29/10/15

Chuyện Đấu Súng

Thời La Mã đàn ông giận nhau thì kinh lắm, họ giao đấu nhau đến chết. Nhưng đấy là chuyện bình thường. Còn chuyện MTA kể thì mới kinh hãi, đảm bảo là chưa có bất cứ ai trên đời này biết trước MTA.


Cuộc đấu diễn ra tại Sân Vận Động Colieum La Mã và có bán vé đánh cá. Trước đó khách khứa đã được mời vào tận nơi để xem xét trước khi bỏ tiền mua vé đánh cá. Các lady la mã ăn mặc sang trọng trở roi ngựa làm cây chọc chọc đánh tức hàng thức dậy để xem xét. La ăn măc đẹp dùng bàn tay khum lại để làm ống dòm để kiểm tra kỹ từng ông, nhất là soi xét về độ hoành tráng khi xung trận, rồi có thể vào tận nơi quan sát với hàng ông đó. Họ xem xét thật kỹ. Có nhiều vụ các quí bà chạy cả vào sân để xem và kiểm tra bằng tay cho chắc. 

Rồi họ đánh cá vào những người và hàng bằng những cái tên thương hiệu rất kêu kiểu như : "Nhỏ những có Vỏ", "Quí bà La mã đừng lấy tôi, vì sẽ sướng mà chết sớm". "Bé xinh thì bé đứng đường cũng xinh" Hay "Đóng tuồng dở nên dạo đầu phải lâu lâu", hay "Trôn vzậy chứ hổng phải xzậy", hay như chuyện" đạo thơ" gần đây "Nếu tôi chết đừng đem tôi ra biển. Vì tất cả đàn ông dưới Hà Bá sẽ buồn", hay "Đừng nghe những gì con gái nói, mà hãy nhìn vào súng pháo anh đây"....

Giờ xung trận đã tới, từ trong một cái cửa, các pháo thủ oai phong tiến ra sân trong tình trạng nuy tuốt tuồn tuột. Khán đài mênh mông như nổ tung, nhất là tiếng la hét phấn khích của các bà. Ôi, chao Thánh Thần Ma Quỉ ơi. Cơ man là súng pháo. Súng pháo đủ loại, đủ dạng, đủ màu da, đủ tư thế, hình dạng và đủ cả cảm xúc. Các đơn vì pháo thủ đi vòng qua qua sân là các tiểu pháp, sơn pháo hay bích kích pháo nhỏ nhắn, xinh xính luôn nhảy múa tung tăng theo nhịp quân hành vui vẻ .Các trung pháo cỡ 155 ly, rồi cả Vua chiến trường 175 ly lừng lừng diễu qua lễ đài như một đoàn voi chiến với những chiếc vòi giưng cao đầy kiêu hãnh.

Thật không thể tả hết được niềm hãnh diện cùng nỗi tự hào của dân chúng La Mã khi chứng kiến đội hình pháo binh nhân dân của họ diễu qua lễ đài. Tiếng kêu thét của đám quí bà gây rối nãy giờ bỗng nhiêm im băt. Kinh ngạc, thẫn thờ rồi mơ ước. 

Đó là tất cả những từ để cảm xúc của các lady. Khi đội hình súng pháo không một tấc sắt, không một mảnh vải nào kéo qua hết thì tiến kèn khai cuộc bắt đầu. Cứ từng cặp đứng đối diện nhau giữa tiềng hò reo như muốn sập luôn cái vận động trường Colidium, Rome. 

Hai bên luy tuốt tuồn tuột, đứng đối diện khoarng 50 mét. Rồi khi hiệu lệnh vang lên,hai chàng xông vào nhau như hai con hổ lào vào để giết nhau cùng tiếng thét xung trận vang lên dữ dội. Nhưng khi chạy đến gần nhau thì hai chàng bỗng chạy chậm hẳn lại, có chàng như đi bộ, có chàng thì đứng hẳn lại, Nhưng tất cả đều đang mặt nhăn nhó, khổ sở với hai tay cùng nắm lấy súng pháo của mình, vừa nâng niu năn nỉ, vừa quát giận và vả đôm đốp vào súng pháo của mình để cho nó phong độ lên. 

Có chàng chơi ăn gian bằng cách giấu dây chun, hay kim khẩu ở tay. và đó là luc họ lấy dây chun bắn vào pháo cho nó tỉnh, chích vào pháo cho nó đâu nó tỉnh. Cũng có thằng bị đau thì tỉnh để đánh tiếp. có thằng thì tịnh một nửa vừa lên đài thì lúc đấu thì xìu, lúc không đấu thì tỉnh. Có thằng phong độ 100 %, nhưng khi lên đài thấy hàng của thằng đối thủ khủng quá, cứ như vòi con voi vậy, thế là tụt huyết áp xuống số không, nằm im như con giùn giả chết.Cũng có khi của hai anh cùng hạ huyết áp lên giao đấu, mà cứ cầm hàng như hai con giun mà làm như kiếm đấu với nhau vây. cũng có cặp cùng tuốt xích nhưng cùng lên vo đai. rồi mỗi ông cắm đầu vào một góc để tự sướng.Nhưng mãi đến khi hết giờ rồi mà vưõn không sướng. Thế là tiếng gào thét của đám dân coi đòi đuổi vô. Cũng có hai anh xun vòi lại cũng xông vào giao đấu. Và kết qua giao đấu mãi mà không rời khỏi nhau. Té ra là hai cấy kiếm biến thành hai sợi dây quấn chặt lấy nhau mà mà mọi người phải khéo lắm mới gỡ được múi bùi xùi đó ra để ai về nhà nấy.

Đấy là một truyền thống đẹp của ngày xưa mà giờ đây tiếc quá đã thất truyền. Thật tiếc cho giới đàn ông khi cái môn đấu súng đó đã thất truyền để họ không còn kiểm tra được phong độ vốn tự có của mình trong những cuộc chiến công bằng. Nhưng tiếc hơn cả là cho các quí bà  vì đã mất đi cơ hội ngàn năm một thuở được xem một trận đấu thật sự của những binh đoàn pháo kiêu hãnh

Thật đáng tiếc quá...

MTA

27/10/15

Ngày mai người đàn bà và đứa trẻ con này sẽ không cần đến công lý nữa...

Vì ngày mai 26/10/2015, tử tù Lê Văn Mạnh là con trai của bà,và là cha của đứa bé kia sẽ bị tiêm thuốc độc sau 10 năm kêu oan của bà mẹ lẫn đứa con dại. Đó là hai bà cháu (hình) dáng quê mùa lam lũ  của một vùng quê nghèo đa phải lang thang trên đất thủ đô Hà Nội chỉ để kêu nài, van xin có được một vụ án xử án công bằng cho con trai của bà và cũng là bố của thằng bé ngơ ngác kia kia của mà đã mấy năm nay. Đã 11 năm trời đẳng đẳng theo đuổi cái việc đòi lại công bằng và danh dự của con trai, thì cũng  từng ấy họ sống vật vờ như những bóm ma vật vờ nơi thủ đô rực sáng ánh đèn. áng, làm thuê làm mướn để chỉ đủ hai bà cháu đắp đổi sống qua ngày và dành dụm những những đồng tiền còm cõi tích cóp để thỉnh thoảng lúc củ khoai,  gửi vào cho thằng bé đang nằm chờ chết một mình trong 4 vách của xà lim tử tù được ấm lòng, không phải vì được ăn mà ấm lòng, mà  vì được người mẹ mình cùng đứa  con nhỏ của nó vẫn ở bên nó.,


Nó mừng vì ngoài tình thương bao la của người mẹ, nó còn được tin tưởng của cái người bà đã sinh thành ra nó, nuôi bao công khó nhọc và giờ đây thì bà tin tưởng nó không không phạm cái tội tày trời ấy. Bà cũng tin vào những người đã bắt nó, tra tấn và bức cung nó để giờ đây cả nhà phải chịu cảnh này. Bao năm rồi, bà sống trong cảnh khổ thân và khổ tâm nữa khi cái oan tày trời cứ đeo đẳng bà như một bóng ma, với những lời dị nghị chẳng cần giấu diếm, rằng bà là mẹ của một kẻ giết người, hiếp dâm, cháu bà là con của một kẻ hiếp dâm giết người. Bà thì già rồi, có nhục thì cũng chỉ vài năm nữa, nhanh như chiếu qua thềm. Bà cũng sẽ trả xong nợ đời thanh thản về với đất, Nhưng rồi bà nghĩ mình có chết đi thì nợ đời cũng đâu đã hết khi thằng cháu ngây thơ còn không biết bố nó phạm tội gì, pan ức râ sao và người ta sẽ bắt tội bố nó như thế nào. 

Nhưng bà thì biết hết, Bà biết rằng cuộc đời của đứa cháu ngây thơ này lớn lên nó sẽ bị cái lý lich khinh hoàng rằng bố nó phạm trọng tội hiếp dâm và bị đưa ra pháp trường. Và nó chính là con của cái  kẻ kinh khủng ấy. Bà đã bỏ nốt cuộc đời chỉ để kêu trời hay mong có ông Bao Công ra tay giúp bà. Nhưng ở đất nước này thì làm gì có Bao Công hả bà.

Oan hay không thì cũng bị điệu ra pháp trường súng nổ,
Oan hay không thì chôn nấm mồ mang tên mồ tử tội...

24 giờ cuối cùng của một đời người, tử tù Lê Văn Mạch như trôi qua vùn vụt, rồi 16 tiếng và lại mau chóng lai rút xuống còn 12 tiếng. Những giờ khắc tayco rút lại thảm hại như "Miếng da lừa" (O.Banzac) của cuộc đời một con người sẽ rút xuống còn bằng không,  khi chỉ 12 tiếng đồng hồ nữa thôi thì những mũi tiêm thuốc độc do những bàn tay lạnh lùng làm theo những bộ óc vô cảm sẽ được tiêm vào người anh, tử tù Lê Văn Mạch và Nhân Danh Công Lý và Pháp Luật.

Nhưng than ôi! Công Lý hay Pháp Luật thì cũng chỉ là tên gọi cho những việc làm của người bình thường mà thôi. Mà người bình thường thì việc có lỗi lầm là không thể tránh khỏi.

Các luật sư cho em đã tìm thấy nhiều lỗ hổng đã rất nhiều các lỗi nghiệp vụ tư pháp,t điều tra, kết án. Có đến 7 phiên tòa  và cũng bằng ấy lần trả lại hồ sơ, đình tòa vì chưa đủ chứng cứ thì có nghĩa rằng phiên tòa này trục trặc,M sự kết oán không rõ ràng, yếu hay thiếu chứng cứ cho một án tử. Một việc rõ ràng là so lệch hồ sơ, không đủ yếu tố buộc tội mooijt con người phải chết. 

Nhưng tại sao lủng củ ng cho đến 7 lần tòa như thế mà Lê Văn Mạch, người con trai của một bà mẹ, và cha của một đứa con thơ dại (trong hình) sáng mai vẫn phải trả giá cho một tội lỗi mà có thể anh không phạm, hay không đủ yếu tố buộc tội anh, qua việc có quá nhiều phiên tòa đã chỉ ra rõ ràng ràng là không đủ yếu tố kết tội chết. Nhưng bỏ qua tất cả, ngày mai Lê Văn Mạch vẫn phải chết...
Ngày mai anh vẫn phải chết và đem cả nỗi oan khiên thảm khốc của cuộc đời mình xuống Tuyền Đài, nhưng ác nghiệt thay lại để nỗi đau oan ức vì mất con cho mẹ của mình và nỗi  đau mất cha oan ức cho đứa con còn thơ dại của mình.

Một mạng người nhưng cả hai người nữa đều phải trả giá cho mạng người ấy. Và những người thực thi pháp luật cương quyết bắt Mạch phải chết có hiểu rằng, nếu ngày mai khi bắt được hung thủ thực sự của vụ án rồi, hay chỉ cần phúc tra hồ sơ và phát hiện ra dấu hiệu rằng, chưa đủ yếu tố buộc tội thì Lê Văn Mạch không có cơ hội nào nữa để chứng minh bản thân khi anh đã im lặng cùng nỗi oan nghiệt của mình mồ yên mả đẹp rồi. Và anh lại để thêm oan nghiệt hơn nữa cho mẹ, cho con ở lại trên đời, với nỗi đau cả đời họ rằng, nếu như ngày ấy tức là những giờ phút cuối cùng của anh, mà có được một ông Tiên phúc hậu hiện ra , không phải để cứu anh, mà chỉ để cho anh chút thời gian nữa thôi thì anh sẽ giải được nỗi oan khốc của anh, cũng như giải được nỗi đau của cả nhà anh rồi.

Nếu có được một ông Tiên phúc hậu và công bằng thì sáng ngày mai, khi chúng ta thức dậy thì một người tử tù cùng nỗi oan của anh đã không còn trên đời nữa. Chỉ  còn người mẹ già và đứa con thơ của anh ở lại trên đời. Và cho dù sau đó bao năm, có tìm ra được sự giải oan, tìm lại công lý cho anh thì họ cũng không cần đến nữa, vì cái chính cái nên Công Lý ấy đã giết chết người con, người cha của họ rồi..
.MTA

25/10/15

Chuông nguyện hồn ai - Chuông nguyện hồn mi đó...

Mai Tú Ân

 (Danlambao) - Xin lấy hai câu thơ nước ngoài để nói về con đường đi đến cái chết không thể đảo ngược của những nhà nước theo thể chế CS cuối cùng trên thế giới này. Trong đó có đất nước Việt Nam bất hạnh của chúng ta.

Cho dù có nhiều người không mong muốn, hay có nhiều người mong muốn, cho dù chính quyền các chế độ đó dùng mọi cách để cứu vãn chế độ, hay có nhiều người đấu tranh để chế độ ấy mau sụp đổ, cho dù có tiếng có tiếng khóc than tiếc nuối, hay tiếng gào thét mừng vui đắc thắng, cho dù là những cuộc cách mạng "long trời lở đất" hay chỉ là những cuộc cách mạng hoà bình mang tên loài hoa, cho dù đến nhanh hay chậm thì cái ngày mà chế độ CS cuối cùng trên thế giới này biến mất sẽ đến, chắc chắc đến và không thể không đến.

Cát bụi sẽ trở về với cát bụi,
Hư không sẽ trở lại với hư không...

Chủ nghĩa Cộng Sản sinh ra từ những giấc mơ hoang tưởng, của những kẻ theo chủ thuyết không tưởng, nằm mơ giữa ban ngày, rồi lại được những kẻ sẳt máu phi nhân tính lạnh lùng xây dựng trên xác chết của hàng triệu người vô tội, để xây dựng nên những nhà nước độc tài chuyên chế dựa trên bạo lực và dối trá. Để rồi vào một thời điểm hỗn mang khi  mặt trời khuất bóng ở điểm xuân thu thì những kẻ độc ác đó đã đắc thắng ùa ra như một lũ ma quỉ gào thét ở cái nơi thần linh vừa vắng bóng.

Nhưng khi Mặt Trời trở lại theo qui luật của tự nhiền, và cái thế giới ấy phát triển theo đúng qui luật của tự nhiên để định hình những chân lý chuẩn mực, cùng tình yêu thương chan chứa của loài người thì cái chủ thuyết điên rồ và đen tối ấy phải biến mất. Nó sinh ra để chết thì nó phải chết. Cho dù nó là hiện thân của ma quỉ trong quá khứ hay được che giấu bằng cái vỏ bọc sáp lấp lánh bên ngoài, thì cuối cùng nó cũng phải tan chảy dưới ánh sáng mặt trời. Cho dù nó có để lại chút tro tàn làm mộ bia ghi dấu thời bất hạnh, hay như âm khí tan biến vào hư không thì nó cũng không còn nữa . Như bóng đêm sẽ không còn khi vầng dương chiếu sáng..

Như những chu kỳ băng giá hay khô hạn, như mặt trời mọc rồi lặn, như hoa nở lại tàn, như lúc có giông bão thì phải có lúc tạnh quang, thì sự biến thiên chính trị trên thế giới này cũng theo những qui luật của Trời Đất, của lòng người và của thời đại. Những gì trái với tự nhiên sẽ không thể tồn tại trong sự phát triển của tự nhiên. Cái Xấu sẽ phải chết để cho cái Tốt phát triển tốt hơn. Chủ nghĩa CS sẽ phải chết, để cho thế giới này hạnh phúc hơn. Đó là qui luật muôn đời của cuộc sống, là sự chọn lọc tự nhiên của tự nhiên mà không thể nào khác với tự nhiên được, muôn đời không thể khác được...

Vì sinh ra để độc ác nên mi phải chết,
Và chuông nguyện hồn mi đã điểm rồi...

CHND Trung Hoa, thể chế Đỏ bị căm ghét nhất hành tinh này...

Nhân chuyến đi sang xứ "Rợ Nam" (VN) chúng ta để thúc việc triều cống của quan thái thú Thiên Triều Tập Cận Bình, xin điểm qua các láng giềng bất hảo và là kẻ thù của nước Mẹ TH này.  Với biên giới dài hàng chục ngàn km, giáp ranh với 14 quốc gia lớn nhỏ thì CHND Trung Hoa đã trở thành kẻ khó ưa của hầu hết láng giềng chung quanh, biến biên giới của mình thành những đường biên giới "không bình yên", hoặc tiềm năng "không bình yên". 



Do các chính sách Đại Hán ngông cuồng, chỉ biết có lợi cho mình nên 14 quốc gia có chung biên giới thì chỉ còn lại có Pakistan là còn giữ lai quan hệ hữu hảo thân thiết với Trung Cộng, và cũng chỉ vì tiền khi TC đầu tư tiền bạc, đường xá để mở một hải cảng ra biển Ấn Độ Dương. Nhưng với sự bất mãn chung của các quốc gia Hồi Giáo về việc Trung Cộng đàn áp Hồi Giáo ở Tân Cương, Ngô Duy Nhĩ chẳng sớm thì muộn, quốc gia tối đầu sáng đánh này cũng quay lại chống Trung Cộng. Ngay cả CHDCND Triều Tiên (Bắc Hàn) từ ngày chú Ủn thay cha thì giữa hai đồng minh CS này cũng diễn ra cảnh cơm không lành, canh không ngọt. Thậm chí dàn quân ra suýt oánh nhau,

Biên giới còn lại thì có các xứ Hồi thuộc Liên Xô cũ như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan...đang công khai hoặc bi mật ủng hộ cho phong trào đấu tranh bạo lực đòi độc lập cho xứ Hồi Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ với các cuộc bạo động, tấn công liều chết đẫm máu. Một vòng tròn các quốc gia không thân thiện, thù nghịch bao quanh. Trong đó các quốc gia Hồi Giáo là đáng sợ nhất cho tình trạng bất ổn hoặc ly khai của Nhà Nước TC. Với biên giới mênh mông, toàn rừng núi cũng như dân cư hai bên biên giới đều theo Đạo Hồi thì các cuộc xâm nhập và nổi loạn của các thế lực Hồi Giáo luôn là vấn đề đáng sợ nhất của chế độ Bắc Kinh.

Và để hoàn hảo cho một vòng tròn thù nghịch bao quanh TQ là biên giới biển cũng thù nghịch không thua trên đất liền. Biển Hoa Đông có vụ Điếu Ngư Đài tranh chấp với Nhật Bản khiến Nhật Bản tái vũ trang và trở lại là ông Kẹ ám biển Hoa Đông. Tranh chấp ở Biển Đông với Việt Nam và Philippin đã khiến cho ông Kẹ của ông Kẹ là Hoa Kỳ với hạm đội hùng hậu có mặt ở khu vực này để canh chừng. 

Các kẻ thù tiếp theo ở trong nước là Phong Trào Đòi Độc Lập cho xứ Tây Tạng kéo dài đã hơn nửa thế kỷ với Lãnh tụ sáng chói Đức Đạt Lạt Lai Lạt Ma.

Tiếp theo là Pháp Luân Công càng bị đàn áo càng phát triển và hiện có hơn 100 triệu tín đồ, luôn căm hận chính quyền bởi sự bức hại tàn bao.

Rồi 30 triệu Hoa Kiều sống ở hơn 100 nước trên thế giới, tuyệt đại đa số đều chống lại chế độ hiện nay ở Bắc Kinh.

Cuối cùng là quốc gia nhỏ bé và giàu có Đài Loan, nơi thể chế đó đã thề rằng sẽ chỉ thống nhất với Lục Địa Trung Quốc bằng bạo lực, sau khi tiêu diệt xong chế độ CS cầm quyền.

Quả là một quốc gia duy nhất chỉ có thù, không có bạn. Quốc gia có nhiều kẻ thù nhất và đáng ghét nhất trên hành tinh này.  Vậy thì Việt Nam ta trông mong gì mà lại đi mời bọn kẻ cướp ấy sang thăm, rồi lại tốn kém để đãi đằng chúng như thượng khách. Người dân Việt Nam không phải là bạn bè với Trung Cộng, không bao giờ là bạn với TC. Đối với tuyệt đại đa số người dân Việt Nam thì hạnh phúc cho họ lắm nếu một buổi sáng nào đấy thức dậy, thấy CHND TH đã tắt thở, không còn sống dưới ánh sáng mặt trời...

MTA

Nước Nga có sa lầy ở Syria như đã sa lầy ở Apganixtan không ?

Trả lời bạn TS Vũ Đan Thành.
Một vấn đề thú vị của bạn đặt ra, khó trả lời dứt khoát nhưng đáng để chém gió. Hiện nay thì đa số cho rằng người Nga sẽ bị sa lầy ở Syria giống như mấy chục năm trưoiwc ở Apganistan, nhưng riêng tôi thì tôi lại có quan điểm khác, rằng khả năng để Nga sa lầy là rất khó...


Và dựa trên những điểm sau :

1 - Quân đội Nga ngày nay đã khác rất nhiều so với quân đội Liên Xô thời trước với các chiến thuật chiến tranh chống du kích cùng với các đơn vị đặc nhiệm và vũ khi tinh vi để chống nổi dậy. Họ đã hoàn thiện kỹ năng chống nổi dạy qua các cuộc chiến tranh Tresnia (lần 2) và bình ổn Tresnia. Cũng qua cuộc chiến Tresnia đó, quân Nga dưới sự lãnh đạo của TT Putinsau đã tỏ ra tàn bạo, trong chiến thuật đối phó với các chiến binh Tresnia. Chỉ vài người du kích chạy trốn vào làng thì quân Nga để diệt vào người đó thì sẵn sàng ném  bom hủy diệt luôn ngôi làng đó cùng với dân chúng tở trong đó. Cũng dùng chiến thuật tiêu diệt đối phương bằng máy bay không người lái, thì người Mỹ khi phát hiện vị trí của các mục tiêu, thường là các chỉ huy Taliban. Al Queda thì họ chỉ được lệnh tấn công khi không phát hiện có dân thường ở cùng mục tiêu. Nếu có đàn bà trẻ con là họ hủy tấn công, nên các chỉ huy khủng bố hồi đó, hay bọn IS bây giờ luôn ở chung với rất đông đàn bà trẻ con gây khó khăn cho việc tiêu diệt họ. Nhưng với người Nga thì ho tiêu diệt tất cả trong cuộc chiến với phiến quân Tresnia.

2 - Trong khi đối phương của họ không còn là những chiến sĩ Mugiahedin của các bộ lạc nghèo khổ nhưng can trường, dẻo dai ở vùng núi Apganistan nữa mà là nhưng người đối lập với chính quyền B.Assad và ở khắp nơi tụ về, và chiến đấu với chính quyền Syria và quân Nga  như những đội quân thực sự có, địa bàn, có ranh giới mặt trận chứ không phải kiểu du kích hòa lẫn hay dạng da beo như ở Apganistan. Điều này làm mồi ngon cho không quân và vũ khí Nga.

3- Quân Nga sẽ dựa vào 300.000 quân chính qui của chính quyến Syria ,cùng    từng ấy dân quân, rồi còn có lớp quân tình nguyện Iran, và khoảng mươi ngàn tay súng Hecbolla (Palestine) để đảm bảo hậu phương trên đất Syria còn quyền kiểm soát chưa tới một nửa. Tóm lại quân Nga và quân chính quyền Damad có thắng quân đối lập thì thắng, chứ phe đối lập không còn cửa để thắng khi còn quân Nga ở đó. Khả năng quân Nga sa lầy khó xảy ra bởi lực lượng quân đội Nga đưa sang Syria không nhiều. Chủ yếu là bảo vệ và kỹ thuật khí tài, chứ không có quân bộ chiến.

4. Ở Apganistan thì 90% là đồi núi cheo leo hiểm trở, thuận tiện cho du kích chiến, nhưng chiến trường Syria thì 90% là sa mac mênh mông, không thuận cho du kích chiến và dễ bị không kích. Chiến trường rất thuận tiện cho việc không kích ồ ạt kiểu Nga...

5. Ta cũng xét cả ý nghĩa cuộc chiến này ở chính nước Nga, khi Hội Đồng Thượn Viện, cơ quan cho phép TT V. Putin đem quân đội ra nước ngoài chỉ với thời hạn 90 ngày thôi. Có thể gia hạn, và đây có thể là đòn lùi trong trường hợp nguy khốn như sa lầy chẳng hạn thì dùng chiêu hết hạn cho phép để rút quân đội về mà không bị nhục nhã.

6. Khả năng không bị sa lầy ở Syria còn ở chỗ, không có Hiệp Đinh nào ký kết  để Nga phải bảo vệ Syria giống như thời trước Liên Xô có các Hiệp Ước QS với các đồng mình, trong đó có Việt Nam. Sau khi sụp đổ thì nước Nga đã xóa hết các HĐ đó. Và khi không có cái gì để ràng buộc thì ông TT Putin sẽ thành kẻ không đáng tin chút nào. Và thực sự ông ta đem quân đến Syria không phải để cứu chế độ B.Assad  mà vì mục đích chứng tỏ mình thôi. Vậy thì bất cứ lúc nào thấy không thuận tiện thì quân đội Nga sẽ thăng đường về nước chớ chả dại ở đó làm gì để bị sa với chả lầy...

7. Quân của Xiry tự do sẽ đổi chiến thuật đánh du kích, và cần phải có vài năm để có thể làm cho quân Nga bị sa lầy ở Syria, nhưng có một làn ranh đỏ định hình cho số phận ông Putin là "đứng hình" vào năm 2018, năm bầu cử TT Nga, và cũng là năm sẽ chấm hết tất cả với V. Putin. Với kinh tế đi xuống, với cấm vận không dừng và nếu trước đó không xảy ra biến cố nào lật đổ ông ta thì 2018 đó cái thòng lọng sẽ siết vào cổ Putin đến mức mà ông ta còn không dám ra ứng cử chứ đừng nói là có cơ hội thắng cử TT lần thứ 4. Mọi sự sẽ xong sớm nên nếu còn quân Nga ở Syria thì cũng không lo bị sa lầy nữa vì thủ lĩnh Putin sẽ sa lầy trước. 

Tóm lại đó là các khả năng để nói Nga khó bị sa lầy ở chiến trường Syria, cũng như chiến trường này sẽ bế tắc, chẳng ai thắng ai được. Cho đến khi kẻ gây ra tất cả tai họa này, V. Putin với cái đầu hói tầm thường, sẽ đi về nơi xa lắm thì hai lò lửa còn lại trên thế giới này, ở Syria và Ucraina sẽ tự nhiên tắt ngấm. 

Cám ơn TS. Vũ Đan Thanh và chúng ta hãy chờ xem..

MTA

24/10/15

Ông đại tá Lê Thế Mẫu viết nhảm, và xuyên tạc lịch sử quá trời...

"Trên mặt trận chống IS - Các chính khách hàng đầu ở Mỹ ủng hộ chiến dịch không kích của Nga chống IS ở Syria" (https://www.facebook.com/daitalethemau/posts/1036126793110895)

MTA giật mình khi tình cờ đọc được một cái tít như trên ở nhà của một ông đại tá QĐND VN có tên là Lê Thế Mẫu bàn về tình hình thế giới. Làm gì có chính khách hàng đầu nào ủng hộ Nga không kích ở Syria. Chàng MTA cho rằng  chắc đây là đại tá rởm, đại tá giả danh chứ đại tá thật đâu có ngu rứa...


Nhưng đến khi đọc cả bài trên thì thấy tác giả quả là đại tá thật, và lại còn là một chuyên gia bình luận trên truyền hình về các vấn đề quốc phòng trên thế giới mới kinh chứ (hình). Thế nhưng độ ngu so với tầm một ông đại tá thì quả là ngu thật, vừa ngu lâu lại vừa ngu sâu...

Bài viết ngắn của ông về tình hình Syria thì nhảm, xuyên tạc sự thật, bóp méo bên này, bơm phồng bên kia và dựa trên tư liệu hay hiểu biết lịch sử vừa cạn vừa sai be, sai bét. Ta thử xem nhé..

Ông đại tá viết các chính khách hàng đầu ở Mỹ ủng hộ chiến dịch không kích của Nga chống IS ở Syria, và đưa lời của các ông cựu TT Mỹ Jimmy Carter, ông cựu BTQP Robert Gates, cựu ngoại trưởng Henry Kissinger...nói về việc nước Nga không kích ở Syria nhưng có thấy vị nào trong số này ủng hộ nước Nga đâu. Chỉ là những lời nhận định tình hình chung chung vậy mà ông đại ta nhà ta hô thành "Các chính khách hàng đầu ủng hộ", rồi cuối cùng cũng ông đại ta viết là "tiếc là họ đã về hưu rồi". Về hưu rồi mà lai là chính khách hàng đầu thì quả là vui thật. 

Rồi cuối cùng ông đại tá nhà ta mới đưa 1 ông "chính khách hàng đầu", ông Phil Butler nào đó của tạp chí “New Eastern Outlook” ra nói nhăng nói cuội để kết thúc màn râu ông nọ cắm cằm bà kia. Một kiểu lừa bịp, lộng giả thành chân như vậy để làm chi nhỉ ...

Ông đại tá sau khi trích dịch thì viết lời bình trong bài viết trên, và MTA không thể hiểu nổi một ông đại tá, tiến sĩ và là một cây binh luận trên truyền hình lại có những kiến thức u mê, lỗi thời đến như vậy, khi Ông viết :

"Trong những năm 1930, các tập đoàn tài phiệt Mỹ đã từng ủng hộ Hitler lên cầm quyền ở Đức rồi sử dụng ông ta làm tên lính xung kích phát động Chiến tranh thế giới lần thứ II nhằm tiêu diệt Liên Xô"
Ông đại tá ni chắc học ở Nga ngố về nên đến giờ vẫn còn ngố. Bên vực hay nâng bi cho Nga Xô thì cứ việc, chứ ai lại kết án các tập đoàn tài phiệt Mỹ ủng hộ và sử dụng Hitler làm tên lính xung kích phát động chiến tranh thế giới lần thứ 2 nhằm tiêu diệt Liên Xô. Tội gây chiến tranh thế giới lần 2 nặng lắm, mình ông Hitler chịu tội rồi giờ ông đại ta lại nói do các tập đoàn tài phiệt sử dụng Hitler làm xung kích, tức là đưa các tập đoàn tài phiệt Mỹ này lên làm chủ mưu đầu vụ thì làm sao đỡ cho nổi. 

Lại oan ức cho ông TT Mỹ F. D.Roosevelt quá khi ông Lê Thế Mẫu viết :

"Sau khi nhận thấy Stalin hoàn toàn có khả năng đánh bại Hitler sau chiến dịch chiến lược ở ngoại ô Moskva vào năm 1941, Franklin Delano Roosevelt chuyển sang đồng minh với Stalin để đánh bại Hitler và cùng với Liên Xô chia đôi “chiếc bánh gato” châu Âu, chấp nhận trật tự thế giới hai cực".

Có lẽ ông nên đọc lại lịch sử để có cái nhìn thời gian của lịch sử. Chính vì một loạt những thất bại kinh hoàng của Hồng Quân LX trước thế thắng chẻ tre của Đức Quốc Xã vào thời điểm 22/6 - 1/9/1941 ở tất cả mặt trận Xô - Đức, nhất là ở Ucraina, đặc biệt là sau cuộc hợp vậy vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới ở thủ phủ Ki ép (Đức bắt sống gần 1 triệu tù binh LX) thì nước Mỹ mới kinh hoàng nhận ra là Liên Xô hoàn toàn có thể bị Đức đánh bại, và Mỹ vội vàng cứu LX bằng những chuyến hàng khẩn cấp viện trợ vũ khí các loại cho LX qua ngả Iran. Và vũ khí các loại của Mỹ đsã có mặt ở trong trận đánh phòng thủ Moskva tháng 12/1941 rồi, chứ không phải như ông đại tá viết nhé. Ông có thể đọc điều đó trong Hồi Ký của các tướng Liên Xô.

Đoạn tiếp theo ông bình về tình hình Syria

"Không sớm thì muộn, Mỹ cũng sẽ phải hợp tác với Nga dưới hình thức này hay hình thức khác để tìm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria và có thể ở nhiều điểm nóng khác như Ukraine"

Điểm này thì ông đúng, nhưng nói trớt quớt huề tiền. Mỹ và Phương Tây luôn mong hợp tác để giải quyết tình hình ở Syria, hay Ucraina...nhưng vấn đề là nước Nga có chấp nhân đâu. Nước Nga chỉ cần trả lại cho Ucraina vùng Donbat ,Luhansk, và Crimea, đưa về nguyên trạng năm 2013 là xong. Còn đàm phán theo điều kiện chịu cho Nga xâm lược các vùng đất trên của Ucraina thì không bao giờ có. Dù sớm hay muộn.

Cuối cùng của bài viết, ông đại tá này viết sai be bét từ đầu đến cuối, thì ông viết :

 "Tổng thống Mỹ B.Obama đã từng cho biết, không có sự hợp tác của Nga thì Mỹ không thể ký kết được thỏa thuận lịch sử giữa Nhóm P5+1 với Iran đề hóa giải hồ sơ hạt nhận của Tehera sau hơn 10 năm bế tắc."

Oh. Đúng là không có sự hợp tác của Nga thì Mỹ sẽ không ký thỏa thuận lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1. Nhưng Mỹ sẽ ký thỏa thuận lịch sử giữa Iran và nhóm...P4+1 (không có Nga)..

Rồi điều sai cuối cùng trong bài viết toàn sai của ông đại ta  :

Năm 2013, nếu không có sáng kiến của Tổng thống Nga V.Putin đề xuất thì thế giới cũng đã không thể huy bỏ kho vũ khí hóa học của Syria."

Oh. nếu không có "sáng kiến" của TT Nga Putin đề xuất thì thế giới cũng không hủy bỏ kho vũ khí hóa học của Syria. Vì nếu không có ông Putin tham gia "sáng kiến" ấy thì chế độ B.Anssat của Syria đã tiêu tùng vì lệnh xuất kích của máy bay Mỹ không kích Syria đã sắp sửa bắt đầu dội bom vì nghi án Syria dùng vũ khí hóa học rồi. Nếu hồi đó ông Putin đừng chõ miệng vào "sáng kiến" thì giờ này đâu còn lò lửa chiến tranh ở Syria, đâu có IS, đâu có khủng hoảng di dân như bây giờ...

Ông đại tá Lê Thế Mẫu mến. Là một người có trọng trách tuyên truyền thì cũng phải đặt trên các giá tri lịch sử chân thực, chứ cứ làm sử với làm thời sự kiểu cố tình sai như ông thì liệu lớp trẻ có còn yêu thích lịch sử, tin vào lịch sử nữa không ? Ông bàn thời sự hay ông giết thời sự, ông bàn sử hay giết sử mà viết có một bài ngắn thôi mà đã xuyên tạc đến vậy sao ?

Ông đừng có lên TV để đem dối trá nhét vào tai người nghe nữa...

MTA

Lại có thêm Anh Hùng Nghĩa Hiệp ngược...

Anh hùng nghĩa hiệp là những người thấy sự bất công, bất bình thấy kẻ xấu bắt nạn người yếu, phụ nữ...thì mặc dù chẳng có liên quan gi đến mình nhưng cũng nhảy vào bênh vực, và trừng trị cái kẻ ỷ mạnh hiếp đáp người yếu kia. Hành động hào hiệp đó dần dần thiên về việc cứu giúp những người phụ nữ thân cô thế cô đang gặp nạn, nhất là qua câu chuyện tình đẹp Lục VânTiên tả xung hữu đột đánh bọn cướp cứu nàng Nguyệt Nga. Hành động ấy được dân gian ca ngợi như những hành động của bậc trượng phu, hào hiệp, vô tư cho dù hơi ngu (vì đâu phải ai cũng may mắn giống chàng Vân Tiên cứu ngay được người đẹp Nguyệt Nga để nên nghĩa vợ chồng đâu. Nhiều người cũng tả xung hữu đột cứu người đẹp rồi chẳng có được tiếng cám ơn, đôi khi xui rủi còn bị cả người đẹp đang bị hiếp đáp lẫn kẻ đang hiếp đáp hùa lại chửi cho vì cái tội vô duyên nhúng mũi vào chuyện vợ chồng người ta) Nhưng đó là nét đẹp truyền thống mà dân gian thường gọi là hành động nghĩa hiệp, và những người đàn ông ra tay cứu giúp phụ nữ đó là anh hùng nghĩa hiệp...


Nhưng qua vụ "đạo thơ" vừa rồi thì chúng ta thử ta thấy nghĩa hiệp thật thì ít, mà nghĩa hiệp ngược thì đông như quân Nguyên. 

Nàng thơ PHT làm chi đó bị ngã ngựa thì người nghĩa hiệp không cần biết vì sao nàng ngã ngựa, hoặc có biết thì cũng coi như không biết mà cứ hãy đưa tay đỡ nàng dậy, xem có thương tích gì không ? Hỏi nguyên nhân làm sao nàng ngã ngựa để làm gì ? Bộ cứ phải biết nguyên nhân, phải biết tốt hay xấu thì mới cứu sao ? Nói văn vẻ một chút thì chúng ta hành động nghĩa hiệp không phải vì cái tên PHT của cô ta, mà hành động nghĩa hiệp vì giới tính của cô ta, và cả vì giới tính của chính mình nữa....

Và ta thấy những người đồng nghiệp với nạn nhân đa phần đều im lặng, hoặc lên tiếng nhẹ nhàng, hoặc nói cho câu chuyện nhẹ nhàng đi. Đó thực sự là những con người nghĩa hiệp trượng phu bởi chính sự im lặng của mình. Người có tri thức phải lên tiếng với các vấn đề xã hội nhưng cũng phải có văn hóa để lên tiếng hay không lên tiếng. Phải lên tiếng khi cường quyền hay phái mạnh phạm lỗi, nhưng cần đắn đo suy xét khi  đối tượng quá yếu hoặc là phụ nữ. Trân trọng người phụ nữ tức ta biết trân trọng mình. Tấn công thô bạo thái quá một người phụ nữ, và tấn công khi họ ngã ngựa rồi và vào một cái lỗi (nếu có) thì cũng thuộc về đạo đức nghề nghiệp chứ không phải là  lỗi hình sự như giết người, cướp của, đốt nhà giặt chồng ai cả.. thì có phải việc làm đáng để tự hào với một người đàn ông không ? Có phải là hành động văn hóa của một người có văn hóa hay không ?

 Sự thật của vụ này như thế nào thì ai cũng biết, kể cả trẻ con cũng biết.Chính vì vậy mà họ không lên tiếng, không xoáy sâu thêm nữa vào nỗi đau của người lầm lỗi. Họ không lên tiếng bởi tính đàn ông nghĩa hiệp trong con người họ mách bảo họ rằng, người phụ nữ gây lỗi lầm  ấy sẽ phải trả giá rồi, đừng bắt họ phải trả thêm giá nữa. Đó mới chính là những con người nghĩa hiệp, và sự im lặng của họ cũng là hành động anh hùng nghĩa hiệp rồi.

Nhưng ở đời có Thach Sanh thì cũng có Lý Thông. Bỗng dưng ào ào xuất hiện đông như quân Nguyên những anh hùng nghĩa hiệp nhưng là nghĩa hiệp ngược, xông ra để đánh hôi, đánh góp người đã ngã ngựa. Và buồn thay lại vốn là đồng đạo với nạn nhân. Họ hung hăng con bọ xít nhảy ra xem nạn nhân đã chết chưa, chưa chết thì dìm cho chết luôn. Họ viết bài, phân tích đánh giá  nhận định, để rồi kết luận cũng như không. Thiên hạ biết cả rồi. Họ đặt 2 bài thơ, so sánh từng câu chữ, ý thơ tứ thơ để rồi kết luận cũng như không. Thiên hạ biết cả rồi. 

Nhưng có những ông còn làm nhục cả cánh đàn ông lẫn tư cách người cầm bút khi so sách việc đạo thơ này như là làm điếm, thậm chí còn cho là tệ hơn làm điếm. Điều này thì thiên hạ không biết. Không biết là ông hèn đến mức đó...

Chưa đủ cho hoạt cảnh bi hài "Trăm thằng xúm đánh một con", thì mới đây lai có một anh hùng nghĩa hiệp ngược nữa tham gia cuộc đấu tố đang đến hồi cao trào. Ông nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, HN (hình) và cũng là người chấm giải thưởng cho tác phẩm Sẹo đoạt giải thì này cũng nhảy đánh góp, cho nạn nhân thêm một nhát thành "sẹo", khi nói đã nghi nghi tác phẩm (đạo văn) rồi. 

Ô, hô...tưởng ông có gì mới ai dè chuyện cả nước biết rồi, nhưng lại nói theo giọng :"Bàn đề sau khi xổ", . Lạ nhỉ ? Đã nói trước, đã nghi nghi sao còn chấm cho đậu. Đến khi chuyện đổ bể thì chẳng có lời xin lỗi, mà lại nói kiểu như "Tôi thấy nghi nghi rồi". Ông này không chỉ nghĩa hiệp ngược, mà còn là nghĩa hiệp ngu nữa. Chém cho nạn nhân một sẹo, ông cũng chém vào chân mình một sẹo.

Và MTA xin tặng cho nàng thơ PHT, và các nàng thơ khác hai câu thơ bất hủ :

Kiếp sau nếu có làm thơ,
Thì đừng là nhi nữ kẻo gặp phải bọn nghĩa hiếp (nghĩa hiệp)

MTA

23/10/15

Mất cắp - Phạm Đình Trọng


Nhà thơ bị mất cắp một bài thơ thì cả thế giới mạng người Việt xôn xao như cả thế giới người Việt bị mất cắp thơ, dồn dập lên tiếng. Cả hệ thống báo chí lề Dân, lề Đảng vào cuộc vụ mất cắp thơ nhỏ nhặt. Những nhà nọ, nhà kia, học giả, học thật xúm vào vụ mất cắp thơ cỏn con.
Nhà văn Phạm Đình Trọng

Nhân dân bị mất cắp trắng tay thì chỉ có số ít người đau đớn, xót xa lên tiếng trong lẻ loi, đơn độc, giữa trùng trùng bạo lực hung hãn đàn áp.
Nhân dân bị đánh cắp mất quyền làm chủ đất nước, quyền làm chủ giang sơn gấm vóc, quyền làm chủ nhà nước. Quyền lực Nhân dân cũng như Hiến pháp đất nước là những giá trị tối cao của một quốc gia bảo đảm sự lành mạnh, ổn định và bền vững của đất nước thì cả quyền lực Nhân dân và Hiến pháp đất nước đều bị đánh cắp.
Hiến pháp là văn bản pháp luật nền tảng của luật pháp đất nước. Hiến pháp bảo đảm quyền lực của Nhân dân được thực thi trong cuộc sống, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân với đất nước và xã hội thì Hiến pháp đã trở thành Đảng pháp (Đảng quy). Chỉ một Điều 4 trong các bản Hiến pháp của nhà nước Cộng sản Việt Nam đã chuyển giao toàn bộ quyền lực của Nhân dân cho đảng Cộng sản. Hiến Pháp bị đánh tráo. Quyền lực của Nhân dân bị đánh cắp.
Nhân dân mất Hiến pháp, mất quyền lực là mất tất cả. Mất trắng mắt, trắng tay. Mất từ cái riêng đến cái chung. Mất quyền sở hữu mảnh đất hương hỏa của cha ông. Mất những giá trị làm Người. Mất quyền Công dân. Người Dân vẫn cầm lá phiếu đi bầu cử nhưng chỉ là rô bốt, bầu theo ý quyền lực đã định trước. Đến mất cả quyền làm chủ giang sơn, làm chủ vận mệnh đất nước. Người Dân sống trên mảnh đất của cha ông mình để lại, sống trên mảnh đất mồ hôi xương máu của chính mình gây dựng lên mà như sống tạm, sống nhờ, được ngày nào biết ngày đó. Người Dân sống trên quê hương đất nước máu thịt của mình có lịch sử oai hùng do cha ông mình và chính năm tháng cuộc đời mình viết lên mà như kẻ lưu vong nơi đất khách quê người.
Gần ngàn tờ báo các loại. Báo giấy. Báo tiếng. Báo hình. Trong đó có hàng trăm tờ báo sống nhởn nhơ bằng tiền thuế của Dân. Nhân dân bị mất đau như vậy, các tờ báo đều làm ngơ.
Hàng trăm ngàn trí thức được học hành trong nước, ngoài nước nhờ tiền thuế của Dân, nhận lương lậu bổng lộc hậu hĩ từ tiền thuế của Dân. Dân bị mất đau như vậy, trí thức ngậm miệng ăn tiền.
Báo chí làm ngơ, trí thức ngậm miệng trước nỗi đau của Nhân dân, của dân tộc bởi vì chính họ cũng bị mất cắp cái lớn lao, quí giá là quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận. Cái lớn, cái quí của chính mình cũng bị mất cắp mà không kêu được thôi đành la lối những cái mất cắp vặt vãnh mà quên đi cái mất cắp không dám kêu!
P.Đ.T.

Điểm giới hạn khiến những kẻ độc tài sụp đổ

Theo secretchina

Gaddafi từng làm do người dân Libya xem ông ta như thần thánh, như cha mẹ, làm cho tất cả mọi người tin sự thống trị của ông Thiếu tá này quả vô cùng từ bi, chỉ cần ông ta còn sống thì việc thống trị thêm tám hay mười năm nữa cũng không thành vấn đề. (Ảnh: Wiki)

Gaddafi từng khốn khổ vật lộn hơn 6 tháng, có không ít người vẫn tin ông ta có thể vực dậy được, nhưng chỉ trong một đêm khi thủ đô Tripoli bị phe phản đối đánh chiếm, vậy là Gaddafi bốc hơi khỏi thế gian, chính quyền của ông ta tan rã.

Sự việc khiến các chuyên gia phân tích chính trị phải kinh ngạc:

Tại sao không thể có một cuộc chiến kéo dài?
Tại sao không thể có trận chiến oanh liệt trên đường phố?
Tại sao không thấy sử dụng vũ khí bí mật?
Các đội quân tinh nhuệ đâu rồi?
Đám lính đánh thuê mỗi ngày lĩnh hơn 1000 đô la và những nữ vệ sĩ xinh đẹp võ nghệ cao cường tại sao không thấy?

Cuộc chiến tại Iraq vào 8 năm trước, người ta cũng bàng hoàng như không dám tin vào việc chính quyền Saddam sụp đổ quá nhanh. Một số những chuyên gia chính trị xưa nay quen đồng tình và ngưỡng mộ kẻ độc tài, vì thế mà hụt hẫng vì dự đoán sai lầm liên tục của họ. Nguyên do vì họ không hiểu rằng sự thống trị độc tài thường có vẻ bề ngoài gợi cảm giác mạnh mẽ, nhưng nó có điểm giới hạn của nó, khi điểm giới hạn này đến thì hệ thống sẽ tự tan rã mà không gì có thể cứu vãn được, có khi chỉ trong một đêm ngắn ngủi.

Như vậy, điểm giới hạn để chế độ độc tài tan rã là gì? Làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ hiểu thủ đoạn mà độc tài duy trì thống trị là gì? Thực ra điều này rất đơn giản. Từ cổ chí kim, những kẻ độc tài có thể duy trì được quyền lực đều nhờ vào hai cách: một là khủng bố, hai là dối trá.

    Khi người dân không còn sợ hãi và không còn tin vào những lời dối trá, đó chính là điểm giới hạn báo hiệu chế độ độc tài chuẩn bị tan rã.

Từ sự tan rã của Liên Xô cũ hùng mạnh cho đến Ben Ali, Mubarak hay Gaddafi đều chung kết cục như thế. Saddam tàn bạo của Iraq 8 năm trước cũng khiến vô số người dân Iraq run rẩy, nhưng khi mọi người không còn khiếp sợ, họ lập tức ra phố kéo đổ tượng của ông ta. Các nơi khác như Tunisia, Ai Cập, Libya, Syria cũng tương tự. Tuy người dân những quốc gia này biết sự tàn nhẫn của chế độ độc tài, tuy hiểu rõ việc lật đổ những ‘bạo chúa’ này phải đổ nhiều máu, nhưng trước khát vọng tự do họ quên hết sợ hãi, khi hiểu được sự thật và nhận rõ bộ mặt của kẻ độc tài, đó chính là lúc điểm giới hạn của độc tài và ngày tàn của ‘bạo chúa’ đang đến gần.

Thế nhưng, cho dù điểm giới hạn đến thì cũng không có nghĩa thống trị của kẻ độc tài sẽ ngay lập tức kết thúc, điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ và khách quan như: mức tàn nhẫn của kẻ độc tài, độ giác ngộ của nhân dân, độ mạnh yếu của lực lượng.

Ví dụ Tunisia, sau 30 ngày nhân dân ra đường thì Ben Ali phải bỏ trốn; còn Ai Cập thì sau 18 ngày, ông Mubarak phải từ chức; Gaddafi chống chọi được hơn 6 tháng khiến nhiều người bất ngờ. Vì mọi người đánh giá không đúng mức độ tàn bạo của Gaddafi, không nghĩ đến ông ta lại gian ác như thế, vì bảo vệ quyền lực mà không ngần ngại bắt tổ quốc phải hủy diệt cùng ông ta. Về điểm này ông ta không thua gì Hitler.

    Khi Hitler sắp chết đã bắt cả những đứa trẻ mới hơn mười tuổi lên tiền tuyến; còn Gaddafi bắt tất cả phụ nữ phải cầm vũ khí bảo vệ cho ông ta. Những kẻ bệnh hoạn và ác quỷ này đã mất hoàn toàn nhân tính, dù cho chống đỡ được một thời gian, nhưng số phận của họ còn ô nhục và thê thảm hơn nhiều so với những tên độc tài đầu hàng sớm.

Nhưng cho dù kẻ độc tài tàn nhẫn thế nào, vùng vẫy thế nào, chỉ cần điểm giới hạn sụp đổ đến gần: lúc mọi người không còn sợ hãi, không còn tin vào những lời dối trá, đó là lúc ấn định sự sụp đổ của kẻ độc tài. Điều khác nhau chỉ là những tháng ngày sống lây lất với chút hơi tàn của họ dài hay ngắn mà thôi.

Một số chuyên gia của chúng ta luôn dự đoán sai lầm, không phải vì họ thiếu tri thức chuyên môn chuyên nghiệp mà là thiếu lương tri, họ bị mê tín vào sức mạnh của kẻ độc tài, xem nhẹ sức mạnh của chính nghĩa và nhân dân. Và có thể trong khi dự đoán, về cơ bản họ không chú ý đoán kết quả. Kỳ thực, vận mệnh sụp đổ của những kẻ độc tài này, như một hệ quả tất yếu, đã được an bài, cho dù có xảy ra chiến sự ác liệt trên đường phố cũng chỉ là sự vật vã hấp hối trước lúc chết mà thôi.

Khi có một tên độc tài nối gót sụp đổ, có người lại hỏi: Tại sao những tên độc tài này không giác ngộ từ sớm? Nếu biết buông đao đồ tể sớm một chút, trả lại quyền cho dân, số phận của chúng đâu đến nỗi thê thảm như thế?

Phải hiểu rằng, tất cả những tên độc tài đều có một điểm chung, đó là xem quyền lực như tính mạng của mình. Đối với họ thì quyền lực là tất cả, mất quyền lực tức là mất tất cả. Đặc biệt, vì những tên độc tài phạm tội ác nghiêm trọng với nhân dân, nếu họ để mất quyền lực là lập tức sẽ bị xét xử, bị tính sổ, vì thế để giữ quyền lực họ sẽ không từ thủ đoạn, chuyện tày đình nào chúng cũng có thể nghĩ ra. Gaddafi thề sống chết với quyền lực, cho dù phải biến tổ quốc thành biển lửa ông ta cũng bất chấp.

Thực tế chỉ ra rằng, không thể hy vọng những kẻ độc tài của các quốc gia này vì trông thấy tình cảnh thê thảm của những tên độc tài kia mà chủ động thuận theo xu thế thời đại, chấm dứt nền thống trị độc tài. Ngược lại, chúng luôn rút ra bài học từ những thất bại của kẻ độc tài trước: Chẳng phải vì nhân dân không còn sợ hãi kẻ độc tài nên nổi dậy chống lại hay sao? Chẳng phải vì nhân dân hiểu sự thật nên không còn tin vào những lời dối trá hay sao? Được thôi, vậy ta sẽ làm cho nhân dân phải khiếp sợ hơn nữa, sẽ làm cho nhân dân mãi mãi ngu muội vô tri. Biện pháp là phải dùng công cụ bạo lực mạnh hơn nữa, một là phải khống chế quân đội, hai là phải kiểm soát thông tin dư luận, tăng cường độ tẩy não nhân dân để những lời dối trá mãi mãi không bị vạch ra. Nhưng chúng không biết rằng, mất lòng dân tức là mất lòng quân, lòng dân ủng hộ hay phản đối sẽ quyết định lòng quân như thế. Khi kẻ thống trị mất hết lòng dân thì liệu có tồn tại một quân đội mãi mãi trung thành với chúng không? Quân đội mà không được nhân dân ủng hộ thì có thể đánh thắng trận được không?

Mubarak từng trông chờ quân đội của ông ta sẽ giúp ông ta trấn áp nhân dân, thế nhưng tại quảng trường quân đội không những không nổ súng mà còn tung hô khẩu hiệu hòa cùng quần chúng nhân dân. Đội cảnh vệ nước Cộng hòa từng nhất mực trung thành với Saddam, nhưng rồi cũng lột quân trang, ném vũ khí và bỏ đi mất tích trước khi quân Mỹ đánh vào Baghdad. Khi Saddam bị lôi từ dưới hầm lên, không một binh sĩ nào ở bên cạnh bảo vệ cho ông ta. Ông Gaddafi dùng đô la Mỹ, vàng thỏi để chiêu mộ lính đánh thuê, nhưng khi Gaddafi không còn khả năng cung cấp tiền và vàng cho chúng, chỉ trong một đêm là chúng bay đi mất. Vì thế, nhìn vào lịch sử xưa nay, một chính quyền dựa vào quân đội và bạo lực để tồn tại thì không thể nào lâu dài, vì thiên chức của quân đội không phải để bảo vệ ‘bạo chúa’ mà là để bảo vệ nhân dân, khi một ‘bạo chúa’ muốn dùng quân đội để trấn áp nhân dân của mình, nghĩa là tên ‘bạo chúa’ này đang muốn tiến gần đến sự diệt vong.

Còn dựa vào dối trá lừa gạt để duy trì thống trị thì càng không thể tồn tại được lâu, vì khoảng cách giữa dối trá và sự thật là rất mỏng manh, cây kim trong bọc lâu ngày sẽ lộ ra, bất kỳ lời dối trá nào cũng sẽ đến lúc bị lột trần. Thế nhưng kẻ độc tài lại mê muội với sự dối trá và bạo lực. Thực tế, dường như một tên độc tài không chỉ bản thân hắn là cao thủ dối trá mà còn đào tạo thêm hàng loạt chuyên gia dối trá.

Ví dụ như Đức Quốc xã có Goebbels, Iraq có Al-Sahaf, Libya có Ibrahim, còn loại tướng quân như “Trương Cáp Phu” ở Trung Quốc thì rất nhiều. Những tên độc tài và chuyên gia dối trá của họ ngoài có da mặt dày ra thì còn có đặc điểm chung là đã đạt đến cảnh giới là chính bản thân họ cũng bị mình lừa dối: như Goebbels cùng với giấc mộng hão huyền được dệt bằng sự dối trá của lãnh tụ bị thất bại khiến ông ta phải tự sát mà chết. Cho đến chết ông ta vẫn không tin một người được thần linh bảo vệ như Hitler tại sao có thể thất bại? Gaddafi thì dùng Sách xanh để lừa bịp nhân dân, nhưng quyển sách này cũng lừa chính bản thân ông ta, cho đến khi phải sống lưu vong nhưng ông ta vẫn tin người dân Libya vô cùng yêu quý mình. Còn chuyên gia của Trung Quốc khi không được chứng kiến cuộc trường kỳ kháng chiến trên đường phố, họ vẫn tin Libya đang áp dụng chiến tranh du kích, sẽ có cuộc chiến lâu dài.

    Sau khi quen với nói lời dối trá thì chính bản thân kẻ nói dối không chỉ mất năng lực tư duy mà còn vô cùng khó khăn trong nhận diện sự thật.

Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin và thế giới mạng ngày nay, kẻ thống trị ngày càng khó nói dối. Chúng có thể lừa chính bản thân mình và một thiểu số người ngây ngô, nhưng muốn lừa tất cả mọi người trong một thời gian dài thì không thể làm được. Nếu vào thập niên 50 hoặc cách đây 10 năm, Gaddafi làm do người dân Libya xem ông ta như thần thánh, như cha mẹ, làm cho tất cả mọi người tin sự thống trị của ông Thiếu tá này quả vô cùng từ bi, chỉ cần ông ta còn sống thì việc thống trị thêm tám hay mười năm nữa cũng không thành vấn đề. Nhưng thời thế đã khác, thời đại dựa vào một cuốn Sách xanh để lừa nhân dân trong hơn cả thập niên một đi không trở lại. Vì thế dù ông ta cố gắng kêu gọi người dân Libya ra phố nhưng không ai còn tin, mọi người chỉ ra phố để phá hủy tượng của ông ta, họ lùng bắt ông ta giống như lùng bắt một con chuột.

Khi ông Gaddafi về với đất, nhân dân toàn thế giới có thể hỏi: Kẻ xui xẻo tiếp theo sẽ là ai? Trong lịch sử phát triển nhân loại cho đến ngày nay, tất cả những kẻ độc tài đều nhanh chóng đi đến bờ vực của sự sụp đổ, những kẻ càng độc tài tàn bạo, càng đi đến bờ vực này với tốc độ nhanh hơn, không ai có thể thoát khỏi.

Tinh Vệ biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Sự cáo chung của tổ hợp công nghiệp quân sự

F-35 production

Nguồn: William J. Lynn III, “The End of the Military-Industrial Complex”, Foreign Affairs,
Vào cuối năm 2013, Google đã tuyên bố mua lại Boston Dynamics, một công ty cơ khí và rô-bốt được biết đến rộng rãi vì đã chế tạo nên BigDog, một loại rô-bốt bốn chân có thể hộ tống các binh sĩ tại những khu vực địa hình phức tạp. Dường như mọi sự chú ý sau đó đổ dồn vào gã khồng lồ Internet và câu hỏi khi nào thì tập đoàn này sẽ có thể bắt đầu chế tạo các loại rô-bốt. Tuy nhiên, tin tức tốt lành này của Google lại gây ra một mất mát rất lớn cho Bộ Quốc phòng. Mặc dù Google đã đồng ý tôn trọng các thoả thuận quốc phòng hiện có của Boston Dynamics, bao gồm các hợp đồng với Lục quân, Hải quân và Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ, công ty đã ám chỉ rằng sẽ không tiếp tục theo đuổi thêm bất cứ một hợp đồng nào cho quân đội nữa. Trên thực tế, điều này có nghĩa rằng Bộ Quốc phòng đã mất đi tính tiên phong của mình trong lĩnh vực rô-bốt tự động hoá, vốn đã từng hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát của Bộ trước đây.
Không có gì ngạc nhiên khi Google chi tiền để mua lại Boston Dynamics; sức tăng trưởng tiềm năng cũng như mức độ đầu tư của ngôi sao công nghệ này vào nghiên cứu và phát triển (R&D) vượt trội hơn rất nhiều so với bất cứ công ty quốc phòng nào khác. Giá trị thị trường của Google là gần 400 tỷ USD, hơn gấp đôi so với giá trị của cả General Dynamics, Northrop Grumman, Lockheed Martin và Raytheon cộng lại. Và với khoảng 60 tỷ USD mà Google có trong tay, gã khồng lồ này có thể mua cổ phần chi phối của hầu như tất cả các tập đoàn quốc phòng kể trên.
Google có thể không cần tới các hợp đồng quốc phòng, nhưng Lầu Năm Góc cần nhiều hơn các mối quan hệ tốt đẹp với những công ty như Google. Chỉ có khu vực tư nhân mới có thể cung cấp những công nghệ tân tiến nhất vốn giúp cho binh lính Hoa Kỳ tạo ra lợi thế độc nhất của mình trong suốt 70 năm qua. Và vượt lên trên cả việc ve vãn các công ty thương mại, Lầu Năm Góc cũng phải thích ứng với một nền công nghiệp quốc phòng toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, khi các công nghệ quốc phòng chủ chốt không còn là lãnh địa riêng của các công ty Hoa Kỳ nữa.
Ví dụ, hãy xem xét chiến đấu cơ F-35, một dư án được phát triển, tài trợ, và thử nghiệm bởi 9 quốc gia khác nhau: Australia, Ca-na-đa, Đan Mạch, Ý, Hà Lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Hoa Kỳ. Cũng giống như việc Google thâu tóm Boston Dynamics, dự án phát triển F-35 đã đặt ra cả cơ hội và thách thức. Một mặt, Washington cần các đối tác quốc tế và đối tác thương mại để duy trì các chương trình phát triển vũ khí của mình, vốn có quy mô lớn nhất trong lịch sử. Theo một nghiên cứu của hãng tư vấn Booz & Company (bây giờ là Strategy&), hơn 1/3 chi phí mà Lầu Năm Góc sử dụng để tiếp nhận vũ khí trang bị dịch vụ là chi cho các công ty phi truyền thống như Apple hay Dell.
Mặt khác, quy trình tiếp nhận vũ khí trang bị lỗi thời của Bộ Quốc phòng khiến cho các công ty mới khó có thể tiến vào thị trường Hoa Kỳ. Lầu Năm Góc sẽ không thể duy trì được các rào cản gia nhập thị trường, đặc biệt khi quân đội Hoa Kỳ phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung cấp phi truyền thống để có thể giành được thế thượng phong về công nghệ trước các đối thủ của mình.
Tựu chung lại, thương mại hoá và toàn cầu hoá – đi kèm với sự suy giảm trong chi tiêu quốc phòng – đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ. Trong quá khứ, ngành công nghiệp này đã thích ứng tốt với sự thay đổi, cho phép Hoa Kỳ duy trì được sự thống trị về quân sự. Tuy nhiên, để thích ứng với một thời kỳ chuyển giao như hiện nay, Lầu Năm Góc dường như đang chậm chân.
Khởi đầu
Trong hai thế kỷ qua, nền công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ đã trải qua 3 giai đoạn khác biệt. Giai đoạn đầu tiên, kéo dài từ 1787 đến 1941, ngành này chủ yếu bao gồm các vũ khí khí tài cũng như các nhà máy đóng tàu thuộc sở hữu nhà nước, hỗ trợ bởi công nghiệp thương mại chỉ trong trường hợp có xung đột thực sự xảy ra (ví dụ như trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai).
Tuy nhiên, quy mô lớn chưa từng có của Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như sự bùng nổ của các công nghệ chiến tranh mới đòi hỏi một sự thay đổi mang tính quyết định. Năm 1942, Tổng thống Franklin Roosevelt đã thành lập Uỷ ban Sản xuất thời chiến (War Production Board), một cơ quan liên bang có nhiệm vụ tổng động viên các tập đoàn công nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ thời bấy giờ, chủ yếu thuộc ngành công nghiệp ô tô, tiến hành các dịch vụ thời chiến.
Bước vào đầu thế kỷ 20, chi tiêu quốc phòng trung bình vào khoảng 1% GDP, tăng lên vào khoảng 3% vào những năm 1930. Tuy nhiên trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, chi tiêu quốc phòng gia tăng chóng mặt, lên 40% GDP, và quốc phòng trở thành ngành công nghiệp lớn nhất quốc gia. Kết quả là, Hoa Kỳ vượt trội so các đối thủ với năng lực và nền tảng công nghiệp của mình.
Sau khi cuộc chiến kết thúc, Washington đã không giải tán ngành công nghiệp mà mình đã phát triển. Thay vào đó, các tổ hợp công nghiệp khồng lồ và đa ngành vốn sản xuất vũ khí trong thời chiến, bao gồm Boeing và General Motors, vẫn duy trì các bộ phận quốc phòng. Những công ty này, với sự góp mặt của AT&T, General Electrics và IBM sau này, đã dịch chuyển công nghệ một cách dễ dàng giữa các thị trường khác nhau.
Được hỗ trợ về mặt tài chính bởi Lầu Năm Góc, và hưởng lợi từ các chuỗi sản phẩm mang tính kế thừa liên tục, các công ty này tạo ra các công nghệ từ máy bay không người lái cho tới các loại kính nhìn đêm, một số các công nghệ đó thậm chí còn được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Ví dụ như hiện nay, hầu hết các loại xe hơi đều sử dụng GPS, có rất ít người Mỹ sống thiếu Internet – những đổi mới vốn được tài trợ bởi chính Lầu Năm Góc.
Giai đoạn thứ hai này – được đánh dấu bằng sự nổi lên của cái mà Tổng thống Dwight Eisenhower gọi là “tổ hợp công nghiệp quân sự” (the military-industrial complex) – kết thúc cùng với Chiến tranh lạnh, khi mà bức tường Berlin sụp đổ cùng với sự giải thể của khối Vacsava và Liên Xô khiến cho chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ sụt giảm nhanh chóng. Vào năm 1993, Bộ Quốc phòng đã mời các lãnh đạo công nghiệp tới Lầu Năm Góc để tham dự một “bữa ăn khuya cuối cùng” (last supper), khi mà Thứ trưởng Quốc phòng William Perry hối thúc họ thống nhất lại trước việc ngân sách đang sụt giảm mạnh.
Và giai đoạn thứ ba bắt đầu, khi ngành công nghiệp quốc phòng dịch chuyển từ các tổ hợp đa ngành, vốn có thể tận dụng các nguồn lực công nghệ mang tính thương mại, sang một số các công ty chuyên về quốc phòng và vẫn đang thống trị ngành này cho tới ngày hôm nay. Từ 1992 cho tới 1997, các hoạt động hợp nhất có giá trị tổng cộng 55 tỷ USD đã diễn ra. Với một vài ngoại lệ, các tổ hợp lớn đã rời khỏi ngành, bán đi những bộ phận sản xuất vũ khí quốc phòng. Cùng lúc đó, thế hệ những doanh nghiệp quốc phòng mới cũng bắt đầu bán đi các bộ phận thương mại của mình và thu nhận những công ty quốc phòng nhỏ hơn, thu hẹp hơn nữa số lượng các nhà cung cấp thiết bị quốc phòng tầm trung.
Bất chấp các thay đổi về luật lệ và một ngân sách đang thu hẹp, Bộ Quốc phòng di chuyển từ giai đoạn này qua giai đoạn khác mà không gặp trở ngại nào. Thông qua mỗi quá trình biến đổi, Lầu Năm Góc đã bảo vệ được những công nghệ quan trọng và tiếp tục hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên hiện nay, sức ép từ thương mại hoá và toàn cầu hoá đã bộc lộ những thiếu sót trong cấu trúc của ngành công nghiệp quốc phòng. Nếu Hoa Kỳ không thể thích ứng nhanh chóng với giai đoạn thứ tư này, lợi thế của ngành công nghiệp quốc phòng quốc gia sẽ nhanh chóng biến mất.
Đuổi bắt
Trong hơn một thập kỷ, các công ty quốc phòng Hoa Kỳ đã tụt lại phía sau rất xa so với các công ty thương mại lớn khác xét về đầu tư công nghệ. Mặc dù Lầu Năm Góc đã có lịch sử xuất khẩu nhiều công nghệ sang khu vực thương mại, nhưng hiện tại Lầu Năm Góc lại là nhà nhập khẩu ròng. Thực sự, các công nghệ thương mại thế hệ tiếp theo đã tiến trước rất xa so với những gì mà ngành công nghiệp quốc phòng có thể sản xuất từ lĩnh vực in 3D, điện toán đám mây, an ninh mạng, công nghệ nano, công nghệ rô-bốt và nhiều hơn nữa.
Thêm vào đó, công nghệ thông tin mang tính chất thương mại đã thống trị an ninh quốc gia ngày nay cũng tương tự như những gì mà nó làm được đối với khu vực tư nhân. Các binh sĩ ngày nay sử dụng điện thoại thông minh để thu thập các thông tin giám sát thời gian thực từ các máy bay không người lái và gửi tin nhắn cho các đồng đội của mình.
Để theo kịp các đổi mới mang tính thương mại sẽ là điều hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Ngân sách R&D của tất cả 5 nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Hoa Kỳ cộng lại (vào khoảng 4 tỷ USD, theo nghiên cứu của Capital Alpha Partners) cũng chưa bằng một nửa so với số tiền mà các công ty như Microsoft hay Toyota chi cho R&D trong vòng 1 năm.
Ngay cả khi kết hợp với nhau, 5 gã khổng lồ quốc phòng Hoa Kỳ này thậm chí còn không nằm trong top 20 các nhà đầu tư công nghiệp cá nhân toàn cầu. Thay vì tài trợ cho R&D, các công ty quốc phòng lại sử dụng phần lớn tiền mặt để chi trả cho cổ đông dưới dạng cổ phần hay cổ phiếu mua lại. Kết quả là, từ 2000 tới 2012, chi tiêu cho R&D tại các công ty quốc phòng hàng đầu Hoa Kỳ giảm từ 3,5% xuống xấp xỉ 2% lợi nhuận, theo Capital Alpha Partners. Các công ty thương mại hàng đầu, ngược lại, đầu tư trung bình 8% lợi nhuận vào R&D.
Dĩ nhiên, thị trường của ngành công nghiệp quốc phòng khác biệt với thị trường mang tính thương mại ở chỗ khách hàng – Lầu Năm Góc – tài trợ chủ yếu cho các hoạt động R&D. Thế nhưng khoản ngân sách này cũng đang bị thu hẹp. Các công ty quốc phòng vì thế trở nên miễn cưỡng khi đầu tư tiền của chính mình vào việc nghiên cứu vốn chưa chắc sẽ tạo ra được một sản phẩm rõ ràng nào đó, xuất phát từ sự không chắc chắn trong ngân sách của Lầu Năm Góc.
Bộ Quốc phòng nên thu hút các công ty thương mại, phần nhiều trong số họ sẽ không trực tiếp tìm kiếm các hợp đồng quốc phòng. Thay vào đó, Lầu Năm Góc đã làm cho quá trình đấu thầu cho trở nên khó khăn hơn khiến nhiều công ty trở nên e ngại, cho rằng quy trình không quen thuộc và dễ gây nản chí. Một vài công ty thậm chí tránh đấu thầu do họ không hứng thú với việc phải tuân theo những yêu cầu không cần thiết từ phía Lầu Năm Góc.
Ví dụ, một vài nhà phát triển phần mềm đã từ chối các công việc liên quan tới quốc phòng do họ sợ phải từ bỏ bản quyền đối với bất cứ sản phẩm nào mà họ làm ra. Các công ty khác thì do dự bởi các quy định phức tạp liên quan tới tiếp nhận vũ khí từ Chính phủ Hoa Kỳ. Ví dụ như các quy định về kiểm toán hay kiểm soát yêu cầu các công ty phải thành lập những hệ thống kế toán mới và tốn kém, vượt quá những gì mà họ cần cho những hoạt động thương mại đơn thuần. Chi phí phụ thêm này khó mang lại hiệu quả đối với những chương trình mà từ giai đoạn phát triển tới sản xuất thực tế kéo dài cả chục năm hay thậm chí lâu hơn.
Các quan chức đã thảo luận về việc xem xét toàn diện chương trình tiếp nhận vũ khí Byzantine của Lầu Năm Góc trong hàng thập kỷ và đã đưa ra những cải cách tuy khiêm tốn, bao gồm dựa nhiều hơn vào hạch toán chi phí cũng như các cuộc thử vũ khí độc lập. Tuy nhiên những gì mà Lầu Năm Góc đạt được không bắt kịp với tốc độ phát triển           nhanh chóng của công nghệ và những thay đổi mang tính chất công nghiệp của khu vực thương mại. Các cải cách trong tương lai nên tập trung vào việc giảm bớt các rào cản tiếp cận thị trường cho các công ty thương mại hơn là chỉ đơn thuần cải thiện chi phí và bắt kịp xu thế. Lầu Năm Góc có thể thu hút các công ty như Google bằng cách giảm bớt độ nghiêm ngặt trong các quy định về bản quyền, hợp lý hoá các yêu cầu về kiểm toán và kế toán, và rút ngắn các chu kỳ phát triển sản phẩm. Giữ nguyên như tình trạng hiện nay chỉ đào sâu thêm khoảng cách giữa Washington và Thung lũng Silicon.
Bước ra khỏi đường biên
Trong khi những phát minh công nghệ đang được thương mại hoá nhiều hơn, chúng cũng dần mang tính chất toàn cầu. Trong khu vực tư nhân, một sản phẩm – ví dụ như iPhone – chứa đựng công nghệ xuất phát từ mạng lưới các nhà cung ứng trên toàn cầu. Tương tự như thế, một số hệ thống vũ khí, ví dụ như máy bay F-35, được hình thành dựa trên một sự hợp tác mang tính toàn cầu.
Thế nhưng công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ vẫn chưa tận dụng được lợi thế từ quá trình này, một phần là do một số quan chức chính phủ lo sợ rằng toàn cầu hoá sẽ mang việc làm ra khỏi nước Mỹ và ảnh hưởng đến các công nghệ quốc phòng then chốt. Những nỗi sợ như vậy là không hợp lý và cho thấy một sự thiếu tầm nhìn. Một ngành công nghiệp quốc phòng mang tính toàn cầu hoá hơn sẽ trở nên lớn hơn và mạnh mẽ hơn, và sẽ giúp Hoa Kỳ tiếp cận được nhiều hơn, chứ không phải ít hơn, những công nghệ hàng đầu.
Để so sánh, hãy xem xét xu hướng của ngành công nghiệp ô-tô của Hoa Kỳ. Các công ty ô-tô của Nhật Bản bắt đầu mở các nhà máy sản xuất ở Hoa Kỳ vào những năm 1980. Ngày nay, số lượng các nhà máy ô-tô nước ngoài trên lãnh thổ Hoa Kỳ là gần như tương đương với số lượng các nhà máy ô-tô của chính các doanh nghiệp nội địa.Honda hiện nay xuất khẩu nhiều xe hơi hơn từ Hoa Kỳ so với nhập khẩu từ chính Nhật Bản. Và định nghĩa một chiếc xe là xe hơi của Mỹ hay là xe nhập khẩu từ nước ngoài đang dần bị lu mờ, tạo ra một ngành công nghiệp trong đó các nhà sản xuất nước ngoài thuê hàng ngàn người Mỹ và các công ty Mỹ lại chứng kiến một sự gia tăng nhanh chóng về doanh số bán hàng ở nước ngoài. Ví dụ như Honda và Toyota hiện nay sản xuất 7 trên 10 mẫu xe có tỉ lệ phần trăm các bộ phận được sản xuất bên trong Hoa Kỳ lớn nhất, và nhà máy BMW ở Nam Carolina đã trở thành nhà xuất khẩu xe hơi made-in-U.S lớn nhất đất nước.
Ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ vẫn chưa mở cửa để đón nhận toàn cầu hoá với cách thức tương tự. Trên chiến trường, quân đội Hoa Kỳ chiến đấu cùng các đồng minh của mình, với các binh sĩ được huấn luyện cùng nhau và chia sẻ chung thông tin tình báo. Thế nhưng Bộ Quốc phòng vẫn thường từ chối các công nghệ và sản phẩm được làm ở nước ngoài – đôi khi với một cái giá khá đắt cho người đóng thuế tại Hoa Kỳ.
Ví dụ, trong những năm đầu thế kỷ này, Lầu Năm Góc tìm cách phát triển một hệ thống pháo mới, được gọi là “the Crusader”, thay vì chỉ cần chấp thuận một thiết kế rất thiết thực của Đức vốn đáp ứng hầu hết, nếu không nói là tất cả, các yêu cầu của Hoa Kỳ. Bộ Quốc phòng cuối cùng phải từ bỏ chương trình vào năm 2002 khi mà chi phí đã vượt quá khả năng chi trả, làm lãng phí 2 tỷ USD và khiến cho Lục quân phải tìm cách nâng cấp các loại pháo cũ kỹ hơn nhiều.
Để đạt được lợi ích từ các khoản đầu tư cũng như đổi mới công nghệ của đồng mình, Lầu Năm Góc cần phải mở cửa cho các thiết kế và công nghệ từ nước ngoài. Hoa Kỳ không cần phải là nguồn gốc của tất cả những công nghệ quân sự tiên tiến nữa, và trên thực tế, việc thu hút các công ty nước ngoài sẽ giúp chia sẽ các gánh nặng về chi phí phát triển, ví dụ như trường hợp của F-35.
Thích nghi để tồn tại
Trong khi tất cả những thay đổi xảy ra bên ngoài ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ, có một sự thay đổi hiện diện rõ ràng bên trong ngành này: ngân sách quốc phòng đang sụt giảm. Quá trình rút quân khỏi Afghanistan và Iraq, cũng như khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã khiến cho ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ giảm 20% trong vòng 5 năm qua.
Cắt giảm ngân sách một mình nó sẽ không thể tạo ra thay đổi về mặt cấu trúc bên trong ngành; tuy nhiên khi kết hợp với thương mại hoá và toàn cầu hoá công nghệ quốc phòng, thay đổi là điều khó tránh khỏi. Thay đổi sẽ bao gồm quá trình hợp nhất trong ngành cũng như sự suy giảm đồng thời về tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.
Quả thực, sức cạnh tranh của các hợp đồng quốc phòng đã đạt mức thấp nhất trong lịch sử, khiến cho Lầu Năm Góc gặp khó khăn trong quá trình biến tiền thuế của người dân trở thành những khoản đầu tư hiệu quả nhất. Trong khi Lầu Năm Góc đã từng kêu gọi hai hoặc ba công ty cạnh tranh nhau trong các chương trình vũ khí chủ chốt, thì hiện tại việc mở thầu một hợp đồng với nhiều hơn một nhà cung cấp là khá khó khăn. Kết quả là, vào năm 2012, hơn một nửa các hợp đồng dành cho cả hải quân và không quân không có bất cứ một sự cạnh tranh nào.
Nếu như Lầu Năm Góc cho phép các công ty thương mại và công ty nước ngoài tiếp cận ngành một cách dễ dàng hơn, tính cạnh tranh sẽ gia tăng nhanh chóng.
Ví dụ, BAE Systems, một công ty quốc phòng của Anh đã trở thành một trong những nhà cung cấp lớn nhất cho Lầu Năm Góc, đã giúp cho phân khúc xe chiến đấu trở nên đa dạng hơn. Tương tự, trong quá trình tìm kiếm một loại máy bay tiếp dầu mới, công ty chế tạo máy bay Châu Âu Airbus trở thành một lựa chọn phù hợp để thay thế Boeing. Gia tăng tính cạnh tranh sẽ giúp Lầu Năm Góc tiếp nhận các công nghệ tốt nhất với chi phí thấp nhất và cũng sẽ cho phép Hoa Kỳ thể hiện mức đổ mở cửa thị trường trong bối cảnh ngân sách bị cắt giảm khiến cho các công ty quốc phòng của Hoa Kỳ phải tìm kiếm lợi nhuận ở nước ngoài.
Khi mà các quan chức tại Washington coi trọng cải cách, không còn nhiều thời gian đễ lãng phí. Đối với cả ngành công nghiệp quốc phòng và trên thế giới nói chung, tốc độ thay đổi đã gia tăng. Giai đoạn đầu tiên của công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ kéo dài hơn 150 năm, giai đoạn hai là gần 50 năm, và giai đoạn ba chỉ mất 20 năm. Lầu Năm Góc cần phải đóng một vai trò tích cực hơn trong việc thu hút các công ty nước ngoài, và nên nhớ rằng tương lai của cả hai gắn bó mật thiết không thể tách rời. Hoa Kỳ có cơ hội nhìn ra bên ngoài đường biên giới của mình để biến giai đoạn thứ tư này thành một lợi thế. Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, lợi thế công nghệ của Hoa Kỳ đã bảo vệ cho toàn bộ nền an ninh quốc gia. Để có thể giữ vững được lợi thế đó, Hoa Kỳ phải thích ứng – và phải hoàn toàn nắm bắt được – những xu hướng sẽ định hình nên tương lai của quốc gia.
William J. Lynn III là cựu Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và là CEO của Finmeccania North America và DRS Techonologies.
Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
(Nguồn : http://nghiencuuquocte.net)