21/2/18

Người có thể tha nhưng Trời Đất sẽ không tha...



Chùa Liên Trì, thuộc GHPGTN một ngôi chùa có tuổi đời đã 70 năm, hiền hòa nằm nép mình dưới tán cây bên bờ sông Sài Gòn quân 2, TP. HCM. Ngôi chùa như một ư linh nhỏ bé bao năm nay hòa nhịp tâm linh của người dân thành phố đã không thể biết được số phận tàn nhẫn sắp giáng xuống đầu. Hòa thượng trụ trì, các Đại đức và phật tử đang ngụ trong chùa cũng không biết được điều đó. Hơn 500 bộ di cốt của Phật tử đã vãng sanh đang gửi trong Chùa cũng không biêt được điều đó.



Buổi sáng sớm ngày 8/9/2016, mặt trời đã lên cao. Gió nhẹ từ bờ sông thổi vào, mang đến cái tiết cuối thu hơi lành lạnh. Hòa Thượng trụ trì Thích Không Tánh, người đã sống ở ngôi chùa Liên Trì này 50 năm có lẻ, cùng với vài các đạo đức khác đang buổi hành lễ sáng. Có vài phật tử, dân oan ngụ trong chùa đang dọn dẹp quét tước trước sân. Tiếng gõ mõ cóc cóc quen thuộc vang lên, điểm thêm một tiếng chuông ngân bay xa xa...

Đột nhiên con đường trước cổng chùa Liên Trì bỗng tối sầm lại, Tiếng còi hụ, tiếng động cơ xe ô tô rền vang, và những bóng người xa lạ từ đâu bỗng xuất hiện đầy trước cổng chùa. Các lực lượng CA, CA chìm mặc sơ vin, bảo vệ, dân phòng...với hàng trăm người cùng với dùi cui, roi điện và cả súng nữa xuất hiện bao vây kín mít cả ngôi chùa. Một hàng rào Cảnh sát mặc sắc phục đứng lập vòng rào phía bên ngoài để ngăn cản những Phật tử và người dân nào muốn vào chùa để chia sẻ nỗi khủng khiếp cùng với các nhà sư.

Hòa thượng trụ trì cùng các đại đức ngôi nơi gian chính trong thế Khiết Già của tinh thần bất bạo động. Bên ngoài là tiếng còi hụ, tiếng loa đọc lệnh cưỡng chế vang lên cùng tiếng khóc nức nở của một vài Phật tử bị ngăn không cho vào chùa.

Rồi đúng 7,30 CA cắt cổng khóa chính và ùa vào chùa như một cơn sóng dữ. Những thân hình to lớn, những tiếng la hét, tiếng chửi thề của lực lượng cưỡng chiếm chùa vang lên ầm ĩ trong những tiếng cầu kinh hối hả, tắc nghẹn cúa các nhà sư, giống như tiếng khóc của bầy chim sẻ nhỏ đang than khóc cho cái tổ giờ đây đang tan tác tơi bời...

Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật,
Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật...

Những kẻ cướp chùa to lớn không hề nương tay khi nắm lấy từng vị sư đang ngồi gõ mõ tụng kinh, và rồi cứ 5 nhân viên nắm quặt tay vị sư ra sau lưng rồi sỗ sàng đẩy họ đi. Những nhân viên công an mặc thường phục lực lưỡng mở cửa từng phòng để kiểm tra rồi cưỡng chế các tu sĩ đưa ra ngoài phòng khách làm việc. Hòa thượng Thích Không Tánh đứng chết lặng khi nhìn những vị đại đức đáng kính cùng vài Phật tử bị đối xử như những kẻ tội phạm, nhìn ngôi chùa thân thương bao nhiêu năm qua giờ như một cái trại tập trung nhỏ với từng đoàn Công An chìm nổi hằm hằm đứng canh chật hết cả chùa. Chưa bao giờ hòa thượng trụ trì lại thấy cảnh hung hăng, bao ngược của hàng trăm công an chỉ để trấn áp vài vị sư già cùng ngôi chùa nhỏ bé của mình. Ông ngã xuống gần nơi thờ tự, chỗ chính điện đặt tượng Phật, tượng các vị Bồ Tát..và ngất đi...

Khi hòa thượng trụ trì tỉnh dậy, ông buộc phải nằm nghe các lực lượng thay mặt cho chính quyền đọc lệnh cưỡng chế. Rồi cùng vơí đại đức Thích Đồng Minh, ông bị đưa ra xe và trong vòng vây của hàng chục công an viên. Điện thoại bị phá sóng, và trong mấy ngày sau đó các Phật tử phải chia nhau đi tìm thì mới biết được ông nằm ở bệnh viện quận 2. Các tu sĩ và Phật tử còn lại của chùa bị cưỡng ép để đưa đến nhà tạm ở mãi tận Cát Lái. Toàn bộ đồ đạc trong chùa như tượng Phật, pháp khí, di ảnh và mọi vật dụng của chùa đều bị cưỡng chế di dời. Hơn 500 bộ di cốt ở chùa cũng bị đưa về nhà tạm. Chùa Liên Trì đã chính thức bị thất thủ.

Những ngày này ai nặng lòng muốn được nhẹ bước chân thăm ngôi chùa một thời nổi tiếng đó thì đều bất thành. Như một tiền đồn bị thất thủ, chùa Liên Trì bị những lưỡi thép, cùng các đơn vị công an bao vây và cấm ngặt mọi sự nhập chùa. Những tấm ni lôn lớn quây chặt và che kín tất cả mọi con mắt nhìn vào. Ở đằng sau những tấm vải nilon che giấu là một cuộc phá chùa vĩ đại mà chính quyền quận 2 đang tiến hành. Tội ác không hề có được bóng tối nào che bớt đi những tội ác, khi bọn bá Đạo phá chùa. Chỉ có những Phật tử và người dân gần chùa đang ngẩn ngơ đứng nhìn ngôi chùa thân quen đang bị công nhân và máy móc đập phá dần, đập phá dần... Những mảng di vật thiêng liêng, nơi vài năm trước đã từng là tram xá dành cho các thương phế binh VNCH chen chúc đến khám bệnh. Nơi mà bao dân oan, dân đen gặp hạn đã từng lăn ra ngủ cũng đang biến dần, biến dần...

Chùa Liên Trì không còn nữa. Nó không còn bởi vì 70 năm trước các tu sĩ tiền nhiệm của sư Thích Không Tánh đã chọn lựa một nơi mà 70 năm sau có bầy ma quỷ đang nhảy múa vì đã triệt hạ được một ngôi chùa có tên Liên Trì. Ngôi chùa không còn nữa bởi những kẻ vô Đạo, buôn thần bán thánh đã chà đạp lên Phật Pháp, đập tan ngôi chùa Liên Trì và giờ đây chúng đang hò reo ăn mừng cái chiến công ấy. Chùa Liên Trì khóc vì vẫn nhìn thấy cơ hội được sống của mình nếu như người tham dự biết trân trọng giá trị Phật Pháp, biết kiềm chế bôi nhọ người Phật tử, biết trân trọng những điều đáng tôn trọng trong tu hành thì luôn có một lối về bình yên cho tất cả. Phật Giáo hay bất cứ tôn giáo nào hiện diện trên đất nước này chưa bao giờ kẻ thù của dân tộc, bởi chính nó là dân tộc. Nếu đến được với nhau bằng tình yêu thương chứ không phải bằng hàng đoàn cảnh sát, bằng nỗ lực hòa giải chớ không phải là một cuộc tấn công thì giờ đây Chùa Liên Trì đã không phải khóc, cái khóc tức tưởi cho hàng ngàn năm nữa...

Rồi một ngày kia hòa thượng Thích Không Tánh được thả về. Nhà sư đã bàng hoàng thảng thốt khi bước vội vào cái nơi ngổn ngang gạch đá, mà giờ thì không còn tìm đâu thấy bóng dáng của chùa xưa nữa. Bất ngờ vị sư già ngồi sụp xuống nơi đám gạch vụn tan hoang đó và ông bật khóc. Những giọt nước mắt chưa bao giờ rơi của vị sư trụ trì tuổi 80 bỗng lã chã nhỏ xuống cái nền đất gạch ngổn ngang, mà mới đó đã từng có một ngôi chùa nhỏ nép mình dưới tán cây xanh mang tên Chùa Liên Trì...

Hô, hô, hô...

Khóc đi Thầy ơi, Thầy cứ khóc,
Khóc để mai sông cạn khóc đá mòn...

Mai Tú Ân

10/2/18

Hoàng Phủ Ngọc Tường hãy ở lại trần gian



Mậu Thân Huế đã lặng trôi với 50 năm tang tóc. Người chết trong cuộc thảm sát bất nhân ấy không nói được, người sống còn từ cuộc giết chóc tàn bạo ấy nói không thành lời nhưng tất cả họ đều đã chỉ ra một cách càng lúc càng rõ ràng về một kẻ trong cái bọn giết người khốn khiếp năm xưa, đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường.



Với những gì đã được đưa lên ánh sáng mặt trời từ những hố chôn tập thể ở Huế thì cái tên Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên với những tội ác kinh tởm và rõ ràng nhất khiến người ta không còn áy náy với câu hỏi có phải hắn ta là kẻ giết người kinh khủng nhất trong chiến tranh Việt Nam với tư cách dân sự không, mà là tại sao xứ Huế lại lai sanh ra một tên đồ tể khốn nạn như thế ? Xứ Huế, đất Thần Kinh của những con người phong nhã dòng dõi Hoàng Tộc hay của những người dân hiền lành chân chất lấy việc ăn ở theo nết ông bà tổ tiên làm đầu thì làm sao lại xuất hiện một kẻ ma đầu đểu cáng như thế ở giữa Trời Đất để rồi bằng bàn tay giết người không run, hắn đã lạnh lùng choàng giải khăn xô cho Huế và những người con xứ Huế vào mùa Xuân Mậu Thân 1968 ấy.

Giờ đây Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn còn sống và vẫn dối trá về sự thực năm ấy. Ông Trời đã lấy lại một chút công bằng cho người dân xứ Huế khi bắt kẻ tội đồ đó phải sống mà như chết. Thế nhưng không thể cho kẻ đáng chết ngàn lần đó được chết bởi vì hắn chết đi thì hắn sẽ mang tất cả tội lỗi xuống mồ tối đen. Hoàng Phủ Ngọc Tường phải sống để thấy được cái chết đang thong thả đục khoét thân thể. Hắn phải sống để thấy tai ương vờn giỡn gia đình người thân của hắn. Không phải là cuộc báo thù mà là tiếng gào thét tức tưởi của những oan hồn xưa không thể siêu thoát đang đòi lại sự công bằng. Đó là phải để hắn sống để nhìn thấy nghiệp chướng cho cả dòng họ hắn, rồi sau mới đến hắn.

Hoàng Phủ Ngọc Tường hãy ở lại trần gian để trả hết nợ với trần gian. Chuông đã gọi hồn hắn nhưng hãy tạm cho hắn được ở lại trần gian để thấy những cống hiến của hắn bao nhiêu năm đang sụp đổ tan tành...

Mai Tú Ân

7/2/18

Khóc đi Đinh La Thăng ơi...



Anh Đinh La Thăng trong lúc tan tành sự nghiệp và ngồi tù 13 năm hẳn là buồn rầu lắm cho mình, cho người em trai Đinh Mạnh Thắng cũng đang đối diện với án tù hàng chục năm, thì nay hẳn là đau lòng lắm với cái đại tang mới đến hôm nay. Cha của anh, cụ Đinh Văn Nhu vừa qua đời. Cụ mất trong nỗi đau chứng kiến hai người con trai thành đạt bỗng sụp đổ tan tành và vướng vòng lao lý. 



Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí. Tai họa dồn đến tai họa, nỗi đau chen lẫn nỗi đau...

Chợt tôi nhớ đến ngôi chùa Liên Trì nhỏ bé ngày xưa giờ đã không còn nữa với vị sư trụ trì Thích Không Tánh đang ngồi khóc trên đám gạch vụn của chùa xưa. Chùa Liên Trì đã khóc. Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Nữ Tu Mến Thánh Giá cũng đang than khóc. 

Người tụng kinh niệm Phật chưa hẳn ai cũng được lên Niết Bàn nhưng kẻ phá chùa dẫm lên Phật pháp thì chắc chắn sẽ gặp nghiệp chướng tai ương. Chùa Liên Trì không còn nữa nhưng những linh ứng cùng quả báo nhãn tiền thì càng lúc càng nghiêm minh sáng tỏ. Ông Đinh La Thăng giờ đây trong ngục tối chỉ còn biết khóc than vì lỗi lầm với đời và với cả lỗi phận với ngôi chùa Liên Trì nhỏ bé đã không còn nữa. Cuộc đời vô thường, sắc sắc không không, ân ai nấy hưởng, họa ai nấy chia, xin đừng mang nghiệp chướng vào thân khi báng bổ Thánh Thần, hay không Tôn Sư trọng Đạo...

Khóc đi Thăng ơi, Thăng ơi cứ khóc,
Khóc để mai sông cạn khóc đá mòn...

Mai Tú Ân

5/2/18

Người đấu tranh dân chủ Việt Nam - Đi hay ở lại ?



Nhà báo Trương Minh Tam đã lên đường đi nước ngoài theo diện tỵ nạn CS. Trương Minh Tam là một nhà báo giỏi, nhất là khi anh xuống tận Hà Tĩnh để điều tra vụ Formosa, bị bắt và bị CA hành hạ mấy ngày. Nên nghe tin anh đi cũng là một điều đáng tiếc. Có thể cả nhạc sĩ Việt Khang cũng sẽ chia tay chúng ta...



Cuộc tranh luận nổ ra liên tục vì đề tài này giữa những người bạn bè dân chủ. Người tán thành ra đi, kẻ bác bỏ điều đó và cũng chưa đi đến kết luận cuối cùng về việc đi hay ở. Nhưng cả hai nhóm đều có một sai lầm cơ bản khi nói rằng, những người được ra đi đến Mỹ vì có lời mời của chính phủ Mỹ. Còn những người ở lại là vì...không được mời. Chớ làm gì có chuyện đang ở trong tù mà được mời đi Mỹ mà lại không đi. Tôi biết họ sai lầm nhưng tranh cãi vô ích nên phải tìm gặp những chứng nhân sống về cái việc to không ra to, mà nhỏ cũng không nhỏ này để có kết luận cuối cùng.

Phần lớn ý kiến thì những người đã đi nước ngoài rồi và vẫn tham gia hoạt động như trước nhưng đã có sự giảm giá trị nhiều, không còn được chú ý nhiều như trước nữa. Ví dụ như một người là anh Huỳnh Quốc Huy, một nhà báo với nhiều livetreams hấp dẫn được rất nhiều người theo dõi khi ở trong nước nhưng kể từ khi chạy sang Thái Lan tỵ nạn thì chẳng còn mấy sự chú ý của mọi người nữa, mặc dù anh ta vẫn đều đặn lên mạng như trước.

Tại sao vậy, khi vẫn là mạnh Internet như thế để viết những điều cần viết thì cũng giống như ở Việt Nam thôi. Liệu khi nhận họ đến tỵ nạn thì nước Mỹ có điều kiện gì không để họ phải không được hoạt động ?

Trả lời được câu hỏi này thì phải liên lạc được với chính những người trong cuộc thì mới có được câu trả lời chính xác nên hẹn các bạn vào dịp khác. Hoặc không hẹn gì vì đây không phải là đề tài mà tôi muốn đề cập. Bây giờ là câu hỏi chính là với những người hoạt động đấu tranh dân chủ, đòi công bằng xã hội và hạnh phúc của người dân đang ở trong nước rằng, nếu bạn được bảo lãnh đi nước ngoài thì bạn có đi không ? Thật may mắn là tôi có biết một số TNLT nổi tiếng đã từ chối cơ hội như thế khi họ còn ở trong tù.

Ta sẽ nói về anh chàng mới trở thành TNLT mới nhất ngày 31/1/2018 Vũ Quang Thuận. Tôi nhớ cách đây không lâu, nói chuyện qua ibox với Vũ Quang Thuận khi anh chàng chưa bị bắt rằng, :" Sao ở nước ngoài không đi luôn mà lại về VN làm gì?" thì Thuận trả lời :

"Bọn em, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển bị Malaisia tống về cho CAVN rồi vào tù chớ có được tự do đâu. Nhưng hai anh em đã quyết tâm từ lâu rồi. Nếu được tự do chọn lựa thì bọn em cũng quyết tâm trở về VN để hoạt động. Vì ở bên ngoài thì khó mà gây được chút tiếng vang nào lắm. Về nước hoạt động rồi có bị bắt thì cũng vui và giúp ích nhiều hơn. Ở nước ngoài dù hoạt động tốt thì cũng mang tiếng là :"Ở càng xa chiến trường hô xung phong càng lớn". Với lại mình hoạt động báo chí bất bạo động mà...

Nhân nhắc đến Vũ Quang Thuận thì tôi nhớ đến mấy người bạn là TNLT như TNLT Nguyễn Vũ Bình, một nhà báo lề trái tên tuổi hiện nay, người mà tôi biết từ lâu rằng, anh đã từ chối đi nước ngoài khi còn ở trong tù và không phải chỉ một lần. Trả lời câu hỏi này Nguyễn Vũ Bình chia sẻ :

"Mỗi người có một lựa chọn riêng vì nhiều hoàn cảnh mà tôi không muốn làm ai buồn khi so sánh việc này việc nọ với chọn lựa của anh"

Năm 2007, trước khi ra tù vài tháng, thì An ninh CS có xuống trại giam Ba Sao, Hà Nam mời tôi ra làm việc và gợi ý cho tôi đi tỵ nạn ở nước ngoài. Tôi đã từ chối. Năm 2015, khi tôi đi Philipine, rồi Thái Lan thì nếu muốn tôi chỉ cần vào Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở ở các nước đó đề đạt nguyện vọng là tôi sẽ được tỵ nạn ngay, vì tôi đấu tranh đã lâu năm nên có hồ sơ sẵn rồi. Nhưng tôi không đi và cũng không có ý định đi. Đó là lựa chọn là của mỗi người...

Các bạn hẳn còn nhớ đến một người đấu tranh dân chủ sáng chói và là một TNLT, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân. Có lẽ trong giới luật sư thì Lê Thị Công Nhân là nữ luật sư đấu tranh duy nhất, nữ luật sư TNLT duy nhất và cô cũng là nữ luật sư duy nhất từ chối rất nhiều cơ hội để ra đi..

Lê Thị Công Nhân chia sẻ :

Lần đầu, năm 2007 Trước phiên phúc thẩm xử tôi vào tháng 11/2007, thì có phái đoàn của Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Hội Hoa Kỳ đã vào Hoả Lò thăm tôi, có hỏi tôi có muốn đi tị nạn ở Mỹ không. Tôi trả lời chưa nghĩ đến việc đó.

Lần nữa vào hè năm 2008 trước khi tôi bị chuyển lên Trại tù số 5 Yên Định, Thanh Hoá, thì đại sứ Mỹ Michael Michilak và tùy viên, cùng phiên dịch đã vào thăm tôi. Lần này họ cũng hỏi với một sự quyết tâm cao hơn là tôi có muốn đi tị nạn ở Mỹ không, họ sẽ làm hồ sơ và có thể đi sớm. Nhưng tôi vẫn trả lời là chưa nghĩ tới việc đó.

Không chỉ là Hoa Kỳ mà còn có những quốc gia dân chủ ở châu Âu chú ý đến trường hợp của Lê Thị Công Nhân. Khoảng cuối năm 2008, thì chính ông Đặng Hồng Đức khi đó đang làm ở A42 (bây giờ đang là thư ký riêng/trợ lý của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang) cùng mấy người nữa mà tôi không nhớ tên đã vào Trại tù số 5 và gọi tôi ra phòng khách. Ông Đức nói với tôi có muốn đi tỵ nạn ở châu Âu, là nước Ba Lan không thì họ làm hồ sơ và sẽ " Đi thẳng từ nhà tù ra sân bay và không được ghé về nhà". Như mọi lần, tôi trả lời rằng không và cáo lỗi mấy ông đó để trở về trại rình giờ nước chảy để xách nước về giặt đồ.

Đó là những lần chính thức của các cơ quan chức năng, rồi còn những lần vận động của các tổ chức bạn bè quốc tế nữa mà nữ luật sư không nhớ nữa. Cô kể có lần vào tháng 10/2007 thì luật sư Lê Công Định vào thăm gặp cô (lúc đó ls Lê Công Định là luật sư bào chữa của của cô), có hỏi muốn đi tị nạn không, và nếu có thì sẽ muốn đi nước nào ? Anh Định nói anh em, bạn hữu và các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước sẽ vận động để cho Công Nhân được đi sớm trước cả phiên xử phúc thẩm. Anh Định còn nói thêm là Công Nhân phải quyết định sớm vì quyết định đi sau khi án phúc thẩm có hiệu lực thì làm hồ sơ sẽ lâu hơn. Công Nhân cám ơn anh Định và trả lời chưa nghĩ tới việc ra đi đó, và cũng không nghĩ sẽ đi nước nào.

Cũng như nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì nữ luật sư Lê Thị Công Nhân nhấn mạnh rằng, cô tôn trọng tuyệt đối quyết định đi hay ở của mỗi người. Tuy nhiên, khi nghe tin ai đó đã rời Việt Nam đi tị nạn thì cô lại chạnh lòng một chút. Cũng chỉ thuần túy là bồi hồi tê tái khi nghĩ không biết bao giờ mới gặp lại nhau trên quê hương Việt Nam yêu dấu. Bởi những người ra đi đó cũng đều là những người bạn, người anh em của cô. Nữ luật sư xinh đẹp như nghẹn lại khi nhắc đến những chuyến đi...

Còn nhiều, còn nhiều những người nữa đang ở tù nhưng đã khẳng khái từ chối những lời mời đến xứ sở tự do như anh Trần Huỳnh Duy Thức, Basam Nguyễn Hữu Vinh, chị Bùi Hằng...

Những tâm sự thật lòng của các anh chị nói trên cho ta hiểu rằng, đã có một thời thì có rất nhiều cơ quan quốc tế, bạn bè ở nước ngoài cùng các quốc gia hữu hảo luôn giơ bàn tay thân ái ra với những anh chị em Tù Nhân Lương Tâm của chúng ta và sẵn sàng giúp họ rời khỏi ngục tù để đến với những bến bờ của tự do...

Đó là những sự thật hiển nhiên với những con người minh chứng hoàn toàn sự thật bằng da bằng thịt. Rằng đã có rất nhiều người đấu tranh dân chủ đang ở trong ngục tối thâm sâu đã từ chối những bàn tay thân ái đón họ đến với khung trời tự do rộng mở, từ chối luôn cả cơ hội gặp được gia đình vợ con để tiếp tục gậm nhấm nỗi cô đơn như một sự trả giá trần gian. Ở cái đất nước mà đến cả cái cột đèn cũng muốn ra đi như nước Việt Nam này sự ở lại của các anh chị giống như một lời thề giản dị mà son sắt nhất :"Thề không phản bội quê hương"

Các anh chị đều không muốn nhắc đến chuyện đi ở ấy vì đã lâu rồi. Nhưng với tôi thì đó mới là một giá trị thiêng liêng của lòng yêu nước mà những con người yêu nước Việt Nam đã tận hiến cho quê hương. Đâu phải chỉ có những người CS mới biết yêu nước mà có những con người bị họ vùi dập cũng có lòng yêu nước như họ, nếu không muốn nói là hơn họ. Những người tù nhân lương tâm bị đày đọa vẫn cắn răng ở lại trong ngục tối, ở lại quê hương bị đày đọa để chờ cơ hội được trả nợ cho xứ sở.

Hỡi những con người tranh đấu trên đất nước này, những con người mà cái chế độ tàn ác này đã giáng lên đầu các bạn những tai họa lớn lao chỉ bởi vì các bạn là những con người đứng thẳng lưng dưới ánh mặt trời, những con người can đảm đem hiểu biết đến với người dân để không phải thẹn với tổ tiên, là những con người bất khuất đang chứng tỏ rằng nước Nam không bao giờ thiếu người Nam sẵn sàng trả nợ núi sông. Các anh chị đã khảng khái từ chối ra đi đến những vùng trời tươi sáng mà vẫn quyết ở lại để sẻ chia nỗi buồn nhân sinh không phải các anh chị là thánh thần mà vì các anh chị chỉ là những con người đã chót sanh ra và lớn lên trong tiếng ru hời của cha mẹ nên yêu lắm cái mảnh đất khốn khổ này. Không ai bắt được các anh chị ngoài quê hương yêu dấu của mình khi nó đang gào thét kêu ta hãy ở lại. Các anh chị lớn lên trong hồn cốt Việt bay lả lơi trong gió, trong mây và trong dòng máu đang tuôn chảy trong lồng ngực mình, để rồi chính dòng máu mang tên Việt Nam ấy đã khiến cho các anh chị không muốn rời khỏi quê hương dù nó tồi tệ hơn thế giới bên ngoài. Chính dòng máu nóng mang tên xứ sở ấy cùng với ông bà, cha mẹ, vợ con và tiếng hờ ai oán của gió sương đã khiến cho người mang dòng máu nóng ấy bịn rịn không nỡ bước chân đi. Chính dòng máu ấy cùng tiếng ca vọng buồn bã về dòng sông, bến nước, con đò đã níu chân người lãng tử...

Thật may mắn khi có những con người đã ở lại gánh vác nỗi cùng khổ cho quê hương và đấu tranh không khoan nhượng với những kẻ làm nhục tổ tiên và hèn nhát với giặc để cho nơi sanh ra ta còn đẹp mãi như tiếng mẹ ru con ầu ơ giữa trưa hè. Và nếu cần trong cuộc tranh đấu không cân sức ấy, sẽ có người thanh thản nằm ngả mình trên mảnh ruộng quê hương và chết đi khi mênh mông còn vang mãi tiếng ru của mẹ hiền, hay tiếng vọng lại của bài ca Tự Nguyện cao vút :

Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nỗi niềm.
Là người xin một lần ngã xuống,
Cùng anh em đứng lên phất cao ngọn cờ..

Mai Tú Ân

2/2/18

Hội chứng đám đông và cuộc đấu tố Daniel Hauer..



Thật khôi hài khi bóng dáng của những cuộc đấu tố xưa đã hiện về qua việc đám đông xúm lại tấn công một cách đáng xấu hổ vào một ông thầy giáo Tây cô độc nơi xứ người. Tội ông ta là gì để bị đấu tố ? Ông ta có đốt nhà, giết người hay kích động ai đốt nhà hay giết người không ? Không. Ông ta đùa giỡn sao đó và bị đám đông chụp mũ cái tội là xúc phạm đến ông Võ Nguyên Giáp, một nhân vật chả phải thánh thần gì ở Việt Nam.


Ông thầy Daniel Hauer có những hành động bị cho là xúc phạm ông Võ Nguyên Giáp, nếu có thì nó cũng diễn ra ở một trung tâm không dành cho người Việt Nam và viết bằng tiếng Anh chứ không phải bằng tiếng Việt và ngoài tầm với của đám đông. Ấy nhưng khi vụ việc chỉ ầm ĩ lên khi có vài nhân vật gia đình với ông Võ Nguyên Giáp khơi lên và đám đông mới hùa theo tấn công ông giáo với cung cách đấu tố xưa. Triệu người tấn công vô tội vạ một người. Ngay cả khi ông thầy giáo Tây đó đã xin lỗi cũng như tháo bỏ stt đó xuống rồi thì dường như chưa hả cơn yêu nước bất chợt nên đám đông vẫn hung hăng làm tới. Dường như họ muốn biến Việt Nam này thành một quốc gia cực đoan với thế giới bên ngoài, nơi mà bạn bè quốc tế phải run sợ mỗi khi phát ngôn vì sợ phạm húy thánh thần chăng ?

Không có điều luật nào đưa ông Võ Nguyên Giáp vào hàng thánh thần để người dân phải thờ cúng và không được xúc phạm cả. Ông ta cũng chỉ là một quân nhân như bao triệu quân nhân khác đã cầm súng trên đất nước này và có nhiều người còn đáng được tôn trọng hơn ông ta. Cũng chẳng có điều luật nào ghi rằng không được đùa giỡn xúc phạm ông ta, cũng như tội trạng phải có nếu xúc phạm cả.

Với chính quyền Việt Nam thì bất cứ biện pháp hành chính nào đối với ông thầy giáo Tây Daniel Hauer cũng đều là hành động vi phạm quyền con người cũng như vi phạm các quyền tự do ngôn luận. Đó là điều chắc chắn nếu chính quyền hành xử bằng phương cách dân túy, chiều theo đám đông chứ không theo luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Mai Tú Ân

1/2/18

Siêu mẫu Hà Anh và bức thư bênh tướng Giáp ngớ ngẩn nhất...


Em người mẫu này trông cũng được nhưng tiếc vì quen biết với gia đình ông Võ Nguyên Giáp nên em phải ăn cứt gà và hát theo người ta. Không hiếu em Hà Anh có biết gì về nhân vật này không mà bày đặt viết một bức thư ngỏ để gửi cho Dan (Daniel Haure) vì Dan động đến bác Giáp của em. Em nói em là người khoan dung nhưng lại chỉ vì một câu đùa của ông thầy giáo mà em viết một lá thư sai bét chính tả mà trang mạng nào lấy về cũng phải biên tập lại mới đọc được, chỉ để bới bèo tìm bọ và kích động người dân theo em đấu tố.



Lá thư gửi Dan được em kết ngay từ đầu gọi là thằng Dan. Thật khôi hài khi em kể lể nước Việt Nam ta từ vũng bùn đứng lên. Chả hiểu nước Nam ta ở dưới bùn bao giờ và đứng lên khi nào. Chắc là em ni còn say nắng với sự tuyên truyền của một thời u mê. Trong cái não trạng ấy em kể lể rằng đất nước anh hùng của em phải ăn rễ cây, ếch nhái để sống. Mà là người sống ở đất Bắc anh MTA cũng không hiểu thời nào dân ngoài đó phải ăn rễ cây hay ếch nhái ?

Rồi cũng giống như cái loa phường em hét thêm là giờ này bọn đế quốc Mỹ sau chiến tramh còn bỏ lại chất độc màu da cam cho cả một thê hệ trẻ em còn bị di chứng quái thai. Bộ em này chắc không đọc báo hay sao mà không biết chất độc da cam không làm ai quái thai. 

Em này có kiểu chơi lạ lắm. Để tìm thêm lỗi của thằng Dan, em liền đóng vai người thu thuế của cả Việt Nam lẫn Mỹ khi hỏi anh thầy giáo tội nghiệp kia đã đóng thuế ỏ Việt Nam chưa ? Đã đóng thuế ở...Mỹ chưa ? 

Rồi em còn kể lể một đống thứ mà ông Dan này phải mắc nợ Việt Nam. Như đi làm, ăn, ở và lấy vợ Việt Nam thì tức là nợ Việt Nam và phải đóng thuế. Anh MTA thấy Dan chẳng có mắc nợ gì sất. Dan bỏ công sức ra cày thì người ta trả lương sau khi trừ thuế. Dan xài cái gì thì có thuế trừ rồi. Chỉ có việc Dan lấy vợ Việt Nam là không đóng thuế mà thôi. Nhưng đấy là vì Việt Nam thừa quá nhiều gái nên cần khuyến mãi, lạy cho tụi Tây nó rước nhanh khẩn cấp các em đi chớ còn bày đặt lấy thuế má vụ gái gì nữa. Ngay cả em Hà Anh này, tuy già rồi nhưng cũng có một ông Tây rước, rồi ngày đêm nó dộng em thình thịch mà Việt Nam nghe thấy và biết hết, nhưng có lấy được đồng thuế nào vụ này đâu.

Với một bức thư lộn xộn như thế thì khuyên em mẫu Hà Anh nên nhờ ai đó có học, hay người nào có đủ trình độ để viết một bức thư coi được. Chớ em là người mẫu, vú em to nhưng óc em như quả nho thì viết được một bức thư tử tế khó lắm. Ngoài ra việc lên tiếng vì bức xúc thì cũng để người chuyên nghiệp làm. Kể cả việc đấu tố thằng Dan để bênh vực ông Giáp cũng vậy. Để em làm thì cuối cùng thiên hạ cũng quay lại chửi cả ông Giáp lẫn cả em. Binh ai thì chứ binh bác Giáp thì thua rồi em ơi.

Có người nói nên tẩy chay em Hà Anh trong giới người mẫu nhưng anh MTA khuyên không nên. Không lẽ lại trừng phạt một cô gái khi cả đời cô ấy mới viết một bức thư, mặc dù là một bức thư không ra gì. Ngoài ra làm quái gì có giới người mẫu ở Việt Nam khi tuyệt đại đa số các cô người mẫu của giới ấy đều đi bán dâm từ cao tới thấp. Nhất là bán cho Tây...

Không nói thì người ta không biết, chứ nói ra thiên hạ biết té ra em mẫu hậu này đã ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm.

Mai Tú Ân