1/6/17

Luận bàn về Văn Hoá Chửi Tục...



Trên mạng độ này phát triển một thứ văn hoá, nếu có thể gọi đó là một thứ văn hoá, gọi là Văn Hoá Chửi. Khởi đầu có lẽ là từ nhà văn đáng kính Phạm Thành và giờ đây được tiếp nối bởi ông Thầy Thái Bá Tân khi trong một bài thơ 5 chữ mới nhất, ông đã phang luôn :" Đ. mẹ". Đối tượng bị 2 nhà văn này "Đ. Mẹ" thì vẫn là người quen cũ và đáng bị chửi nhất. Đó là Chính quyền Việt Nam và các quan văn võ đầu triều. Và quan trọng hơn thì các bài văn chửi (của Phạm Thành), thơ chửi (của Thái Bá Tân) lại được cộng đồng mạng đón nhận nhiệt tình, hồ hởi mới kinh chứ. Và ta chỉ còn biết thừa nhận một cách hài lòng rằng mọi sự đến đi, hay phát triển của một trào lưu, cho dù là trào lưu chửi đi nữa thì cũng chứng tỏ được sức sống, đón nhận cái mới của cộng đồng mạng xã hội và là điều tốt đẹp cho sự tiến bộ. 



Ấy nhưng, vẫn có chữ nhưng cho mọi vấn đề, nhưng chửi thành văn chương, báo, thi ca thì lại là một con dao hai lưỡi, dùng không khéo thì sẽ rơi vào thế lợi bất cập hại. Chửi người, người không sao mà mình lại bị dơ miệng. Chúng ta thử xem qua hai nhà văn này biến hoá thứ văn hoá chửi này như thế nào nhé. 

Phạm Thành là một nhà văn, và chửi hay tính dung tục nói chung là một trong những văn phong không lầm lẫn được vào đâu của ông. Các bạn có thể xem cuốn sách mới nhất của tác giả này Cò Hồn Nghĩa Xã thì sẽ thấy kiểu viết chan chát, đập vào mặt kẻ đáng bị đập cùng các ngôn từ quá phong phú và đầy tính dung tục. Đọc văn của ông, chúng ta đọc kỹ, nghiền ngẫm và sẽ thấy cái thanh trong tục, cái tục trong thanh biến hoá mờ ảo để đẩy chất phê phán, đả kích lên hết tầm. Tác giả khéo léo xoay trở khiến đọc văn ông ngồn ngộn ngôn từ hàng chợ, đá cá lăn dưa nhưng lại được đưa trong một bối cảnh của một vở diễn cung đình nên cái dung tục tầm thường được đẩy lên cái dung tục đỉnh cao chí tuệ, và ông cầm cương được tiết tấu khiến văn ông dù tục cũng tràn đầy khát vọng...

Còn ông béo Thái Bá Tân thì cũng là một nhà văn viết nhiều, viết khoẻ nhưng đa phần sách của ông thiên về giáo dục, dạy đời với tính sư phạm chuẩn cùng với chút ít hài hước cá nhân mà ông Béo đã đưa vào sách của mình. Nhưng sách của ông vẫn thiên về tính giáo dục được viết và được đọc bởi những thầy và trò trong môi trường khép kín của giảng đường. Và rõ ràng văn hoá Chửi không có đất sống, không có cửa chui vào sách của ông Béo Thái Bá Tân. Tác giả là một nhà sư phạm từ đầu đến cuối, và với bản tính vui vẻ của mình đôi khi ông cũng bốc lên nói vui đôi chút. Cũng gái gú xênh xanh, cũng trai trên gái dưới nhưng đó chỉ là những bốc huyếc thoáng qua ở người giáo sư trẻ mãi không già mà thôi. Nên cú ra mắt tham gia hội "thánh chửi" trong một bài thơ 5 chữ vừa qua đã làm thiên hạ kinh ngạc hết cả tâm hồn. Ông Béo bức xúc lắm rồi về thực trạng đất nước. Ông Béo bị dồn nén cảm xúc, ông Béo uống nhầm thuốc liều...

Nhưng cho dù Phạm Thành có khéo léo kềm chế được cái tục trong văn của ông, cho dù Thái Bá Tân chỉ có lỡ một lần phát tiết ra câu chửi, và cho dù cả hai đều là những người MTA kính trọng thì chàng vẫn sống chết giữ quan điểm của mình. Đó là một người cầm bút thì không nên có những tác phẩm có những danh từ thô tục, cho dù ta có biến hoá thanh giảm tục đến đâu thì vẫn là một vết đen trong sự nghiệp văn chương của mình rồi. Chửi thì tốt nhưng không chửi thì tốt hơn. Vậy không chửi thì ta phải làm gì thay vào ? Dễ ợt, ta có thể chặt, chém, lột da, nướng..v..v.. nhiều thứ, nhiều thứ thay thế lắm.

Vậy ông bà tổ tiên của chúng ta có viết tục tĩu không ? Có chứ nhưng không ở trong tác phẩm văn chương chính luận nghiêm túc, mà đa phần ở ca dao bình dân, hò, vè...

Trăng sáng vằng vặc,
Vác cặc đi chơi.
Gặp cô đội gạo lên chùa,
Thò tay bóp vú...

Ca dao

Thật khôi hài khi giờ đây ta thử đem những câu chữ mà nhiều anh kêu là khẩu khí đàn ông ra để nhét vào miệng các tiền nhân nhé.

Đ. mẹ ! Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
Dùng trí nhân để thay cường bạo...

Tiền bối lớp sau của tiền bối lớp trước cũng xổ nho không kém cạnh khi sang sảng câu nói bất tử :

"Đ. má. Bao giờ nước Nam hết cỏ thì mới hết người Nam đánh Tây"

Chắc chắn các tiền bối trên vẫn là những nhân vật kiệt xuất. Dân tộc ghi công ơn cũng như ghi các trận đánh lịch sử nhưng các bài diễn văn hùng tráng đó sẽ đi chỗ khác chơi chớ không truyền cho hậu thế được. Bao năm nay phải chăng ông bà tổ tiên chúng ta không luôn dậy những điều tốt đẹp cùng những lời lẽ văn chương tao nhã. Đó là những người lao động bình thường nhưng còn những người trí thức, nhất là những nhà văn, người cầm bút và viết cho đời những dòng văn óng ả mượt mà để cho những người lao động bình thường đọc và cảm nhận được cái đẹp của câu chữ trong sáng của tiếng Việt. Với một trách nhiệm không ai khiến nhưng lại vô cùng quan trong là làm đẹp tất cả những gì đến với họ. Mặc dù nhà văn vốn ngập tràn cảm xúc, đa sầu song tấu với đa cảm nhưng với trọng trách đã nói của mình, họ làm cho những thứ đến với mọi người đọc vẫn những giá trị tự thân nhưng mềm mại, nhẹ nhàng và bay bổng văn chương hoa lá cành. Nhà văn làm đẹp cho vấn đề chứ không xổ toẹt vấn đề bằng sự tục tĩu, thô thiển...

Văn hoá chửi được các nhà văn, nhà thơ đưa lên đỉnh cao với cách viết thần sầu bóng bẩy, không thô tục. Cũng giống như văn hoá Dâm dục thì các tác giả uyển chuyển bóng hình, ví dụ, ẩn ý cao siêu để người đọc thấy phê chứ không thấy ngượng. Ấy là cái tài của các nhà văn.

Một cách chân thành thì MTA nhận thấy trí thức miền Nam ít chửi bậy chửi tục hơn trí thức XHCN miền Bắc. Vì sao thì MTA cũng chịu không biết vì sao, và vì thế nào nó lại là vì sao...

Ở trong gia đình thì hẳn chúng ta đều đã dạy con cháu không được chửi tục, chửi bậy và theo sát để theo dõi tiến triển tới đâu. Vậy mà khơi khơi chúng ta lại phang ngay câu chửi ra giữa tường nhà mình, nơi có rất nhiều các cháu nhỏ cùng các phụ nữ vào ra để đọc những gì mình viết. Rồi trẻ con của thiên hạ nữa mà tuy ta không giúp ích gì cho cha mẹ chúng thì ta cũng không làm hại đi những nỗ lực dạy con đúng đắn của họ là tránh xa tiếng chửi thề, chửi tục. Cũng đừng lấy lý do đây là do bức xúc mà phải phát tiết lên chửi, vì chửi chưa thấy lợi đâu mà đã hại đến lớp con cháu mình rồi.

Trên đời này thì không ai là không chửi thề chửi tục cả nhưng họ giấu đi và họ không viết lên sách mà thôi. Chả nói đâu xa mà nói ngay thời hiện tại này thôi. Làm gì mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng chả có lúc bực mình nói tiếng Đan Mạch : "Đ. mẹ thằng Tô Lâm làm ăn gì đâu mà biểu tình kết nối biểu tình, biểu tình kéo dài không dứt thế này. Làm ăn như cái con cặc ấy". Ấy là có thể đồng chí TBT đã nói đồng chí Bộ Trưởng CA Tô Lâm như thế nhưng họ khôn bỏ mẹ, không ghi lên giấy tờ như hai nhà văn Phạm Thành và Thái Bá Tân đâu. 

Mai Tú Ân

Không có nhận xét nào: