24/10/15

Lại có thêm Anh Hùng Nghĩa Hiệp ngược...

Anh hùng nghĩa hiệp là những người thấy sự bất công, bất bình thấy kẻ xấu bắt nạn người yếu, phụ nữ...thì mặc dù chẳng có liên quan gi đến mình nhưng cũng nhảy vào bênh vực, và trừng trị cái kẻ ỷ mạnh hiếp đáp người yếu kia. Hành động hào hiệp đó dần dần thiên về việc cứu giúp những người phụ nữ thân cô thế cô đang gặp nạn, nhất là qua câu chuyện tình đẹp Lục VânTiên tả xung hữu đột đánh bọn cướp cứu nàng Nguyệt Nga. Hành động ấy được dân gian ca ngợi như những hành động của bậc trượng phu, hào hiệp, vô tư cho dù hơi ngu (vì đâu phải ai cũng may mắn giống chàng Vân Tiên cứu ngay được người đẹp Nguyệt Nga để nên nghĩa vợ chồng đâu. Nhiều người cũng tả xung hữu đột cứu người đẹp rồi chẳng có được tiếng cám ơn, đôi khi xui rủi còn bị cả người đẹp đang bị hiếp đáp lẫn kẻ đang hiếp đáp hùa lại chửi cho vì cái tội vô duyên nhúng mũi vào chuyện vợ chồng người ta) Nhưng đó là nét đẹp truyền thống mà dân gian thường gọi là hành động nghĩa hiệp, và những người đàn ông ra tay cứu giúp phụ nữ đó là anh hùng nghĩa hiệp...


Nhưng qua vụ "đạo thơ" vừa rồi thì chúng ta thử ta thấy nghĩa hiệp thật thì ít, mà nghĩa hiệp ngược thì đông như quân Nguyên. 

Nàng thơ PHT làm chi đó bị ngã ngựa thì người nghĩa hiệp không cần biết vì sao nàng ngã ngựa, hoặc có biết thì cũng coi như không biết mà cứ hãy đưa tay đỡ nàng dậy, xem có thương tích gì không ? Hỏi nguyên nhân làm sao nàng ngã ngựa để làm gì ? Bộ cứ phải biết nguyên nhân, phải biết tốt hay xấu thì mới cứu sao ? Nói văn vẻ một chút thì chúng ta hành động nghĩa hiệp không phải vì cái tên PHT của cô ta, mà hành động nghĩa hiệp vì giới tính của cô ta, và cả vì giới tính của chính mình nữa....

Và ta thấy những người đồng nghiệp với nạn nhân đa phần đều im lặng, hoặc lên tiếng nhẹ nhàng, hoặc nói cho câu chuyện nhẹ nhàng đi. Đó thực sự là những con người nghĩa hiệp trượng phu bởi chính sự im lặng của mình. Người có tri thức phải lên tiếng với các vấn đề xã hội nhưng cũng phải có văn hóa để lên tiếng hay không lên tiếng. Phải lên tiếng khi cường quyền hay phái mạnh phạm lỗi, nhưng cần đắn đo suy xét khi  đối tượng quá yếu hoặc là phụ nữ. Trân trọng người phụ nữ tức ta biết trân trọng mình. Tấn công thô bạo thái quá một người phụ nữ, và tấn công khi họ ngã ngựa rồi và vào một cái lỗi (nếu có) thì cũng thuộc về đạo đức nghề nghiệp chứ không phải là  lỗi hình sự như giết người, cướp của, đốt nhà giặt chồng ai cả.. thì có phải việc làm đáng để tự hào với một người đàn ông không ? Có phải là hành động văn hóa của một người có văn hóa hay không ?

 Sự thật của vụ này như thế nào thì ai cũng biết, kể cả trẻ con cũng biết.Chính vì vậy mà họ không lên tiếng, không xoáy sâu thêm nữa vào nỗi đau của người lầm lỗi. Họ không lên tiếng bởi tính đàn ông nghĩa hiệp trong con người họ mách bảo họ rằng, người phụ nữ gây lỗi lầm  ấy sẽ phải trả giá rồi, đừng bắt họ phải trả thêm giá nữa. Đó mới chính là những con người nghĩa hiệp, và sự im lặng của họ cũng là hành động anh hùng nghĩa hiệp rồi.

Nhưng ở đời có Thach Sanh thì cũng có Lý Thông. Bỗng dưng ào ào xuất hiện đông như quân Nguyên những anh hùng nghĩa hiệp nhưng là nghĩa hiệp ngược, xông ra để đánh hôi, đánh góp người đã ngã ngựa. Và buồn thay lại vốn là đồng đạo với nạn nhân. Họ hung hăng con bọ xít nhảy ra xem nạn nhân đã chết chưa, chưa chết thì dìm cho chết luôn. Họ viết bài, phân tích đánh giá  nhận định, để rồi kết luận cũng như không. Thiên hạ biết cả rồi. Họ đặt 2 bài thơ, so sánh từng câu chữ, ý thơ tứ thơ để rồi kết luận cũng như không. Thiên hạ biết cả rồi. 

Nhưng có những ông còn làm nhục cả cánh đàn ông lẫn tư cách người cầm bút khi so sách việc đạo thơ này như là làm điếm, thậm chí còn cho là tệ hơn làm điếm. Điều này thì thiên hạ không biết. Không biết là ông hèn đến mức đó...

Chưa đủ cho hoạt cảnh bi hài "Trăm thằng xúm đánh một con", thì mới đây lai có một anh hùng nghĩa hiệp ngược nữa tham gia cuộc đấu tố đang đến hồi cao trào. Ông nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, HN (hình) và cũng là người chấm giải thưởng cho tác phẩm Sẹo đoạt giải thì này cũng nhảy đánh góp, cho nạn nhân thêm một nhát thành "sẹo", khi nói đã nghi nghi tác phẩm (đạo văn) rồi. 

Ô, hô...tưởng ông có gì mới ai dè chuyện cả nước biết rồi, nhưng lại nói theo giọng :"Bàn đề sau khi xổ", . Lạ nhỉ ? Đã nói trước, đã nghi nghi sao còn chấm cho đậu. Đến khi chuyện đổ bể thì chẳng có lời xin lỗi, mà lại nói kiểu như "Tôi thấy nghi nghi rồi". Ông này không chỉ nghĩa hiệp ngược, mà còn là nghĩa hiệp ngu nữa. Chém cho nạn nhân một sẹo, ông cũng chém vào chân mình một sẹo.

Và MTA xin tặng cho nàng thơ PHT, và các nàng thơ khác hai câu thơ bất hủ :

Kiếp sau nếu có làm thơ,
Thì đừng là nhi nữ kẻo gặp phải bọn nghĩa hiếp (nghĩa hiệp)

MTA

Không có nhận xét nào: