21/6/18

MAHATMA GANDHI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG...



Mahatma Gandhi (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), là anh hùng giải phóng dân tộc Ấn Độ. Ông là người khai sanh ra phương pháp đấu tranh hoà bình bất bạo động, và đã dùng phương pháp này để dẫn dắt dân tộc Ấn Độ của ông chống lại chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ.



Những nguyên tắc bất bạo lực được ông đề xướng chỉ đơn giản mấy phương cách sau :

- Thứ nhất là Chấp trì chân lí (satyāgraha), tạm dịch là Kiên Trì Chân Lý. 

- Thứ hai là Bất Bạo Động với những tinh thần sau :

- Chúng ta đấu tranh hoà bình bất bạo động với kẻ thù bởi chúng ta có chính nghĩa, và bởi chúng ta mạnh hơn kẻ thù.

- Chỉ có kẻ mạnh mới ôn hòa và khoan dung. Kẻ yếu thì không làm được những điều đó.

Chấp Trì Chân Lý (Kiên Trì Lý Tưởng) : Trong bất kỳ cuộc đấu tranh bất bạo động nào, chúng ta luôn phải đặt mình vào tư thế của người có chính nghĩa, người đúng đắn. Còn kẻ thù của chúng ta luôn là kẻ xấu, thiếu chính nghĩa. Đó là một nguyên tắc bất di bất dịch không bao giờ thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì khi chúng ta có niềm tin vào chính nghĩa thì dù khó khăn đến đâu đi nữa thì cuối cùng chúng ta cũng chiến thắng. Đấu tranh bất bạo động theo kiểu M. Gangdhi là tất cả những người tham gia phải luôn có một niềm tin vững chắc vào chính mình và sự nghiệp của mình và không bao giờ rời bỏ nguyên tắc ấy của mình. Công cuộc đấu tranh kéo dài hàng thập kỷ với bao gian nan nhưng cuối cùng đều giành thắng lợi hoàn toàn.

Cuộc đấu tranh của chúng ta có chính nghĩa nên các cuộc đấu tranh của chúng ta với kẻ thù luôn là đối mặt, công khai và không bao giờ bỏ chạy trước bất cứ đối thủ hay gươm dáo nào. Chúng ta cứ tiến thẳng vào gươm dáo của kẻ thù và chấp nhận tất cả. Người trước bị bắt thì người sau bước tới sắp hàng chờ bị bắt trong im lặng chớ không chống đối ồn ào vì chúng ta đến để chịu như vậy mà. Cũng như sau khi bị bắt mà được thả thì nhất định không chịu về mà phải nuôi báo cô. 

Nhưng không tấn công hay giận dữ trả thù những kẻ đàn áp ta. Vì họ cũng là những người thực thi pháp luật. Họ là những người đại diện cho chính quyền, mặc những bộ đồ của chính quyền cấp. Tấn công bạo lực vào những người đó tức là tấn công vào chính quyền.

Các bạn có thể ngạc nhiên vì những điều tôi đã viết nhưng đó là những luận thuyết căn bản của đấu tranh bất bạo động. Đấu tranh bất bạo động là một cuộc đấu tranh hòa bình nhưng gian khổ dài lâu và lấy sự quang chính của mình làm khiên, lấy sự chịu đựng vô bờ bến của mình làm giáo để chiến thắng. Cuộc đấu tranh ấy không phải là nhằm vào việc lật đổ chính quyền, hay kêu goi lật đổ chính quyền, vì nếu chính quyền sụp đổ rồi thì ta còn biết lấy ai ra làm đối thủ nữa. Đây là một cuộc đấu tranh chính trị đòi hỏi các quyền lợi hay các giá trị của người dân.

Bằng sự Kiên Trì Lý Tưởng và sự hy sinh mất mát chúng ta đấu tranh để đòi chính quyền phải dần dần trả lại cho chúng ta những gì của chúng ta. Như các quyền được ứng cử, bầu cử các thể chế chính trị, các hội đồng nhân dân từ dưới cho đến Quốc Hội, cơ quan quyền lực cao nhất. Đấu tranh cho đến khi chính quyền chịu không nổi phải chấp nhận thương lượng với người đấu tranh chấp nhận bầu cử tự do. Khi đó thì công cuộc đấu tranh bất bạo động mới gọi là thành công. Và phải thành công. Không hề có việc lật đổ chính quyền mà việc đó chỉ xảy ra nếu bên dân chủ tự do thắng cử trong các cuộc bầu cử tự do. Cũng không hề có sự trả thù với người thua cuộc. Nếu ai đó trong chính quyền hoặc CA, AN gây tội ác thì họ sẽ bị các tòa án của chính quyền mới xét xử chứ không phải bởi người chiến thắng. Đây cũng là một điều lạ nhưng đúng bởi sự căm thù hay ý muốn trả thù của người đấu tranh sẽ làm hại cho phong trào. Bởi đã làm người đấu tranh hòa bình bất bạo động thì không thể để ở trong lòng sự thù địch và ý muốn trả thù.

- Khoan dung và tha thứ chính là sức mạnh của chúng ta (Nenson Madela)

Khi chúng ta thắng trong một cuộc bầu cử thì người thắng sẽ lên nắm chính quyền, người thua sẽ chuyển thành đối lập. Đấy gọi là cuộc đấu tranh mà cuối cùng thì cả hai bên đều sthắng (win - win). Và dân tộc, quốc gia Việt tự do và lành lặn chứ không phải thừa hưởng một đất nước tan hoang và lòng người ly tán. 

Các lãnh tụ nổi tiếng trên thế giới như Martin Luther Kinh (Mỹ), Nelson Mandela (Nam Phi), Đat Lai Lạt Ma (Tây Tạng), Le Wałęsa (Ba Lan), Aung San Suu Kyi (Miến Điện) đều là những đồ đệ trung thành của phương pháp đấu tranh hòa bình bất bạo động này. Không bắn một phát súng nào thì cuối cùng họ đều đã giành thắng lợi hoàn toàn khi áp dụng triệt để phương pháp này. 

Tại sao các thủ lĩnh trên lại chọn phương pháp vừa lâu dài vừa giống với như các biện pháp chấp nhận của Phật Giáo vậy. Đơn giản là vì đấu tra bạo lực để lật đổ chính quyền đã không còn hợp thời nữa từ những năm giữa thế kỷ 20, khi LHQ được thành lập và đảm bảo an toàn cho các quốc gia có chủ quyền. Cũng như cấm các quốc gia tài trợ vũ khí tài chính cho các tổ chức vũ lực. Sử dụng hình thức đấu tranh bất bạo động, cùng các hình thức thông tin mở rộng đến cho người dân, duy trì các hình thức xuống đường liên tục, cũng như các biện pháp cả gói thì thời gian nước chảy đá mòn cũng đưa đến thành công. Chính vì thế mà phương pháp này là lựa chọn duy nhất và đem lại cơ may thành công với một cái giá rẻ nhất về tính mạng tài sản của người dân để họ có thể chấp nhận được. Bởi vì thành công trong một cuộc cách mạng mà đầu rơi máu chảy thì người dân không chấp nhận. 

Đấu tranh hoà bình bất bạo động là một loạt các hành động phối hợp, đa dạng, rộng khắp mọi biện pháp có thể trong khuôn khổ không gây bạo loạn hoặc không gây điều ác, cũng như phải luôn tuân thủ pháp luận hiện hành nhất có thể. Trong ấy kiên trì thực hiện các hình thức đấu tranh bất bạo động để giành thắng lợi chính trị, thắng lợi của Đảng Phái và thắng lợi trong Quốc Hội, cơ quan quyền lực quan trọng nhất. Cuộc đấu tranh bất bạo động với chính quyền được nói hình tượng là sau mỗi ngày đấu tranh thì người của mỗi bên lại về nhà tắm rửa cơm nước ngủ nghê, rồi sáng hôm sau lại đấu tranh tiếp, rồi tối lại về với vợ con. Và người thắng sẽ vẫn phải trả lương cho người thua.

Chính quyền càng đàn áp, bắt bớ nhiều người thì cơ may thành công càng cao nên nó được gọi cuộc cách mạng hy sinh. Các lãnh tụ phải chấp nhận bắt bớ tù đầy càng nhiều càng tốt, thậm chí ở luôn trong tù càng có lợi cho phong trào khi ta luôn có lý do để phản đối nhà cầm quyền. Luôn coi nhà cầm quyền là đối trọng để trao đổi, thảo luận và đấu tranh đòi quyền lợi chứ không phải là kẻ thù để tiêu diệt. 

Mục tiêu của đấu tranh bất bạo động là đòi hỏi nhân quyền, và các quyền bất khả phân của người dân, đòi từng quyền một như quyền biểu tình, đình công, quyền lập hội, quyền bầu cử và ứng cử tự do, quyền tự do báo chí, tự do tôn giáo..v..v...và các hoạt động như biểu tình, đình công, bãi công, bãi khoá, bãi thị, biểu tình ngồi, biểu tình nằm, ủng hộ các dân oan, dân nghèo, chống bất công, đòi công bằng xã hội...Và khi thời cơ đến sẽ tổ chức một nhóm, một cộng đồng bất tuân dân sự, không nghe lời, không đóng thuế các loại. Tất cả đều hoạt động công khai chớ không lén lút trong bóng đêm. Tất cả kế hoạch làm gì ở đâu luôn được thông báo rõ ràng cho phía chính quyền.

Đó, tôi nhớ bao nhiêu ghi nhớ bấy nhiêu về đấu tranh bất bạo động. Có lẽ ta thấy mấy vụ biểu tình của giáo dân ở miền Trung do các cha lãnh đạo là giống nhất.

Sau khi sự nghiệp thắng lợi, M. Gangdhi đã bị một kẻ cực đoan ám sát chết ngày 30/1/1948. Và ông được coi là một vị Thánh của tất cả người Ấn Độ.

Mai Tú Ân


Những câu danh ngôn của M.Gandhi :

- Chúng ta đấu tranh hòa bình bởi chúng ta là chính nghĩa, và bởi chúng ta nhất định thắng...

- Chiến thắng lớn nhất của hoà bình, bất bạo động là chiến thắng mà không có kẻ thua, mà chỉ có người thắng. Đó là dân tộc.

- Chỉ cần một vài người lãnh đạo chấp nhận hy sinh và một khối quần chúng đông đảo thì chúng ta sẽ thắng mọi kẻ thù. 

- Kẻ thù của chúng ta dùng súng và bạo lực vì chúng yếu hơn chúng ta. Chúng ta đấu tranh hòa bình vì chúng ta mạnh hơn và chính nghĩa hơn.

Không có nhận xét nào: