8/7/16

Pháo đài bay tàng hình B-2, Mỹ


BKTT
chauxuannguyen.wordpress.com



Một chiếc B-2  Không lực Hoa Kỳ đang bay.


MÁY BAY TÀNG HÌNH B-2
Kiểu



Máy bay ném bom tàng hình
Hãng sản xuấtNorthrop Grumman
Chuyến bay đầu tiêntháng 4-1997
Được giới thiệu17 tháng 7-1989
Tình trạngĐang hoạt động
Nước xử dụngKhông lực Hoa Kỳ
Số lượng được sản xuất21
Chi phí máy bayUS$1.157-$2.2 tỷ năm 1998
B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị kỹ thuật tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. Chiếc máy bay ném bom này là một mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Hoa Kỳ. B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất: ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ đôla Mỹ.
   Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 của nó được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể xâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua. Số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 1980.
 Trong Thông điệp liên bang năm 1992, Tổng thống George H.W. Bush(Cha) đã thông báo tổng số B-2 chế tạo sẽ hạn chế ở mức 20 chiếc (sau này đã tăng lên 21 nhờ việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm)Và hiện có 20 chiếc phục vụ trong lực lượng Không quân Hoa Kỳ sau khi một chiếc bị rơi.

 Tính năng

Chiếc B-2 vừa hoàn thành nạp nhiên liệu trên không trên Thái Bình Dương. Việc tái nạp nhiên liệu trên không cho phép B-2 có tầm hoạt động chỉ bị giới hạn bởi việc bảo dưỡng động cơ và sức khỏe phi hành đoàn.
Cùng với loại Pháo đài bay B-52 và B-1 Lancer, quân đội Mỹ cho rằng B-2 mang lại sự linh hoạt vốn có của những máy bay ném bom có người lái. Khả năng khó bị nhận dạng , hay các tính năng “tàng hình,” cho phép nó xâm nhập qua những hàng rào bảo vệ tinh vi nhất của kẻ thù và tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng nhất.
Sự pha trộn giữa kỹ thuật tàng hình và hình dáng khí động học cũng như khả năng trọng  tải lớn mang lại cho B-2 những ưu thế to lớn so với các loại máy bay ném bom trước đó. Tầm hoạt động của nó  xấp xỉ 6.000 hải lý (11.100 km) mà không cần tái nạp nhiên liệu, tính năng tàng hình khiến cho B-2 có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng tầm hoạt động và có vùng quan sát tốt hơn cho các cảm biến gắn trên nó.
  Với Hệ thống hỗ trợ mục tiêu GPS (GATS) cùng với những quả bom hỗ trợ GPS như Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM), nó có thể sử dụng radar APQ-181 để sửa các lỗi GPS về các mục tiêu và có độ chính xác cao hơn các loại vũ khí điều khiển laser với những quả bom trọng lực “câm” và một hệ thống hỗ trợ dẫn đường GPS “thông minh” gắn ở đuôi. Nó có thể ném bom 16 mục tiêu khác nhau cùng một lúc.
Khả năng tàng hình của B-2 có được nhờ sự phối hợp giữa việc giảm thiểu tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và radar phát ra, khiến đối phương rất khó phát giác, theo dõi và tiêu diệt. Nhiều đặc tính tàng hình vẫn được xếp vào hàng tối mật; tuy nhiên các vật liệu composite chế tạo B-2, đặc biệt và các lớp phủ và thiết kế kiểu cánh bay cũng góp phần tăng khả năng tàng hình của nó.
Phi hành đoàn  hai người; một phi công ngồi bên trái và một chỉ huy ở bên phải, so với đội bay bốn người của B-1B và năm người của B-52.

Lịch sử hoạt động


B-52 và B-2
B-2 bắt đầu xuất hiện với  một dự án mật được gọi là Máy bay ném bom xâm nhập tầm cao (HAPB), sau này đổi thành Máy bay ném bom kỹ thuật hiện đại (ATB) và từ khóa của dự án là Senior Cejay. Sau này nó được đổi thành B-2 SpiritƯớc tính 23 tỷ dollar đã được chi tiêu bí mật cho việc nghiên cứu và phát triển B-2 trong thập niên 1980. Một khoản chi phụ thêm do việc thay đổi vai trò của nó năm 1985 từ máy bay ném bom tầm cao thành máy bay ném bom tầm thấp, khiến phải thiết kế lại hầu như toàn bộ máy bay. Vì việc phát triển chiếc B-2 là một trong những chương trình bí mật nhất của Quân đội Hoa Kỳ, công chúng không hề biết để chỉ trích về chi phí quá đắt đỏ cho việc chế tạo nó. Chiếc B-2 đầu tiên được trưng bày trước công chúng ngày 22 tháng 11, 1988, khi nó lăn bánh ra khỏi nhà chứa tại Air Force Plant 42, Palmdale, California, nơi sản xuất. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra ngày 17 tháng 7, 1989. Cơ quan thử nghiệm B-2, Trung tâm thử nghiệm bay không quân, Căn cứ không quân Edwards, California, chịu trách nhiệm thử nghiệm bay, kỹ thuật, chế tạo và phát triển loại máy bay này.
Chiếc đầu tiên, được đặt tên Spirit of Missouri, được chuyển giao ngày 17 tháng 12, 1993. Trách nhiệm bảo trì B-2 thuộc nhà thầu hỗ trợ của Không lực Hoa Kỳ và do Trung tâm tiếp liệu  không quân thành phố Oklahoma tại Căn cứ không quân Tinker ở Oklahoma.

B-2 đang bay
Nhà thầu hàng đầu, chịu trách nhiệm thiết kế tổng thể và phối hợp là Northrop Grumman Integrated Systems Sector. Boeing Integrated Defense Systems, Hughes Aircraft (hiện là Raytheon), General Electric Aircraft Engines và Vought Aircraft Industries, đều là các thành viên của đội nhà thầu. Một nhà thầu khác, chịu trách nhiệm về các thiết bị huấn luyện phi công (hệ thống huấn luyện vũ khí và huấn luyện nhiệm vụ) là Link Simulation & Training, một ngành của L-3 Communications trước kia là Hughes Training Inc. (HTI). Link Division, trước kia là CAE – Link Flight Simulation Corp. Link Simulation & Training chịu trách nhiệm phát triển và phối hợp tất cả đội bay và các chương trình huấn luyện bảo dưỡng.
  Các nhà thầu quân sự của chiếc B-2 đã lao vào một chiến dịch lobby mạnh mẽ để giành được sự ủng hộ tài chính từ phía Nghị viện.
Căn cứ không quân Whiteman tại Missouri là căn cứ hoạt động duy nhất của B-2 cho tới tận đầu năm 2003, khi các cơ sở kỹ thuật cần thiết cho B-2 được xây dựng tại căn cứ quân sự chung Hoa Kỳ/Anh Quốc trên đảo Diego Garcia thuộc Anh tại Ấn Độ Dương, sau đó là tại Guam năm 2005. Các cơ sở kỹ thuật cho loại máy bay này cũng đã được xây dựng tại RAF Fairford ở Gloucestershire tại Anh Quốc.
Vẫn còn những nghi ngờ về giá thành ngày càng tăng của chương trình: một số người đã cho rằng chi phí khổng lồ đó có thể bao gồm cả chi phí cho các chương trình bí mật khác. Con số chi tiêu cũng có thể được giải thích một phần bởi số lượng nhỏ máy bay được chế tạo cộng với chi phí nghiên cứu cao cho chương trình B-2.
Các máy bay ném bom này ban đầu được thiết kế để ném bom hạt nhân thời Chiến tranh lạnh và hộ trợ cho chúng khi chi tiêu quốc phòng giảm bớt. Tháng 5, 1995, trong một cuộc điều tra do Quốc Hội , Viện Phân tích Quốc phòng kết luận rằng, sau khi Liên bang Xô viết tan rã, nhu cầu cho loại B-2 không còn nữa.

 Chiến đấu


B-2 Đang thả bom
Chiếc B-2 bị nhiều người cho là quá đắt để có thể đem ra tham chiến. Tuy nhiên, chiếc máy bay này đã tham gia vào ba chiến dịch khác nhau.
Nó bắt đầu tham chiến trong Chiến tranh Kosovo năm 1999. Chiếc B-2 là máy bay đầu tiên sử dụng Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM) trong chiến tranh. Từ đó, chiếc máy bay này đã hoạt động tại Afghanistan trong Chiến dịch Tự Do Vĩnh Viễn và tại Iraq trong Chiến dịch Tự Do Iraq.
Sau khi ném bom các mục tiêu tại Afghanistan, chiếc máy bay hạ cánh tại Diego Garcia, tái nạp nhiên liệu và thay thế đội bay cho lần cất cánh  tiếp theo. Trong chiến dịch tại Iraq nó còn phải bay xa hơn bởi B-2 đóng tại căn cứ Diego Garcia.
Những phi vụ sau này ở Iraq diễn ra từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri. Điều này khiến nhiều phi vụ kéo dài hơn 30 giờ và một phi vụ đã kéo dài hơn 50 giờ. Chiếc B-2 có tính năng tự động cao, không như những máy bay chiến đấu một người lái, một thành viên đội bay có thể ngủ, sử dụng toilet hay chuẩn bị bữa ăn nóng trong khi người kia điều khiển máy bay.
Bản báo cáo Hàng năm của Cơ quan kiểm định và đánh giá hoạt động Lầu năm góc năm 2003 ghi chú rằng khả năng hoạt động của B-2 trong năm 2003 vẫn chưa tương xứng,  bởi việc bảo trì các vật liệu tàng hình của nó. Bản báo cáo cũng lưu ý rằng các thiết bị điện tử tự vệ trên máy bay vẫn còn có một số thiếu sót khi đưa ra cảnh cáo nguy cơ. Dù có những vấn đề đó, B-2 vẫn có thời gian hoạt động cao trong Chiến dịch Iraq Tự do, ném 583 quả bom JDAM trong cuộc chiến.
B-2 đã được Hoa Kỳ dùng trong Nội chiến Lybia cùng Liên quân NATO ủng hộ lực lượng nổi dậy Lybia năm 2011.

 Nhược điểm

Một trong các nhược điểm của B-2 vì lớp vỏ vô cùng  nhạy cảm của nó khiến nó không thể hoạt động trong mọi loại thời tiết vì nó rất dễ hỏng đặc biệt là trong mưa và cũng có thể bị hỏng bởi nhiệt độ và độ ẩm nên đòi hỏi phải có một trung tâm bảo trì đặc biệt cho loại máy bay này  .Và cũng chính vì đi ra mưa mà một chiếc B-2 đã rơi khi nước thấm qua lớp vỏ và làm ướt các bộ phận điện tử bên trong khiến nó hoạt động lỗi khi cất cánh sau đó.
   Do B-2 là một loại máy bay tàng hình nên nó phải hoạt động một mình để đảm bảo tính tàng hình và bắt buộc không được nhận bất kỳ sự hộ tống nào. Nên trong trường hợp bị tiêm kích đối phương phát hiện, B-2 chắc chắn sẽ bị bắn rơi vì nó không có khả năng tự vệ

 B-2 trưng bày


B-2 Spirit trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia của Không lực Hoa Kỳ
Vì chi phí, sự hiếm hoi và giá trị chiến đấu của nó, có lẽ không có bất kỳ một chiếc một chiếc B-2 nào sẽ được đưa ra trưng bày thường xuyên trong tương lai gần (hay bất kỳ thời điểm nào trước khi nó được cho ngừng phục vụ). Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng cũng được đem trưng bày trong một thời gian tại nhiều triển lãm hàng không, gồm cả cuộc triển lãm tại Căn cứ không quân Tinker, thành phố Midwest, OK vào tháng 6 năm 2005. Năm 2004 mẫu thử nghiệm tĩnh của chiếc B-2 đã được đưa trưng bày Bảo tàng Quốc gia Không quân Hoa Kỳ gần Dayton, Ohio. Chiếc máy bay mẫu đã được dùng để thí nghiệm kết cấu, và thí nghiệm phá huỷ. Đội phục hồi của bảo tàng đã mất hơn một năm để tái lắp khung máy bay, và có thể thấy được rõ ràng các miếng vá bên ngoài thân máy bay nơi các bộ phận kết cấu được tái ráp lại.
Bảo tàng Hàng không & Vũ trụ Nam Dakota nằm bên trong Căn cứ không quân Ellsworth trưng bày một mẫu theo tỷ lệ 1/2 của chiếc B-2 được chính bảo tàng chế tạo.

Các đơn vị sử dụng B-2

Không lực Hoa Kỳ

  • Phi đội ném bom 509, Căn cứ Không quân Whiteman
    • Liên đội ném bom 13
    • Liên đội ném bom 393
    • Liên đội huấn luyện chiến đấu 394
  • Phi đội 53, Căn cứ Không quân Eglin
    • Phi đội Thử nghiệm và Đánh giá 72, Căn cứ Không quân Whiteman
  • Phi đội 57, Căn cứ Không quân Nellis
    • Liên đội vũ khí 325, Căn cứ Không quân Whiteman
    • Phi đội vũ khí 715 không hoạt động

Đặc điểm kỹ thuật (B-2A block 30)


Hình chi tiết kỹ thuật Northrop B-2 Spirit.

 Tính năng chung

  • Đội bay: 2
  • Chiều dài: 20.9 m (69 ft)
  • Sải cánh: 52.12 m (172 ft)
  • Chiều cao: 5.1 m (17 ft)
  • Diện tích cánh: 460 m² (5.000 ft²)
  • Trọng lượng không tải: 71.700 kg (158.000 lb)
  • Trọng lượng có tải: 152.600 kg (336.500 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 171.000 kg (376.000 lb)
  • Động cơ: 4 x động cơ turbo cánh quạt General Electric F118-GE-100, lực đẩy 77 kN (17.300 lbf) mỗi động cơ

 Tính năng bay

  • Tốc độ tối đa: 1.010 km/h (410 knots, 630 mph)
  • Tầm bay: 10.400 km (5.600 nm; 6.500 mi)
  • Trần bay : 15.000 m (50.000 ft)
  • Áp lực cánh: 329 kg/m² (67.3 lb/ft²)
  • Tỉ lệ lực đẩy/khối lượng: 0.205

 Vũ khí

  • Giá đặt bom 18.000 kg (40.000 lb) loại 500 lb (Mk82) ( số lượng chứa: 80 quả)
  • Giá đặt bom 12.000 kg (27.000 lb) loại 750 lb CBU ( số lượng chứa: 36 quả)
  • 16 Máy phóng quay (RLA) gắn các loại vũ khí 2000 lb (Mk84, JDAM-84, JDAM-102)
  • 16 Máy phóng quay gắn vũ khí hạt nhân B61 hay B83
Các thiết bị điện tử và phương tiện cải tiến về sau này cho phép B-2A mang JSOW và GBU-28. Chiếc Spirit cũng được thiết kế để có thể mang hỏa tiển  AGM-158 JASSM khi nó được đưa vào hoạt động.

 Tai nạn

Năm 2008, 1 chiếc B-2 với đã bị rơi sáng ngày 23 tháng 2 tại Căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam, Thái Bình Dương khi đang cất cánh, hai phi công kịp nhảy ra ngoài.
Ngày 26 tháng 2 năm 2010, một chiếc B-2 đã bị cháy khi một ngọn lửa “nhỏ” bùng lên từ động cơ khi đang định cất cánh kết quả là máy bay mất 18 tháng để sửa sơ để có thể bay đến nơi sửa chữa chính để sửa thêm 24 tháng nữa.
BKTT
(nguồn: //chauxuannguyen.wordpress.com)

Không có nhận xét nào: