25/12/15

Hội đoàn độc lập và chìa khóa cần nắm trong năm 2015 - 2016

‘Tôn trọng thể chế chính trị của nhau’

Nước Mỹ thay đổi phương cách đối với Việt Nam, từ chính sách cấm vận chuyển sang hợp tác hoàn toàn dựa trên những thay đổi có điều kiện của đối tác trên cơ sở “tôn trọng hệ thống chính trị của nhau.”

Qua nhiều kênh khác nhau, Mỹ và Việt Nam luôn khẳng định họ tôn trọng hệ thống chính trị, gần nhất đây là việc Đại sứ Mỹ Ted Osius tại cuộc họp báo được tổ chức sáng nay 28/7, khi ông khẳng định một lần nữa, là “tôi đã nhận được câu hỏi Mỹ sẽ có chương trình gì để thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam, tôi trả lời đó không phải là chính sách của Mỹ.”

Mỹ không có chính sách thay đổi hệ thống chính trị, tất nhiên, như đã từng phải dở bỏ việc cấm vận đối với Việt Nam. Vì đó chính là chính sách “lỗi thời”, một thất bại về mặt ngoại giao và chính trị và Mỹ vận hành trong hàng chục năm liền.

Bản thân hai nước đang tiến đến quan hệ đối tác, làm việc một cách tích cực nhất để sâu sắc mối quan hệ giữa hai quốc gia, vì lợi ích của cả hai nước. TPP hay Biển Đông, thực chất chỉ là một, nếu nhìn từ quan điểm đó.

Đó chính là cách thực hóa nội hàm “tôn trọng thể chế chính trị của nhau”, như cách mà ông Đại sứ Mỹ Ted Osius trả lời kênh NewsAsia.

Và rõ ràng, một nước “Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền” nằm trong lợi ích Mỹ là hoàn toàn có cơ sở, khi nó đảm bảo giao thương giữa hai nước được đẩy mạnh, và địa chính trị của Việt Nam được phát huy tối đa trong chính sách “xoay trục” của chính quyền Mỹ trong những năm sắp đến.

Nhưng làm gì để đạt được một Việt Nam “thịnh vượng, nhân quyền, pháp quyền” trong khi chính sách của Mỹ là không thay đổi hệ thống chính trị Việt Nam?

Xây dựng xã hội dân sự là chìa khóa của vấn đề!

Hội đoàn dân sự độc lập và chìa khóa “dự luật lập Hội”

Thực vậy, việc chính quyền Mỹ không có ý định thay đổi thể chế Việt Nam điều đó hoàn toàn xác đáng. Sự thay đổi này phải đi từ bên trong, và do chính nền tảng xã hội dân sự đặt ra. Nhưng để làm được điều đó – tức thay đổi hiện trạng xã hội, thì ít nhất các hội đoàn dân sự phải biết cách hợp tác làm việc với nhau, tương hỗ nhau để đi đến thống nhất về một mục tiêu, ưu tiên mục tiêu, và cũng là nhằm làm cho phong trào ở khối hội đoàn dân sự độc lập trở nên đa dạng, phong phú, có chiều sâu hơn. Tránh rơi vào tình trạng “hội nào thích làm gì thì làm” hay xoay đi ngoảnh lại trong nội dung hoạt động cũng chỉ là “tuyên bố”.

Nhiều người nhận định phong trào cây xanh ở Hà Nội (2015) đã làm thức tỉnh xã hội dân sự, nhưng thực chất, điều này đã xảy ra sớm hơn. Vào năm 2007, khi chủ nghĩa dân tộc làm nổi lên biểu tình hai đầu đất nước, các kiến nghị của nhóm Boxitvn đã tạo điều kiện cho ý thức về “việc nước, việc làng” trong chủ thể mỗi công dân Việt Nam. Nó cho thấy rằng, một sự kiện nếu được tác động đúng mức sẽ là cơ hội để khơi dậy ý thức của một người dân về bản chất sự kiện đó.

Năm 2013, 20 hội đoàn dân sự độc lập được hình thành, cho thấy ý thức đấu tranh về mặt tổ chức đã hiện diện.

Năm 2015, phong trào cây xanh đã làm rõ nét nhất cho “xã hội dân sự đã trưởng thành," như cách Jonathan London, giáo sư đại học thành phố Hồng Kông cho biết.

Sự gia tăng tiếng nói của người dân trong các hội, đoàn, nhóm về các vấn đề dân sự của đất nước là một tín hiệu xanh cho Việt Nam tương lai, đối với riêng các hội đoàn dân sự độc lập thì nó là bước diễn tập ban đầu để định hình vai trò mình lớn hơn, hướng đến trở thành một đối tác của nhà nước.

Với năm 2015 - 2016, điều gì là quan trọng và là cơ hội cho thấy vai trò lớn hơn của các hội đoàn dân sự độc lập trong đời sống xã hội? Đó chính là Dự thảo Luật về hội – một dự thảo luật sẽ bẻ ngoặt, cho phép các Hội đoàn độc lập phát triển mạnh và đi vào chiều sâu hơn.

Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài bản tuyên bố và góp ý dự thảo Luật lập Hội, và sự lên tiếng về tính cần kíp của Dự thảo Luật về hội từ Hội nhà báo Độc lập ra, vẫn chưa thấy một hình thức hoặc một động thái nào khác để hỗ trợ tinh thần cho sự ra đời của văn bản luật này.

Rõ ràng, các hội đoàn dân sự độc lập cần phải nghiêm túc xác định bốn điều rõ ràng là:

- 1. Đó là luật hóa Điều 25, Hiến pháp 2013 mà bản thân các hội đoàn dân sự độc lập đang đòi hỏi lâu nay. Cụ thể là: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

- 2. Căn cứ theo nội dung Dự thảo Luật về hội được đưa lên trang của Bộ Nội vụ để lấy ý kiến thì “Dự luật về Hội thực chất nhằm cản trở sự ra đời của các hội đoàn độc lập” như Ts. Phạm Chí Dũng nhận định.

- 3. Càng đấu tranh ôn hòa, lấy nhân quyền, dân chủ làm chủ đạo, thì các tổ chức xã hội dân sự độc lập lại càng không thể đứng ngoài nó, mỗi tổ chức phải là một đối tượng cần được điều chỉnh bởi luật Lập hội và trên cơ sở đó, định hình tính chính danh từ phía nhà nước, ra sức hơn trong đóng góp xã hội.

- 4. Chính vì vậy, cùng nhau bóc tách các yếu tố “cản trở” ra khỏi Luật Dự thảo Luật về hội là nghĩa vụ và trách nhiệm của các hội đoàn dân sự độc lập. Muốn vậy, phải đặt dự luật này vào mục tiêu trọng tâm trong nội dung hoạt động của các hội đoàn dân sự độc lập từ đây đến khi dự thảo luật lập hội được thông qua là điều cần thiết và phải làm ngay.

Phong trào đồng bộ

Nhưng như đã nêu ở trên, vì Dự thảo Luật về hội ra đời từ ban soạn thảo luật của chính quyền, nên chắc chắn văn bản này sẽ mắc phải sự “sơ sài trong soạn thảo, kiểm soát trong quan điểm, ưu ái bất công bằng, ngôn từ mơ hồ, hành chính hóa quyền lập hội”, do vậy, sự “góp ý” từ các hội đoàn dân sự độc lập là điều nên làm nếu các hội đoàn không muốn đối diện với viễn cảnh, một Luật về lập Hội bao gồm những điều khoản cực kỳ bất lợi đối với chính bản thân các tổ chức “độc lập” khi nó được thông qua thành luật.

Tuy nhiên, vì đây là “mục tiêu chung” nên sự “đóng góp” không đến từ một hội đoàn đơn lẻ bất kỳ mà phải là tập hợp của nhóm hội đoàn và mặt trận truyền thông liên kết; cũng như “sự góp ý” không chỉ có mỗi một hình thức tuyên bố; mà phải đa dạng hóa hình thức, từ đề xuất, góp ý qua một hội thảo giữa các hội đoàn độc lập với nhau về quyền lập hội; qua phong trào truyền thông ghi nhận ý kiến, quan điểm của người dân về dự luật lập hội; hay tìm kiếm sự ủng hộ của người dân thông qua hashtag ủng hộ dự luật lập hội - #ungholuatlaphoi hay lấy chữ ký ủng hộ trên chuyên trang www.change.org; tạo ra một sự kiện tìm hiểu về quyền lập hội và sự cần thiết của luật lập hội…

Đa dạng hình thức về Dự thảo Luật về hội tạo ra tác dụng nhiều mặt. Đầu tiên là tạo một áp lực “giám sát” qua nhận thức về tầm quan trọng dự luật của một một công dân trong và ngoài hội đoàn dân sự độc lập, và tạo một áp lực xã hội đủ lớn để nhận ra sự “chuyển biến” trong tiếp nhận góp ý dự luật của ban soạn thảo Luật về hội, tạo điều kiện để dự luật này được “điều chỉnh trở lại”, đảm bảo minh bạch hơn, dân chủ hơn so với “dự tính ban đầu” của ban soạn thảo dự luật. Tương tự như Điều 60 BHXH, 6.700 cây xanh, và 1.400 tỷ ở Sơn La…

Thứ hai, việc tạo ra một phong trào đồng bộ nêu trên, không chỉ giúp các hội đoàn dân sự chứng tỏ sự trưởng thành trong đa dạng hóa hoạt động của mình, mà còn cho người dân thấy được sự quan tâm đầy đủ, thái độ nghiêm túc trong xây dựng và phản biện chính sách nhà nước (sâu sát, lâu dài) cũng như sự phân chia công việc (tính hợp lực đối với một mục tiêu quan trọng) của các hội đoàn dân sự độc lập với một dự luật quan trọng này, đồng thời bản thân các hoạt động nêu trên xoay quanh dự luật lập hội cũng tạo ra sự hiện diện của các hội đoàn dân sự ngay trong đời sống thường niên của người dân.


Cuối cùng, nếu các hội đoàn dân sự độc lập muốn có một phong trào “We are one” thực sự trong xã hội Việt Nam, thì trước hết các hội đoàn dân sự phải “We are one” trong mục tiêu cần cho chính bản thân các tổ chức cũng như cho xã hội. Tin rằng, sự quan tâm đầy đủ của chúng ta về dự luật lập hội, sẽ là chìa khóa mở cánh cửa cho sự hiện diện hơn nữa của các hội đoàn dân sự độc lập trong xã hội, là tiền đề để đi đến Luật Biểu tình, và một phong trào “We are one” đầy thiết thực hơn về sau.


Suy cho cùng, xây dựng một XHDS bền vững không đơn thuần là lập ra một hay nhiều tổ chức “XHDS” và đặt trong đó những cá nhân, nhóm người tự đặt cho mình cái danh “người/ tổ chức hoạt động nhân quyền, dân sự xã hội” mà cần phải đến từ những bước đi cụ thể ngay trong lòng hiện tượng xã hội, mỗi cá nhân tham gia các hội đoàn phải nắm chắc khái niệm XHDS, trong đó sự vận động và bền vững của XHDS không phải là những tuyên bố nhất thời, những phong trào bộc phát mà nó đi từ chu trình vận động và tạo sự vận động trong người dân để họ đi vào quá trình dân sự hóa xã hội với những mục tiêu cụ thể và tính phổ rộng cao.

Nói cách khác, nếu đánh giá phong trào biểu tình 2007 là dấu hiệu trở lại của lòng yêu nước công khai, phong trào cây xanh Hà Nội là dấu hiệu của xã hội dân sự trưởng thành, thì sự quan tâm đúng mức làm biến chuyển Luật về hội chính là dấu hiệu cho thấy sự đoàn kết và trưởng thành của các hội đoàn dân sự độc lập trong đánh giá đúng mục tiêu và thực thi mục tiêu một cách chuyên 






Không có nhận xét nào: