Sư phụ Khổng Tử sắp đi bán muối cho Diêm Vương, ngài triệu các đệ tử tới quanh giường và hỏi :
- Các con có nhìn thấy Thầy còn có cái Răng nào không ?
- Dạ không thấy ạ. Đám đệ tử đồng thanh hô lớn. Răng của thầy đã rủ nhau đi về bên kia sông Đuống hết rồi ạ.
- Thế các con có nhìn thấy lưỡi của thầy không ?
- Dạ thưa lưỡi của thầy vẫn còn bám trụ ở lại trong khẩu của thầy ạ...
Thầy nói : Răng người ta rất thì cứng, còn lưỡi người ta thì mềm. Và khi ta đi sắp hết cuộc đời mà kiểm tra tài sản lại thì thấy răng bị rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Răng rất cứng, chắc và khi ta còn trẻ thì răng vẫn có thể mọc ra cái mới để thay thế những cái hư hỏng. Còn lưỡi thì chỉ có một, và không thay đổi từ khi sinh ra cho đến khi ta nhắm mắt về bên kia sông Đuống.
Hàm răng chắc khỏe nhai đủ thứ, từ cứng cho đến cứng ngắc. Răng hàm thì nhai xương, nhai đá cục kêu răng rắc, còn hàng tiền đạo thì bóc vỏ mía, cắn cả đồng bạc để thử xem bạc thật hay giả. Còn cái lưỡi thì mềm mại uốn éo, và gian xảo kinh khủng. Nó chỉ xơi những của ngon vật lạ, nếm đủ thứ cao lương mỹ vị trên đời nhưng nếu cái gì đắng quá, chua quá, cay quá thì nó chơi chiêu bò né, không ngon không chơi. Nó ca bài ca con chuồn chuồn nếu gặp phải cái gì lạnh quá, nóng quá. Nhưng các con ơi, cái cứng rắn như hàm răng lại chỉ là phụ thôi, còn cái mềm yếu ngọ ngoạy đó lại là cái quan trọng hơn cả.
Cuộc đời là phải nhu hòa, thuận trời thuận đất để sống, để tồn tại. Con người cần phải biết cương như tùy lúc. Cứng rắn quá thì chết, mà phải biết tùy lúc, phải biết nhún mình yếu đuối, biết sợ Trời cao biển rộng để không đâm đầu vào như con bò húc đầu vào đá. Cuối cùng khi gần đất xa trời thì ta mới thấy ai còn ai mất, ai chết ai hy sinh. Cho nên cần phải học lấy sự mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được, các đệ tử của thầy ạ.
Thôi, đã tới giờ Thầy trả nợ đời rồi. Thầy thăng à nghen. Khỏi tiễn...No say goodbye.
MTA
- Các con có nhìn thấy Thầy còn có cái Răng nào không ?
- Dạ không thấy ạ. Đám đệ tử đồng thanh hô lớn. Răng của thầy đã rủ nhau đi về bên kia sông Đuống hết rồi ạ.
- Thế các con có nhìn thấy lưỡi của thầy không ?
- Dạ thưa lưỡi của thầy vẫn còn bám trụ ở lại trong khẩu của thầy ạ...
Thầy nói : Răng người ta rất thì cứng, còn lưỡi người ta thì mềm. Và khi ta đi sắp hết cuộc đời mà kiểm tra tài sản lại thì thấy răng bị rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Răng rất cứng, chắc và khi ta còn trẻ thì răng vẫn có thể mọc ra cái mới để thay thế những cái hư hỏng. Còn lưỡi thì chỉ có một, và không thay đổi từ khi sinh ra cho đến khi ta nhắm mắt về bên kia sông Đuống.
Hàm răng chắc khỏe nhai đủ thứ, từ cứng cho đến cứng ngắc. Răng hàm thì nhai xương, nhai đá cục kêu răng rắc, còn hàng tiền đạo thì bóc vỏ mía, cắn cả đồng bạc để thử xem bạc thật hay giả. Còn cái lưỡi thì mềm mại uốn éo, và gian xảo kinh khủng. Nó chỉ xơi những của ngon vật lạ, nếm đủ thứ cao lương mỹ vị trên đời nhưng nếu cái gì đắng quá, chua quá, cay quá thì nó chơi chiêu bò né, không ngon không chơi. Nó ca bài ca con chuồn chuồn nếu gặp phải cái gì lạnh quá, nóng quá. Nhưng các con ơi, cái cứng rắn như hàm răng lại chỉ là phụ thôi, còn cái mềm yếu ngọ ngoạy đó lại là cái quan trọng hơn cả.
Cuộc đời là phải nhu hòa, thuận trời thuận đất để sống, để tồn tại. Con người cần phải biết cương như tùy lúc. Cứng rắn quá thì chết, mà phải biết tùy lúc, phải biết nhún mình yếu đuối, biết sợ Trời cao biển rộng để không đâm đầu vào như con bò húc đầu vào đá. Cuối cùng khi gần đất xa trời thì ta mới thấy ai còn ai mất, ai chết ai hy sinh. Cho nên cần phải học lấy sự mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được, các đệ tử của thầy ạ.
Thôi, đã tới giờ Thầy trả nợ đời rồi. Thầy thăng à nghen. Khỏi tiễn...No say goodbye.
MTA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét