân của Chanu đã vượt tường vào thành, đột phá tung thâm. Tiếng hô xung phong ầm ĩ. Quân hai bên hỗn chiến bằng súng, gươm, lưỡi lê, mã tấu... Tiếng đâm chém, tiếng kêu thét xen lẫn vào nhau nghe thật kinh hoàng.

Quân Nam núng thế, vừa cầm cự vừa rút. Tổng Đốc Hoàng Diệu cưỡi voi, cũng rút lui về phiá Nam, và truyền lệnh :-“Ai muốn về kinh thì về,còn ai muốn đánh nữa thì lên Sơn Tây hợp với Hoàng Kế Viêm”.

Khi mọi người đã chạy gần hết, ông vào Hành cung lạy vọng về triều, cắt ngón tay lấy máu viết mấy lời di biểu để tạ tội với vua Tự Đức, rồi chạy ra thắt cổ tại một cành cây đại thụ ở trước Võ Miếu”

Sau khi Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn, Tán lý quân vụ Nguyễn Cao (Tán Cao) cũng tự móc ruột mà chết, không chịu đầu hàng.

Triều đình Huế, đứng đầu là vua Tự Đức, một mặt sai Nguyễn Chính, Bùi Ân Niên, Hoàng Kế Viêm chỉnh đốn quân mã, sẵn sàng giao chiến với quân Pháp, một mặt cho sứ thần sang Trung quốc cầu viện với Thanh triều, mặt khác sai Trần Đình Túc, Nguyễn Hữu Độ làm Khâm sai ra Hà Nội thương thuyết.

Henry Rivière thuận trả lại thành Hà Nội, nhưng yêu sách đòi 4 khoản :

-Nước Nam phải nhận cho nước Pháp bảo hộ
-Nhường thành phố Hà Nội cho nước Pháp
-Đặt sở thương chánh ở Bạch Hạc (Vĩnh Yên)
-Sửa lại việc thương chánh ở các nơi, giao quyền cho người Pháp cai quản.

Triều đình Huế bác bỏ các yêu sách ấy

Tháng 2 năm Quý Mùi (3/1883), sau khi được tăng viện thêm 750 quân, Rivière hạ lệnh đánh chiếm Hòn Gai (Quảng Ninh), chuẩn bị kế hoạch đánh lấn lên Sơn Tây, đồng thời đánh hạ thành Nam Định. Tổng đốc Nam Định Vũ Trọng Bình chạy trốn, Đề Đốc Lê Văn Điếm tử trận, Án Sát Hồ Bá Ôn bị thương.

Sau khi Rivière chết trận trong trận Cầu Giấy, lực lượng Pháp được tăng viện mạnh mẽ : Harmand lúc ấy đang làm Sứ thần ở Bangkok (Thái Lan) được cử trở lại Việt Nam giữ chức Tổng uỷ viên quân chính Bắc kỳ, Trung tướng Bouet làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam, Phó Đề Đốc Courbet chỉ huy “Hạm đội Bắc kỳ” gồm 4 tàu khu trục và hai tàu phóng lôi, được tăng viện bằng hàng chục tàu chiến , pháo hạm, soái hạm từ Thiên Tân kéo sang. Bốn trung đoàn lính thuỷ đánh bộ (hơn 5.000 người) và nhiều chiến cụ, súng ống, đạn dược được cấp tốc đưa đến Việt Nam.

Quân Pháp tiến hành bình định vùng trung du, tiến chiếm Hải Dương và Quảng Yên. Cùng lúc đó, hạm đội Pháp tấn công Đà Nẵng, rồi đánh thẳng vào cửa Thuận An (Huế). Tình hình hết sức là nguy ngập.

Ngày 21/8/1883, quan thương bạc Nguyễn Trọng Hợp được cử ra cửa Thuận để xin đình chiến, có giám mục Gaspar làm thông ngôn. Cuộc đình chiến dự trù trong 48 giờ với điều kiện :

-Phải phá huỷ các cản, cừ ... trên sông Hương.
-Mang nộp những chiến hạm mà Pháp đã trao cho Việt Nam theo hoà ước 1874.
-Triều đình Huế phải cho triệt binh, phá huỷ hết đạn dược, lương thực trong 12 đồn binh từ cửa Thuận vào đến Huế.

Quan thương bạc Nguyễn Trọng Hợp chấp nhận ngay các điều kiện ấy. Hôm sau, ngày 22/8/1883, Harmand trao cho Nguyễn Trọng Hợp một bản tối hậu thư, quy kết cho Triều đình Huế các tội danh như sau :

-Triều đình Huế đã gây ra các cuộc nổi loạn liên miên ở Nam kỳ.
-Không phân định rõ ranh giới giữa đất thuộc Pháp (Nam Kỳ) và đất còn lại thuộc triều đình Huế.
-Làm ngưng trệ sự giao thông trên sông Hồng Hà.
-Câu kết, nuôi dưỡng quân Cờ Đen ở Bắc Kỳ.
-Nhục mạ kiều dân và lãnh sự Pháp tại Bắc kỳ.
-Cấu kết với nước Xiêm, nhất là với Thanh triều để làm hại quyền lợi của Pháp.

Cuối thư, Pháp không quên hăm doạ triều đình Huế, lời lẽ ngạo mạn như sau :

“Các ông chỉ có hai đường để quyết định : hòa hay chiến. Nếu các ông lựa chiến tranh thì chiến tranh sẽ đưa các ông đến chỗ đổ vỡ hoàn toàn. Còn các ông muốn hòa bình thì chúng tôi sẵn sàng nhượng bộ các ông, theo các điều khoản dưới đây, chúng tôi không muốn chiếm cứ nước các ông, nhưng các ông phải chấp nhận để cho chúng tôi bảo hộ. Cuộc bảo hộ này bảo đảm an ninh, hòa bình và thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam và sự kiện đó sẽ mang lại cái cơ may độc nhất để triều đình các ông có thể tồn tại được. Sau đây là các điều kiên chính yếu của chúng tôi:

-Nhượng Bình Thuận cho Nam Kỳ để trả nợ cũ.

-Kiều dân Pháp có quyền lưu trú trong bất kỳ thị trấn nào xét ra cần thiết.

-Người Pháp sẽ kiểm soát sở thương chánh và thu các khoản thuế ...”

Kèm theo tối hậu thư là bản dự thảo hòa ước gồm 27 điều khoản, Harmand lại hạn cho triều đình Huế phải phúc đáp trong vòng 24 giờ.

Vua Hiệp Hòa và quần thần vô cùng run sợ, vội vàng cử ông Trần Đình Túc làm chánh sứ toàn quyền, ra điều đình với Pháp suốt ngày 24/8/1883, qua ngày hôm sau 25/8/1883, bản hòa ước Quý Mùi, cũng được gọi là hòa ước Harmand được ký kết, với nội dung như sau :

HOÀ ƯỚC HARMAND 1883

1-Nước Nam nhận và chịu sự bảo hộ của nước Pháp ...

2-Tỉnh Bình-Thuận từ nay sát nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp.

3-Nước Pháp được quyền đóng quân ở dãy núi Đèo Ngang, từ nơi này ra đến Vũng Chùa; Quân đội Pháp cũng được đồn trú thường xuyên từ cửa Thuận An vào đến kinh thành Huế .......

4-Nam triều phải gọi hết quân đội đã đem ra Bắc kỳ về để thực hiện hòa bình.

5-Nam triều phải ra lệnh cho các quan lại ở Bắc kỳ trở lại nhiệm sở, bổ quan vào chỗ khuyết, tạm thời công nhận những sự bổ nhiệm của nhà cầm quyền Pháp sau khi hai bên đã thỏa hiệp.

6-Chính quyền Việt Nam, từ ranh giới tỉnh Bình Thuận đến ranh giới Bắc Kỳ, lấy Đèo Ngang làm giới hạn, sẽ tự cai trị lấy như cũ, không có sự kiểm soát của nước Pháp, ngoại trừ việc thương chánh, công chánh và đại để những việc cần chủ trương hợp nhất hoặc tư vấn của những kỹ thuật gia Âu Châu.

7-Trong giới hạn trên đây, Nam triều sẽ mở cửa cho người nước ngoài đến buôn bán ở các hải cảng Qui Nhơn, Đà Nẵng, Xuân Đài. Sau này, nếu cần sẽ mở thêm các thương cảng khác để có lợi cho cả hai nước, và cũng sẽ định ra giới hạn cho những đất nhượng cho người Pháp ở những cửa đã mở.

8-Nước Pháp có thể dựng một hải đăng ở mũi Varella hoặc ở mũi Paradan hay Poulo-Cécir tuỳ theo ý kiến của các sĩ quan và kỹ sư Pháp.

9-Hai chánh phủ Việt Pháp sẽ thỏa hiệp và chịu chung phí tổn sửa con đường lớn từ Hà Nội đến Sài Gòn, để cho các loại xe cộ đi lại được. Nước Pháp sẽ cấp các kỹ sư để làm cầu cống và các đường hầm để cho xe đi qua.

10-Trên đại lộ này, sẽ đặt một đường dây điện thoại do người Pháp khai trương. Một phần thuế sẽ giao cho chính phủ nước Nam do việc nhượng đất đai để làm các trạm.

11-Tại Huế sẽ có một Khâm sứ là đại diện chính phủ bảo hộ, hầu trông nom việc thi hành hiệp ước và giao dịch với Nam triều. Ông này thuộc vào hàng cao cấp dưới quyền Tổng uỷ viên công hoà Pháp quốc, ông sẽ không can thiệp vào việc nội bộ của triều đình Huế. Tổng uỷ viên Pháp chủ trương việc ngoại giao cho nước Nam và có thể giao toàn bộ uy quyền hoặc một phần uy quyền cho Khâm sứ Pháp ở Huế.

Khâm sứ Pháp có quyền diện yết Hoàng Đế Việt Nam. Nếu có lý do chính đáng thì nhà vua không thể không tiếp kiến được.

12-Ở Bắc kỳ sẽ có một Trú sứ ở Hà Nội (sau này gọi là Thống sứ), một Trú sứ ở Hải Phòng và mỗi tỉnh ở miền duyên hải cũng như mỗi tỉnh lớn cũng sẽ có Trú sứ (sau này gọi là Công sứ). Về sau, nếu xét thấy cần, ở mỗi tỉnh nhỏ cũng sẽ đặt những quan chức Pháp khác, dưới quyền Trú sứ tỉnh lớn mà tỉnh nhỏ ấy phụ thuộc, theo khu vực hành chánh trong nước.

13-Các quan Trú sứ và phó Trú sứ sẽ có một số cộng sự viên cần thiết cho họ và một toán lính hoặc Pháp hoặc bản xứ để giữ gìn về mặt an ninh .

14-Các quan Trú sứ sẽ không dự vào chi tiết các việc nội bộ của các tỉnh nhưng có quyền kiểm soát quan Việt Nam các hạng và có thể thuyên chuyển những ai có thái độ hay hành động không tốt với các quan chức Pháp.

15-Các quan lại, các viên chức Pháp thuộc các sở như Buu Điện, Công Khố, Thương Chánh, Công Chánh, Học Chánh nếu cần giao dịch về công vụ với các nhà cầm quyền Việt Nam phải do các Trú sứ chuyển đạt.

16-Các quan Trú sứ có quyền xử các vụ kiện cáo về dân sự, về hình và hộ của người Âu Châu khi có tương tranh, cũng như người các nước Á Châu khác được hưởng sự bảo hộ của nước Pháp. Nếu họ muốn kháng án thì đệ đơn khiếu nại về Sài Gòn.

17-Ở các nơi quy tụ thành phố, các quan Trú sứ kiểm soát việc tuần phòng của quan Việt Nam và thành phố mở rộng ra tới đâu thì thì quyền kiểm soát sẽ nới ra tới đó.

18-Các Trú sứ, có Bố Chánh giúp việc để thông quy thuế khóa, săn sóc việc thu hoạch và sử dụng.

19-Việc thương chánh phải sắp đặt lại và hoàn toàn thuộc quyền quan cai trị Pháp. Nếu việc thương chánh do các sĩ quan quân đội ở Bắc kỳ ấn định phương pháp thì không được kêu nài gì hết.

20-Các công dân Pháp, hay những người có quốc tịch Pháp đều có quyền đi lại, cư trú và có tài sản trên đất nước của Hoàng đế nước Nam, những người ngoại quốc xin hưởng sự bảo hộ vĩnh viễn, hoặc tạm thời của người Pháp cũng được đãi ngộ như vậy.

21-Những người vì lý do khoa học hay lý do khác muốn du lịch trong nước Việt Nam chỉ được phép do Khâm sứ Pháp ở Huế, Thống đốc Nam Kỳ hay Tổng uỷ viên của chánh phủ Pháp ở Bắc Kỳ làm môi giới xin cho mà thôi, khi họ được giấy phép thì phải trình lên chính phủ Việt Nam kiểm nhận.

22-Nước Pháp sẽ lập các đồn binh dọc theo sông Hồng Hà trong suốt thời gian xét thấy cần có sự đề phòng cho việc lưu thông tự do trên con sông ấy. Nước Pháp cũng có thể lập các đồn lũy vĩnh viễn ở những nơi nào xét ra cần thiết.

23-Từ nay về sau, nước Pháp phải bảo đảm cho sự toàn vẹn của quốc gia Việt Nam, gìn giữ các xứ Việt Nam (Trung, Nam, Bắc) khỏi mọi cuộc xâm lăng bên ngoài và cách mạng bên trong. Nước Pháp tự đảm đương lấy việc đánh đuổi quân Cờ Đen và bảo vệ an ninh trên sông Hồng Hà. Hoàng đế Việt Nam tiếp tục cai trị nước Việt Nam như xưa, trừ những hạn chế do hiệp ước này nêu ra.

24-Nước Pháp chịu trách nhiệm cung cấp cho vua Việt Nam những huấn luyện viên, các kỹ sư, các nhà bác học, các sĩ quan v.v ... mà nhà vua sẽ cần đến.

25-Nước Pháp sẽ coi người Việt Nam ở khắp nơi như là những người được bảo hộ chân chính của mình.

26-Món nợ mà Việt Nam còn thiếu của Pháp được coi như đã thanh toán xong, vì Việt Nam đã nhượng Bình Thuận cho Pháp.

27-Sẽ có những cuộc thảo luận để luận giải về số tiền trích giao cho chính phủ Việt Nam trong số quan thuế và điện tín vv... bao gồm cả các loại thuế ở Bắc Kỳ, thuế về những cuộc chuyển mại độc quyền, thuế công kỹ nghệ sẽ cho phép thiết lập. Số tiền trích giao ở số thuế thu được không được dưới hai triệu quan. Đồng bạc (Piastre Mexicaine) và tiền tệ bằng bạc của xứ Nam Kỳ sẽ cùng tiền tệ của Việt Nam được cưỡng bách lưu hành đồng thời khắp nước.

Bản hòa ước được đem về cho Tổng Thống Pháp và Hoàng Đế Việt Nam chuẩn y rồi sẽ hỗ giao càng sớm càng hay.

(nguồn : nghiencuulichsu.com)