Về lý thuyết, bất kì chiếc máy bay nào chở Tổng thống Mỹ cũng được gọi là Air Force One. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ 20 đến nay, người ta thường dùng cái tên này để chỉ những chiếc phi cơ được trang bị đặc biệt cho mục đích chuyên chở một trong những vị lãnh đạo quan trọng nhất thế giới. Hiện có 2 chiếcBoeing 747-200B thay phiên nhau làm "Air Force One" với mã số đuôi lần lượt là 28000 và 29000, còn tên gọi quân sự của chiếc máy bay này là VC-25A.
Hai chiếc máy bay này sẽ thay nhau làm nhiệm vụ chính là chở TTg Hoa Kỳ đi bất cứ nơi đâu. Chiếc kia làm nhiệm vụ đánh lạc hướng hoặc chở nhân viên mật vụ, nhà báo và các lãnh đạo doanh nghiệp. Cả hai chiếc máy bay này đều được bảo vệ như nhau và thật khó để biết chiếc nào chở tổng thống Mỹ.
|
Air Force One có diện tích sàn 370 mét vuông giống như một chiếc Boeing 747. |
Boeing 747 được làm lại
Chiếc 747 Air Force One rất dễ nhận biết với hai màu xanh dương - trắng kèm dòng chữ "United States of America", cờ Mỹ và con dấu của Tổng thống. Gần như khi chiếc máy bay này bay đến đâu người ta cũng có thể biết nó là gì và đang chở ai trên đó. Những chiếc VC-25 được hoàn thành vào năm 1986 và có chuyến bay đầu tiên năm 1987. Tuy nhiên, do những khó khăn trong việc lắp đặt hệ thống truyền thông mà hai chiếc máy bay này phải đợi tới năm 1990 mới bắt đầu bàn giao cho tổng thống dưới thời của George H.W. Bush.
Air Force One có diện tích sàn 370 mét vuông giống như một chiếc Boeing 747, nó cũng có 2 khoang chính và 1 khoang hành lý, tuy nhiên các khoang đã được làm lại rất nhiều để phục vụ cho việc di chuyển của Tổng thống, đoàn tùy tùng và các khách mời hoặc giới báo chí. Thường thì Tổng thống sẽ đi lên bằng cửa trước, còn những hành khách khác đi cửa sau. Chỗ ngồi của các hành khách này thì giống như khoang hạng nhất của những chiếc Boeing 747 thương mại.
Phần phía trước của Air Force One được gọi là "Nhà Trắng". Nơi đây là nơi làm việc và nghỉ ngơi của Tổng thống, trong đó có 2 ghế bành dài có thể chuyển đổi thành giường ngủ, có bồn rửa mặt, vòi tắm, các thiết bị vệ sinh. Trong những tình huống cần thiết, Tổng thống Mỹ hoàn toàn có thể điều hành đất nước từ trên không. Thực chất thì khả năng này chỉ mới được bổ sung sau vụ tấn công ngày 11/9, khi đó tổng thống Bush đã phải đáp máy bay xuống căn cứ không quân Barksdale để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh. Gần đó là một phòng họp lớn có gắn TV dùng để các nhân viên chính phủ Mỹ họp hành khi đang bay.
Điều thú vị là trên VC-25 có cả một phòng y tế nhỏ, nó có bàn mổ, các trang thiết bị vật tư cấp cứu cũng như kho thuốc luôn được chất đầy. Riêng trong thời kì của George W. Bush, ông còn có một chiếc xe chạy bộ tại chỗ để tập thể dục. Mỗi khi Air Force One cất cánh đều có ít nhất 1 bác sĩ và 1 y tá đi theo Tổng thống. Bản thân chiếc Air Force One có thể tự cung cấp những thứ cần trong các chặng bay dài, điển hình như thức ăn. Thức ăn được chuẩn bị trong 2 gian bếp, là đồ tươi nấu ngay chứ không phải đóng hộp, tổng cộng các nhân viên trên máy bay có thể nấu tới 100 suất ăn trong một bữa. Tổng thống tất nhiên sẽ có thực đơn riêng.
Bản thân chiếc Air Force One có thể tự cung cấp những thứ cần trong khi bay, như thức ăn.
Khi một Tổng thống hết nhiệm kì, ông sẽ được chở từ Washington DC về nhà của mình trên chiếc VC-25. Lúc này, máy bay sẽ không còn mang tên "Air Force One" nữa vì đơn giản là nó đang không chuyên chở vị tống thống đương nhiệm, thay vào đó nó chỉ mang tên là Special Air Mission 28000 mà thôi.
Công nghệ hiện đại
Chiếc Boeing 747 Air Force One có một khả năng mà những chiếc 747 bình thường không có: tiếp nhiên liệu trên không. Nhờ vậy mà nó có hành trình bay rất rất dài, khi nào gần hết thì cứ tiếp nhiên liệu rồi lại bay. Chỉ sau khoảng gần một tuần máy bay mới phải đáp xuống để bôi trơn lại động cơ, thứ không thể thực hiện khi phi cơ đang ở trên trời. Lúc đáp xuống, cửa dưới của máy bay có thể mở ra và có sẵn thang để tổng thống bước xuống. Bằng cách này, đội ngũ của Air Force One sẽ không cần phải phụ thuộc vào hệ thống xe thang của sân bay.
Khi mà chở Tổng thống Mỹ thì hẳn là Air Force One rất dễ trở thành mục tiêu của kẻ thù. Thế nên, Air Force One sở hữu khả năng chống tên lửa tầm nhiệt bằng cách bắn ra các pháo sáng để đánh lạc hướng hỏa tiễn. Toàn bộ dây điện trên máy bay dài khoảng 383 kilomet (đúng, bạn không đọc nhầm đâu), gấp đôi so với một chiếc 747 bình thường. Tất cả đều được che chắn để tránh hư hỏng do các xung điện từ ngay cả khi máy bay bị tấn công hạt nhân. Vỏ ngoài của Air Force One cũng được thiết kế riêng để chịu được sóng phát ra từ một vụ nổ hạt nhân dưới mặt đất.
Chiếc Boeing 747 Air Force One có một khả năng mà những chiếc 747 bình thường không có: tiếp nhiên liệu trên không.
Máy bay cũng có các hệ thống phá sóng để làm nhiễu radar của giặc, hệ thống chaff (tung ra một đám mây nhỏ các khối kim loại hoặc nhựa) để tránh tên lửa điều khiển bằng radar. Trên mỗi cánh máy bay có hai chỗ gắn đèn gần nơi tiếp giáp với thân, song chúng cũng là hai thiết bị gây nhiễu tín hiệu hồng ngoại để tránh các tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại.
Trên máy bay có sẵn kho vũ khí và đạn dược nhỏ, bình thường chúng sẽ được cất vào một khu vực riêng trong phòng của các đặc vụ. Mỗi tủ chứa đều có cơ chế khóa khác nhau để tăng cường tính an nình. Tính đến nay chưa có lúc nào các đặc vụ phải dùng đến kho súng này, tuy nhiên nó luôn được kiểm tra và bổ sung, thay thế để luôn sẵn sàng khi cần thiết. Nhiều chi tiết khác liên quan đến đạn dược trên máy bay không được tiết lộ vì lý do an ninh, ngoại trừ chuyện cửa sổ đều có khả năng chống đạn.
Như đã nói ở trên, Air Force One mang trong mình đầy đủ những hệ thống truyền thông thông tin cần thiết để Tổng thống có thể điều hành cả đất nước ngay cả khi đang bay. Nó có hệ thống kết nối với vệ tinh, có tín hiệu Internet, tất cả đều được mã hóa cao để đảm bảo không một thông tin mật nào bị lọt ra ngoài cả. Người Mỹ thậm chí gọi Air Force One là một trạm chỉ huy di động có thể được dùng bởi Tổng thống khi quốc gia bị tấn công. Có tất cả 85 chiếc điện thoại trên máy bay, cái nào có màu trắng là đường dây bình thường, cái màu đỏ là line an ninh.
Phục vụ tổng thống từ khi còn ngồi trên ghế cho đến khi qua đời
Chiếc VC-25A còn được dùng để chuyên chở linh cữu của các tổng thống đã qua đời. Khu vực khách của máy bay có bàn và ghế có thể gỡ ra được và thế vào chỗ đó sẽ là quan tài. Tổng thống Ronald Reagan và Gerald Ford đã được chở trên chiếc SAM 28000 và 29000 từ Washington đến nơi an táng. Colonel Mark Tillman, phi công của Air Force One dưới thời George W. Bush, nói: "Chúng tôi sẽ chăm sóc cho các tổng thống từ lúc ông bắt đầu bước vào Nhà Trắng cho đến khi ông nằm xuống".
Trong đám tang của Ronald Reagan năm 2004, Tillman cho biết phi hành đoàn đã chỉnh lại phần đầu máy bay cho giống với khi Reagan còn là Tổng thống, chiếc áo khoác cũng được phủ lên ghế để giúp họ "cảm thấy như đang ở nhà".Một chiếc thang nâng thủy lực giống loại được dùng bởi các hãng hàng không sẽ đảm nhiệm việc đưa quan tài của Tổng thống từ ngoài vào trong máy bay. Truyền thống đặt quan tài của Tổng thống vào khoang chính đã bắt đầu từ vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy, lúc đó phi hành đoàn không đồng ý để quan tài của ông nằm trong khoang hành lý.
Tương lai
Chiếc Boeing 747-200B đã quá già và không còn có hiệu quả về mặt chi phí vận hành nữa. Không quân Mỹ đang nghiên cứu những giải pháp thay thế, trong đó có nhắc tới chiếc Boeing 747-8 và Airbus A380. Ngày 7/1/2009, không lực Hoa Kỳ đưa ra thông báo về việc chuẩn bị 1 chiếc máy bay thay thế sẵn sàng hoạt động trong năm 2017, sau đó thêm 2 chiếc nữa vào năm 2019 và 2021. Hãng Airbus nói rằng việc lắp ráp chỉ 3 chiếc máy bay trên đất Mỹ sẽ không hợp lý về mặt tài chính, như vậy chỉ còn Boeing là có hứng thú với việc cung cấp máy bay Air Force One mới và có tin rằng họ đang muốn dùng chiếc 787 để đưa vào phục vụ.
Năm 2015, không quân Mỹ tuyên bố chọn Boeing 74708 làm máy bay thay thế cho chiếc VC-25.
Đến ngày 28/1/2015, không quan Mỹ tuyên bố chọn Boeing 74708 làm máy bay thay thế cho chiếc VC-25. Tới ngày 10/5, Boeing đã được cấp phép tiến hành những hoạt động thiết kế đầu tiên. Sau đó, chính phủ Hoa Kỳ đã điều chỉnh lại hợp đồng khi chỉ mua 2 chiếc 747-8 mà thôi thay vì đặt 3 chiếc như trước. Boeing cũng được giao nhiệm vụ tìm cách giảm chi phí cho Air Force One trong nhiều khâu, từ bảo trì, tiếp nhiên liệu cho đến việc liên lạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét