20/6/17

Lịch sử phát triển của các loại tàu chiến thế giới (Thế chiến I - 2)


Biên dịch : hongsonvh

Chiếc HMS Hood, năm 1918, là chiếc tầu tuần dương chủ lực đầu tiên được hoàn thành vào cuối Chiến tranh thế giới I

I. Sự tiến hóa của các loại tầu chiến chủ lực ( Tuần dương hạm chủ lực và thiết giáp hạm)

Trong những năm ngay sau khi Thế chiến I, tất cả các cường quốc như Anh, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã bắt đầu công việc thiết kế một thế hệ thiết giáp hạm và tuần dương hạm chủ lực mới mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các cụm mới đóng tàu mà hải quân mỗi quốc gia mong muốn đã gây ra những tranh cãi chính trị gay gắt và có khả năng làm tê liệt kinh tế. Sự kiện này là nguyên nhân của Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua vũ, theo Hiệp ước này các cường hải quân lớn đồng ý giới hạn về số lượng tàu chủ lực. Hải quân Đức đã không được phép có đại diện tại các cuộc đàm phán; theo các điều khoản của Hiệp ước Versailles, Đức không được phép có bất cứ một tàu chiến chủ lực hiện đại nào cả.

Xuyên suốt qua thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 chỉ có Anh và Nhật Bản giữ lại tàu tuần dương chủ lực của họ, và họ thường sửa đổi và nâng cấp lại các con tầu đã được thiết kế từ chiến tranh thế giới I. Ranh giới giữa các tàu tuần dương chủ lực và tầu thiết giáp cao tốc hiện đại đã trở nên bị mờ dần; thực sự tầu tuần dương chủ lực lớp Kongō của người Nhật đã chính thức được đặt lại tên là thiết giáp hạm.

Từ khoảng năm 1918-1923


Tầu tuần dương hạm chủ lực lớp Lexington năm 1919

Lực lượng hải quân của các quốc gia Nhật Bản và Hoa Kỳ đã thấy được mối đe dọa từ chiếc Hood nên họ nhanh chóng chế tạo những chiếc tầu tuần dương hạm chủ lực để đối trọng với nó. Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu đóng bốn chiếc tầu tuần dương chủ lực lớp Amagi. Những tàu này có trọng tải và hỏa lực ghê gớm chưa từng có và có tốc độ cũng như được bọc thép tốt tương tự như chiếc HMS Hood trong khi mang theo một khẩu đội súng chính gồm mười súng 16 in – những vũ khí mạnh nhất từng được đề xuất sử dụng cho một tàu tuần dương chủ lực. Hải quân Hoa Kỳ đã đáp trả bằng các tầu tuần dương chủ lực lớp Lexington, lớp này nếu được hoàn thành theo đúng kế hoạch sẽ có tốc độ đặc biệt lớn và vũ trang tốt, nhưng chất lượng giáp tốt hơn đôi chút so với các tàu tuần dương chủ lực đầu tiên. Giai đoạn cuối cùng trong cuộc chạy đua tàu tuần dương chủ lực sau chiến tranh I đã đến với những phản ứng của Anh về các lớp tầu Amagi và Lexington của Nhật Bản và Hoa Kỳ là bốn chiếc tầu tuần dương chủ lực lớp G3 có trọng tải 48.000 tấn, lớp tàu này có sức mạnh, trọng tải và tốc độ tương đương với Thiết giáp hạm lớp Iowa của Hoa kỳ ở thế chiến II.

Nhưng theo Hiệp ước Hải quân Washington thì không con tầu nào trong số những thiết kế này được hoàn thành. Những con tàu này phải bị phá hủy trên đường trượt ( tại ụ tầu) hoặc được chuyển đổi thành tàu sân bay.

Tại Nhật Bản hai chiếc Amagi và Akagi được giữ lại để chuyển đổi thành tàu sân bay. Năm 1923 chiếc Amagi bị hư hỏng do một trận động đất khi đang sửa chữa và đã bị vỡ ra thành nhiều phần, chiếc thân của nó được đề xuất để đóng một chiếc thiết giáp hạm lớp Tosa ?” chiếc Kaga.

Tại Anh, các “tàu tuần dương lớn hạng nhẹ” theo dự án của Fisher được chuyển đổi thành tàu sân bay. Chiếc Furious đã được chuyển đổi thành một tàu sân bay trong chiến tranh, các chiếc Glorious và Courageous vốn không có chỗ của mình trong hải quân theo Hiệp ước tương tự cũng đã được chuyển đổi thành tầu sân bay.

Hải quân Hoa Kỳ cũng chuyển đổi hai chiếc tàu tuần dương chủ lực thành tàu sân bay để phù hợp với quy định của Hiệp ước Washington: đó là các chiếc USS Lexington và Saratoga, cả hai chiếc này được thiết kế như tàu tuần dương chủ lực (các thân tàu ban đầu là các thiết kế CC-1 và CC-3) nhưng một phần của sự chuyển đổi được tiến hành ngay khi đang chế tạo, bốn chiếc còn lại ( các chiếc Constellation, Ranger, Constitution và United States) đã thực sự bị dỡ bỏ.

1924-1935

         Chiếc HMS Renown ( chị em của chiếc Repulse) đang làm một cú vỉa khi hoạt động trên biển Ấn độ dương 12/5/1944 cùng với chiếc Valiant (right distance) và chiếc thiết giáp hạm của Pháp 

Tổng cộng có chín chiếc tầu tuần dương chủ lực còn sống sót sau Hiệp ước Hải quân Washington. Tốc độ lớn của chúng làm cho chúng có giá trị trên bề mặt mặc dù chúng có nhiều điểm yếu so với hầu hết các tàu chiến hiện đại được đóng trước  Chiến tranh thế giới II, mặc dù Hải quân Hoàng gia đã bán phế liệu chiếc HMS Tiger vào năm 1932 với lý do nó đã quá cũ, và ngoài ra người Thổ Nhĩ Kỳ đã không có phương tiện để nâng cấp chiếc Yavuz Sultan Selim (chiếc Goeben của Hải quân Đế quốc Đức).

Hai chiếc tuần dương hạm chủ lực khác của Hải quân Hoàng gia trong Chiến tranh thế giới I được giữ lại, các chiếc HMS Renown và HMS Repulse, đã được hiện đại hóa đáng kể trong một loạt các cuộc sửa chữa giữa các năm 1920 và 1939. Giống như một số tàu chiến cũ khác của Anh, chiếc HMS Renown trải qua một loạt các cuộc nâng cấp vào các năm 1937 và 1939 để làm cho nó phù hợp với việc hoạt động như một tàu chiến hộ tống hạng nặng, cao tốc để hộ tống các tàu sân bay. Việc chuyển đổi tương tự được lên kế hoạch cho các chiếc Repulse và Hood bị hủy bỏ bởi việc xảy ra Chiến tranh thế giới II.


MTA (st)

Không có nhận xét nào: