Cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp ngày 5/7/2015 đã đưa đến kết quả đa số người dân (61%) đã nói Không, tức là bác bỏ các gói viện trợ ngặt nghèo của quốc tế. Dư luận chung, cùng những lời đe doạ của các quan chức khu vực Eurozon là Hy Lạp đã tự hại mình khi nói Không, tự cắt đi cái phao cứu sinh duy nhất với các định chế tài chính cho vay quốc tế. Hy Lạp sẽ bị các khoản nợ tới hạn đe doạ và sẽ vỡ nợ khi không có tiền để chi cho các vấn đề xã hội. Tóm lại là toàn những nhận định đen tối về sự phá sản của Hy Lạp sau TCDY...
Nhưng xem xét kỹ vấn đề thì không hẳn như vậy. Chính phủ của thủ tướng Alexis Tsipras (hình), vị thủ tướng trẻ tuổi và chuyên mặc vết nhưng không bao giờ chịu thắt ca la vát này đã đặt một canh bạc lớn trong cuộc Trưng Cầu Dân Ý này và đã thắng. Chính phủ của ông không phải từ chức như lời hứa trước TCDY, rằng nếu thất bại thì chính phủ ông sẽ từ chức. Với chủ trương đàm phán lại nợ, như đòi xoá 30% nợ cũng như kéo dài đến gần như vô hạn các khoản nợ còn lại, ông đã lên nắm chính quyền. Hơn một năm nay, trước sức ép của các chủ nợ thì các cuộc đàm phán liên tục và không nhượng bộ vấn đề trên của chính phủ ông tuy thất bại nhưng lại rất được lòng người dân Hy Lạp. Cuộc trưng cầu dân ý vừa qua không chỉ là trưng cầu về vấn đề nợ, mà còn là trưng cầu không chính thức về chính phủ của ông.
Thắng lợi của cuộc TCDY sẽ là lợi thế hiển nhiên của chính phủ Hy Lạp của thủ tướng A. Tsipras trong việc đàm phán sắp tới với các định chế tài chính, và ông có thể không cương quyết như trước TCDY nữa mà có thể toàn quyền nhượng bộ ít nhiều để giải quyết xong vấn đề. Vì không thể để Hy Lạp ở ngoài khu vực Eurozon cũng như ngoài các đijnh chế tài chính. Ngược lại các nước trong khu vực, cvasc định chế tài chính cũng không thể cương quyết với những tối hậu thư với Hy Lạp như trước khi TCDY nữa. Vì họ hiểu rằng giờ đây không chỉ đàm phán với chính phủ A. Tspiras nữa mà là với toàn dân tộc Hy Lạp. Và khi một vấn đề là ý muốn của cả một quốc gia thì họ phải xem lại mình và tìm cách cho mọi việc tốt đẹp hơn cho cả hai bên. Bởi vì trong các quan hệ với nhau của các nước tư bản giãy chết thì họ không trừng phạt nhau, không dạy nhau một bài học như ở các nước Thiên Đường XHCN, mà họ đều muốn hữu hảo thực sự, muốn cùng nhau có lợi, cùng nhau thăng tiến...
Rất mong hai bên sẽ có tiếng nói chung vào cuộc họp khẩn vào ngày mai 7/7/2015 để bàn về vấn đề nợ của Hy Lạp này..
MTA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét