Ta trở lại vấn đề là thơ Đường Luật thấy rắc rối, nhưng những điều rắc rối ấy lại đươc người xưa đặt ra để khiến người viết đừng đừng dài dòng quá. Để thứ nhất là không tốn giấy, vì ngày xưa giấy đắt lắm. Thứ hai là họ không cho phép làm thơ dài, dai nhách, dài ơi là dài, vừa bừa bãi báng bổ thơ, bôi bẩn chữ Thánh Hiền, kiểu làm thơ lê thê quá, miên man quá như ngày trước phải học ông nhà thơ Nga CM tên là Maiacopski, với những cầu thơ dai quá vọng cổ như thế này :
"Đoàn quân vẫn lầm lũi băng rừng, băng suối, băng sông vượt gió tuyết bão bùng để tiến về phía quân Bạch Vệ đang hờm súng chờ..."
Nhưng nếu không rành luật, không thấu hiểu luật thì nên đi học luật thơ, chứ đừng làm thơ phá luật, sai luật hoặc không theo luật. Nhất là những câu thơ tự do, ít ngôn từ...Vì đó là cách làm thơ rất, rất khó chỉ dành cho người giỏi đã đến mức tung hứng từng con chữ.
Nhưng tốt nhất thì có đường đi lối lại rồi thì cứ việc theo luật giao thông mà phơi phới đi thôi. Vừa nhanh lại vừa không bị tai nạn giao thông. Thể thơ đã có sẵn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn, Thất Ngôn, Bát Ngôn, Lục Bát, Song Thất Lục Bát...cùng các quy tắc tuy rắc rối nhưng nếu chịu ngâm cứu thì học cũng nhanh như chớp.
Trở lại giới thiệu về luật thơ thì hãy nhớ rằng thơ có luật thì ta sẽ làm thơ đúng luật nhanh hơn, thơ sẽ hay hơn làm thơ không đúng luật chứ. Có nhiều bạn làm thơ nhưng lại chê học thơ xưa thì xưa, sẽ cổ lỗ chăng ? Cho rằng giờ này làm thơ mà cứ Niêm, với Đối, với Luật... rồi lại điển tích xưa, chuyện Tàu tuồng cũ...v..v..thì chán ngấy lắm.
Nếu không chịu học luật lệ thơ xưa thì làm sao có thể một ngày nào đó trở thành một nhà thơ được mọi người trân trọng vì có những bài thơ hay được. Hãy nhớ rằng hầu hết, nếu không nói tất cả những bài thơ hay và nổi tiếng của tiền bối thì đều là thơ đúng luật. Còn nếu có muốn phá cách thì cũng phải phá cách đúng luật. Phong trào thơ mới của những năm 30 -40 của thế kỷ trước vẫn dựa vào cái gốc thơ xưa.
Ta không thể nói vì ta không đi đua xe đánh võng ngoài đường thì ta không cần học về luật giao thông được. Vì ta vẫn phải đi ra ngoài đường, và vì vậy vẫn phải học luật giao thông. Và trên tinh thần đó MTA sẽ lần lượt giới thiệu, và có giản lược đi cho ngắn gọn một số luật thể thơ thông dụng như Thất Ngôn, Ngũ Ngôn, Tứ Tuyệt....của các tác giả là những nhà chuyên môn đáng kính trọng trong những thể thơ trên và lần lượt giới thiệu...
MTA
Thơ Ngũ Ngôn - Bát Cú Đường Luật
Thơ Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật giống như Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật nhưng mỗi câu đều bỏ đi hai tiếng đầu câu, chỉ còn lại năm tiếng sau cùng.
Về Niêm Luật Vần Đối thì vẫn y như Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật, sẽ giới thiệu trong kỳ sau.
Sau đây là bảng luật thơ:
1. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
B - B - T - T - B (vần)
B - B - B - T - T (đối câu 4)
T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)
T - T - B - B - T (đối câu 6)
B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5)
B - B - B - T - T
T - T - T - B - B (vần)
Lòng thương nhớ một người
Niềm đau hoài chẳng cạn
Nỗi khỗ mãi không vơi
Lá úa bay đầy ngõ
Hoa tàn rụng khắp nơi
Tình đôi ta cách trở
Trọn kiếp dở dang rồi
T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T (đối câu 4)
B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)
B - B - B - T - T (đối câu 6)
T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5)
T - T - B - B - T
B - B - T - T - B (vần)
Vĩnh viễn phải xa nhau
Kẻ lấp hờn ngăn tủi
Người ôm thảm ấp sầu
Bồi hồi sa ngấn lệ
Thổn thức nhỏ dòng châu
Đã lỡ làng duyên nợ
Lìa tan mộng ước đầu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét