31/7/16

CĂN BẢN CỦA MỘT QUỐC HỘI DÂN CHỦ CHÍNH LÀ SỰ ĐỐI LẬP

Việc nước ta không  cho một số người đối lập được ứng  cử vào Quốc Hội là một sai lầm, sai lầm kinh điển giống như sai lầm của các nhà nước CS trên thế giới. Không có đối lâp, Quốc Hội sẽ đánh mất vai trò làm luật, giám sát chính phủ cùng nhiều chức năng quan trọng khác mà chỉ còn là bù nhìn, tồn tại chỉ để hợp thức hóa các quyết sách của Đảng. Không có đối lập, QH sẽ ù lì, các đại biểu cũng vậy vì thiếu sự tranb biện qua lại về mọi vấn đề. Nó cũng giống như trong ngành Tòa Án của thế giới ngày nay,  cũng từ nước Anb mà ra. Trong một phiên tòa kiểu Anh thường có một Bồi Thẩm Đoàn, gồm toàn người nghiệp dư và chỉ ngồi nghe chứ không được lên tiếng, xem bên nguyên và bên bị, tức bên Công Tố với bên Luật Sư cãi nhau ì xèo. Để rồi cuối cùng chính những người trong ban bồi thẩm đó bỏ phiếu xem đối tượng đó có tội hay không có tội.

Sự tranh biện qua lại về mọi vấn đề giữa hai thực thể mâu thuẫn đối nghịch nhau tỏ ra vô cùng hữu hiệu để tìm ra chân lý.

Chúng ta hãy tìm hiểu  về Quốc Hội nước Anh, quốc hội đầu tiên và hình mẫu cho mọi quốc hội dân chủ (Đại Nghị) trên khắp thế giới nhé. Có nhiều điều để nói về một Quốc Hội của các thể chế dân chủ đó nhưng điều căn bản nhất  thì chỉ là một. Đó là sự đối lập, luôn tranh cãi giữa hai hay hay nhiều hơn những phe phái đối lập. Sự mâu thuẫn hiển nhiên, cùng sự tranh cãi giữa hai hay nhiều hơn các phe phái đối lập lại là điều cốt tử để tạo nên một Quốc Hội Dân Chủ Tự Do. Bởi chỉ có thế thì nó mới cho ra lẽ phải, điều đúng để sau đó bỏ phiếu thành luật. Nó cũng giống như khi ta vỗ tay thì phải có hai bàn tay phải trái để vỗ vào nhau thì mới phát ra tiếng kêu. Còn chỉ có một bàn ta thì ta không thể vỗ như thường được, cho dù có hàng triệu bàn tay phải đi nữa thì cũng vô ích, nên luôn cần có thêm bàn tay trái nữa thì mới có tiếng vỗ tay đúng nghĩa.

Quốc Hội dân chủ bắt nguồn xa xưa từ thời La Mã cổ đại, rồi tất cả đều xuất phát từ nước Anh, sau đó lan qua nước Mỹ và lan ra khắp thế giới với đôi chút khác biệt nhưng điều căn bản của Quốc Hội vẫn là phải 2 hoặc nhiều hơn các đảng phái đối nghịch nhau. Quốc Hội Anh có hai viện, Thượng viện và Hạ viện. Hạ viện (ở Anh gọi là Viện Thứ Dân, tức là Viện của Dân Ngu khu đen) do dân bầu ra và là Viện quan trọng nhất, đề ra luật. Còn Thượng Viện (tức Viện Quí Tộc, tức Viện của dân Khu trắng) do chỉ định thì lại có ít quyền hơn nhiều.

Và tất cả mọi quyết sách quan trọng đều diễn ra trong một tòa nhà của cung điện Wét Minh Tơn (Westminster) trong phòng họp của Hạ Viện (xem hình) gọi là phòng Xanh vì ghế toàn màu xanh (Thượng Viện ghế đỏ). Có thể nói tòa nhà chật chội chen chúc người ngồi trong hình lại là một trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Đế Chế Anh lẫn của cả thế giới 500 năm qua. Các ông nghị được bầu, cùng thủ tướng và các thành viên chính phủ cũng có chân trong QH ngồi sát vai nhau vì rất chật chội và không có bàn hay màn hình, nút bấm sang trọng như Quốc Hội của các anh nghị gật xứ Việt Nam ta.

Thủ tướng và các bộ trưởng ngồi hàng ghế đầu, phía sau là phe đối lập, hoặc cũng có thời gian mỗi phe ngồi một bên. Ở chính giữa có các chủ tịch, phó chủ tịch Hạ Viện đội tóc giả chỉ ngồi làm vì để điều khiển trật tự, không tham gia tranh luận. Phía trên hội trường có rất nhiều chỗ để báo chí và dân chúng rảnh rỗi thì vào coi chùa. Và căn phòng trong hình bên dưới chính là trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Đế Quốc Anh hùng mạnh ngày trước cũng như của nước Anh hiện nay. Và mấy trăm năm rồi căn phòng ấy, cái bàn ấy và những luật lệ không hề thay đổi một chút nào theo đúng truyền thống bảo thủ của nước này.

Qui tắc cuộc chơi thì rất đơn giản. Một vấn đề, một dự luật lớn nhỏ được đưa ra trước Hạ Viện, rồi hai bên, tương ứng với hai đảng (hiện nay là đảng Bảo Thủ và Công Đảng) cứ thế mà thay nhau trình bầy kế hoạch. Bên chính phủ đưa ra kế hoạch thì tán hươu tán vượn, ca kế hoạch của mình đưa ra là đỉnh cao trí tuệ. Phe đối lập thì dìm hàng, mạt sát, riễu cợt cái đỉnh cao trí tuệ ấy. Cứ thế hai bên, một hàng tôm, một hàng cá phang qua phang lại chí chóe, tơi bời…quá lắm thì chủ tọa lắc chuông bảo stốp. Hai bên cứ cãi nhau như thế, và rồi qua các cuộc tranh cãi chết bỏ đó thì chân lý, là cái tốt nhất được rút ra và biểu quyết theo đa số thành luật.

Trong lịch sử nghị viện Anh như rứa cùng với đại đa số nghị viện của gần như toàn bộ thế giới dân chủ hiện đại đều theo chế độ cãi nhau này như Anh, Úc, Canada, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản, Thái Lan…có tới gần trăm nước, gọi là những nước theo thể chế Đại Nghị. Còn hầu hết các nước còn lại thì theo chế độ Tổng Thống như Mỹ, Pháp, Indo, Hàn Quốc..v..v…

Trở lại các cuộc tranh cãi ở chế độ nghị viện như Anh thì rất là vui, rất đáng xem nếu rảnh. Các ông nghị hồi trước tranh luận một hồi nổi máu lên phang nhau cả bằng nắm đấm giống như các ông nghị xứ Đài Loan gần đây. Sau này Nghị viện cấm chơi bạo thì các ông nghị chơi nhiều chiêu độc như ném vào các bộ trưởng cặp táp, sổ sách thậm chí cả giày, dép. Có cả guốc của lady nữa. Sau này cấm nên QH Anh chẳng thấy có em nào xài láp tóp hay ri động gì ráo trọi. Thậm chí tài liệu đem theo cũng không được phép có bìa cứng. Vì sợ các em lấy đó làm vũ khí sát thương chọi nhau.  Nhưng cùng tất biến, lại chơi chiêu khác, cứ  thấy thủ tướng hay bên chính quyền phát biểu thì các em đối lập hò hét, hát quốc ca, vỗ tay đểu hoặc dậm gót giầy ầm ĩ để chọc quê, để át tiếng kẻ thù…

Nhưng rồi cũng cấm, và bây giờ thì chỉ còn màn là xé giấy (tài liệu) tung lên như bươm bướm hoặc bỏ phòng họp để phản đối phe kia mà thôi.

Tất cả những điều trên thật khôi hài, nhưng lại mang một tầm quan trọng cốt tử của một thể chế dân chủ. Đó là phải luôn có sự đối lập, phản biện của các lực lượng đối nghịch nhau để có sự tiến bộ. Quốc Hội không phải là nơi để nhường nhịn nhau, không phải để tâng bốc nhau, không phải để đồng thuận, đồng lòng, không phải nơi để gật mà là nơi để đối lập nhau, kình chống nhau, phản biện nhau, tranh luận nảy lửa với nhau, thậm chí tố cáo nhau, hạ nhục nhau…v..v.. Và qua các cuộc đấu đá nảy lửa đó thì các thành viên ngồi nghe mới hiểu rõ vấn đề. Rồi cái ngu dốt, cái tham nhũng, cái dở hơi mới lòi ra cũng như đưa đến những sáng kiến, những sự thật cùng những điều luật được lòng dân. Và cũng chính từ các cuộc cãi vã giữa hai phe đó mà nhiều điều tốt đẹp nhất mà thế giới văn minh hiện nay đang được hưởng. Nước Anh là nơi cống hiến cho thế giới nhiều điều luật tốt đẹp nhất, và tất cả đều từ những cuộc cãi vã mà ra.

Và đối lập, mâu thuẫn mới là điều đáng ngưỡng mộ của nền nghị viện Anh Quốc cũng như của toàn thế giới dân chủ. Ngược lại một QH đồng thuận đồng lòng là điều mà các nền dân chủ sợ như sợ tà. Cũng như QH mà một đảng chiếm đa số tuyệt đối ( chiếm 75%) lại là tai họa cho nền dân chủ. Thế mới hãi con số gần 100% như của xứ ta.

Như Quốc Hội H CHLB Đức hiện giờ, dù một đảng có được 100% dân Đức bầu cho, tức cầm quyền tuyệt đối nhưng cũng chi được phép có 49% số ghế của QH, đa số 51% còn lại để dành cho phe đối lập vào ngồi để cãi nhau.

Tổng thống Nam Phi N.Mandela trước cuộc bầu cử quốc hội tự do đầu tiên sau khi chế độ phân chủng bị đổ những năm 1990 thế kỷ trước, trước sự thắng thế hiển nhiên của dân da đen chiếm gần 90% dân số, da trắng chưa đầy 10%, thì khi được hỏi ông lo sợ gì nhất trong cuộc bầu cử này, nạn gian lận hay bạo lực thì ông Mandela đã trả lời : "Tôi sợ rằng chúng tôi (AND) thắng tuyệt đối (75%) . Vì như thế chúng tôi sẽ được thay đổi luật, độc chiếm QH, bóp chết đối lập..." Và Trời đã chiều ông khi năm ấy đảng ĐH Dân tộc Phi của ông chỉ chiếm chưa đầy 70%...không độc chiếm QH và nước Nam Phi dân chủ đã phát triển thành công mạnh mẽ như thế..

Quốc Hội nước ta nếu có được những con người tài năng không ở trong hệ thống Đảng và Chính quyền ngồi trong đó thì sẽ không có những vụ lùm xùm như Vinaline, Bau xit Tây Nguyên, các món nợ xấu khổng lồ, không có những chiêu bán đất vô tội vạ cho Trung Cộng cũng như không sợ, không hèn với Trung Cộng như bây giờ.

Có một danh nhân thế giới đã nói : "Nếu có một QH đồng thuận, đồng lòng thì chỉ có một cách duy nhất đê giúp cho dân cho nước, đó là nó hãy chết đi”

Mâu thuẫn chính là tiến bộ...

21/7/16

HÃY ỦNG HỘ CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM Ở VIỆT NAM !



Sắp sửa đến phiên tòa phúc thẩm xét xử Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Lê Thị Minh Thúy. Có thể có khả năng những tù nhân lương tâm này sẽ được trả tự do trong một thời gian gần. Bởi xét xử và giam cầm một người nổi tiếng như Ba Sàm, với những lời kết tội không căn cứ, và khó đỡ trước những áp lực quốc tế, như việc chính phủ Mỹ đã nêu đích danh anh Ba Sàm trong chuyến đi thăm Việt Nam vừa rồi của Tổng Thống Mỹ Obama…

Nhưng cũng có thể anh sẽ bị giữ ở án cũ, hoặc gần như cũ . Bởi đây vẫn là một phiên tòa không độc lập của một nền tư pháp bị chi phối. Sẽ lại là một phiên tòa giả dối như mọi khi mà những người bảo thủ, phản động trong chính quyền dựng lên nhằm chống lại một chiến sĩ đấu tranh dân chủ nổi bật nhất. 

Chúng ta cầu mong cho anh Ba Sàm và cộng sự được tự do sớm, nhưng chúng ta cũng không tin rằng sẽ có điều tốt đẹp ở những nơi không tốt đẹp. Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đang phải đối diện với một chính quyền độc tài, thất nhân tâm, và một Tòa Án không công tâm lẫn không công bằng . Do đó chúng ta phải chấp nhận mọi sự bất công, nếu nó bất nhẫn rơi xuống đầu Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự. Chúng ta phải dành trước cả con tim, khối óc để chấp nhận điều xấu nhất đó có thể xảy ra, cũng như đã chấp nhận số phận đau buồn và tức tưởi của những con người dấn thân đang đấu tranh cho tự do dân chủ nước nhà. 

Thương thay ! Án tù đầy có thể kéo dài hơn, đường về nhà có thể còn xa hơn, và nỗi nhớ cha mẹ già còn mất, nhớ vợ hiền, con dại cứ đau đáu trong lòng, lại kéo dài hơn trong ngục tối âm u…

Không hề chi ! 
Chí tang bồng chưa thỏa sức bình sinh, 
Gánh gươm đàn không bao giờ gẫy gục…
Người chiến binh mau bước lên sông Dịch,
Không một lần quay đầu ngó cố hương…

Cùng với Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài….thì Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đang là những cái tên nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay, mang tính hiệu triệu cao và sự lôi cuốn giản dị. Bằng sự dấn thân không bờ bến vào thời cuộc, các anh đã trở thành những biểu tượng mạnh mẽ cho công việc chấn hưng dân trí, dân sinh, dân quyền. Các anh đứng ở đâu, trong lao tù đen tối của nhà tù nhỏ, hay trong mớ hỗn độn nhân gian của nhà tù lớn, ở trong hay ở ngoài song sắt thì các anh luôn giúp được gì đó cho vận mệnh đất nước của mình. 

Cũng như những con người có phẩm chất cao cả, thì trong các ngục tối cô độc các anh vẫn luôn tỏa sáng . Một nguồn sáng lung linh, một tia lửa nhỏ phát sáng giữa bóng đêm diệu vợi, hoang dã để báo hiệu một ngày mai thu hút những đóa hoa hướng dương. Nén chặt nỗi nhớ vào lòng và nuốt hết vào dạ những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi , các anh đã cho thấy người Nam khôn g thiếu những người con luôn sẵn sàng trả nợ quốc gia và đáp đền cho quê hương . Cũng như còn bao nhiêu con người Việt Nam can đảm khác đang cắn răng chịu những bản án bất công, những năm tháng tù tội vô lý trên khắp các nhà tù trên mảnh đất này. Như Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Văn Đài, Bùi Hằng, Đinh Nguyên Kha, Cấn Thị Thêu…. Rồi cả những con người can đảm khác đã bị bắt bớ, bị ngồi tù và đã được tự do nhưng giờ đây vẫn không ngừng đấu tranh như Cha Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Quang Lập, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Đan Quế, Phan Văn Lợi, Thích Không Tánh, Nguyễn Trung Tôn, Lê Quốc Quân, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Bá Hả, Nguyễn Viết Dũng… và bao nhiêu tù nhân lương tâm khác nữa. Đó là những con người mà số phận đã đưa đẩy họ đến với những thử thách khủng khiếp nhất trên đất nước Việt Nam này. 

Các anh không cô độc. Vì còn hàng trăm tù nhân lương tâm khác như các anh cũng đang mòn mỏi ngồi nhìn lá rụng bên thềm để khắc khoải đoán ngày về tự do. Rồi còn hàng ngàn con người khác đã từng là tù nhân lương tâm đang phải vật lộn với khó khăn đời thường cũng như các anh. Họ cũng như các anh, trí thức, nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, doanh nhân, công nhân..v..v…Họ có thể là nam hay nữ, già hay trẻ, ở các tầng lớp khác nhau nhưng tất thảy đều không chấp nhận mũ ni che tai, không chấp nhận bạo quyền , không chấp nhận giặc phương Bắc xâm lấn biển đảo, họ cũng không chấp nhận hèn hay nhục mà phải can đảm đứng lên dưới ánh sáng mặt trời. Đó là những chiến binh thực thụ với những vũ khí sắc bén như cây bút, bàn phím hay các cuộc xuống đường đấu tranh vì những điều tốt đẹp nhất cho người dân Việt Nam. 

Họ đã bước vào cuộc đấu tranh mà thắng lợi cuối cùng không phải cho họ mà cho tất cả chúng ta. Trong gian nan của cuộc đấu tranh ấy, những con người can đảm đó đã và đang phải trả giá cho những hành động cá nhân đầy can đảm nhưng không hề riêng tư của mình. Họ đang phải trả giá trong những nhà tù, địa ngục trần gian với nụ cười khinh khi tỏa sáng. 

Chính quyền dù có bắt bớ bao nhiêu những con người dấn thân đó, mở bao nhiêu phiên tòa bất công, hay đày ải họ bằng bao nhiêu năm tháng tù đầy thì cuối cùng, ngược với mong muốn, chính quyền cũng chỉ vinh danh tên tuổi của những con người can đảm đó trong lòng người dân Việt Nam . Như một tấm huân chương giản dị, hay một vết sẹo xù sì ghi nhận lòng son đã được trao cho những con người đó để chứng thực rằng, họ đã trải qua địa ngục trần gian trong các trại tù CS và chiến thắng vẻ vang. Họ đã vượt qua một thử thách không phải ai cũng làm được, và chứng nhận một giá trị không phải ai cũng có được. Đó là sự dấn thân của lòng can đảm, và với vòng kẽm gai lao lý vẫn còn dính trên người trông lung linh như chuỗi ngọc tỏa sáng, họ thật xứng đáng để cho tất cả chúng ta phải ngưỡng mộ và yêu thương...

ỦNG HỘ CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM !

MTA

Hạm đội Mỹ nhận Siêu Khu Trục Tàng Hình USS Zumwalt


VietnamDefence - Chiến hạm tiên tiến của thế kỷ XXI sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cán cân sức mạnh trên đại dương thế giới?
Tàu khu trục lớn nhất thế giới USS Zumwalt 
 
Trong tuần này, Hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận tàu khu trục lớn nhất thế giới Zumwalt trị giá 4,4 tỷ USD (mang tên Đô đốc Elmo Zumwalt (1920-2000)). Báo chí Mỹ gọi nó là tàu chiến tiên tiến nhất trong lịch sử hải quân.

Chiến hạm đa nhiệm thế hệ mới nhất này được thiết kế có ứng dụng các công nghệ tàng hình và có thân tàu hình dáng góc cạnh đặc thù. Ngoài ra, khi đóng tàu, người ta đã sử dụng các vật liệu và lớp phủ hấp thụ radar đặc biệt. Các nhà thiết kế cho biết, nhờ vậy mà trên các màn hình radar, tàu khu trục này trông như một tàu cá nhỏ.

Trong khi đó, con tàu này thật khổng lồ: chiều dài 183 m, chiều rộng 24,6 m, lượng giãn nước gần 15.000 tấn. Động cơ turbine khí của hãng Rolls-Royce cung cấp công suất 58 MW và bảo đảm tốc độ hành trình của tàu là 20 hải lý/h. Nếu như tăng công suất lên tối đa là 78 MW thì tốc độ sẽ là 30 hải lý/h. Tàu được đóng tại xưởng đóng tàu Bath Iron Works (bang Maine) thuộc công ty General Dynamics.

Mặc dù có kích thước khủng như vậy, nhưng nhờ có trình độ tự động hóa cực cao, điều khiển con tàu chỉ là thủy thủ đoàn gồm 158 người. Vũ khí của tàu cũng rất ấn tượng. USS Zumwalt được trang bị 20 module tên lửa tối tân Mk.57 phóng thẳng đứng của công ty Raytheon. Các tên lửa này cho phép tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt đất và mặt nước. So với vũ khí tên lửa thế hệ trước đó, Mk.57 có tính tự hoạt và khả năng bảo vệ cao hơn trong trường hợp bị địch tấn công hay các tình huống bất thường trên khoang.

Ngoài ra, hệ thống vũ khí của tàu còn bao gồm các tên lửa hành trình Tomahawk, 2 ụ pháo tầm xa 155 mm AGS, 1 hệ thống tên lửa phòng không RIM-162 ESSM, 1 hệ thống tên lửa chống ngầm ASROC và 2 ụ pháo cỡ nhỏ 30 mm.

Cuối cùng, siêu khu trục còn được thiết kế để sử dụng 1 trực thăng MH-60 Seahawk của Sikorsky  và 3 trực thăng trinh sát-chiến đấu không người lái MQ-8 Fire Scout của công ty Northrop Grumman với tầm hoạt động đến 280 km.

Để vận hành, điều khiển tất cả những trang thiết bị đó, thủy thủ đoàn của tàu đã phải huấn luyện, học tập căng thẳng trong hai năm.

Theo kênh truyền hình Mỹ ABC, việc bàn giao USS Zumwalt cho Hải quân Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 20/5/2016 tại thành phố Bath, bang Maine. Còn buổi lễ chính thức để sau đó tàu khu trục này đi vào trực chiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2016 ở Baltimore. Sau đó, tàu sẽ cơ động đến căn cứ trú đóng thường xuyên ở San Diego.

Siêu khu trục tàng hình USS Zumwalt (navsource.org)


Bình luận chuyên gia

Mỹ dự định sử dụng siêu khu trục tàng hình này chống lại ai và nước Nga có thể dùng những tàu chiến nào để đối địch với Zumwalt?

- Bản thân người Mỹ thực tế thừa nhận rằng, ý tưởng đóng loạt tàu tiên tiến lớp Zumwalt là không xác đáng, Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa-chính trị, Tiến sĩ Khoa học quân sự, Đại tá Hải quân Konstantin Sivkov nói.

- Đến nay, Hải quân Mỹ mới chỉ đặt hàng công ty Dynamics 3 thân tàu này mặc dù ban đầu dự định đóng mấy chục chiếc. Nguyên do phần nhiều là sự đắt đỏ của dự án. Xét về giá trị, một chiếc Zumwalt bằng với 2 tuần dương hạm tên lửa lớp Ticonderoga hay 3 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Và không thể nói rằng, khả năng chiến đấu của các tàu này cũng ở tỷ lệ như thế.

Tất nhiên là trên tàu Zumwalt có lắp hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu cực mạnh, cho phép giải quyết nhiều nhiệm vụ bảo đảm thông tin cho hoạt động của tàu này. Nhưng đối với các thành phần chiến đấu còn lại của tàu khu trục tối tân này phát sinh nhiều câu hỏi.

Siêu khu trục tàng hình USS Zumwalt 

SP: Những điểm yếu của Zumwalt là ở chỗ nào?

- Bắt đầu từ chỗ trên boong tàu Zumwalt chỉ có 80 bệ phóng tên lửa. Trong khi trên tàu tuần dương lớp Ticonderoga lượng giãn nước 9.600 tấn có đến 124 bệ phóng như vậy, còn trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke là 96. Điều đó có nghĩa là khả năng tấn công của Zumwalt yếu hơn nhiều.

Khả năng phòng không của tàu khu trục mới có lẽ là cao hơn, trước hết là nhờ trang thiết bị điện tử bảo đảm phát hiện mục tiêu tiên tiến hơn. Nhưng ở đây cũng có câu hỏi: nó có bao nhiêu cơ số đạn tên lửa đối không? Tôi mạo hiểm dự đoán là các cơ số đạn của Zumwalt cũng ít hơn so với Ticonderoga và Arleigh Burke.

Trong khi đó, nếu như Zumwalt sẽ bị tấn công bởi một binh đoàn tàu sân bay với khả năng phóng loạt 40 tên lửa, thì để ngăn chặn số tên lửa đó sẽ cần 80-90 tên lửa phòng không. Điều đó có nghĩa là sau 2-3 cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương, tàu Zumwalt sẽ hết nhẵn cơ số đạn tên lửa phòng không.

Như vậy, tàu khu trục mới cũng có khả năng chặn đánh các mục tiêu bay kém hơn Ticonderoga và Arleigh Burke, mặc dù Zumwalt có khả năng phát hiện các mục tiêu này nhanh hơn. Ngoài ra, Zumwalt sẽ hiệu quả hơn khi đánh chặn các mục tiêu bay thấp.

Còn từ góc độ giải quyết các nhiệm vụ chống ngầm, tàu khu trục tàng hình chắc chắn hơn hẳn các tàu Ticonderoga và Arleigh Burke. Trên tàu này có lẽ được lắp trang thiết bị chống ngầm hiện đại hơn.

Ngoài ra, nó cũng hiệu quả hơn khi tác chiến chống lực lượng mặt đất. Các ụ pháo 155 mm của USS Zumwalt có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa. Tất nhiên, đó không phải là 180 km như nêu trong một số nguồn. Tầm bắn thực tế của các pháo này là gần 40 km. Nếu không thì một quả đạn pháo sẽ có giá gần bằng một quả tên lửa, hơn nữa nó sẽ cần có một cơ cấu tăng tốc bằng thuốc phóng mạnh. Đưa một quả đạn lớn như thế vào nòng pháo 155 mm là một bài toán khó và tôi không nghĩ rằng, người Mỹ đã giải được nó.

Siêu khu trục tàng hình USS Zumwalt 

SP: Việc ứng dụng các công nghệ tàng hình (stealth) có làm cho chiến hạm này trở nên bất khả xâm phạm không?

- Hoàn toàn không. Nó có độ bộc lộ đối với các phương tiện phát hiện nhỏ hơn các tàu chiến bình thường, tuy nhiên không phải là mọi góc độ. Cần hiểu rằng: công nghệ stealth không làm cho Zumwalt thực sự tàng hình và cũng chỉ làm giảm không phải là triệt để khả năng phát hiện nó - mà chỉ ở mức 2-2,5 lần.

Nhược điểm chủ yếu của tàu tàng hình này là tiếng ồn của nó. Các phương tiện trinh sát biển của Nga hiện nay không dựa vào việc định vị tích cực từ các máy bay mà dựa vào tìm kiếm đối phương bằng các tàu ngầm được trang bị các hệ thống thủy âm cực mạnh. Các tàu ngầm Nga sẽ có thể dễ dàng phát hiện tàu Zumwalt trong đội hình (cụm) tàu.

Tàu khu trục USS Zumwalt nhìn từ trên cao
SP: Việc nhận USS Zumwalt vào biên chế có làm thay đổi cán cân sức mạnh trên đại dương thế giới về hướng có lợi cho Hải quân Mỹ không?

- Tôi không nghĩ rằng, 3 tàu khu trục như vậy sẽ đem lại những thay đổi đột biến cho khả năng chiến đấu của các cụm lực lượng Mỹ. Trong trường hợp biên chế ồ ạt các tàu lớp Zumwalt, hiệu ứng tăng cường sức mạnh có thể có, nhưng 3 chiếc thì chẳng làm thay đổi được thời tiết.

Nhưng nếu như các tàu chiến Nga phải đối địch với USS Zumwalt thì việc phát hiện tàu Mỹ bằng các đầu tự dẫn tên lửa Nga sẽ khó khăn. Điều đó cần phải tính đến và có thể phải có những thay đổi kỹ thuật tương ứng trong các hệ dẫn. Chẳng hạn, làm cho các hệ thống này hoạt động được trên mấy dải tần để có khả năng phát hiện chính xác hơn tàu đối phương. Nhưng tôi không thấy có những khó khăn cơ bản nào khác.

Siêu khu trục tàng hình USS Zumwalt - Đỉnh cao của kỹ thuật

SP: Như vậy là các tàu chiến của Hải quân Nga sẽ có thể tác chiến hiệu quả với Zumwalt?

- Khả năng sống còn trong chiến đấu của Zumwalt, nếu như các tên lửa Nga bắt được nó như một mục tiêu, không cao hơn tý nào so với một tàu khu trục Mỹ bình thường. Thậm chí có thể còn thấp hơn một chút - trên boong tàu này không thấy một số hệ thống giúp tăng cường khả năng tự phòng vệ. Cụ thể là các pháo tự động để đón đánh những tên lửa chống hạm lọt được qua các lớp phòng thủ vòng ngoài. Theo tôi, Zumwalt với tư cách một kẻ địch chẳng có gì đặc biệt…

- Các tàu chiến lớp Zumwalt trước hết dành cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược (Nga) Ivan Konovalov nhận định.

- Tôi xin lưu ý rằng, cuối tháng 2/2016, Trung Quốc đã bố trí trên đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) ở Biển Đông các tiêm kích hiện đại J-11 và JH-7. Tình báo Mỹ đã thông báo về việc này. Trước đó, trên đảo này người Mỹ đã phát hiện các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và một radar cao tần. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, điều đó cho phép Trung Quốc giao thông trên biển và trên không tại khu vực eo biển Malacca, nơi có đến 1/4 toàn bộ lưu lượng hàng hóa vận chuyển đường biển của thế giới đi qua. Về thực chất, tình hình đang đi đến chỗ Trung Quốc về mặt quân sự sẽ có “quyền phủ quyết” các hành động của Mỹ và đồng minh trong khu vực. Điều đó dĩ nhiên Mỹ sẽ không chấp nhận.

Chính vì thế, tôi cho rằng, Zumwalt nhằm cụ thể vào Trung Quốc. Người Mỹ dưới thời Obama thực hiện chính sách chuyển sang châu Á (Shift to Asia). Chính sách này có trù tính tăng cường mạnh mẽ lực lượng Mỹ ở gần Trung Quốc. Theo kế hoạch, 60% Không quân và Hải quân Mỹ sẽ tập trung tại khu vực Thái Bình Dương.

Siêu khu trục tàng hình USS Zumwalt 

Tôi không loại trừ khả năng các tàu này có thể được sử dụng ở Biển Đen và biển Baltic, nhưng chỉ với mục đích phô trương sức mạnh hạm đội Mỹ và để giải quyết các nhiệm vụ thuần túy chính trị.

Zumwalt đúng là một chiến hạm đáng gờm, nó chỉ được gọi là tàu khu trục, nhưng theo các quan niệm trước đây thì nó bằng với 3-4 tàu tuần dương. Song đặc thù của các chiến trường Baltic và Biển Đen khiến cho các tàu này gần như bất lực trước không quân. Đây là những chiến trường rất chật chội mà ở đó việc sử dụng các chiến hạm lớn nói nhẹ ra cũng là không hợp lý.

Tuy nhiên, xét đến những sự cố, trong đó máy bay chiến đấu Nga thể hiện xuất sắc, kể cả câu chuyện bay sát sạt trên tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook (DDG-75) ở biển Baltic thì tôi không nghĩ rằng, USS sẽ chạy hết tốc lực đến Baltic.

Tôi nhắc lại: các chiến hạm đó không phải dùng để chống Moskva, mà chống Bắc Kinh. Bởi vậy, đường đi của Zumwalt chắc chắn nằm ở Biển Đông, hoặc là biển Hoa Đông. Và có thể nói rằng, người Trung Quốc đã chờ đợi nó. Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây, Trung Quốc phát triển hải quân của mình với tốc độ chưa từng có. Trung Quốc đã nhận vào biên chế 1 tàu sân bay, phái các tàu ngầm nguyên tử mới tham gia các cuộc đi biển, đưa vào biên chế các tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu bệnh viện và thậm chí các tàu trinh sát mới. Tôi nghĩ rằng, người Trung Quốc có thể ứng phó được với các siêu tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt dù là không phải bằng chất lượng thì cũng là bằng số lượng …
Nguồn: SP, 17.5.2016.

Thực lực của Lục Quân Trung Quốc

VietnamDefence - Trung Quốc ráo riết hiện đại hóa lục quân Quân giải phóng nhân dân.
Xe tăng Trung Quốc trong cuộc thi quốc tế ở Nga 

Lục quân quân đội Trung Quốc là quân chủng đông quân nhất trong quân đội với quân số hiện nay lên tới 1.600.000 quân. Ngoài ra, còn có lực lượng dự bị hiện dụng gồm hơn 800.000 người.

Xét về các thông số này, lục quân Trung Quốc đứng đầu thế giới, vượt xa các lực lượng tương tự của Mỹ và Nga, chứ chưa nói đến các cường quốc quân sự lớn khác.

Lực lượng cơ động và lực lượng địa phương

Lục quân Trung Quốc bao gồm lực lượng cơ động (chủ lực) với hơn 800.000 quân và lực lượng địa phương với quân số cũng gần 800.000 quân.

Lực lượng cơ động về mặt tác chiến trực thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc thông qua các bộ tư lệnh đại quân khu. Nhiệm vụ của lực lượng này là tiến hành tác chiến ở bất kỳ khu vực nào bên trong và bên ngoài lãnh thổ đại lục. Bộ đội địa phương trực thuộc các bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Bộ đội địa phương cùng với dân binh chủ yếu làm các nhiệm vụ bảo vệ và phòng thủ. Một trong các chức năng được giao cho bộ đội địa phương là bảo vệ các tuyến đường giao thông quan trọng trong thời bình, còn trong thời chiến, sẽ bảo vệ các tuyến đường này chống quân địch xâm nhập sâu vào lãnh thổ quốc gia hay chống các toán biệt kích phá hoại của địch.

Bộ đội địa phương được triển khai trên các hướng có nguy cơ nhất bị quân địch xâm lấn và dựa vào các trận địa phòng ngự đã được chuẩn bị sẵn về mặt công trình. Một số trận địa đó lập thành khu vực phòng ngự (khu vực bảo vệ). Bộ đội địa phương, về bản chất, là di sản của thời kỳ các khái niệm quân sự chiến lược của Trung Quốc được xây dựng có tính toán đến khả năng bị xâm lược quy mô lớn từ hướng Bắc và giả định khả năng địch tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Các khái niệm đó trù định việc tiến hành các hoạt động chiến đấu cơ bản là có tính phòng ngự. Ngoài ra, trên cơ sở các khái niệm này, đã trù tính cả việc thành lập các đơn vị du kích.

Mặc dù hiện nay, vị trí chi phối trong học thuyết quân sự Trung Quốc được dành cho khái niệm phòng ngự tích cực vốn trù tính tiến hành cả các hành động chiến đấu phòng ngự lẫn tiến công với sự phối hợp, hiệp đồng của cả quân, binh chủng khác nhau, nhưng những nguyên tắc lỗi thời này vẫn có ảnh hưởng nhất định đối với tư duy quân sự chiến lược của ban lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc.

Vào thời bình, trong các chức năng của bộ đội địa phương có chức năng tiến hành các chiến dịch cứu hộ trong địa bàn trách nhiệm của mình khi xảy ra thiên tai và thảm họa công nghiệp. Trong thời chiến, ngoài việc thực hiện các chức năng quân sự thuần túy, bộ đội địa phương được giao nhiệm vụ khắc phục hậu quả gây ra bởi vũ khí hủy diệt lớn và các vũ khí hiện đại khác của đối phương dẫn đến thương vong lớn cho binh lính và dân thường, cũng như tàn phá nghiêm trọng nhà cửa, hạ tầng và các cơ sở công nghiệp, trong đó có các cơ sở sản xuất nguy hiểm tiềm tàng, nhà máy điện nguyên tử và nhà máy thủy điện.

Bộ đội địa phương còn được giao nhiệm vụ cùng với Cảnh sát nhân dân vũ trang thực hiện kiểm soát các vùng ven biên, ven biển, cũng như các mục tiêu quân sự quan trọng và hạ tầng quân sự. Cùng với Cảnh sát nhân dân vũ trang, lực lượng này có thể được huy động duy trì trật tự trị an. Trong vấn đề này, các lực lượng này ở mức độ nào đó bổ sung cho nhau khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

























Hành động bên trong và bên ngoài đại lục

Theo các văn kiện của Trung Quốc được đăng tải trên các nguồn công khai, lục quân Trung Quốc nhìn chung dùng để tiến hành tác chiến tại đại lục. Ngoài quân số, khác biệt căn bản của quân chủng này với các quân chủng khác của quân đội Trung Quốc là sự đa dạng cả về vũ khí trang bị, lẫn về các phương pháp tác chiến. Khả năng chiến đấu của lục quân bảo đảm lực lượng này có khả năng tác chiến độc lập hoặc phối hợp với các quân chủng khác trong thành phần các cụm lực lượng hỗn hợp tiến hành các chiến dịch tiến công hiệu quả nhằm đánh tan đối phương và chiếm lĩnh lãnh thổ do đối phương chiếm giữ, tấn công hỏa lực hiệu quả trên suốt chiều sâu đội hình chiến đấu của các lực lượng đối phương. Trong phòng ngự, lục quân phải giữ vững các khu vực (tuyến) chiếm giữ, đồng thời gây tổn thất tối đa cho lực lượng đối phương, qua đó chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để tiến hành chiến dịch phản công của quân mình.

Sự vươn lên của Trung Quốc với tư cách một siêu cường mới có các khu vực ảnh hưởng và lợi ích của mình ở các khu vực trên thế giới được phản ánh ở việc mở rộng phạm vi nhiệm vụ đặt ra cho quân đội nước này, trong đó có lục quân. Các đơn vị quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tham gia các chiến dịch quốc tế dưới sự bảo trợ của LHQ và các tổ chức khác nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở quy mô toàn cầu, lẫn quy mô khu vực, trong đó có các chiến dịch nhân đạo quốc tế, cf ác hoạt động chống cướp biển, cũng như thực hiện thực tế các thỏa thuận quốc tế. Ví dụ mới nhất của hoạt động đó là sự tham gia của các tàu chiến Trung Quốc và Nga vào việc bảo vệ tàu chở vũ khí hóa học của Syria khỏi nước này.

Lục quân Trung Quốc có các binh chủng bộ binh (bộ binh, lực lượng bộ binh mô tô hóa và bộ binh cơ giới), tăng-thiết giáp, pháo binh, công binh, không quân lục quân, thông tin, phòng hóa, lực lượng đặc nhiệm, cũng như các đơn vị bảo đảm chiến đấu và hậu cần khác như trinh sát, tác chiến điện tử, kỹ thuật-vật tư, quân y, các cơ quan nghiên cứu, nhà trường quân sự...

Lục quân Trung Quốc không có cơ quan chỉ huy độc lập mà công tác lãnh đạo lục quân được thực hiện bởi 4 cơ quan cấp tổng cục là Bộ tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần và Tổng cục trang bị. Bảy đại quân khu chỉ huy trực tiếp các đơn vị lục quân thuộc quyền. Lục quân bao gồm các đơn vị tác chiến cơ động, đồn trú, biên phòng và bảo vệ bờ biển; và lực lượng dự bị. Cấp độ tổ chức của các đơn vị này là quân đoàn hỗn hợp, sư đoàn (lữ đoàn), trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội và tiểu đội.

Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của đại quân khu, một quân đoàn hỗn hợp gồm các sư đoàn hay lữ đoàn, và đóng vai trò là đơn vị cơ bản cấp chiến dịch.

Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đoàn hỗn hợp, một sư đoàn gồm các trung đoàn và đóng vai trò là đơn vị cơ bản cấp chiến thuật.

Nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đoàn hỗn hợp, một lữ đoàn gồm các tiểu đoàn và đóng vai trò là một đơn vị cấp chiến thuật.

Thường nằm dưới sư đoàn, một trung đoàn gồm các tiểu đoàn và đóng vai trò là đơn vị chiến thuật cơ bản.

Thường nằm dưới trung đoàn hay lữ đoàn, một tiểu đoàn gồm các đại đội và đóng vai trò là phân đội chiến thuật ở cấp cao hơn. Mội đại đội gồm các trung đội và đóng vai trò là phân đội chiến thuật cơ bản.

Về cơ cấu, lục quân Trung Quốc gồm các đơn vị tác chiến cơ động là 18 quân đoàn hỗn hợp (Trung Quốc gọi là tập đoàn quân) và một số sư đoàn (lữ đoàn) tác chiến hỗn hợp độc lập. Các quân đoàn hỗn hợp được bố trí ở 7 đại quân khu. Bảy đại quân khu lại chia thành 28 quân khu. Các quân đoàn có cơ cấu tổ chức và quân số khác nhau tùy thuộc vào vị trí bố trí, kẻ thù tiềm tàng và các nhiệm vụ được giao, và có cấp độ sẵn sàng khác nhau. Quân số của một quân đoàn điển hình dao động từ 30.000-50.000 quân. Xét về thông số này, ở mức độ nào đó, quân đoàn Trung Quốc tương đương với tập đoàn quân dã chiến của NATO, nhưng thua kém một liên binh đoàn tương tự của Mỹ.

Ở cơ cấu tổ chức điển hình, một quân đoàn (tức tập đoàn quân) lục quân Trung Quốc có đến 3 sư đoàn (lữ đoàn) cơ giới hóa (mô tô hóa, bộ binh), 1 lữ đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 trung đoàn thông tin, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn phòng hóa, các đơn vị hậu cần và tác chiến điện tử.

Một sư đoàn cơ giới hóa của quân đội Trung Quốc ở cơ cấu biên chế điển hình có quân số đến 10.000 quân và gồm 3 trung đoàn cơ giới hóa (mỗi trung đoàn biên chế 3 tiểu đoàn) trang bị xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh, và 1 trung đoàn xe tăng.

Một sư đoàn tăng gồm 3 trung đoàn tăng và 1 trung đoàn cơ giới hóa.

Mỗi sư đoàn cơ giới hóa và sư đoàn tăng đều được biên chế 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn (tiểu đoàn) phòng không, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội phòng hóa-sinh-phóng xạ, các đơn vị kỹ thuật-vật tư và quân y.

Một lữ đoàn cơ giới hóa của quân đội Trung Quốc gồm có 4 tiểu đoàn cơ giới hóa, mỗi tiểu đoàn được biên chế 40 xe bọc thép chở quân hay xe chiến đấu bộ binh, và 1 tiểu đoàn tăng được trang bị 41 xe tăng chủ lực, trong đó có 1 xe tăng chỉ huy.

Một lữ đoàn tăng gồm có 4 tiểu đoàn tăng, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội (124 xe tăng chủ lực) và 1 tiểu đoàn cơ giới hóa (40 xe bọc thép chở quân hay xe chiến đấu bộ binh).

Trong biên chế mỗi lữ đoàn cơ giới hóa và lữ đoàn tăng có 1 tiểu đoàn pháo 3 đại đội (mỗi đại đội trang bị 18 lựu pháo và 6 pháo nòng dài), 1 tiểu đoàn phòng không, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin và 1 đại đội trinh sát, các đơn vị phòng hóa-sinh-phóng xạ, bảo đảm kỹ thuật và quân y.

Một lữ đoàn pháo có trong biên chế 4 tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội, 48 khẩu pháo kéo) và 1 tiểu đoàn pháo tự hành được biên chế 18 pháo tự hành.

Ưu tiên tính cơ động và chỉ huy linh hoạt

Hiện nay, Trung Quốc đang tiếp tục cải tổ tích cực lục quân nhằm bảo đảm cơ động hơn, chỉ huy linh hoạt hơn trong quá trình tác chiến trong đội hình các cụm hỗn hợp quân-binh chủng. Một trong các hướng cải tổ là chuyển sang cái gọi là cơ cấu module mà nền tảng là lữ đoàn. Theo giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc, chính cơ cấu lữ đoàn cho phép thành lập các cụm hỗn hợp quân-binh chủng với cơ cấu khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ chiến đấu cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ và các nước NATO khác, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã đi đến kết luận rằng, các đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn có cơ cấu tối ưu và khả năng cần thiết về triển khai chiến lược và cơ động. Ngoài ra, các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, các đơn vị cấp lữ đoàn có đủ số lượng phương tiện hỏa lực tất cả các loại bảo đảm khả năng tiến hành thắng lợi tất cả các loại hình tác chiến trong các cuộc xung đột quân sự có cường độ khác nhau.

Cơ cấu lữ đoàn cho phép thay đổi thành phần lực lượng và phương tiện không chỉ tùy theo loại hình tác chiến mà cả theo cường độ xung đột quân sự, cũng như các điều kiện thiên nhiên-khí hậu và bề mặt địa hình. Người ta cho rằng, để tác chiến trong các cuộc xung đột cường độ thấp (tác chiến chống du kich), thì tốt nhất là sử dụng các lữ đoàn nhẹ phù hợp tác chiến trong rừng rậm hay địa hình rừng núi. Trong các cuộc xung đột cường độ trung bình và cao, nên sử dụng các lữ đoàn nặng biên chế kiểu tấn công hay phòng ngự.

Khi quyết định chuyển sang xây dựng các cụm lực lượng hỗn hợp quân-binh chủng theo kiểu module trên cơ sở lữ đoàn, người ta đặc biệt chú trọng nâng cao sức cơ động và khả năng chỉ huy. Hơn nữa, sức cơ động không chỉ được hiểu như khả năng thay đổi nhanh vị trí trên chiến trường và tiến hành cơ động lực lượng và phương tiện nhằm thay đổi thành phần các cụm lực lượng trên một chiến trường mà còn như khả năng tiến hành các hoạt động điều động binh lực đường dài giữa các chiến trường.

Đồng thời với việc nâng cao trình độ cơ động của quân đội, lãnh đạo quân đội Trung Quốc còn đặt ra nhiệm vụ tăng mạnh số lượng các đơn vị có khả năng sẵn sàng tác chiến cao và có sức chiến đấu cao trong lục quân Trung Quốc. Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, điều đó sẽ cho phép tăng mạnh hiệu quả hoạt động của lục quân Trung Quốc trong quá trình tiến hành các chiến dịch của các cụm hỗn hợp quân binh-chủng.

Hiện nay, trong lục quân Trung Quốc đã thành lập các lực lượng cơ động cao hùng mạnh dùng để tiến hành tác chiến hiệu quả ở bất kỳ địa bàn trong nước và ngoài nước nào, trước hết tại các khu vực dọc theo đường biên giới Trung Quốc. Trong tình huống khẩn cấp, các lực lượng này trong thời gian ngắn có thể được tung đến bất kỳ hướng chiến lược nào nhằm tạo ra các cụm lực lượng đủ để giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể. Do các yêu cầu xây dựng hệ thống các cụm lực lượng hỗn hợp quân-binh chủng kiểu module, số lượng các sư đoàn bị giảm đi và tương ứng và số lượng các lữ đoàn tăng lên. Tuy nhiên, trên các hướng riêng lẻ có điều kiện địa hình thuận lợi để sử dụng hiệu quả các sư đoàn và đối phương tập trung được các cụm quân mạnh, người ta thừa nhận là nên duy trì một phần lực lượng có cơ cấu sư đoàn.

Cùng với việc nâng cao sức cơ động của lục quân, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc cũng rất chú ý phát triển và ứng dụng các  phương tiện chỉ huy chiến đấu, thông tin, trinh sát, quan sát (chỉ thị mục tiêu) và máy tính hiện đại được tích hợp thành một tổ hợp mạng thống nhất với các thiết bị bảo vệ không gian mạng. Đồng thời, các hệ thống tác chiến điện tử mới cũng được đưa vào trang bị. Người ta đặc biệt chú trọng sử dụng các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa các cấp.

Hiện nay, Trung Quốc đã chế tạo và sử dụng các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa cả cấp chiến lược (toàn quốc) lẫn các cấp khu vực, chiến dịch và chiến dịch-chiến thuật. Năng lực của hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa chiến trường Quidian bảo đảm các luồng thông tin giữa Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, các bộ tư lệnh quân chủng, binh chủng và quân khu được mở rộng đáng kể.

Các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa cấp “quân khu - tập đoàn quân - sư đoàn - lữ đoàn” cũng cho thấy hiệu quả khá tốt.

Lục quân Trung Quốc cũng bắt đầu tích cực đưa vào sử dụng hệ thống cấp “tiểu đoàn - đại đội - tiểu đội (kíp xe, khẩu đội)”, một trong các thành tố của nó là các máy tính bảng vốn đã bắt đầu được trang bị cho các chỉ huy phân đội. Việc chuyển từ sử dụng thử nghiệm sang sử dụng rộng rãi hơn các hệ thống chỉ huy bộ đội tự động hóa không chỉ nâng cao cơ bản khả năng chỉ huy bộ đội, rút ngắn thời gian để các chỉ huy ra quyết định tác chiến, đơn giản hóa công tác lập kế hoạch của người chỉ huy, nâng cao trình độ phối hợp giữa các đơn vị thuộc các quân chủng khác nhau trong thành phần các cụm lực lượng hỗn hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị, mà còn hỗ trợ nghiên cứu phát triển các phương pháp, hình thức, biện pháp tác chiến mới.

Giới lãnh đạo chính trị và quân sự Trung Quốc đang từng bước rời bỏ việc ưu tiên đầu tư lục quân, tuy vẫn coi lục quân ít nhất vẫn là quân chủng hàng đầu so với các quân chủng khác.

Tái trang bị nhanh chóng

Trong 10 năm gần đây, trong lục quân Trung Quốc diễn ra quá trình đổi mới mạnh mẽ vũ khí trang bị, với tốc độ cao hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia quân sự nước ngoài, kể cả các chuyên gia Nga. Họ dự định đưa tỷ trọng các hệ thống mới và tối tân lên đến 70% vũ khí trang bị vào năm 2017-2018. Đồng thời, cũng đặt ra nhiệm vụ giảm mạnh số lượng chủng loại, giữ lại trong trang bị các mẫu vũ khí trang bị đa năng, có tiềm năng hiện đại hóa.

Cách đây chưa lâu, trong trang bị của lục quân Trung Quốc có một số lượng lớn các mẫu vũ khí trang bị. Vấn đề này đến nay vẫn chưa giải quyết được triệt để. Trong kho vũ khí trang bị của lục quân Trung Quốc vẫn còn số lượng quá nhiều các loại vũ khí khác nhau, hơn nữa chiếm một phần đáng kể là vũ khí thế hệ 1 và 1+.

Bộ đội xe tăng. Xét về số lượng xe tăng, quân đội Trung Quốc chiếm vị trí số 1 trong số quân đội các đại cường. Tính đến đầu năm 2015, trong trang bị của lục quân Trung Quốc có gần 5.900 xe tăng hạng trung, 640 xe tăng chủ lực, 750 xe tăng hạng nhẹ, 200 xe tăng trinh sát.

Bộ binh. Các đơn vị bộ binh (các binh đoàn, đơn vị) bao gồm: các đơn vị bộ binh, mô tô hóa, cơ giới hóa, xe tăng, pháo binh, pháo phòng không, các đơn vị bảo đảm chiến đấu và bảo đảm hậu cần. Các lực lượng cơ động của lục quân Trung Quốc hiện chủ yếu bao gồm các đơn vị cơ giới hóa.

Ngoài các xe tăng, trong trang bị của lực lượng bộ binh Trung Quốc có một số lượng lớn xe chiến đấu bọc thép các loại và các chức năng như: xe chiến đấu bộ binh - 3.850 chiếc, xe bọc thép chở quân - 5.020 chiếc (4.150 xe bánh xích và 870 xe bánh lốp).

Bộ đội tên lửa và pháo binh lục quân Trung Quốc bao gồm các đơn vị được trang bị các hệ thống tên lửa chiến thuật, các hệ thống rocket phóng loạt các cỡ, các loại pháo (pháo nòng dài, lựu pháo, cối), pháo chống tăng và các hệ thống tên lửa chống tăng, cũng như các đơn vị trinh sát pháo binh.

Tính đến đầu năm 2015, trong trang bị bộ đội tên lửa và pháo binh lục quân Trung Quốc có hơn 13.000 hệ thống pháo, trong đó có 2.280 pháo tự hành, 6.140 khẩu pháo kéo, 300 khẩu pháo hỗn hợp nòng dài/ngắn 120 mm; 1.872 hệ thống rocket phóng loạt, trong đó có 1.818 hệ thống tự hành (1.643 hệ thống cỡ 122 mm, 175 hệ thống cỡ 300 mm), 2.586 khẩu cối (82 và 100 mm). Ngoài ra, còn có 924 hệ thống tên lửa chống tăng tự hành, 3.966 pháo không giật (75, 82, 105 và 120 mm), 1.788 pháo chống tăng (480 pháo tự hành, 1.308 pháo kéo).

Phòng không lục quân gồm các lực lượng và phương tiện trinh sát mục tiêu bay, thông báo mục tiêu địch bay tiếp cận cho các lực lượng được bảo vệ, các binh đoàn và đơn vị pháo phòng không, pháo-tên lửa phòng phòng không, các đơn vị tác chiến điện tử. Các lực lượng và phương tiện phòng không lục quân dùng để tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến dịch-chiến thuật, máy bay không người lái và các phương tiện tiến công đường không khác. Các phương tiện hiện đại nhất của phòng không lục quân có thể giải quyết ở quy mô hạn chế các nhiệm vụ phòng không chiến trường.

Trong 10-15 năm qua, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lớn trong việc mở rộng khả năng tác chiến phòng không, kể cả phòng không lục quân. Họ đã phát triển và đưa vào trang bị các phương tiện chiến đấu hiện đại, hiệu quả cao, có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay cơ động ở độ cao trung bình, nhỏ và cực nhỏ. Hiện nay, trong trang bị của phòng không lục quân Trung Quốc, ngoài pháo phòng không có nòng gồm 7.376 hệ thống pháo và hệ thống tên lửa phòng không mang vác, còn có các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, trung và xa (tổng cộng 296 hệ thống).

Không quân lục quân là một binh chủng của lục quân Trung Quốc, bao gồm không quân của các đại quân khu, các tập đoàn quân. Đơn vị tổ chức biên chế cơ bản là lữ đoàn (trung đoàn) trực thăng hỗn hợp. Các lữ đoàn này được biên chế các trực thăng chiến đấu (chống tăng, chi viện hỏa lực), trực thăng đa năng, vận tải-chiến đấu, vận tải-đổ bộ và đặc dụng (trinh sát, cứu nạn, quân y, chỉ huy, tác chiến điện tử). Tính đến đầu năm 2015, không quân lục quân Trung Quốc có 150 trực thăng chiến đấu (Z-10-90, Z-19-60), 351 trực thăng đa năng (đa nhiệm), hơn 338 trực thăng vận tải (61 hạng nặng và 209 hạng trung).

Trong biên chế của lục quân Trung Quốc còn có lực lượng đặc nhiệm được thành lập vào năm 1988. Các đơn vị đặc nhiệm tăng cường (mỗi đơn vị có thể biên chế đến 1.000 quân) có ở tất cả các đại quân khu và trực thuộc các tư lệnh đại quân khu. Việc lên kế hoạch và tiến hành các chiến dịch có sự tham gia của lực lượng đặc nhiệm lục quân Trung Quốc do các bộ tham mưu đại quân khu mà trong cơ cấu có sẵn các cơ quan chỉ huy chuyên trách đảm nhiệm.

Biên chế quân số thời chiến



Xét về mặt trang bị kỹ thuật, lục quân Trung Quốc đã tiếp cận sát trình độ quân đội của các cường quốc quân sự tiên tiến về đa số các thông số. Sức cơ động của lục quân đã được nâng cao cơ bản, sức mạnh đột kích và khả năng của không quân lục quân, phòng không lục quân tăng lên. Mặc dù các xe tăng thế hệ 1 và 1+ vẫn chiếm số lượng áp đảo trong lực lượng xe tăng của quân đội Trung Quốc, nhưng chúng đang được thay thế với tốc độ khá nhanh bởi các xe tăng chủ lực thế hệ 2 và 2+. Việc nghiên cứu chế tạo xe tăng thế hệ 3 đang ở giai đoạn cuối. Các xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh hiện đạiđang được đưa vào trang bị ồ ạt. Sự thua kém về tỷ lệ pháo tự hành hiện đại trong trang bị đã giảm đáng kể.

Chiếm vị trí quan trọng trong các hệ thống pháo của lục quân Trung Quốc là các hệ thống rocket phóng loạt các loại và các chức năng khác nhau. Xét về trình độ phát triển và mức độ trang bị pháo phản lực, lục quân Trung Quốc vượt trội quân đội các nước tiên tiến, kể cả Mỹ và Nga.

Một trong những mặt mạnh của lục quân Trung Quốc là trong biên chế quân chủng này có một số lượng lớn các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, được biên chế theo quân số gần với thời chiến. Trung Quốc vượt xa bất kỳ nước lớn nào của thế giới hiện đại về cơ sở động viên mà hơn một nửa là lực lượng dự bị đã được huấn luyện quân sự. Một thành tựu lớn của Trung Quốc là sức cơ động tác chiến của lục quân Trung Quốc đã tăng mạnh. Các lực lượng cơ động thực tế được biên chế toàn bộ bởi các đơn vị cơ giới hóa sẵn sàng cao.

Cũng cần lưu ý đến sự hiện diện của đội ngũ hạ sĩ quan được huấn luyện tốt, có vai trò duy trì kỷ luật kiểu mẫu, cũng như trình độ huấn luyện cá nhân cao của binh sĩ và huấn luyện chiến thuật của các đơn vị.

Trong số các mặt mạnh của lục quân Trung Quốc, cần nói đến sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệmkhá đông, được huấn luyện tốt, có vũ khí trang bị đặc nhiệm hiện đại. Đặc nhiệm lục quân Trung Quốc có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đặc thù của mình ở mọi vùng địa lý, bất kể mùa nào trong năm, kể cả khi ở cách xa lực lượng chủ lực.

Không thể bỏ qua yếu tố lục quân Trung Quốc còn có khá nhiều cơ sở đào tạo/huấn luyện quân sự và nghiên cứu đang thực hiện công tác đào tạo cán bộ quân sự các cấp có chất lượng và tiến hành công tác nghiên cứu tích cực trong lĩnh vực nghệ thuật chiến dịch, chiến lược và chiến thuật, tiến hành phân tích kinh nghiệm tác chiến của quân đội Trung Quốc và nước ngoài, nghiên cứu ra những phương pháp, hình thức tác chiến mới trong điều kiện hiện đại.

Trong số các mặt yếu của lục quân Trung Quốc có không quân lục quân còn kém phát triển và quân số ít. Mặc dù có những nỗ lực lớn củng cố không quân luc quân, Trung Quốc xét về thông số này vẫn thua kém rất xa quân đội các nước tiên tiến trên thế giới.

Hiện tại, họ cũng chưa khắc phục được sự lạc hậu về phương tiện kỹ thuật thông tin, tình báo, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu. Khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không/phòng thủ tên lửa lục quân, cũng như của các đơn vị tác chiến điện tử cũng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hiện đại.

Cần quy vào các mặt yếu của lục quân Trung Quốc cả việc có quá nhiều mẫu vũ khí trang bị cùng loại, có cùng chức năng và tính năng kỹ-chiến thuật giống nhau. Các mẫu vũ khí trang bị này do các công ty khác nhau sản xuất, sử dụng các bộ phận, tổng thành riêng, nên mức độ chuẩn hóa linh kiện vũ khí trang bị là cực thấp và gây khó khăn lớn cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa, nhất là trong tình huống chiến đấu.

Một trong những nhược điểm nghiêm trọng của lục quân Trung Quốc là không có ít kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch binh chủng hợp thành quy mô lớn trong điều kiện tác chiến lấy mạng làm trung tâm.

Cũng cần nói đến mức độ phụ thuộc cao của chỉ huy lục quân Trung Quốc vào các cơ quan chính trị trong quân đội của đảng cộng sản Trung Quốc vốn đang thực thi quyền kiểm soát gắt gao đối với hoạt động của quân đội, bó buộc sức sáng tạo của chỉ huy các cấp và vô hiệu hóa nguyên tắc một thủ trưởng.

Mặc dù có những nhược điểm này vốn cũng đang được khắc phục khá nhanh, với ưu thế khổng lồ về quân số lục quân, cho phép tạo ưu thế hơn 10 lần về sinh lực và vũ khí trang bị trước bất kỳ địch thủ tiềm tàng nào, quân đội Trung Quốc có thể tiến hành các chiến dịch thành công trên bất kỳ hướng chiến lược nào dọc theo đường biên giới quốc gia của họ.

Ngoài ra, nhờ ưu thế áp đảo về quân số, cũng như trình độ trang bị và huấn luyện binh sĩ khá cao, quân đội Trung Quốc có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến cường độ cao và giành thắng lợi thậm chí trên hai chiến trường hoặc nhiều hơn.
Nguồn: Aleksandr Vasilevich Shlyndov, PTS sử học, nghiên cứu viên chính Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, 

20/7/16

Chuyện vợ chồng tổng thống Mỹ Bill Clinton


Hai vợ chồng TT Mỹ đi thăm Cộng Hòa Séc. Sau đó được ông Thị Trưởng Praha mời đi ngắm phố cổ và thưởng thức loại bia đen nổi tiếng ở một quán bia. Ở đó TT uống một vài ly bia, và phu nhân Hillary ăn ly kem...


Đến khi kêu tính tiền thì chủ quán lắc đầu, nói quán đãi. Nhưng vợ chồng TT dứt khoát không chịu. Mặc dù ông thị trưởng xua tay nói là chủ quán rất vinh dự được mời vợ chồng tổng thống Mỹ, nhưng ông bà cũng cương quyết không chịu mời mà đòi trả tiền sòng phẳng. Vì quan chức Mỹ không bao giờ ăn xài gì cá nhân mà không móc tiền túi ra trả cả. Dù có là tổng thống đi nữa ...
Và ông bà đã thuyết phục chủ quán phải nhận tiền bia.Và rồi họ chụp vài tấm hình kỷ niệm theo mong muốn của chủ quán.
Xong xuôi khi ra về thì thấy bà Clinton cứ loay hoay mãi chưa chịu ra xe trong khi cận vệ và người đi cùng đang chờ. 
Tổng thống phải trở lại hỏi vợ mấy lần, bà Hilary Clinton mới nói khẽ vào tai chồng :
- Bill, thằng chủ quán này điếm quá. Tiền nước hết 76 đô, em đưa nó 1 vé mà nó vờ luôn, éo thối lại cho em...
MTA

Cuộc đảo chính Nhật - Pháp ngày 9/3/1945. Phần 1


Ngô Văn Quĩ



Đêm hôm trước ngày đảo chính
Ngày mùng 3 tháng 9 năm 1939, Anh rồi Pháp, chỉ cách nhau mấy tiếng đồng hồ đã gởi tối hậu thư, chính thức tuyên chiến với Đức quốc xã. Cuộc thế chiến thứ hai bùng nổ, bắt đầu bằng một giai đoạn nhùng nhằng, đầy mâu thuẫn, mà sau này sử sách gọi là một “Cuộc chiến tranh buồn cười” (Une drôle de guerre)!

Nhưng người ta cười không lâu! Chỉ chưa đầy một năm sau thì Hà Lan rồi Bỉ liên tiếp phải đầu hàng, bị phát xít Đức chiếm trọn vẹn. Ngày 14 tháng 6 năm 1940, thủ đô Paris tuyên bố “thành phố bỏ ngõ”, để mặc cho đoàn chiến xa của Hitler đi vào như trong một cuộc diễu binh. Chính phủ Pháp chạy về Bordeaux, rồi xuống Clermont, Ferrand, và cuối cùng đến đóng đô ở Vichy, một thành phố nhỏ, nổi tiếng về thứ nước suối khoáng uống tiêu cơm. Từ ở đó, ngày 20 tháng 6, Pháp tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Ngày 22, hiệp ước đình chiến được ký kết ở Rethondes, cũng chính trên chiếc toa xe lửa lịch sử Pháp đã bắt Đức ký đầu hàng năm 1918 sau cuộc thế chiến thứ nhất. Ngày 25 tháng 6 năm 1940 thì cuộc đình chiến có hiệu lực: Pháp chính thức mất nước.
XEM TIẾP

19/7/16

Đất nước mình đểu quá phải không anh ?



Ngoảnh mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa,

Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi…

(Thơ Bùi Minh Quốc)




Than ôi, chỉ có một vụ cá chết miền Trung mà có đến mười mấy lãnh đạo của ta chết trận cả. Các anh chị oai dũng của Đảng và Nhà Nước ta, béo tròn no đủ từng nấy, khỏe mạnh bằng từng nấy bỗng lăn ra bệnh đều cả, rồi sẽ lăn ra chết tốt cả…

Tại sao vậy ? Miếng ăn là miếng nhục vậy mà các anh chị vẫn hục vào ăn. Ăn bao nhiêu của cải bao năm không sao, nhưng ăn một miếng cá miền Trung tháng Năm nớ là chết, chỉ một miếng thôi là chết để trả nợ đời. Bọn Tàu Cộng nó ác lắm. Miếng ăn nó bọc đường ở Formosa, ăn miếng cá miếng tôm ngon tươi béo ngậy vào là : Thôi rồi Lượm ơi. Chỉ có chết mà thôi. Kẻ chết trước, người chết sau. Người yếu thì 49 ngày, kẻ mạnh 100 ngày cho đến 3 năm thì tất cả người ăn cá tôm tháng 5 nớ đều sắp hàng lăn ra chết tốt. Tuy chết nhưng chết khác nhau…

Người thì đau bụng chạy vắt quần vì Tào Tháo rượt, kẻ thì nặng bụng lên dần như có thai hoang, vì chỉ có vào mà không có ra, chỉ nhập mà không xuất. Những người khác thì như có ông Tôn Ngộ Không ở trong bụng đánh thanh long đao tứ phía, đau té đái ra quần. Mặt xanh mày mét, suốt ngày ngồi ôm bụng, ca bài ca con cá, đớn đau xin được chết… Rồi sẽ được toại nguyện, phỉ chí bằng sinh mà cùng nhau chết như những anh hùng chạy làng quỵt nợ. Không được đem thân giai ra trả nợ nước thì cũng có cái xác khô để trả thù nhà.

Hơ, hơ, hơ…Trương Bộ Trưởng 4T, mới lên chức nên hăng say con bọ xít, mua cá miền Trung, ăn cá miền Trung tháng Năm nớ nên chết đầu tiên, hy sinh trước nhất trên chiến trường thơm sực mùi cá chết.

Hơ, hơ, hơ…Các quan viên địa phương, bí thơ, chủ tịch Hà Tĩnh, Quảng Bình giờ cũng đang đếm lịch ngược chờ ngày về với liệt tổ, liệt tông. Các anh không chỉ ăn cá, mà còn cao hứng tuột quần xuống tắm biển Vũng Áng chiều ni nữa. Ác quá, ác quá, nhúng giế xuống biển như thế thì bằng nhúng vào nồi nước sôi. Các anh đều béo tốt, bụng phệ , ấy vậy mà Vì Ăn Cơm Chúa Phải Múa Tối Ngày, nên giờ đây tất cả đều nước mắt vắn dài, lệ sầu trên mi, sắp hàng chờ ngày lên bàn thờ ngửi phao câu gà và nải chuối cúng. Mà không biết chết vì bệnh nào. Bị ung thư ruột gan vì ăn cá chết, hay chết vì ghẻ ngứa, gảy đàn tới chết vì tắm biển chết Vũng Áng chiều ni…

Hơ, hơ, hơ…lại có cả chị Tiến Y Tế, phốp pháp béo lùn, gái khỏe mạnh của đồng chiêm nước trũng năm nào, không hiểu hóa rồ thế nào mà cũng có trong danh sách trúng cử vào đoàn khách chết chóc đến diễn tuồng ở Vũng Áng để làm màu mè, ai ngờ chết thật…Tiếc cho phận gái thuyền quyên, đái xè xè không qua ngọn cỏ, mà cũng hung hăng, tưởng phúc dầy ai ngờ phận mỏng, khôn ba năm dại một giờ nên nửa đường đứt gánh vì miếng cá tôm định mệnh..

Than Ôi ! Vầng dương kia lúc mờ lúc tỏ,

Ánh nguyệt này thì không biết tỏ tỏ hay mờ mờ…

Sao các anh, các chị phải ra đi giữa mùa không có chiến chinh, không có kẻ thù mà lại phải lăn ra chết hết giữa trận tiền không có tiếng súng, không có tên giặc nào. Chỉ có miếng cá luộc, xào, rán, kho, hay lẩu mắm mà phải chết hết, để vợ gào réo, để con khóc hờ…

Chỉ vì nghe bọn ở Ba Đình xúi dại, bắt ăn cứt gà nên các anh chị phải ăn một ít, ai dè cứt gà trộn mùi cá chết nên giờ đành tình phu thê chia cắt, nghĩa phụ tử lìa xa, âm dương chờ ngày đoạn tuyệt... 

Anh Cả Trọng khôn ngoan đâu có ăn tôm cá, đến miền Trung thăm Formosa thì nín nhịn, cả thở cũng không thì làm sao ăn cá. Anh Fuc Đầu Củ Chuối thì cũng chẳng thèm đến miền Trung thì làm gì có cá để ăn. Các anh chị lớn không ăn, nhưng đẩy các anh chị nhỏ đi ăn, đi tắm biển miền Trung khiến đội ngũ trung kiên ta thiệt hại một phần ba năm này, sang năm tới thì thiệt luôn tất cả . Chỉ có Tứ Trụ Triều Đình là không thiệt gì chỉ béo lên thôi.

Bây giờ có nói chi cũng thừa. Miếng độc đã nuốt, chất độc đã phát chỉ còn chờ lúc thời khắc cuối điểm thùng, tất cả lần lượt về chín suối sáu sông. Bọn Tàu Cộng ác lắm. Chúng nó giết dân, nhưng không ai ngu mà ăn cá mà chỉ có các anh chị ngu, xông vào ăn như cá đớp trăng nên đành phải chết tốt. Thân xác các anh chị Tàu Cộng lấy về làm lục phủ ngũ tạng, may vá…

Thôi thì thế cũng là đem thân xác có ích cho đời, còn hơn ngồi ghế cao quan chức nhưng chả làm gì cho dân, cho nước. Sống ở đời không giúp gì, thì khi chết đi cũng còn cái xác để đáp đền nghĩa cả, bón cho cây thì cũng xanh được chút lá, chút cành…

Than ôi. Đất nước mình đểu quá phải không anh ?

Không, đất nước mình không đểu mà lưu manh em à...

MTA

30 Nguyên Tắc Vàng Đắc Nhân Tâm



 

Trong cuộc sống, chắc các bạn cũng có những nguyên tắc riêng của mình. Tôi sẽ giúp các bạn hiểu thêm 30 nguyên tắc vàng trong đối nhân xử thế – Đắc nhân tâm:
– Nguyên tắc 1: Không chỉ trích, oán trách hay than phiền.
– Nguyên tắc 2: Thành thật khen ngợi cảm kích người khác
– Nguyên tắc 3: Khơi gợi người khác ý muốn thực hiện điều bạn đề nghị họ làm.
– Nguyên tắc 4: Chân thànhquan tâm người khác.
– Nguyên tắc 5: Luôn mỉm cười.
– Nguyên tắc 6: Luôn nhớ rằng tên một người là âm thanh êm đềm, ngọt ngào và quan trọng nhất đối với họ.
– Nguyên tắc 7: Lắng nghe người khác. Khuyến khích người khác nói về họ.
– Nguyên tắc 8: Nói về điều mà người khác quan tâm.
– Nguyên tắc 9: Thành thật cho người khác thấy sự quan trọng của họ.
– Nguyên tắc 10: Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra.
– Nguyên tắc 11: Tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói “Anh/chị sai rồi”
– Nguyên tắc 12: Nếu bạn sai, nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm.
– Nguyên tắc 13: Luôn bắt đầu bằng một thái độ thân thiện.
– Nguyên tắc 14: Hỏi những câu hỏi khiến người khác đáp “vâng,có” ngay lập tức.
– Nguyên tắc 15: Tạo điều kiện để người khác được nói thỏa thích.
– Nguyên tắc 16: Làm người khác tin rằng chính họ là người đưa ra ý tưởng đầu tiên.
– Nguyên tắc 17: Thành thật nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác.
– Nguyên tắc 18: Đồng cảm với mong muốn và chia sẻ của người khác
– Nguyên tắc 19: Khơi gợi sự cao thượng ở người khác
– Nguyên tắc 20: Làm sinh động ý tưởng.
– Nguyên tắc 21: Thách đố, khơi gợi sự thử thách ở người khác.
– Nguyên tắc 22: Bắt đầu bằng những lời khen tặng thành thật.
– Nguyên tắc 23: Góp ý sai lầm của người khác một cách gián tiếp
– Nguyên tắc 24: Xem xét, nhìn nhận và đánh giá bản thân trước khi góp ý cho người khác.
– Nguyên tắc 25: Đặt câu hỏi gợi ý thay vì đưa ra mệnh lệnh.
– Nguyên tắc 26: Giữ thể diện cho người khác.
– Nguyên tắc 27: Nhìn nhận sự nổ lực đóng góp của người khác một cách công bằng, cho dù đó là những đóng góp nhỏ nhất. Động viên, khuyến khích bằng sự chân thành và hưởng ứng nhiệt tình của bạn.
– Nguyên tắc 28: Khen ngợi đển người khác luôn phấn đấu xứng đáng với lời khen đó.
– Nguyên tắc 29: Khuyến khích người khác, làm cho họ thấy sai lầm không khó để chỉnh sửa.
– Nguyên tắc 30: Làm cho người khác cảm thấy vui vẻ thực hiện chính đề nghị của bạn.
 Posted by Việt Anh

18/7/16

Nhà thơ phản kháng Bùi Minh Quốc với bài thơ khóc vợ nổi tiếng...



Cây đại thụ im lìm, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã nổi tiếng trong văn đàn mấy chục năm rồi, và giờ đây ở tuổi 76, ông như đang đếm những chiếc lá cuối cùng rụng xuống của cuộc đời thơ ca đầy tự hào, và với những bài thơ khóc vợ bi tráng nhất thì hẳn có lúc nhà thơ của chúng ta thấy thật đáng hãnh diện khi nhìn lại chính mình.

Nhà thơ phản kháng Bùi Minh Quốc lúc còn trẻ

Cuộc đời của Bùi Minh Quốc không trao cho ông những điều kiện tốt nhất để phát triển cái hồn thơ lãng mạn và bay bổng của mình. Định mệnh bắt ông phải trở thành một chiến sĩ với cuộc đời là lời thề chiến đấu cho độc lập, tự do của nước nhà, với cái chết, sự hy sinh luôn bủa vây đeo đuổi trong một cuộc đời gió sương nghiệt ngã nhất. Rồi một ngày kia trên chiến trường, ông nhận được tin dữ bay mau bay xa :

Sao không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương…

Tiếng gào ngàn khóc núi của thi sĩ Hữu Loan khi khóc người gái nhỏ hậu phương trên khác hẳn với tiếng khóc thảng thốt nghẹn lời của Bùi thi sĩ, khi người bạn đời của ông, nhà văn Dương Thị Xuân Quí ngã xuống giữa trận tiền mưa bay đạn nổ, khi cả hai đều cùng tuổi thanh xuân phơi phới trên chiến trường. Nhưng nỗi đau của cả hai luôn giống nhau, cùng đau đáu nỗi đau đớn cùng trải nghiệm càng lâu càng nhung nhớ đầy vơi của một người nơi Cõi Tạm đầy khổ đau nhớ người trên miền Cực Lạc vun đầy. Nhớ một đời dài lâu đầy nỗi nhớ, nhớ giây phút chia xa không thể nào quên :

Thôi rồi, tay nắm tay lần cuối
Chia nẻo giang hồ vĩnh biệt nhau …
(Vũ Hoàng Chương)

Hữu Loan khóc vợ qua bài thơ Những Đồi Hoa Sim với những màu hoa tím chiều hoang biền biệt thì Bùi Minh Quốc khóc vợ bằng một loạt những Bài Thơ Hạnh Phúc để tưởng nhớ XQ thân yêu. Đây là những bài thơ hay nhất của ông, với tiếng khóc ẩn sau những tiếng nấc giản dị, đời thường của người chiến binh khóc vợ nơi chiến trường…

BÀI THƠ VỀ HẠNH PHÚC 
(Tưởng nhớ XQ thân yêu)

Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắt
Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng
Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng
Môi tái ngắt, mái tóc mềm đẫm ướt

Bao giốc cao em cần cù đã vượt
Và mỗi lần ngồi nghỉ, em nhìn anh
Em nói tới những điều em định viết
Giữa hai cơn đau em ngồi ghi chép

Con sông Giàng gầm réo miên man
Nước lũ về... Trang giấy nhỏ mưa chan
Em vẫn viết: lòng dạt dào cảm xúc
Và em gọi đó là hạnh phúc...

Em ra đi chẳng để lại gì
Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi
Và anh biết khi bất thần trúng đạn
Em đã ra đi với mắt cười thanh thản
Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai...

BÙI MINH QUỐC.

Bài thơ "Không tìm đau chỉ tìm nhớ" này của ông có những câu cuối thật đau lòng. Bùi Minh Quốc than vãn sâu lắng về sự ra đi của người vợ, sự ra đi mà có lẽ ông đã biết trước như một định mệnh, vì chiến tranh nào chừa một ai trong cơn hủy diệt bạo tàn của nó. Không hề có những từ ngữ đao to búa lớn, không có những sự hi sinh thần thánh:”Như hóa thành bất tử”. Nhà thơ chỉ biết tự an ủi mình khi đẩy ánh mắt của vợ trước giờ ra đi như một thứ ánh sáng, ánh hào quang góp vào nguồn sáng ban ngày.

Em ra đi chẳng để lại gì
Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi
Và anh biết khi bất thần trúng đạn
Em đã ra đi với mắt cười thanh thản
Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai..

Đó là niềm hạnh phúc lớn lao mà theo thời gian ta mới thấy nó lớn lên, hiển hiện hàng ngày, như một Chân Phước mà người vợ ông được hưởng bởi Thiên Đường luôn mở cửa cho những số phận buồn tủi, đau thương, nghiệt ngã nơi trần gian đầy nỗi khổ đau…

Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắt
Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng

Đây có thể nói là một bài thơ khóc vợ bi tráng nhất của nhà thơ Bùi Minh Quốc. Vì cái thâm sâu đau đáu của nhà thơ thì không phải là những ngày quen nhau, yêu nhau, hay nhớ cái đám cưới vinh qui, nhớ buổi trao thân tối qui phòng, mà chỉ nhớ đến những buổi tối đói quay, đói quắt, chia nhau nửa bát măng rừng…

Theo những tấm gương thơ không CS, các tác giả thơ trong lịch sử nước nhà phải rơi vào cơn chấn động tâm can bởi sự ra đi đột ngột của người vợ, thường chọn những tiểu tiết nhỏ bé, hành động, lời nói hoặc những cử chỉ dịu dàng nhỏ bé nhưng bao quát, phủ trùm lên người vợ đã chẳng may khuất núi.

Ta có thể tham khảo nhiều tác giả khác viết về nỗi đau mất vợ, xa vợ khi bỗng dưng :

Em ơi! lửa tắt bình khô rượu, 
Đời vắng em rồi say với ai?

Ca dao:

Thương thương nhớ nhớ sầu sầu
Một ngày ba bận ra cầu đứng trông

Khóc vợ của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, 
Búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, 
Gật gù tay đũa tay chén, 
Cùng ai kể lể chuyện trăm năm ?

Trích bài thơ Khóc Vợ của nhà thơ Bùi Văn Hoàng :

Em sớm bỏ kiếp người chưa trọn vẹn
Tấm lòng son em lỗi hẹn thiên thu
Đời buồn vui em lặng lẽ giã từ
Sầu nhân thế từ nay em vĩnh biệt…

Hẳn là nhà thơ của chúng ta đã có biết bao nhiêu ngày, biết bao nhiêu đêm, bao nhiêu khoảng khắc lúc sáng tinh sương đang lên, khi không gian chưa bị lấm bụi trần, hay bao nhiêu khoảng khắc lúc chiều buông lả xuống, khi nỗi nhớ dâng lên đầy vơi, và nhất là khi đêm lạnh ùa về trong căn phòng không, ngọn đèn mờ soi tỏ căn phòng cô độc, giường một, gối chiếc thì bóng dáng của người vợ trẻ thân thương bỗng trở trở về bên nhà thơ với đầy vẻ liêu trai, thảng thốt…

Vợ của nhà thơ Bùi Minh Quốc là nhà văn Dương Thị Xuân Quí. Hai vợ chồng, anh trước , em sau đã tình nguyện vào Nam chiến đấu trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt nhất.

Than than ôi ! Người vợ trẻ xuân thì như cây hướng dương, bỗng đột ngột bị cắt gốc, ứa hàng lệ máu chan, lỡ vòng tay níu. Nàng chết, khi tình yêu và nghĩa phu thê còn đọng trên môi, trên mắt, trên mi khiến trái tim Bùi thi sĩ như thấy trái đất vỡ vụn, vũ trụ tan tành…

Sao không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương…

Nỗi đau chen lẫn nỗi đau, sự nghiệt ngã xô đẩy cùng sự nghiệt ngã, tất cả như đổ về với người chiến sĩ – nhà thơ Bùi Minh Quốc khi anh đang ở tuổi 30 tràn đầy sức sống và tấm lòng chất ngất yêu thương. Và giờ đây, gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đau khổ ấy, vợ nhà thơ vẫn trở về với ông, nguyên vẹn và lung linh...

Em ra đi chẳng để lại gì
Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi…

(Bài Thơ Về Hạnh Phúc - Bùi Minh Quốc)

MTA