Hình tượng BM VN AH Bùi Thị Mè được nhà văn Mai Tú Ân lấy làm một phần hiện thực để viết nên truyện ngắn "Có Một Thời Như Thế"
Có Một Thời Như Thế
(Kính tặng các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng)
Tôi biết nhà có khách khi đi học về. Một bà già gầy gò mái tóc bạc trắng, lưng hơi còng đang ngồi ngấp nghé bên cánh phản với cái tay nản nghèo nàn để ngay bên cạnh. Mẹ tôi ngồi tréo ngoe chân trên xa lông phòng khách hất hàm giới thiệu tôi với bà già bé nhỏ đó:
- Đó, nó về đó.
Bà già quay lại nhìn tôi. Khuôn mặt nhăn nheo của bà bỗng trở nên rạng rỡ hơn khi bà reo toáng lên:
- Ôi, Trời. Thằng cu Tý đây hả? Nó lớn khiếp quá rồi. Ra dáng một cậu thanh niên rồi....
Thật bất ngờ khi bà lão ôm chầm lấy tôi vào lòng. Rồi bà nắm lấy tay tôi, hồ hởi cười nói mà chẳng để ý đến mẹ tôi đang cau mày khó chịu:
- Ái, chà, cái thằng Tý con này càng lớn càng đẹp giai giống y như thằng bố nó. Thế có nhận ra bà không hở Tý?
Tôi ngượng nghịu đứng nhìn bà. Và hình ảnh quen thuộc của bà già này lúc tôi còn nhỏ đã hiện về.
- Có phải là bà là bà Bính, bà Bính ba...ba càng không ạ? Tôi hỏi mà cũng không chắc chắn lắm.
- Trời ơi. Nó còn nhớ đến cả tên tục của tôi nữa chứ. Mẹ bố nhà anh. Cứ tưởng là anh đã quên cả tôi rồi chứ.
Bà Bính vui hẳn lên khi biết tôi còn nhớ đến bà và bô bô lên kể những chuyện ngày xửa ngày xưa của tôi. Trí óc thời thơ ấu của tôi chỉ còn lờ mờ về một bà già nhỏ bé nhưng luôn vui vẻ nhanh nhẹn. Bà luôn ẵm bồng đám trẻ con cháu chắt đông đảo của cả họ chúng tôi đi chơi vòng vòng trong xóm khi cha mẹ chúng đi vắng. Kỷ niệm về của những ngày xa xưa đó hiện về quen thuộc như những bài hát ru mà bà Bính thường hát cho chúng tôi nghe hồi đó.
Giọng mẹ tôi lạnh tanh vang lên làm bà lão bé nhỏ đang vui vẻ phải nín bặt:
- Bác phải trở về quê ở với con Năm, thằng Tư thôi bác Bính à. Vì nhà cháu đã có người giúp việc rồi.
Bà Bính im lặng hồi lâu rồi mới nói, giọng run run:
- Nhưng ở dưới quê hai đứa đó không khá giả gì. Đứa nào cũng đông con và nghèo quá. Bác đã phải cho chúng nó lĩnh tiền tử tuất của bác trai và hai đứa con bác rồi mà chúng cũng bữa đói bữa no. Bác về quê thì lại ăn bám vào chúng nó...
- Nhưng chúng cháu không cần người giúp nữa. Mẹ tôi gắt lên. Thôi, bác ở chơi ít ngày rồi về quê hay đi đâu thì đi...
- Bây giờ bác còn biết đi đâu nữa. Bà Bính nghẹn lời như muốn khóc. Ơû thành phố này bác đâu có quen biết ai ngòai gia đình cháu. Thôi thì cháu cứ cho bác ở đây làm việc nhà và chăm mấy đứa nhỏ giống như người làm của cháu. Cháu đâu phải tốn tiền trả lương cho bác như trả cho người giúp việc đâu...Bác già rồi, ăn uống chẳng bao nhiêu. Ngòai ra bác còn tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ nữa bác sẽ góp vào...
- Xì, tiền trợ cấp với lại tiền mấy suất liệt sĩ của bác ở dưới quê thì sống được chứ chẳng bõ bèn gì với nhà này.. Mẹ tôi cắt ngang lời bà. Vấn đề không phải là tiền bạc. Dù gì thì bác cũng là họ hàng ruột thịt của tôi, để bác ở đây mà đối xử với bác như kẻ ăn người làm thì bạn bè tôi biết người ta cười vào mặt tôi à... Thôi, để tôi tìm chỗ nào cần người giúp việc nhà, tôi giới thiệu cho bác nhé.
- Nhưng bác muốn được ở đây để chăm sóc mấy đứa nhỏ nhà này. Bà Bính nói, giọng nghẹn ngào. Bác muốn được chăm sóc tụi nó như con cái mình...
- Hừm, đến bây giờ bác mới nghĩ đến chuyện con cháu bác. Mẹ tôi khinh khỉnh nói. Lúc trước bác cũng có con có cái như mẹ cháu, nhưng vì bác sĩ diện cho lắm vào để chồng con chết trận cả. Để bây giờ trơ trọi cái thân già mà chẳng có lấy một đứa cháu nối dõi tông đường. Hồi đó bác đừng có hăng hái xung phong cho cậu Khải, cậu Quân đi bộ đội thì giờ này làm gì không có cháu bế cháu bồng. Đó là tại bác tất cả. May mà mẹ cháu không có cái tính sĩ diện như bác....Bà Bính im lặng nghe mẹ tôi nói. Dường như bà đau đớn lắm trước những lời lẽ chì chiết của mẹ tôi, qua tiếng nấc nghèn nghẹn cố nén của bà.
Bà Bính cũng đã từng có hai người con trai là liệt sĩ. Rồi chồng bà cũng hy hinh từ thời chống Pháp. Gia đình bà có đến ba người đã bỏ mình cho Tổ Quốc, thế mà giờ này bà phải vất vả tìm chỗ nương tựa khi tuổi già xế bóng.
Bà Bính sụt sịt lên tiếng, giọng đuối hẳn đi:
- Thì mợ cứ để cho tôi làm bất cứ việc gì trong nhà. Với lại có nhiều việc để người trong nhà làm tốt hơn để người ngòai làm mợ Tư à. Như chăm sóc thằng cu Tý này...
- Phì, phì....Mẹ tôi phì cười, sặc cả chén nước đang uống. Thằng Thắng nó to như cái đình thế kia chứ bé bỏng gì mà cần bác chăm sóc. Nó đã tới tuổi nghĩa vụ quân sự rồi đó, chứ có còn bé bỏng như trước đâu mà chịu để cho bà chăm sóc. Thôi để con cho bác ít tiền bác bác về quê ở với con Năm..
Bà Bính hết nhìn mẹ tôi rồi nhìn tôi ngơ ngác. Rồi bà cắm mặt nhìn xuống đất như để che giấu những giọt nước mắt sắp lăn xuống ø....
- Con muốn bà Bính ở đây chăm sóc cho con. Tôi buộc miệng lên tiếng nói mà chưa hiểu mình muốn nói gì. Có thể đơn giản tôi không muốn nhìn thấy một bà già như bà Bính phải chảy những giọt nước xuống đôi má nhăn nheo già cỗi, cũng có thể tôi muốn làm gì đó trái với ý của mẹ tôi. Khi bắt đầu lớn lên tôi thường hay chống đối với mẹ tôi, vì mẹ tôi luôn tôi như một đứa trẻ con. Như việc tôi tới tuổi nghĩa vụ thì mẹ tôi chẳng thèm hỏi tôi lấy một tiếng mà tự động chạy chọt lo lót để hõan đợt nhập ngũ này.
- Đó, cháu thấy chưa? Bà Bính reo lên nói với mẹ tôi. Thằng cu Tý vẫn còn muốn có bà chăm sóc cho nó đấy.
Để tránh nhìn ánh mắt sáng quắc dữ dội của mẹ tôi chiếu vào, tôi ngó lơ nhìn bà Bính khi bà đang huyên thuyên kể những chuyện ngày xưa của tôi. Tôi cười ngượng nghịu khi nghe những chuyện bà kể vì tôi hầu như chẳng còn nhớ gì cả. Nhìn bà Bính đang vui vẻ trở lại tôi nghĩ mình đã làm một việc đúng.
Bà Bính là chị ruột của bà ngọai tôi. Chồng và con của bà đã hy sinh thời chiến tranh nên giờ bà chỉ còn một thân một mình. Sau khi bà ngoại tôi mất thì bà chỉ còn vài người thân là mẹ tôi, dì Năm và cậu Tư ở dưới quê. Vì bà Bính là họ hàng lại không nơi nương tựa nên mấy chị em của mẹ tôi đã nhận là sẽ thay phiên nhau nuôi bà cho đến cuối đời.
Thế là bà Bính cứ đến ở nhà dì Năm vài tháng đôi ba năm rồi lại đến nhà mẹ tôi vài năm nữa, rồi nhà cậu Tư ở dưới quê...Cuộc sống cuối đời của bà lão nhỏ bé đó cứ trôi qua trong gia đình ba chị em của mẹ tôi. Gọi là nuôi chớ thực ra bà Bính như một u già hay là người giúp việc không công mà thôi. Tất cả mọi công việc, từ dọn dẹp nhà cửa cho tới trông con giữ cháu đều qua tay bà. Nhưng có lẽ công việc bà Bính làm tốt nhất là trông nom dạy dỗ đám trẻ con chúng tôi. Ngoài tính thật thà, hay lam hay làm thì ai cũng phải khen bà mát tay khi chăm sóc đám nhỏ. Đối với trẻ con chúng tôi bà có một tình cảm yêu thương trìu mến vô cùng. Với bà thì ở nhà ai, hay con cái ai không quan trọng, miễn là được chăm sóc những đứa cháu mà bà luôn coi như con đẻ của mình. Anh em chúng tôi lúc nhỏ hay lũ con đông đảo của dì Năm hay cậu Tư đều được bàn tay gầy guộc nhưng tràn đầy tình yêu thương trìu mến của bà chăm sóc. Cha tôi thường nói đùa rằng không ai chăm bẵm chúng tôi bằng bà Bính, kể cả mẹ tôi. Dù không ưa bà Bính thì ngay cả mẹ tôi cũng phải gật đầu đồng ý như vậy.
Mấy năm gần đây, bà Bính ở dưới quê để phụ cho dì Năm nuôi đàn con đông đảo đến sáu đứa của dì trong khi dượng Năm bỏ đi biền biệt. Nghe nói là đi theo một người đàn bà khác. Khi đám con của dì Năm đều lớn cả thì bà Bính lại đến nhà cậu Tư để giúp chăm lo cho một đàn con lít nhít đông không kém của cậu. Ngôi nhà của cậu Tư vốn trước kia là nhà của bà Bính. Nhưng thân già neo đơn, một thân một mình nên bà đã cho cậu Tư ngôi nhà đó để cậu cùng với cái gia đình đông đảo của cậu ở. Nhưng cậu Tư qúa nghèo nên không dư dả để nuôi thêm một miệng ăn nữa, mà đám con đông đảo của cậu ở dưới quê thì như những cây sung cây súng ngòai đồng, chẳng chăm thì cũng lớn như thổi nên cũng chẳng cần người chăm sóc. Thế là bà Bính trở thành người thừa và bơ vơ trong chính ngôi nhà của mình. Và bà lại khăn gói qủa mướp lên thành phố với gia đình chúng tôi. Vì mẹ tôi là chị lớn, lại khá giả nhất trong ba chị em....
Nhưng xưa nay mẹ tôi vẫn ác cảm với bà Bính. Mẹ tôi thường trề môi ra xì một tiếng rõ lớn khi nói đến bà Bính: “ Ai bảo ngày trước hăng hái cho lắm vào. Có hai mụn con trai thì cứ nằng nặc đòi đưa vào bộ đội để họ đều chết cả. Đã là vợ liệt sĩ rồi còn muốn làm mẹ liệt sĩ nữa cơ. Hừm, ở làng người ta gọi tục, gọi đểu là vợ ông ba càng thì khóai chi lắm cho nên bây giờ già rồi còn biết nương tựa vào ai “
Ngược lại với mẹ tôi thì cha tôi lại tỏ ra rất qúi mến bà Bính, tuy về mặt họ hàng thì cha tôi không ruột thịt gì với bà cả. Cha tôi thường nói đùa rằng bà Bính là nhân chứng sống của một thời đã qua....
Lần này cũng vậy, cha tôi rất mừng rỡ khi thấy có bà Bính ở dưới quê lên. Trong bữa cơm cha tôi đã dứt khóat nói bà Bính ở lại với gia đình chúng tôi.
- Nếu không có trẻ nhỏ để chăm thì bà cứ ở với chúng cháu như khách vậy. Cha tôi nói. Với lại thằng Thắng muốn có bà ở lại đây kia mà.
Thế là mặc dù mẹ tôi không vui vẻ gì thì cuối cùng bà Bính cũng ở lại với gia đình chúng tôi. Từ đó trong nhà lúc nào cũng nghe thấy tiếng cười vui vẻ của bà cùng với cái bóng dáng nhỏ bé nhanh nhẹn của bà quán xuyến hết việc này đến việc khác. Mọi thứ trong nhà đều được sắp đặt ngăn nắp chứ không hỗn độn như trước khi có bà. Sách vở của tôi thường vứt bừa bãi thì nay được xếp gọn trên giá. Quần áo tôi thay ra quăng lung tung thì được bà giặt ủi và treo vào móc tủ cẩn thận.
Thỉnh thỏang tôi cứ nghĩ lan man về câu chuyện tang thương của gia đình bà Bính. Thật không thể ngờ được người đàn bà nhỏ bé đó lại phải chịu nỗi đau lớn lao đến như thế, khi tất cả những người thân yêu nhất đã vĩnh viễn ra đi. Tôi không hiểu mình sẽ ra sao nếu ở vào hòan cảnh đáng thương như bà Bính. Chẳng hạn một lý do nào đó mà tôi bỗng nhiên mất hết người thân. Như cha tôi, mẹ tôi và cả đứa em gái tôi nữa. Họ bỗng nhiên ra đi hết bỏ lại một mình tôi lẻ loi trên cõi đời này...Tôi không dám nghĩ đến chuyện đó, vì tôi biết mình sẽ không chịu đựng nổi.
Một hôm trong khi bà Bính đang nhặt rau, tôi lên tiếng hỏi:
- Tại sao người làng lại gọi bà là bà Bính ba càng?
Bà Bính mỉm cười nói:
- Không phải gọi bà đâu, mà họ gọi ông cháu đấy. Ban đầu họ gọi bà là bà Bính vợ ông bà càng. Nhưng gọi mãi thành ra là bà Bính ba càng, gọi mãi rồi chết tên bà luôn.
- Có phải chồng rồi hai con trai bà đều hy sinh cả phải không?
- Phải. Hồi đó chiến tranh liên miên lắm cháu ạ. Đầu tiên là ông cháu hy sinh từ thời chống Pháp. Rồi đến thời chống Mỹ thì hai anh em chúng nó cũng lần lượt bỏ bà đi nốt.
Tôi nhìn bà lão im lặng ngồi bên rổ rau với cái lưng đã còng xuống bởi gánh nặng của thời gian, bởi những nỗi đau mất mát mà bà đã phải âm thầm gánh chịu bao năm qua...
Sau một lần đi picnic tắm mưa, tôi bị một trận sốt tơi bời. Người nóng sốt hầm hập và mê man đi. Nhưng bất cứ lúc nào tỉnh dậy, tôi đều thấy bà Bính ở cạnh bên giường. Bà đắp khăn nhúng nước lạnh lên trán tôi để hạ nhiệt. Rồi bắt tôi uống thuốc hay kiên nhẫn bón cho tôi từng thìa cháo, chén sữa để cho tôi mau chóng lại sức. Và quả nhiên tôi đã mau chóng lại sức thật khi cơn sốt từ từ qua đi.
Một đêm tỉnh dậy, tôi thấy bà Bính ngồi bất động bên cạnh giường tôi. Cái bóng nhỏ bé gày gò và mái tóc trắng của bà rung lên trong một cơn thổn thức.
- Bà ơi sao bà lại khóc. Tôi lên tiếng hỏi bà.
Bà Bính vội chùi mắt bằng ống tay áo cánh, rồi nói:”Không, bà có khóc đâu. Ồ, cháu của bà thức dậy rồi à”
- Cháu đã dậy từ lâu và thấy bà đang khóc.
Bà Bính vuốt tóc tôi và khẽ nói, giọng bà xa xăm và như tự nói với chính mình:
- Mỗi lần chăm sóc các cháu bị nóng sốt thế này thì bà cảm thấy sung sướng lắm. Nó làm cho bà nhớ đến các con của bà. Ngày xưa mỗi khi thằng Khải hay thằng Quân bị ốm thì đều được bà thức khuya dậy sớm chăm sóc cho chúng như chăm cho cháu bây vậy.
- Bà kể cho cháu nghe về chuyện các cậu ấy đi bà. Tôi giả vờ nhõng nhẽo để gợi chuyện vì câu chuyện của gia đình bà Bính cứ ám ảnh tôi mãi. Tại sao người làng ta lại gọi ông cháu là ông Bính ba càng?
Nhìn cái lưng khòm xuống của bà dưới ánh đèn mù mờ, tôi nghĩ đến những nỗi đau và mất mát lớn lao đã đè xuống cuộc đời của bà. Bà Bính im lặng thật lâu như để chờ cho ký ức trở về rồi bắt đầu khẽ khàng kể về những ngày xa xưa đó.
- Lúc đó khi chiến tranh với Pháp bùng nổ thì ông cháu còn trẻ lắm. Còn các cậu cháu thì thằng Khải còn bồng thằng Quân ở truồng chạy khắp xóm xem người ta tập quân sự. Lúc đó ở làng ta vui lắm vì mới giành được độc lập mà. Cả làng lúc nào cũng sôi sục cả lên trong không khí chuẩn bị đánh Tây. Cánh đàn ông thì suốt ngày luyện tập quân sự với giáo mác và vài cây súng cổ lỗ sĩ, hoặc đào hầm hố chống xe tăng...Tối đến họ tụ tập tại nhà của bà để họp vì nhà bà khá rộng. Họp đâu chẳng thấy chỉ rặt thấy nói chuyện đánh nhau. Các ông ấy đều hăng máu lên vì nghe tin thằng Tây nó quay lại đánh chiếm nước ta một lần nữa. Nhất là ông cháu. Ồng ấy cứ nằng nặc đòi xung phong vào thành đánh Tây. “Phải vào tận ổ tụi nó, “óanh” thì tụi nó mới sợ. Ông cháu oang oang cái mồm nói. Tụi Tây nó chiếm xong Hà Nội thì chúng nó cứ ở lỳ trong đó chứ dại gì mò ra ngòai. Mình cứ ngồi ở làng mà chờ thì có đến mục thất, Tây nó cũng chẳng đến cái làng này làm gì. Thế là lỡ mất dịp “óanh” nhau với Tây, lại toi công mấy tháng trời luyện tập quân sự”
Họp bàn chán chê chẳng đi đến đâu rồi y như rằng sau đó lại cãi nhau ỏm tỏi cả lên. Nhất là giữa ông cháu với cái lão Lanh thợ rèn nhà sát bên. Ôi, dào ơi. Hai ông hàng xóm mà cứ như mặt giăng với mặt giời vậy, lúc nào cũng cãi nhau được. Nhất là khi nói về chuyện đánh Tây. Anh chủ tịch xã luôn phải can giữa hai ông hàng xóm. Bà còn nhớ anh ấy nói như van hai ông:
- Thôi cho tôi can hai bác. Bác cả Bính và bác Lanh rèn. Cứ cãi nhau mãi như thế này rồi cũng đến lúc chẳng thấy đánh Tây đánh Tầu gì, mà lại có đánh nhau giữa hai bác đấy. Còn muốn đánh nhau với Tây thì cứ chờ đi, chẳng lâu đâu.
Anh ta nói thế mà đúng đấy cháu ạ. Cuối tháng đó mặt trận của ta bị vỡ, quân Pháp tràn về làng. Du kích làng ta kéo ra nghênh chiến. Hai bên đánh nhau lung tung mấy hiệp mà chả nước non gì. Bên ta có mấy cái súng cổ cứ khi nào đem ra bắn thì tịt. Cũng may cái đận đó quân Pháp chỉ đi ngang qua làng thôi. Xe tăng Pháp chạy ầm ầm qua làng. Bữa đó đánh nhau to ở mạn trên chứ ở làng ta thì chả có gì.
Tối đến mấy ông lại kéo nhau đến nhà bà để họp, để rồi lại cãi nhau om xòm. Ông cháu bảo tụi Tây có xe tăng vỏ thép dày chơi mình, thì mình phải có lựu đạn to hay súng lớn mới “óanh” lại được nó. Còn lão Lanh rèn thì cứ nhấm nhẳn bảo rằng chỉ cần ăn nhau cái gan. Có gan thì chẳng cần súng lớn súng nhỏ cũng đánh được tàu bay tàu bò tất. Chỉ sợ không có gan. Thế là ông cháu và lão Lanh rèn xông vào nhau, nếu không có anh em nhảy vào can thì hai ông “óanh” nhau thật. Anh chủ tịch xã, giờ là chỉ huy du kích phải hết lời can ngăn hai ông hàng xóm:
- Các bác đừng nóng. Anh em chúng ta đây tòan là người tình nguyện ra đánh Tây thì ai cũng có gan cả. Còn về vũ khí thì xã đã có xin ở trên rồi. Chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ có thứ để trị mấy thằng xe tăng Tây. Các bác cứ chờ đi.
Lúc ấy quân Pháp đóng ở đồn trên huyện, lâu lâu lại cho xe tăng ra càn quanh vùng. Chúng nó bắn vài phát đạn vào làng, đốt vài ngôi nhà rồi lại rút về đồn. Du kích bên ta cũng xông ra bắn vài phát đạn tịt, quăng mấy trái lựu đạn chày cũng tịt nốt. Thế rồi cũng lại rút. Tối đến các ông kéo về nhà bà để họp , rồi cãi nhau inh ỏi cả lên...
Một bữa ông cháu ôm một cái bọc tướng, vừa chạy về nhà vừa gọi bà ầm ĩ. Hể hả lau mồ hôi nhễ nhại trên mặt, ông oang oang cái giọng như lệnh vỡ kêu bà và hai cậu của cháu ra trước sân nhà. Ông cẩn thận mở cái bọc giấy dầu ra. Bên trong là một cái ống sắt có một đầu loe ra như cái kèn tây, phía đầu to ra có cắm ba cái cọng râu sắt. Đuôi có cái cán gỗ như cuốc cụt tra vào. Ông hào hứng giải thích cho bà và hai thằng con:
- Đây là bom ba càng, thứ vũ khí đánh xe tăng hiện đại nhất của bên ta đấy. Có cái này mà “óanh” xe tăng thì nó tan xác chứ không phải gãi ngứa nó như mấy qủa lựu đạn chày của du kích làng ta đâu. Tôi phải tranh giành mãi mới có được nó đấy. Đâu phải dễ có được nó, mà phải là người tình nguyện ở trong đội gọi là:”Quyết tử cho Tổ Quốc quyết....quyết....”
- Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh bố ơi? Thằng Khải nói. Lúc đó nó cũng đã lớn, đã được đi luyện tập quân sự với đội thiếu niên xóm.
- Ừ, phải rồi. Đội quyết tử gì đó....Ông cháu tiếp tục bô bô: Phải năn nỉ mãi người ta mới xét cho vào đội Quyết tử đó. Hừm, vậy mà không hiểu sao cái thằng Lanh rèn bên kia, đầu thì tòan bã đậu, có mấy động tác quân sự học mãi mà không thuộc cũng được vào đội quyết tử với tôi mới lạ chứ. Nhưng mà bà nó biết không? Vào đội rồi nhưng dễ gì mà được giao cho quả bom này. Vì lọai này mới và hiếm có lắm. Cả đội du kích xã mình đông người như thế mà chỉ được giao có mấy quả thôi nên bố nào cũng đòi cho bằng được. Tranh giành cãi nhau ỏm tỏi cả lên, cứ y như giành nhau cái thủ lợn khi làng khao cỗ vậy. Cuối cùng còn lại quả này thì đến lượt tôi với lão Lanh rèn tranh nhau. Không ai chịu nhường ai cả. Cấp trên xét mãi cũng không thông, biểu quyết trong đội cũng không xong. Bà nó biết không? Cuối cùng tôi mới nghĩ ra một diệu kế....
Ông cháu ngừng lại kéo một hơi thuốc lào cháy phổi, thở khói ra mù mịt rồi ông cười khóai chí nói tiếp:
- Tôi trình bầy với cấp trên là nhà tôi có hai thằng con trai. Nếu chẳng may tôi hy sinh cho đất nước thì cũng còn có hai thằng trai áo xô mũ rơm chống gậy cho tôi, cũng còn có con trai nối dõi tông đường. Chứ còn cái lão Lanh rèn thì nhà chỉ rặt mấy đứa con gái. Nhà lão sẽ tuyệt tự nếu lão đi đứt. Ây thế là tôi được cấp trên giao ngay cho quả bom này. Lão Lanh rèn bị tôi chơi một vố ức đến nổ con ngươi nhưng làm gì được nhau.
Ông cháu khóai chí cười khà khà, đưa tay véo cu thằng Khải và thằng Quân khiến hai thằng kêu oai óai. Chỉ hai thằng đang tròn mắt nhìn vật lạ nọ, ông cười nói:” Sở dĩ tôi có được quả bom ba càng này là nhờ hai thằng ông mãnh nhà mình đây. Biết có đánh Tây như thế này thì hồi đó bà đẻ cho tôi một tá thằng con trai. Lớn lên cho đi đánh giặc hết”
- Nhưng chúng con lớn lên thì nước nhà đã độc lập rồi. Thằng Khải hỏi. Lúc đó thì làm gì còn giặc nữa mà đánh hả bố?
- Biết đâu đấy. Với lại độc lập rồi thì cũng phải có người giữ nước chứ. Chúng mày cứ đủ tuổi là tao cho đi bộ đội hết.
Ông cháu hài lòng vuốt ve cái quả bom sáng màu thép đó, rồi đắc ý nói :
- Mẹ Kiếp ! Phen này thì xem da xe tăng của mày dày hay không nhé? Bà nó xem này. Đây là vũ khí do người nước ta làm ra đấy, sờ vào cứ mát rượi cả tay. Khi nào “óanh” xe tăng Tây thì chỉ cần rút cái chốt này ra, rồi đâm ba cái càng này vào xe tăng một cái thì cả lũ chúng nó nổ bay hết cả lên giời...
Bà bắt đầu hiểu lóang thóang những điều ông cháu nói. Bà chết lặng người đi một lúc rồi mới tru tréo ầm lên:
- Ối, giời ơi. Thế còn ông thì sao. Ông cũng định bỏ mặc ba mẹ con tôi để ông bay lên giời với cái xe tăng của ông phải không?
Ông cháu ngẩn người ra một lát rồi vội quát mấy đứa nhỏ ra vườn chơi. Rồi ông quay sang nói với bà bằng giọng nói từ tốn, chậm rãi:
- Tôi đã suy nghĩ kỹ rồi bà nó ạ. Tôi đã nghĩ đến bà cùng hai thằng cu nhà mình, nhưng mong bà nó hãy hiểu cho tôi. Bây giờ đất nước mình đã được độc lập và mình đã là người dân tự do. Khi có giặc đến cướp nước mình thì cũng phải có người chiến đấu, có người hy sinh để đền nợ cho nước nhà chứ. Mình có hy sinh bây giờ thì cũng là cho tương lai của con cháu mình sau này. Tôi đã tình nguyện vào đội quyết tử rồi, không hy sinh bây giờ thì cũng hy sinh khi khác. Là thằng đàn ông sinh vào thời lọan lạc này, bà phải để cho tôi được vào sanh ra tử cho thỏa chí nam nhi chứ. Bà phải để cho tôi “óanh” nhau với thằng Tây, để cho tôi “óanh” tan cái xe tăng Tây thì có chết tôi cũng cam lòng. Dù tôi có mệnh hệ gì thì bà cũng còn hai thằng con nó trả hiếu cho bà.
Ông ngừng lại ngó bà cười nói:
- Với lại cái quả bom này nó nổ tan cái xe tăng Tây chứ chưa chắc người cầm nó đã chết mà bà đã cả lo.
Bà biết ông cháu nói dối để bà yên lòng, nhưng bà cũng phải giả vờ để tin theo chứ còn biết nói gì hơn nữa cháu ơi.. Ông cháu đã quyết như vậy thì có ông Trời cũng không cản được chứ nói chi bà. Thời đó có hy sinh như vậy cũng là điều bình thường thôi. Vì có bao nhiêu người sẵn sàng như ông cháu. Lúc đó chẳng ai nghĩ đến danh hiệu này nọ đâu. Chỉ đơn giản họ xung phong đi đánh Tây và chấp nhận hy sinh thôi. Đó là một thời mà những người đàn ông có chí trai rộn ràng lên đường nhập binh như đi trẩy hội. Đó là một thời mà người ra trận hân hoan như anh giai tân đi lấy vợ. Một thời mà có từng đòan trai tráng cùng chen nhau lên đường tới sa trường, như lời một bài hát thuở ấy.
- Bài hát như thế nào hả bà? Tôi ngạc nhiên hỏi bà. Bà thử hát cho cháu nghe?
- Ôi, dào, bà mà hát hỏng gì. Bà Bính cười nói. Bà chỉ nghe mọi người vang lên khi họ lên đường:”Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng. Kiếm nguồn tươi sáng. Nhìn tương lai huy hòang, đòan ta quyết lên đàng cùng xông pha chí trai....”
Thật lạ lùng khi tôi đã nghe bài hát này bao nhiêu lần rồi mà chẳng hề có chút xúc cảm gì, nhưng giờ đây nghe bà Bính hát bằng cái giọng run run như sắp đứt hơi thì tôi thấy rạo rực trong lòng. Dường như lời ca cùng điệu nhạc hùng tráng của bài hát đã đưa tôi bay bổng về cái thời oai hùng không xa đó của dân tộc....
Ngày nào ông cháu cũng vác cái của nợ đó đi từ sáng sớm đến tối mịt mới mò về. Bà Bính kể tiếp. Bà không thể nào quên được cái hình ảnh ông lúc đó, mỗi buổi sáng khi ban mai vừa rạng là ông cháu vác trái bom ba càng lên vai như người ta vác cày ra ruộng, để vội vã ra trận địa phục kích xe tăng ở đầu làng. Nhưng xúi quẩy cho ông cháu là dạo đó Tây ít ra càn, nên ông cháu cứ buổi sáng phơi phới vác trái bom đi, thì buổi chiều tiu nghỉu vác trái bom về.
Cũng có lần ông cháu gặp xe tăng địch khi chúng đi càn đâu đó ở mạn trên về. Ông nhảy luôn ra đường cái đuổi theo cái xe tăng. Ông cháu vừa chạy, vừa hô khẩu hiệu:”Quyết tử cho Tổ Quốc quyết...” Ông cháu cũng không thuộc được cái khẩu hiệu đó nên cứ vừa chạy đuổi theo, vừa hô đi hô lại cái khẩu hiệu nửa chừng đó. Tụi Tây ngồi trên xe tăng lúc đầu chẳng hiểu gì cả khi thấy có một người cứ hùng hục đuổi theo xe tăng, tay thì ôm bom mà miệng thì la hét như một người điên. Đến khi hiểu ra thì chúng sợ xanh mặt, chạy hết tốc lực về đồn. Ông cháu cắm đầu đuổi theo xe tăng đó một mạch về đến tận cửa đồn huyện mới thôi.
Rồi đến một bữa súng nổ ầm ầm phía trận địa du kích suốt từ sáng cho đến chiều, khiến cho ruột gan bà như có lửa đốt vậy. Mãi tới tối mịt mới thấy ông mò về khiến bà mừng rỡ qúa. Khắp người ông trầy trụa xơ xác như vừa đi đánh vật về, còn mặt thì lầm lầm lì lì chẳng nói năng gì. Vứt trái bom vào góc nhà, ông chửi đổng một tiếng rồi đi mò cơm nguội ăn.
Mãi tới đêm khi mấy anh du kích kéo đến nhà thì bà mới biết chuyện.Thì ra ông cháu rình mãi hôm nay mới có dịp gặp xe tăng Tây đi càn. Khi nó lù lù tiến tới trận địa phục kích của du kích làng ta thì ông cháu mới phóng ra từ chỗ ẩn nấp, miệng thét lớn:”Quyết tử cho Tổ Quốc quyết...” và xông thẳng vào cái xe tăng địch. Có lẽ ông cháu lại quên mất câu cuối của khẩu hiệu nên ông chỉ hô có thế. Tiếng hô to qúa khiến cho bọn Tây trong xe tăng giật mình ngừng xe lại. Thế là ông cháu mới nhảy ra đâm quả bom vào ngay bên sườn, phía trên xích xe tăng. Một cái càng gãy queo mà trái bom cũng chẳng nổ. nhưng ông cháu không biết là quả bom đã bị tịt. Oâng cháu lại lùi ra lấy đà, rồi hô cái khẩu hiệu nửa chừng ấy và lại xông thẳng vào chiếc xe lần nữa. Cái càng nữa cũng gãy queo luôn. Thế là lại lùi ra lấy đà, hô khẩu hiệu nửa chừng và lại lao vào...Ba cái càng gãy hết mà quả bom cũng chẳng nổ khiến cho ông cháu điên tiết cứ đứng đó mà gõ mà đập tơi bời vào thành xe. Tụi Tây trên xe thấy cảnh đó chắc sợ mất mật vì tưởng đã tan xác hết cả rồi. Một phần vì chúng sợ qúa, phần vì ông cháu đứng sát xe tăng quá khiến chúng không làm gì ông được. Thế là chúng quay đầu bỏ chạy. Còn anh em du kích nấp sau công sự ở trận địa đã mấy lần hô xung phong, rồi xông thẳng vào xe tăng địch cũng hỏang hồn qúa khi nhìn thấy ông cháu cứ thét lớn rồi xông tới đâm thẳng qủa bom vào chiếc xe. Thế là mọi người phải nằm rạp xuống theo lệnh của anh chỉ huy du kích để tránh bị trúng bom. Chẳng thấy bom nổ gì cả, mà xe tăng địch vẫn còn nguyên. Thế là anh em lại xung phong tới nhưng ngay lập tức lại phải nằm rạp xuống đất vì thấy ông cháu lại lùi ra lấy đà để lại xông tới đâm qủa bom vào xe. Thế là họ cứ xông, rồi lại nằm rạp xuống vì thấy ông cháu cứ liên tiếp lùi lại lấy đà để rồi xông lên đâm quả bom vào xe, trông xa cứ y như là con bò húc đầu vào đá vậy. Cuối cùng khi thấy ông cháu cứ đứng cạnh bên chiếc xe tăng địch mà nện chan chát quả bom vào thành xe tăng, cứ y như nhà lão Lanh rèn quai búa tạ vậy, thì họ mới ào ra bắn tràn cho xe giặc bỏ chạy, họ mới lôi ông cháu vào được...
Bữa đó ở nhà bà mọi người được một phen cười đến chết mất. Cái nhà anh chỉ huy du kích cười đến trẹo cả quai hàm, phải nhờ người đấm vào hàm mới khép cái miệng lại được. Bà đã lo lắng cả ngày hôm đó, mà đêm đó còn cười đến chảy nước mắt.
Thế rồi sau đó ông cháu đã làm một việc mà bà nghĩ không bao giờ ông cháu chịu làm. Ông ôm quả bom hỏng sang nhờ lão Lanh rèn nhà bên sửa giúp. Lão Lanh vui vẻ nhận lời, để rồi hôm sau lão sang cho ông cháu biết quả bom này chỉ có nước vứt đi thôi chứ không thể sửa chữa gì được nữa. Ông cháu tiếc hùi hụi, mang qủa bom lên trả lại cho ban chỉ huy du kích. Từ đó bà mừng thầm trong bụng là không còn phải lo ngay ngáy mỗi khi ông cháu vác nó đi. Cũng từ đó trong làng người ta gọi ông cháu là ông Bính ba càng.
- Thế ông cháu có đánh được chiếc xe tăng đó không hả bà? Tôi hỏi trong khi say mê nghe câu chuyện bà Bính kể.
- Không cháu ạ. Bà Bính nhẹ nhàng nói, đôi mắt bà như đang long lanh giọt nước mắt. Ông cháu đã hy sinh trong một trận chống càn sau đó ít lâu. Còn trái bom đó thì ngay sau khi ông cháu hy sinh, lão Lanh rèn đã xin ban chỉ huy đội du kích để cho lão mang về sửa lại. Sau này mới biết nhà lão Lanh này tinh quái lắm. Lão biết được chỗ hỏng của quả bom đó vì lão là dân thợ rèn mà. Nhưng lão không sửa cho ông cháu, mà đợi ông cháu mất rồi mới xin đem về sửa lại. Lão đã sửa được qủa bom và dùng nó phá tan xác một chiếc xe tăng Tây. Lão cũng tan xác cùng với chiếc xe tăng đó, để lại bà vợ và hai đứa con gái. Suốt mấy chục năm sau này, bà và bác Lanh gái thân nhau lắm. Đến ngày giỗ của hai ông, cách nhau khỏang mươi ngày nên cùng làm một đám giỗ chung. Bà và bác Lanh gái thỉnh thỏang nói vui rằng, không biết ở dưới cõi âm hai ông có làm hòa với nhau không? Hay là vẫn còn chửi nhau suốt. Nhất là chuyện lão Lanh chơi trác ông cháu, biết sửa trái bom mà không chịu sửa cho ông cháu. Lão chờ đợi thời cơ đến, khi ông cháu không còn nữa thì mới xin trái bom về và làm nổ tung cái xe tăng của ông cháu. May mà ông cháu mất rồi, chứ không thì cái nhà lão Lanh này, dù có chết rồi thì cũng bị ông cháu chửi cho mục mả ấy chứ. Từ đó dân làng cũng gọi lão Lanh rèn là ông Lanh ba càng. Thành ra làng ta có đến hai ông ba càng đó cháu à.
Đột nhiên bà Bính bật cười ngặt nghẽo một lúc, rồi vừa cười vừa nói tiếp:
- Mà buồn cười lắm cháu ơi. Không hiểu sao mà về sau này, khi hai ông cùng được truy tặng huân chương thì người ta lại đồn đại thành chuyện tức cười lắm về hai ông ba càng này. Sư bố chúng nó. Chúng nó bảo ông cả Bính với ông Lanh rèn sở dĩ có cái tên ba càng là vì ngòai hai cái chân bình thường ra, hai ông còn có một cái chân nữa ở giữa... giữa hai cái chân kia đó...Cháu có hiểu không?
- Nghĩa là sao hả bà? Tôi hỏi mà chẳng hiểu gì cả.
- Ối, giời ơi. Con trai thành phố gì mà ngốc thế. Bà Bính cười toe tóet nói. Họ nói vậy là họ nói cái con cu của hai ông đấy. Người ta bịa đặt là nó to như một cái chân giữa nữa, nên hai ông đánh giặc chuyên đứng ba “chân”, vững như bàn thạch. Dù hơi bom hơi súng có mạnh mấy đi nữa thì hai ông cũng không sợ ngã vì có ba cái càng đó rồi. Mẹ bố chúng nó. Chuyện như vậy mà cũng có người tin, cứ lân la dò hỏi bác với bác Lanh gái về cái “chân giữa" đó của hai ông. Chuyện thật giả lẫn lộn, tam sao thất bổn sao đó cuối cùng cả hai ông chết cái tên đó luôn. Ở làng mình mỗi người hiểu một cách, ai hiểu sao cũng được về cái tên ba càng đó. Thật vớ vẩn, chuyện chẳng đâu vào đâu cháu nhỉ?
- À, mà đã khuya lắm rồi, cháu đi ngủ đi vì cháu chưa khỏi hẳn đâu. Bà Bính nói. Mặc cho tôi vùng vẫy không chịu, bà đứng dậy đắp mền cẩn thận cho tôi. Miệng bà vẫn tủm tỉm cười khi bà nhẹ nhàng rời khỏi phòng.
Tôi nằm lại trong bóng đêm, đầu óc cứ miên suy nghĩ về ông Bính và ông Lanh và những người như hai ông. Tại sao họ lại từ bỏ gia đình vợ con để lao vào cái chết như những vị Thánh tử đạo, trong khi họ chỉ là những người nông dân chân quê mà thôi. Họ chẳng được gì, ngòai cái chết.
Đêm đó tôi trải qua một cơn mơ hãi hùng. Tôi cũng ôm một quả bom ba càng đứng đối diện với một chiếc xe tăng địch. Chiếc xe tăng to lớn đen xì, nòng súng há mồm chĩa thẳng vào tôi. Hai bên đối diện nhau như hai võ sĩ sắp sửa lao vào nhau...Rồi bỗng chiếc xe tăng địch phun khói gầm lên lao về phía tôi. Nó tiến tới, càng lúc càng lù lù lớn lên. Còn tôi đáng lẽ phải xông thẳng vào nó với quả bom ba càng trong tay thì lại sợ qúa, đứng chôn chân một chỗ. Khi con quái vật bằng sắt thép gầm lên tiến lại gần tôi thì tôi vụt bỏ chạy. Tôi ôm trái bom chạy thục mạng, chạy như ma đuổi nhưng nó vẫn đuổi sát tôi. Nó đã đuổi kịp tôi và sắp nghiến hàng bánh xích nặng nề của nó lên người tôi cùng với trái bom. Tôi hét lên một tiếng hãi hùng...
Tôi tỉnh giấc, người đẫm mồ hôi và tim đập thình thịch vì cơn kinh hòang trong giấc mơ. Tôi như vẫn còn thấy chiếc xe tăng đen ngòm chết chóc đang lao về phía mình.
Sáng hôm sau tôi kể lại cho bà Bính nghe về giấc mơ hãi hùng đêm qua của mình. Tôi thú nhận với bà là tôi không thể làm những điều như ông Bính, ông Lanh đã làm, dù chỉ trong một giấc mơ.
Bà Bính cười nói:
- Cháu đừng nghĩ thấp về mình như vậy. Bây giờ là thời buổi hòa bình, nhưng khi có chiến tranh thì con người ta lại thay đổi hẳn. Khi đó cháu sẽ xông thẳng lên phía mũi tên hòn đạn mà coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Mỗi thời đại khác nhau thì con người ta cũng khác nhau. Ôâng cháu tham gia đội quyết tử, dám ôm bom xông vào xe tăng giặc nhưng hồi mới lấy bà thì ban đêm ông cháu không dám ra ngòai đi đái vì sợ ma đấy cháu ạ.
Tôi khỏi bệnh và sắp sửa đi học trở lại. Bà Bính nấu cho tôi một nồi nước tắm lá xông. Bà bảo đây là thuốc giải cảm tốt nhất của bà. Xông hơi xong tắm một lần là khỏe ngay. Tôi tắm nước nóng, mùi lá xông thơm dìu dịu mùi bạc hà...
Chợt phòng tắm mở ra và bà Bính mang khăn tắm vào. Tôi lúng túng xấu hổ khi đang trần như nhộng.
- Gớm, ngượng ngùng gì ông mãnh. Tôi tắm truồng cho anh từ khi anh mới đẻ đấy. Bà Bính cười rồi đi ra ngòai.
Khi tôi tắm xong bước ra ngòai thì thấy bà Bính ngồi ở ngòai sân. Bà có vẻ buồn và đôi mắt như vừa khóc xong. Thấy tôi bà vội chùi mắt và gượng cười nói:
- Khi bà thấy cháu ngượng ngùng trong nhà tắm thì tự nhiên bà nhớ đến những đứa con của bà quá. Chúng nó đều do bà đẻ ra và nuôi từ bé, nên khi chúng lớn đến tuổi biết xấu hổ ngượng ngùng với cả mẹ của chúng thì bà linh cảm thấy chúng sẽ không còn ở với bà nữa. Trưởng thành lên trong thời khói lửa thì chúng sẽ đi theo con đường mà cha chúng đã đi. Đó là cầm súng ra trận. Cái năm thằng Khải lúng túng ngượng ngùng khi đang tắm thì bà bất chợt mở cửa bước vào thì cũng là năm nó tình nguyện vào quân đội. Rồi giống hệt như anh nó, một hôm thằng Quân bảo với bà là nó không chịu để bà lột truồng nó ra kỳ cọ ở bể nước như trước nữa. Từ nay nó sẽ đi tắm sông với bạn bè nó. Đêm đó bà đã khóc rất nhiều cháu ơi. Bà biết rằng nó đã trưởng thành rồi. Nó sẽ theo chân thằng anh nó để rời khỏi bà để ra đi. Và cuối năm đó nó lên đường nhập ngũ. Và cả hai đứa đều đã hy sinh khi chưa một lần kịp về phép thăm bà.
Dừng tay lại lấy khăn tay lau mắt, bà nhìn tôi vui vẻ nói:
- Mẹ cháu thật hạnh phúc. Vì đã được nhìn thấy con cái mình trưởng thành lên trong thời buổi hòa bình.
- Thế các cậu hy sinh như thế nào hả bà? Tôi hỏi với lòng phấn khích cao độ.
- Thì cũng bình thường như mọi liệt sĩ khác thôi cháu ạ. Chúng lên đường, gửi cho bà vài lá thư rồi biệt tăm. Cho đến khi có một tờ giấy báo tử gửi về. Nội dung thì cũng từa tựa như nhau. Con trai ông bà đã hy sinh anh dũng cho Tổ Quốc ngày ấy...tháng ấy...
- Nhưng gia đình bà thuộc diện miễn giảm nghĩa vụ quân sự kia mà?
- Đúng là được miễn giảm đấy cháu ạ. Bà Bính nói khi những giọt lệ lăn xuống đôi má răn reo của bà. Nhưng cháu ơi, đó là một thời mà người ta không nêu tiêu chuẩn này nọ để xin được miễn giảm nghĩa vụ quân sự đâu. Đó là thời mà người ta tìm mọi cách để được nhập ngũ. Ở làng bà người ta khai gian tuổi lên để đủ tuổi nhập ngũ. Người ta bỏ thêm đá vào túi quần áo khi đi khám để đủ cân. Người ta giấu biệt đi những giấy báo tử của người thân để đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. Ngay cả thằng Quân con bà cũng vậy. Khi nó tình nguyện nhập ngũ thì người ta đã thẳng thừng từ chối với lý do nó đã có cha và anh là liệt sĩ rồi. Về nhà nó phụng phịu nói dỗi:”Tại vì nhà ta có hai liệt sĩ nên con mới không được nhập ngũ...” Nhưng nó có chịu đâu cháu ơi. Nó thúc bà lên xin xỏ các anh ở ban tuyển quân. Năn nỉ khóc lóc chán, nó dọa dẫm sẽ bỏ nhà để đi vào chiến trường. Cuối cùng bà đành phải đích thân đưa đứa con trai cuối cùng lên ban tuyển quân để xin xỏ cho nó được nhập ngũ. Bà biết nếu bà không làm như vậy thì trước sau gì nó cũng trốn đi bằng được. Bà cũng mất nó mà nó còn óan trách bà suốt đời thôi.
- Mẹ cháu bảo bà không thương con của mình vì đã để các cậu ấy đi vào chỗ chết?
- Không cháu ơi. Làm mẹ ai mà lại không thương những đưa con mà mình mang nặng đẻ đau và chăm bẵm chúng từ mới sơ sinh cho đến khu trưởng thành. Bà như một tàu lá chuối già khô sắp rụng thì làm sao không đau đớn cho được khi nhìn thấy những đứa con của mình lần lượt ngã xuống khi chúng còn trẻ trung như những thân cây xanh bị chặt gốc ứa dòng nhựa xanh. Nhưng bà đã thương con theo cách mà những bà mẹ thời khói lửa đó đã thương con. Đó là để chúng tự do đi theo con đường mà chúng đã chọn. Con đường mà phần lớn lớp trẻ hồi đó đã chọn. Đó là cầm súng ra trận. Vả lại thời đó người ta ra trận không phải để chết mà để chiến thắng cháu ạ. Tất cả những người thân đã ngã xuống của bà cũng nghĩ vậy khi ra trận...
Đôi mắt cay cay, tôi im lặng để cho người đàn bà bé nhỏ già cỗi đang rung lên trong cơn thổn thức. Bà Bính khóc lặng lẽ, khóc âm thầm như bao năm trời nay bà đã từng khóc...
Nhưng bà Bính đã vui vẻ trở lại, bà hỉ mũi vào khăn tay và nói:
- Tất cả mọi thứ đã trôi qua rồi cháu ạ. Nếu có được quay trở lại thời đó thì bà cũng chẳng muốn thay đổi điều gì nữa cả. Oâng cháu, cậu Khải và cậu Quân đã sống và chết trong cái thời đẹp đẽ của họ rồi.. Giờ chỉ còn một mình bà sống nốt những thời cuối cùng của mình mà chả còn tiếc nuối điều gì nữa À mà có chứ. Nếu được thay đổi thì bà sẽ để cho cậu Quân lấy vợ trước khi ra trận. Nếu hồi đó bà bắt nó làm đám cưới thì giờ đây nhà bà đã có hòn máu nối dõi tông đường. Nó sẽ làm giỗ cho cha nó, ông nó và bác nó.
- Cậu Quân lấy vợ hả bà? Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Phải, nhưng chưa kịp làm đám cưới. Trong hai anh em thì chỉ có thằng Quân là có người yêu thôi. Chẳng phải ai xa lạ mà chính là cô con gái út nhà lão Lanh rèn đó. Hai ông bố thì ghét nhau đổ đi không hết mà hai đứa con thì lại quấn quýt không muốn rời nhau. Cả bà và bác Lanh gái đều đã định ngày cưới rồi, mà chính cô cậu lại chưa đồng ý. Cả hai đều bảo rằng hãy để cho cu cậu nhập ngũ trước, còn cô bé kia thì chờ đợi. Khi nào cu cậu chiến thắng trở về thì sẽ làm đám cưới thật to, sẽ đẻ ra một đống trẻ con cho hai bà tha hồ mà bồng bế. Ngày lên đường cậu Quân phởn chí nói y như ông cháu ngày trước: “Đây là lúc để thỏa chí nam nhi vẫy vùng. Bây giờ mà ở nhà lấy vợ thì làm gì còn có cơ hội để đánh giặc nữa” Qủa nhiên cậu Quân cháu nói đúng thật đấy. Cậu ấy hy sinh vào đúng một ngày trước chiến thắng cuối cùng. Ở ngay cửa ngõ vào thành phố Sài Gòn, ngày 29 tháng Tư năm 1975 đấy cháu ạ.
Mẹ tôi giữ vững ý định của mình. Bà Bính phải về quê ở với cậu Tư. Có lẽ mẹ tôi đã sắp đặt trước nên đã để bà Bính về quê khi cha tôi đi vắng, còn tôi thì đi học. Tôi rất buồn khi trở về nhà thấy vắng bóng bà lão bé nhỏ nhưng luôn vui vẻ đó. Tôi tưởng tượng ra cái cảnh bà Bính lủi thủi về quê với cái tay nải nghèo nàn của bà. Cái tay nải mà hôm lên đây bà đã đem theo.
Khi cha tôi trở về sau một chuyến công tác, tôi hỏi cha tôi:
- Ba ơi. Có phải chồng bà Bính đã từng ôm quả bom ba càng đuổi theo xe tăng Tây không?
- Đúng đấy con ạ. Cha tôi trả lời. Đó là một câu chuyện có thật mà ở nhà truyền thống quê ta còn ghi lại. Trong đó có một cuốn hồi ký của một người lính Pháp năm xưa cũng có ghi lại sự kiện này. Người lính Pháp đó đã kể câu chuyện về một người du kích Việt Nam ôm bom lao vào xe tăng. Bom không nổ nhưng người du kích đó vẫn đứng bên cạnh thùng xe, thản nhiên đập chan chát vào xe tăng. Cứ như anh ta đang sửa nó vậy. Đám lính Pháp trên xe sợ cứng người phải quay xe bỏ chạy về đồn. Còn cái anh chàng du kích Việt Minh đó tay cầm quả bom thục mạng đuổi theo, miệng la hét như người hóa rồ. Khi xe chạy vào đồn rồi mà đám lính Pháp vẫn còn thấy cái kẻ điên đó lởn vởn bên ngòai. Dường như anh ta tiếc rẻ lắm vì đã không vồ được con mồi. Nhưng trong một chuyến tuần tra sau đó thì chiếc xe tăng này đã bị nổ tung bởi một du kích Việt Minh ôm bom lao vào. May mắn cho người lính Pháp nọ là anh ta không có mặt trong chiếc xe tăng xấu số đó. Nhìn chiếc xe tăng tan nát cùng với thịt xương đồng đội và cả thịt xương của kẻ đánh bom cảm tử, người lính Pháp nọ mới hiểu được rằng, dân tộc này là không thể khuất phục. Người đánh bom cảm tử chiếc xe tăng đó chính là bác Lanh hàng xóm, chứ không phải là ông con vì ông con đã hy sinh trước đó ít ngày. Còn ông con chính là cái “kẻ điên” vác bom ba càng đuổi theo xe tăng đến tận cửa đồn như người lính Pháp nọ đã nhắc đến trong cuốn hồi ký.
- Câu chuyện này con đã kể cho bạn bè con mà chẳng ai tin. Chúng nó bảo con bịa.
Cha tôi trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Không phải chỉ lớp trẻ các con không tin mà ngay cả những người đã sống qua thời đó cũng còn nửa tin nửa ngờ. Vì có những điều mà mỗi thời người ta lại suy nghĩ khác. Thời đại yên bình bây giờ khiến cho nhiều người mau chóng quên đi những điều đã xảy ra trong qúa khứ gian nan máu lửa lắm con ạ. Bây giờ người ta không còn tin những chuyện tưởng như hoang đường mà chính cha anh họ đã làm nên trong một qúa khứ không xa. Chiến tranh đã qua đi từ lâu và người ta sẽ dần dần lãng quên nó, nhất là những người đi qua cuộc chiến mà chẳng bị mất mát gì. Chỉ có những người bị chiến tranh lấy đi một phần thân thể, lấy đi những người thân yêu nhất thì mới nhớ đến nó. Kỷ niệm hào hùng và đau thương sẽ ám ảnh họ cho đến khi họ nhắm mắt xuôi tay. Bà Bính là một người như vậy.
Mấy năm sau tôi nghe tin bà Bính qua đời. Bà âm thầm ra đi ở cái làng quê cũ, nơi bà đã gắn chặt với những mất mát đau thương. Tôi không thể về quê đưa đám cho bà được bởi lúc đó tôi đang phải luyện tập quân sự ở thao trường. Mặc cho mẹ tôi chạy chọt để cho tôi được miễn nghĩa vụ quân sự, mặc cho mẹ tôi khóc lóc chửi rủa tôi vẫn lên đường nhập ngũ. Để gọi là tiếp nối truyền thống “ba càng” của dòng họ, như lời cha tôi vừa cười vừa nói.
Sau đó tôi mới có dịp trở về viếng mộ bà Bính và thăm lại cái làng xưa. Cái làng mà đến đứa trẻ con cũng đều biết được sự tích của hai ông ba càng năm xưa. Ngay đám thanh niên trong lúc trà dư tửu hậu cũng cãi nhau chí chóe khi nói về sự tích nổi tiếng này. Đứa thì bảo hai ông ôm bom ba cảm cảm tử đánh xe tăng Tây, đứa thì bảo tục tĩu rằng hai ông có một cái “chân giữa” to tổ bố, nên mới gọi là ông ba càng. Chẳng bên nào chịu bên nào cả, nên cứ đến chuyện “ba càng” thì lại tranh cãi inh ỏi, cùng với tiếng cười dâm dật khóai chí ré lên...
Bà Bính được truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Người làng tôi lại được nghe kể thêm một truyền thuyết mới về bà vợ của một ông ba càng. Rằng bà Bính đã cười khanh khách nơi chín suối khi đón nhận cái danh hiệu cao qúi nhưng muộn màng đó.
Nhìn tấm ảnh của bà Bính trên bàn thờ, tôi như nhìn thấy niềm hãnh diện của bà qua những tấm huân huy chương cao qúi mà bà đã đeo đầy trên người. Nhưng tôi cũng nhìn thấy cả những nỗi đau thương mất mát không gì bù đắp nổi trên những tấm huân chương bà đã đeo. Nó đè nặng trĩu trên đôi vai bé nhỏ của bà như những vết thương mãi mãi không bao giờ lành. Chiến tranh đã qua đi, nhưng những vết thương đó thì vẫn còn. Nguyên vẹn và không ngừng rỉ máu...
Riêng với tôi, một kẻ sinh ra và lớn lên trong cảnh thanh bình thì bà Bính là một truyền thuyết sống động rồi. Từ câu chuyện của bà kể về sự ra đi hào hùng của những người thân yêu nhất, trong tôi như hiển hiện lên về một đại oai hùng cách đây không xa. Đó là một thời người ta vội vàng, không phải vội vàng thu vén làm giàu như bây giờ, mà vội vàng ra trận. Đã có một thời người ta giành giật nhau, không phải tiền tài địa vị mà giành giật nhau cái vinh dự được đền nợ cho nước non.
Phải. Đã có một thời như thế. Một thời mà tôi mơ thấy trên con đường ra trận có rất nhiều người, từ người già, trẻ, lớn, bé....đàn ông, đàn bà, trẻ con....rồi những người đàn ông khăn đóng áo dài bên cạnh những ông trí thức com lê vét tông, , những cô gái tân thời áo dài khăn đóng bên cạnh những cô thôn nữ mặc áo tứ thân, khăn mỏ qụa, và có cả những người phụ nữ răng đen cùng đi với những người nông dân lam lũ chân đất, quần the áo thâm như ông Bính và ông Lanh ba càng. Tất cả họ đều phơi phới chen vai nhau để lên đường ra trận. Một thời đại hào hùng mà bao lớp người thuở ấy đã hân hoan ra chiến trường và cùng nhau hát vang lên bài hùng ca cũng ra đời trong những ngày đó:
“Đòan ta chen vai nề chi chông gai lên đàng....Ta người Việt Nam”
- Đó, nó về đó.
Bà già quay lại nhìn tôi. Khuôn mặt nhăn nheo của bà bỗng trở nên rạng rỡ hơn khi bà reo toáng lên:
- Ôi, Trời. Thằng cu Tý đây hả? Nó lớn khiếp quá rồi. Ra dáng một cậu thanh niên rồi....
Thật bất ngờ khi bà lão ôm chầm lấy tôi vào lòng. Rồi bà nắm lấy tay tôi, hồ hởi cười nói mà chẳng để ý đến mẹ tôi đang cau mày khó chịu:
- Ái, chà, cái thằng Tý con này càng lớn càng đẹp giai giống y như thằng bố nó. Thế có nhận ra bà không hở Tý?
Tôi ngượng nghịu đứng nhìn bà. Và hình ảnh quen thuộc của bà già này lúc tôi còn nhỏ đã hiện về.
- Có phải là bà là bà Bính, bà Bính ba...ba càng không ạ? Tôi hỏi mà cũng không chắc chắn lắm.
- Trời ơi. Nó còn nhớ đến cả tên tục của tôi nữa chứ. Mẹ bố nhà anh. Cứ tưởng là anh đã quên cả tôi rồi chứ.
Bà Bính vui hẳn lên khi biết tôi còn nhớ đến bà và bô bô lên kể những chuyện ngày xửa ngày xưa của tôi. Trí óc thời thơ ấu của tôi chỉ còn lờ mờ về một bà già nhỏ bé nhưng luôn vui vẻ nhanh nhẹn. Bà luôn ẵm bồng đám trẻ con cháu chắt đông đảo của cả họ chúng tôi đi chơi vòng vòng trong xóm khi cha mẹ chúng đi vắng. Kỷ niệm về của những ngày xa xưa đó hiện về quen thuộc như những bài hát ru mà bà Bính thường hát cho chúng tôi nghe hồi đó.
Giọng mẹ tôi lạnh tanh vang lên làm bà lão bé nhỏ đang vui vẻ phải nín bặt:
- Bác phải trở về quê ở với con Năm, thằng Tư thôi bác Bính à. Vì nhà cháu đã có người giúp việc rồi.
Bà Bính im lặng hồi lâu rồi mới nói, giọng run run:
- Nhưng ở dưới quê hai đứa đó không khá giả gì. Đứa nào cũng đông con và nghèo quá. Bác đã phải cho chúng nó lĩnh tiền tử tuất của bác trai và hai đứa con bác rồi mà chúng cũng bữa đói bữa no. Bác về quê thì lại ăn bám vào chúng nó...
- Nhưng chúng cháu không cần người giúp nữa. Mẹ tôi gắt lên. Thôi, bác ở chơi ít ngày rồi về quê hay đi đâu thì đi...
- Bây giờ bác còn biết đi đâu nữa. Bà Bính nghẹn lời như muốn khóc. Ơû thành phố này bác đâu có quen biết ai ngòai gia đình cháu. Thôi thì cháu cứ cho bác ở đây làm việc nhà và chăm mấy đứa nhỏ giống như người làm của cháu. Cháu đâu phải tốn tiền trả lương cho bác như trả cho người giúp việc đâu...Bác già rồi, ăn uống chẳng bao nhiêu. Ngòai ra bác còn tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ nữa bác sẽ góp vào...
- Xì, tiền trợ cấp với lại tiền mấy suất liệt sĩ của bác ở dưới quê thì sống được chứ chẳng bõ bèn gì với nhà này.. Mẹ tôi cắt ngang lời bà. Vấn đề không phải là tiền bạc. Dù gì thì bác cũng là họ hàng ruột thịt của tôi, để bác ở đây mà đối xử với bác như kẻ ăn người làm thì bạn bè tôi biết người ta cười vào mặt tôi à... Thôi, để tôi tìm chỗ nào cần người giúp việc nhà, tôi giới thiệu cho bác nhé.
- Nhưng bác muốn được ở đây để chăm sóc mấy đứa nhỏ nhà này. Bà Bính nói, giọng nghẹn ngào. Bác muốn được chăm sóc tụi nó như con cái mình...
- Hừm, đến bây giờ bác mới nghĩ đến chuyện con cháu bác. Mẹ tôi khinh khỉnh nói. Lúc trước bác cũng có con có cái như mẹ cháu, nhưng vì bác sĩ diện cho lắm vào để chồng con chết trận cả. Để bây giờ trơ trọi cái thân già mà chẳng có lấy một đứa cháu nối dõi tông đường. Hồi đó bác đừng có hăng hái xung phong cho cậu Khải, cậu Quân đi bộ đội thì giờ này làm gì không có cháu bế cháu bồng. Đó là tại bác tất cả. May mà mẹ cháu không có cái tính sĩ diện như bác....Bà Bính im lặng nghe mẹ tôi nói. Dường như bà đau đớn lắm trước những lời lẽ chì chiết của mẹ tôi, qua tiếng nấc nghèn nghẹn cố nén của bà.
Bà Bính cũng đã từng có hai người con trai là liệt sĩ. Rồi chồng bà cũng hy hinh từ thời chống Pháp. Gia đình bà có đến ba người đã bỏ mình cho Tổ Quốc, thế mà giờ này bà phải vất vả tìm chỗ nương tựa khi tuổi già xế bóng.
Bà Bính sụt sịt lên tiếng, giọng đuối hẳn đi:
- Thì mợ cứ để cho tôi làm bất cứ việc gì trong nhà. Với lại có nhiều việc để người trong nhà làm tốt hơn để người ngòai làm mợ Tư à. Như chăm sóc thằng cu Tý này...
- Phì, phì....Mẹ tôi phì cười, sặc cả chén nước đang uống. Thằng Thắng nó to như cái đình thế kia chứ bé bỏng gì mà cần bác chăm sóc. Nó đã tới tuổi nghĩa vụ quân sự rồi đó, chứ có còn bé bỏng như trước đâu mà chịu để cho bà chăm sóc. Thôi để con cho bác ít tiền bác bác về quê ở với con Năm..
Bà Bính hết nhìn mẹ tôi rồi nhìn tôi ngơ ngác. Rồi bà cắm mặt nhìn xuống đất như để che giấu những giọt nước mắt sắp lăn xuống ø....
- Con muốn bà Bính ở đây chăm sóc cho con. Tôi buộc miệng lên tiếng nói mà chưa hiểu mình muốn nói gì. Có thể đơn giản tôi không muốn nhìn thấy một bà già như bà Bính phải chảy những giọt nước xuống đôi má nhăn nheo già cỗi, cũng có thể tôi muốn làm gì đó trái với ý của mẹ tôi. Khi bắt đầu lớn lên tôi thường hay chống đối với mẹ tôi, vì mẹ tôi luôn tôi như một đứa trẻ con. Như việc tôi tới tuổi nghĩa vụ thì mẹ tôi chẳng thèm hỏi tôi lấy một tiếng mà tự động chạy chọt lo lót để hõan đợt nhập ngũ này.
- Đó, cháu thấy chưa? Bà Bính reo lên nói với mẹ tôi. Thằng cu Tý vẫn còn muốn có bà chăm sóc cho nó đấy.
Để tránh nhìn ánh mắt sáng quắc dữ dội của mẹ tôi chiếu vào, tôi ngó lơ nhìn bà Bính khi bà đang huyên thuyên kể những chuyện ngày xưa của tôi. Tôi cười ngượng nghịu khi nghe những chuyện bà kể vì tôi hầu như chẳng còn nhớ gì cả. Nhìn bà Bính đang vui vẻ trở lại tôi nghĩ mình đã làm một việc đúng.
Bà Bính là chị ruột của bà ngọai tôi. Chồng và con của bà đã hy sinh thời chiến tranh nên giờ bà chỉ còn một thân một mình. Sau khi bà ngoại tôi mất thì bà chỉ còn vài người thân là mẹ tôi, dì Năm và cậu Tư ở dưới quê. Vì bà Bính là họ hàng lại không nơi nương tựa nên mấy chị em của mẹ tôi đã nhận là sẽ thay phiên nhau nuôi bà cho đến cuối đời.
Thế là bà Bính cứ đến ở nhà dì Năm vài tháng đôi ba năm rồi lại đến nhà mẹ tôi vài năm nữa, rồi nhà cậu Tư ở dưới quê...Cuộc sống cuối đời của bà lão nhỏ bé đó cứ trôi qua trong gia đình ba chị em của mẹ tôi. Gọi là nuôi chớ thực ra bà Bính như một u già hay là người giúp việc không công mà thôi. Tất cả mọi công việc, từ dọn dẹp nhà cửa cho tới trông con giữ cháu đều qua tay bà. Nhưng có lẽ công việc bà Bính làm tốt nhất là trông nom dạy dỗ đám trẻ con chúng tôi. Ngoài tính thật thà, hay lam hay làm thì ai cũng phải khen bà mát tay khi chăm sóc đám nhỏ. Đối với trẻ con chúng tôi bà có một tình cảm yêu thương trìu mến vô cùng. Với bà thì ở nhà ai, hay con cái ai không quan trọng, miễn là được chăm sóc những đứa cháu mà bà luôn coi như con đẻ của mình. Anh em chúng tôi lúc nhỏ hay lũ con đông đảo của dì Năm hay cậu Tư đều được bàn tay gầy guộc nhưng tràn đầy tình yêu thương trìu mến của bà chăm sóc. Cha tôi thường nói đùa rằng không ai chăm bẵm chúng tôi bằng bà Bính, kể cả mẹ tôi. Dù không ưa bà Bính thì ngay cả mẹ tôi cũng phải gật đầu đồng ý như vậy.
Mấy năm gần đây, bà Bính ở dưới quê để phụ cho dì Năm nuôi đàn con đông đảo đến sáu đứa của dì trong khi dượng Năm bỏ đi biền biệt. Nghe nói là đi theo một người đàn bà khác. Khi đám con của dì Năm đều lớn cả thì bà Bính lại đến nhà cậu Tư để giúp chăm lo cho một đàn con lít nhít đông không kém của cậu. Ngôi nhà của cậu Tư vốn trước kia là nhà của bà Bính. Nhưng thân già neo đơn, một thân một mình nên bà đã cho cậu Tư ngôi nhà đó để cậu cùng với cái gia đình đông đảo của cậu ở. Nhưng cậu Tư qúa nghèo nên không dư dả để nuôi thêm một miệng ăn nữa, mà đám con đông đảo của cậu ở dưới quê thì như những cây sung cây súng ngòai đồng, chẳng chăm thì cũng lớn như thổi nên cũng chẳng cần người chăm sóc. Thế là bà Bính trở thành người thừa và bơ vơ trong chính ngôi nhà của mình. Và bà lại khăn gói qủa mướp lên thành phố với gia đình chúng tôi. Vì mẹ tôi là chị lớn, lại khá giả nhất trong ba chị em....
Nhưng xưa nay mẹ tôi vẫn ác cảm với bà Bính. Mẹ tôi thường trề môi ra xì một tiếng rõ lớn khi nói đến bà Bính: “ Ai bảo ngày trước hăng hái cho lắm vào. Có hai mụn con trai thì cứ nằng nặc đòi đưa vào bộ đội để họ đều chết cả. Đã là vợ liệt sĩ rồi còn muốn làm mẹ liệt sĩ nữa cơ. Hừm, ở làng người ta gọi tục, gọi đểu là vợ ông ba càng thì khóai chi lắm cho nên bây giờ già rồi còn biết nương tựa vào ai “
Ngược lại với mẹ tôi thì cha tôi lại tỏ ra rất qúi mến bà Bính, tuy về mặt họ hàng thì cha tôi không ruột thịt gì với bà cả. Cha tôi thường nói đùa rằng bà Bính là nhân chứng sống của một thời đã qua....
Lần này cũng vậy, cha tôi rất mừng rỡ khi thấy có bà Bính ở dưới quê lên. Trong bữa cơm cha tôi đã dứt khóat nói bà Bính ở lại với gia đình chúng tôi.
- Nếu không có trẻ nhỏ để chăm thì bà cứ ở với chúng cháu như khách vậy. Cha tôi nói. Với lại thằng Thắng muốn có bà ở lại đây kia mà.
Thế là mặc dù mẹ tôi không vui vẻ gì thì cuối cùng bà Bính cũng ở lại với gia đình chúng tôi. Từ đó trong nhà lúc nào cũng nghe thấy tiếng cười vui vẻ của bà cùng với cái bóng dáng nhỏ bé nhanh nhẹn của bà quán xuyến hết việc này đến việc khác. Mọi thứ trong nhà đều được sắp đặt ngăn nắp chứ không hỗn độn như trước khi có bà. Sách vở của tôi thường vứt bừa bãi thì nay được xếp gọn trên giá. Quần áo tôi thay ra quăng lung tung thì được bà giặt ủi và treo vào móc tủ cẩn thận.
Thỉnh thỏang tôi cứ nghĩ lan man về câu chuyện tang thương của gia đình bà Bính. Thật không thể ngờ được người đàn bà nhỏ bé đó lại phải chịu nỗi đau lớn lao đến như thế, khi tất cả những người thân yêu nhất đã vĩnh viễn ra đi. Tôi không hiểu mình sẽ ra sao nếu ở vào hòan cảnh đáng thương như bà Bính. Chẳng hạn một lý do nào đó mà tôi bỗng nhiên mất hết người thân. Như cha tôi, mẹ tôi và cả đứa em gái tôi nữa. Họ bỗng nhiên ra đi hết bỏ lại một mình tôi lẻ loi trên cõi đời này...Tôi không dám nghĩ đến chuyện đó, vì tôi biết mình sẽ không chịu đựng nổi.
Một hôm trong khi bà Bính đang nhặt rau, tôi lên tiếng hỏi:
- Tại sao người làng lại gọi bà là bà Bính ba càng?
Bà Bính mỉm cười nói:
- Không phải gọi bà đâu, mà họ gọi ông cháu đấy. Ban đầu họ gọi bà là bà Bính vợ ông bà càng. Nhưng gọi mãi thành ra là bà Bính ba càng, gọi mãi rồi chết tên bà luôn.
- Có phải chồng rồi hai con trai bà đều hy sinh cả phải không?
- Phải. Hồi đó chiến tranh liên miên lắm cháu ạ. Đầu tiên là ông cháu hy sinh từ thời chống Pháp. Rồi đến thời chống Mỹ thì hai anh em chúng nó cũng lần lượt bỏ bà đi nốt.
Tôi nhìn bà lão im lặng ngồi bên rổ rau với cái lưng đã còng xuống bởi gánh nặng của thời gian, bởi những nỗi đau mất mát mà bà đã phải âm thầm gánh chịu bao năm qua...
Sau một lần đi picnic tắm mưa, tôi bị một trận sốt tơi bời. Người nóng sốt hầm hập và mê man đi. Nhưng bất cứ lúc nào tỉnh dậy, tôi đều thấy bà Bính ở cạnh bên giường. Bà đắp khăn nhúng nước lạnh lên trán tôi để hạ nhiệt. Rồi bắt tôi uống thuốc hay kiên nhẫn bón cho tôi từng thìa cháo, chén sữa để cho tôi mau chóng lại sức. Và quả nhiên tôi đã mau chóng lại sức thật khi cơn sốt từ từ qua đi.
Một đêm tỉnh dậy, tôi thấy bà Bính ngồi bất động bên cạnh giường tôi. Cái bóng nhỏ bé gày gò và mái tóc trắng của bà rung lên trong một cơn thổn thức.
- Bà ơi sao bà lại khóc. Tôi lên tiếng hỏi bà.
Bà Bính vội chùi mắt bằng ống tay áo cánh, rồi nói:”Không, bà có khóc đâu. Ồ, cháu của bà thức dậy rồi à”
- Cháu đã dậy từ lâu và thấy bà đang khóc.
Bà Bính vuốt tóc tôi và khẽ nói, giọng bà xa xăm và như tự nói với chính mình:
- Mỗi lần chăm sóc các cháu bị nóng sốt thế này thì bà cảm thấy sung sướng lắm. Nó làm cho bà nhớ đến các con của bà. Ngày xưa mỗi khi thằng Khải hay thằng Quân bị ốm thì đều được bà thức khuya dậy sớm chăm sóc cho chúng như chăm cho cháu bây vậy.
- Bà kể cho cháu nghe về chuyện các cậu ấy đi bà. Tôi giả vờ nhõng nhẽo để gợi chuyện vì câu chuyện của gia đình bà Bính cứ ám ảnh tôi mãi. Tại sao người làng ta lại gọi ông cháu là ông Bính ba càng?
Nhìn cái lưng khòm xuống của bà dưới ánh đèn mù mờ, tôi nghĩ đến những nỗi đau và mất mát lớn lao đã đè xuống cuộc đời của bà. Bà Bính im lặng thật lâu như để chờ cho ký ức trở về rồi bắt đầu khẽ khàng kể về những ngày xa xưa đó.
- Lúc đó khi chiến tranh với Pháp bùng nổ thì ông cháu còn trẻ lắm. Còn các cậu cháu thì thằng Khải còn bồng thằng Quân ở truồng chạy khắp xóm xem người ta tập quân sự. Lúc đó ở làng ta vui lắm vì mới giành được độc lập mà. Cả làng lúc nào cũng sôi sục cả lên trong không khí chuẩn bị đánh Tây. Cánh đàn ông thì suốt ngày luyện tập quân sự với giáo mác và vài cây súng cổ lỗ sĩ, hoặc đào hầm hố chống xe tăng...Tối đến họ tụ tập tại nhà của bà để họp vì nhà bà khá rộng. Họp đâu chẳng thấy chỉ rặt thấy nói chuyện đánh nhau. Các ông ấy đều hăng máu lên vì nghe tin thằng Tây nó quay lại đánh chiếm nước ta một lần nữa. Nhất là ông cháu. Ồng ấy cứ nằng nặc đòi xung phong vào thành đánh Tây. “Phải vào tận ổ tụi nó, “óanh” thì tụi nó mới sợ. Ông cháu oang oang cái mồm nói. Tụi Tây nó chiếm xong Hà Nội thì chúng nó cứ ở lỳ trong đó chứ dại gì mò ra ngòai. Mình cứ ngồi ở làng mà chờ thì có đến mục thất, Tây nó cũng chẳng đến cái làng này làm gì. Thế là lỡ mất dịp “óanh” nhau với Tây, lại toi công mấy tháng trời luyện tập quân sự”
Họp bàn chán chê chẳng đi đến đâu rồi y như rằng sau đó lại cãi nhau ỏm tỏi cả lên. Nhất là giữa ông cháu với cái lão Lanh thợ rèn nhà sát bên. Ôi, dào ơi. Hai ông hàng xóm mà cứ như mặt giăng với mặt giời vậy, lúc nào cũng cãi nhau được. Nhất là khi nói về chuyện đánh Tây. Anh chủ tịch xã luôn phải can giữa hai ông hàng xóm. Bà còn nhớ anh ấy nói như van hai ông:
- Thôi cho tôi can hai bác. Bác cả Bính và bác Lanh rèn. Cứ cãi nhau mãi như thế này rồi cũng đến lúc chẳng thấy đánh Tây đánh Tầu gì, mà lại có đánh nhau giữa hai bác đấy. Còn muốn đánh nhau với Tây thì cứ chờ đi, chẳng lâu đâu.
Anh ta nói thế mà đúng đấy cháu ạ. Cuối tháng đó mặt trận của ta bị vỡ, quân Pháp tràn về làng. Du kích làng ta kéo ra nghênh chiến. Hai bên đánh nhau lung tung mấy hiệp mà chả nước non gì. Bên ta có mấy cái súng cổ cứ khi nào đem ra bắn thì tịt. Cũng may cái đận đó quân Pháp chỉ đi ngang qua làng thôi. Xe tăng Pháp chạy ầm ầm qua làng. Bữa đó đánh nhau to ở mạn trên chứ ở làng ta thì chả có gì.
Tối đến mấy ông lại kéo nhau đến nhà bà để họp, để rồi lại cãi nhau om xòm. Ông cháu bảo tụi Tây có xe tăng vỏ thép dày chơi mình, thì mình phải có lựu đạn to hay súng lớn mới “óanh” lại được nó. Còn lão Lanh rèn thì cứ nhấm nhẳn bảo rằng chỉ cần ăn nhau cái gan. Có gan thì chẳng cần súng lớn súng nhỏ cũng đánh được tàu bay tàu bò tất. Chỉ sợ không có gan. Thế là ông cháu và lão Lanh rèn xông vào nhau, nếu không có anh em nhảy vào can thì hai ông “óanh” nhau thật. Anh chủ tịch xã, giờ là chỉ huy du kích phải hết lời can ngăn hai ông hàng xóm:
- Các bác đừng nóng. Anh em chúng ta đây tòan là người tình nguyện ra đánh Tây thì ai cũng có gan cả. Còn về vũ khí thì xã đã có xin ở trên rồi. Chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ có thứ để trị mấy thằng xe tăng Tây. Các bác cứ chờ đi.
Lúc ấy quân Pháp đóng ở đồn trên huyện, lâu lâu lại cho xe tăng ra càn quanh vùng. Chúng nó bắn vài phát đạn vào làng, đốt vài ngôi nhà rồi lại rút về đồn. Du kích bên ta cũng xông ra bắn vài phát đạn tịt, quăng mấy trái lựu đạn chày cũng tịt nốt. Thế rồi cũng lại rút. Tối đến các ông kéo về nhà bà để họp , rồi cãi nhau inh ỏi cả lên...
Một bữa ông cháu ôm một cái bọc tướng, vừa chạy về nhà vừa gọi bà ầm ĩ. Hể hả lau mồ hôi nhễ nhại trên mặt, ông oang oang cái giọng như lệnh vỡ kêu bà và hai cậu của cháu ra trước sân nhà. Ông cẩn thận mở cái bọc giấy dầu ra. Bên trong là một cái ống sắt có một đầu loe ra như cái kèn tây, phía đầu to ra có cắm ba cái cọng râu sắt. Đuôi có cái cán gỗ như cuốc cụt tra vào. Ông hào hứng giải thích cho bà và hai thằng con:
- Đây là bom ba càng, thứ vũ khí đánh xe tăng hiện đại nhất của bên ta đấy. Có cái này mà “óanh” xe tăng thì nó tan xác chứ không phải gãi ngứa nó như mấy qủa lựu đạn chày của du kích làng ta đâu. Tôi phải tranh giành mãi mới có được nó đấy. Đâu phải dễ có được nó, mà phải là người tình nguyện ở trong đội gọi là:”Quyết tử cho Tổ Quốc quyết....quyết....”
- Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh bố ơi? Thằng Khải nói. Lúc đó nó cũng đã lớn, đã được đi luyện tập quân sự với đội thiếu niên xóm.
- Ừ, phải rồi. Đội quyết tử gì đó....Ông cháu tiếp tục bô bô: Phải năn nỉ mãi người ta mới xét cho vào đội Quyết tử đó. Hừm, vậy mà không hiểu sao cái thằng Lanh rèn bên kia, đầu thì tòan bã đậu, có mấy động tác quân sự học mãi mà không thuộc cũng được vào đội quyết tử với tôi mới lạ chứ. Nhưng mà bà nó biết không? Vào đội rồi nhưng dễ gì mà được giao cho quả bom này. Vì lọai này mới và hiếm có lắm. Cả đội du kích xã mình đông người như thế mà chỉ được giao có mấy quả thôi nên bố nào cũng đòi cho bằng được. Tranh giành cãi nhau ỏm tỏi cả lên, cứ y như giành nhau cái thủ lợn khi làng khao cỗ vậy. Cuối cùng còn lại quả này thì đến lượt tôi với lão Lanh rèn tranh nhau. Không ai chịu nhường ai cả. Cấp trên xét mãi cũng không thông, biểu quyết trong đội cũng không xong. Bà nó biết không? Cuối cùng tôi mới nghĩ ra một diệu kế....
Ông cháu ngừng lại kéo một hơi thuốc lào cháy phổi, thở khói ra mù mịt rồi ông cười khóai chí nói tiếp:
- Tôi trình bầy với cấp trên là nhà tôi có hai thằng con trai. Nếu chẳng may tôi hy sinh cho đất nước thì cũng còn có hai thằng trai áo xô mũ rơm chống gậy cho tôi, cũng còn có con trai nối dõi tông đường. Chứ còn cái lão Lanh rèn thì nhà chỉ rặt mấy đứa con gái. Nhà lão sẽ tuyệt tự nếu lão đi đứt. Ây thế là tôi được cấp trên giao ngay cho quả bom này. Lão Lanh rèn bị tôi chơi một vố ức đến nổ con ngươi nhưng làm gì được nhau.
Ông cháu khóai chí cười khà khà, đưa tay véo cu thằng Khải và thằng Quân khiến hai thằng kêu oai óai. Chỉ hai thằng đang tròn mắt nhìn vật lạ nọ, ông cười nói:” Sở dĩ tôi có được quả bom ba càng này là nhờ hai thằng ông mãnh nhà mình đây. Biết có đánh Tây như thế này thì hồi đó bà đẻ cho tôi một tá thằng con trai. Lớn lên cho đi đánh giặc hết”
- Nhưng chúng con lớn lên thì nước nhà đã độc lập rồi. Thằng Khải hỏi. Lúc đó thì làm gì còn giặc nữa mà đánh hả bố?
- Biết đâu đấy. Với lại độc lập rồi thì cũng phải có người giữ nước chứ. Chúng mày cứ đủ tuổi là tao cho đi bộ đội hết.
Ông cháu hài lòng vuốt ve cái quả bom sáng màu thép đó, rồi đắc ý nói :
- Mẹ Kiếp ! Phen này thì xem da xe tăng của mày dày hay không nhé? Bà nó xem này. Đây là vũ khí do người nước ta làm ra đấy, sờ vào cứ mát rượi cả tay. Khi nào “óanh” xe tăng Tây thì chỉ cần rút cái chốt này ra, rồi đâm ba cái càng này vào xe tăng một cái thì cả lũ chúng nó nổ bay hết cả lên giời...
Bà bắt đầu hiểu lóang thóang những điều ông cháu nói. Bà chết lặng người đi một lúc rồi mới tru tréo ầm lên:
- Ối, giời ơi. Thế còn ông thì sao. Ông cũng định bỏ mặc ba mẹ con tôi để ông bay lên giời với cái xe tăng của ông phải không?
Ông cháu ngẩn người ra một lát rồi vội quát mấy đứa nhỏ ra vườn chơi. Rồi ông quay sang nói với bà bằng giọng nói từ tốn, chậm rãi:
- Tôi đã suy nghĩ kỹ rồi bà nó ạ. Tôi đã nghĩ đến bà cùng hai thằng cu nhà mình, nhưng mong bà nó hãy hiểu cho tôi. Bây giờ đất nước mình đã được độc lập và mình đã là người dân tự do. Khi có giặc đến cướp nước mình thì cũng phải có người chiến đấu, có người hy sinh để đền nợ cho nước nhà chứ. Mình có hy sinh bây giờ thì cũng là cho tương lai của con cháu mình sau này. Tôi đã tình nguyện vào đội quyết tử rồi, không hy sinh bây giờ thì cũng hy sinh khi khác. Là thằng đàn ông sinh vào thời lọan lạc này, bà phải để cho tôi được vào sanh ra tử cho thỏa chí nam nhi chứ. Bà phải để cho tôi “óanh” nhau với thằng Tây, để cho tôi “óanh” tan cái xe tăng Tây thì có chết tôi cũng cam lòng. Dù tôi có mệnh hệ gì thì bà cũng còn hai thằng con nó trả hiếu cho bà.
Ông ngừng lại ngó bà cười nói:
- Với lại cái quả bom này nó nổ tan cái xe tăng Tây chứ chưa chắc người cầm nó đã chết mà bà đã cả lo.
Bà biết ông cháu nói dối để bà yên lòng, nhưng bà cũng phải giả vờ để tin theo chứ còn biết nói gì hơn nữa cháu ơi.. Ông cháu đã quyết như vậy thì có ông Trời cũng không cản được chứ nói chi bà. Thời đó có hy sinh như vậy cũng là điều bình thường thôi. Vì có bao nhiêu người sẵn sàng như ông cháu. Lúc đó chẳng ai nghĩ đến danh hiệu này nọ đâu. Chỉ đơn giản họ xung phong đi đánh Tây và chấp nhận hy sinh thôi. Đó là một thời mà những người đàn ông có chí trai rộn ràng lên đường nhập binh như đi trẩy hội. Đó là một thời mà người ra trận hân hoan như anh giai tân đi lấy vợ. Một thời mà có từng đòan trai tráng cùng chen nhau lên đường tới sa trường, như lời một bài hát thuở ấy.
- Bài hát như thế nào hả bà? Tôi ngạc nhiên hỏi bà. Bà thử hát cho cháu nghe?
- Ôi, dào, bà mà hát hỏng gì. Bà Bính cười nói. Bà chỉ nghe mọi người vang lên khi họ lên đường:”Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng. Kiếm nguồn tươi sáng. Nhìn tương lai huy hòang, đòan ta quyết lên đàng cùng xông pha chí trai....”
Thật lạ lùng khi tôi đã nghe bài hát này bao nhiêu lần rồi mà chẳng hề có chút xúc cảm gì, nhưng giờ đây nghe bà Bính hát bằng cái giọng run run như sắp đứt hơi thì tôi thấy rạo rực trong lòng. Dường như lời ca cùng điệu nhạc hùng tráng của bài hát đã đưa tôi bay bổng về cái thời oai hùng không xa đó của dân tộc....
Ngày nào ông cháu cũng vác cái của nợ đó đi từ sáng sớm đến tối mịt mới mò về. Bà Bính kể tiếp. Bà không thể nào quên được cái hình ảnh ông lúc đó, mỗi buổi sáng khi ban mai vừa rạng là ông cháu vác trái bom ba càng lên vai như người ta vác cày ra ruộng, để vội vã ra trận địa phục kích xe tăng ở đầu làng. Nhưng xúi quẩy cho ông cháu là dạo đó Tây ít ra càn, nên ông cháu cứ buổi sáng phơi phới vác trái bom đi, thì buổi chiều tiu nghỉu vác trái bom về.
Cũng có lần ông cháu gặp xe tăng địch khi chúng đi càn đâu đó ở mạn trên về. Ông nhảy luôn ra đường cái đuổi theo cái xe tăng. Ông cháu vừa chạy, vừa hô khẩu hiệu:”Quyết tử cho Tổ Quốc quyết...” Ông cháu cũng không thuộc được cái khẩu hiệu đó nên cứ vừa chạy đuổi theo, vừa hô đi hô lại cái khẩu hiệu nửa chừng đó. Tụi Tây ngồi trên xe tăng lúc đầu chẳng hiểu gì cả khi thấy có một người cứ hùng hục đuổi theo xe tăng, tay thì ôm bom mà miệng thì la hét như một người điên. Đến khi hiểu ra thì chúng sợ xanh mặt, chạy hết tốc lực về đồn. Ông cháu cắm đầu đuổi theo xe tăng đó một mạch về đến tận cửa đồn huyện mới thôi.
Rồi đến một bữa súng nổ ầm ầm phía trận địa du kích suốt từ sáng cho đến chiều, khiến cho ruột gan bà như có lửa đốt vậy. Mãi tới tối mịt mới thấy ông mò về khiến bà mừng rỡ qúa. Khắp người ông trầy trụa xơ xác như vừa đi đánh vật về, còn mặt thì lầm lầm lì lì chẳng nói năng gì. Vứt trái bom vào góc nhà, ông chửi đổng một tiếng rồi đi mò cơm nguội ăn.
Mãi tới đêm khi mấy anh du kích kéo đến nhà thì bà mới biết chuyện.Thì ra ông cháu rình mãi hôm nay mới có dịp gặp xe tăng Tây đi càn. Khi nó lù lù tiến tới trận địa phục kích của du kích làng ta thì ông cháu mới phóng ra từ chỗ ẩn nấp, miệng thét lớn:”Quyết tử cho Tổ Quốc quyết...” và xông thẳng vào cái xe tăng địch. Có lẽ ông cháu lại quên mất câu cuối của khẩu hiệu nên ông chỉ hô có thế. Tiếng hô to qúa khiến cho bọn Tây trong xe tăng giật mình ngừng xe lại. Thế là ông cháu mới nhảy ra đâm quả bom vào ngay bên sườn, phía trên xích xe tăng. Một cái càng gãy queo mà trái bom cũng chẳng nổ. nhưng ông cháu không biết là quả bom đã bị tịt. Oâng cháu lại lùi ra lấy đà, rồi hô cái khẩu hiệu nửa chừng ấy và lại xông thẳng vào chiếc xe lần nữa. Cái càng nữa cũng gãy queo luôn. Thế là lại lùi ra lấy đà, hô khẩu hiệu nửa chừng và lại lao vào...Ba cái càng gãy hết mà quả bom cũng chẳng nổ khiến cho ông cháu điên tiết cứ đứng đó mà gõ mà đập tơi bời vào thành xe. Tụi Tây trên xe thấy cảnh đó chắc sợ mất mật vì tưởng đã tan xác hết cả rồi. Một phần vì chúng sợ qúa, phần vì ông cháu đứng sát xe tăng quá khiến chúng không làm gì ông được. Thế là chúng quay đầu bỏ chạy. Còn anh em du kích nấp sau công sự ở trận địa đã mấy lần hô xung phong, rồi xông thẳng vào xe tăng địch cũng hỏang hồn qúa khi nhìn thấy ông cháu cứ thét lớn rồi xông tới đâm thẳng qủa bom vào chiếc xe. Thế là mọi người phải nằm rạp xuống theo lệnh của anh chỉ huy du kích để tránh bị trúng bom. Chẳng thấy bom nổ gì cả, mà xe tăng địch vẫn còn nguyên. Thế là anh em lại xung phong tới nhưng ngay lập tức lại phải nằm rạp xuống đất vì thấy ông cháu lại lùi ra lấy đà để lại xông tới đâm qủa bom vào xe. Thế là họ cứ xông, rồi lại nằm rạp xuống vì thấy ông cháu cứ liên tiếp lùi lại lấy đà để rồi xông lên đâm quả bom vào xe, trông xa cứ y như là con bò húc đầu vào đá vậy. Cuối cùng khi thấy ông cháu cứ đứng cạnh bên chiếc xe tăng địch mà nện chan chát quả bom vào thành xe tăng, cứ y như nhà lão Lanh rèn quai búa tạ vậy, thì họ mới ào ra bắn tràn cho xe giặc bỏ chạy, họ mới lôi ông cháu vào được...
Bữa đó ở nhà bà mọi người được một phen cười đến chết mất. Cái nhà anh chỉ huy du kích cười đến trẹo cả quai hàm, phải nhờ người đấm vào hàm mới khép cái miệng lại được. Bà đã lo lắng cả ngày hôm đó, mà đêm đó còn cười đến chảy nước mắt.
Thế rồi sau đó ông cháu đã làm một việc mà bà nghĩ không bao giờ ông cháu chịu làm. Ông ôm quả bom hỏng sang nhờ lão Lanh rèn nhà bên sửa giúp. Lão Lanh vui vẻ nhận lời, để rồi hôm sau lão sang cho ông cháu biết quả bom này chỉ có nước vứt đi thôi chứ không thể sửa chữa gì được nữa. Ông cháu tiếc hùi hụi, mang qủa bom lên trả lại cho ban chỉ huy du kích. Từ đó bà mừng thầm trong bụng là không còn phải lo ngay ngáy mỗi khi ông cháu vác nó đi. Cũng từ đó trong làng người ta gọi ông cháu là ông Bính ba càng.
- Thế ông cháu có đánh được chiếc xe tăng đó không hả bà? Tôi hỏi trong khi say mê nghe câu chuyện bà Bính kể.
- Không cháu ạ. Bà Bính nhẹ nhàng nói, đôi mắt bà như đang long lanh giọt nước mắt. Ông cháu đã hy sinh trong một trận chống càn sau đó ít lâu. Còn trái bom đó thì ngay sau khi ông cháu hy sinh, lão Lanh rèn đã xin ban chỉ huy đội du kích để cho lão mang về sửa lại. Sau này mới biết nhà lão Lanh này tinh quái lắm. Lão biết được chỗ hỏng của quả bom đó vì lão là dân thợ rèn mà. Nhưng lão không sửa cho ông cháu, mà đợi ông cháu mất rồi mới xin đem về sửa lại. Lão đã sửa được qủa bom và dùng nó phá tan xác một chiếc xe tăng Tây. Lão cũng tan xác cùng với chiếc xe tăng đó, để lại bà vợ và hai đứa con gái. Suốt mấy chục năm sau này, bà và bác Lanh gái thân nhau lắm. Đến ngày giỗ của hai ông, cách nhau khỏang mươi ngày nên cùng làm một đám giỗ chung. Bà và bác Lanh gái thỉnh thỏang nói vui rằng, không biết ở dưới cõi âm hai ông có làm hòa với nhau không? Hay là vẫn còn chửi nhau suốt. Nhất là chuyện lão Lanh chơi trác ông cháu, biết sửa trái bom mà không chịu sửa cho ông cháu. Lão chờ đợi thời cơ đến, khi ông cháu không còn nữa thì mới xin trái bom về và làm nổ tung cái xe tăng của ông cháu. May mà ông cháu mất rồi, chứ không thì cái nhà lão Lanh này, dù có chết rồi thì cũng bị ông cháu chửi cho mục mả ấy chứ. Từ đó dân làng cũng gọi lão Lanh rèn là ông Lanh ba càng. Thành ra làng ta có đến hai ông ba càng đó cháu à.
Đột nhiên bà Bính bật cười ngặt nghẽo một lúc, rồi vừa cười vừa nói tiếp:
- Mà buồn cười lắm cháu ơi. Không hiểu sao mà về sau này, khi hai ông cùng được truy tặng huân chương thì người ta lại đồn đại thành chuyện tức cười lắm về hai ông ba càng này. Sư bố chúng nó. Chúng nó bảo ông cả Bính với ông Lanh rèn sở dĩ có cái tên ba càng là vì ngòai hai cái chân bình thường ra, hai ông còn có một cái chân nữa ở giữa... giữa hai cái chân kia đó...Cháu có hiểu không?
- Nghĩa là sao hả bà? Tôi hỏi mà chẳng hiểu gì cả.
- Ối, giời ơi. Con trai thành phố gì mà ngốc thế. Bà Bính cười toe tóet nói. Họ nói vậy là họ nói cái con cu của hai ông đấy. Người ta bịa đặt là nó to như một cái chân giữa nữa, nên hai ông đánh giặc chuyên đứng ba “chân”, vững như bàn thạch. Dù hơi bom hơi súng có mạnh mấy đi nữa thì hai ông cũng không sợ ngã vì có ba cái càng đó rồi. Mẹ bố chúng nó. Chuyện như vậy mà cũng có người tin, cứ lân la dò hỏi bác với bác Lanh gái về cái “chân giữa" đó của hai ông. Chuyện thật giả lẫn lộn, tam sao thất bổn sao đó cuối cùng cả hai ông chết cái tên đó luôn. Ở làng mình mỗi người hiểu một cách, ai hiểu sao cũng được về cái tên ba càng đó. Thật vớ vẩn, chuyện chẳng đâu vào đâu cháu nhỉ?
- À, mà đã khuya lắm rồi, cháu đi ngủ đi vì cháu chưa khỏi hẳn đâu. Bà Bính nói. Mặc cho tôi vùng vẫy không chịu, bà đứng dậy đắp mền cẩn thận cho tôi. Miệng bà vẫn tủm tỉm cười khi bà nhẹ nhàng rời khỏi phòng.
Tôi nằm lại trong bóng đêm, đầu óc cứ miên suy nghĩ về ông Bính và ông Lanh và những người như hai ông. Tại sao họ lại từ bỏ gia đình vợ con để lao vào cái chết như những vị Thánh tử đạo, trong khi họ chỉ là những người nông dân chân quê mà thôi. Họ chẳng được gì, ngòai cái chết.
Đêm đó tôi trải qua một cơn mơ hãi hùng. Tôi cũng ôm một quả bom ba càng đứng đối diện với một chiếc xe tăng địch. Chiếc xe tăng to lớn đen xì, nòng súng há mồm chĩa thẳng vào tôi. Hai bên đối diện nhau như hai võ sĩ sắp sửa lao vào nhau...Rồi bỗng chiếc xe tăng địch phun khói gầm lên lao về phía tôi. Nó tiến tới, càng lúc càng lù lù lớn lên. Còn tôi đáng lẽ phải xông thẳng vào nó với quả bom ba càng trong tay thì lại sợ qúa, đứng chôn chân một chỗ. Khi con quái vật bằng sắt thép gầm lên tiến lại gần tôi thì tôi vụt bỏ chạy. Tôi ôm trái bom chạy thục mạng, chạy như ma đuổi nhưng nó vẫn đuổi sát tôi. Nó đã đuổi kịp tôi và sắp nghiến hàng bánh xích nặng nề của nó lên người tôi cùng với trái bom. Tôi hét lên một tiếng hãi hùng...
Tôi tỉnh giấc, người đẫm mồ hôi và tim đập thình thịch vì cơn kinh hòang trong giấc mơ. Tôi như vẫn còn thấy chiếc xe tăng đen ngòm chết chóc đang lao về phía mình.
Sáng hôm sau tôi kể lại cho bà Bính nghe về giấc mơ hãi hùng đêm qua của mình. Tôi thú nhận với bà là tôi không thể làm những điều như ông Bính, ông Lanh đã làm, dù chỉ trong một giấc mơ.
Bà Bính cười nói:
- Cháu đừng nghĩ thấp về mình như vậy. Bây giờ là thời buổi hòa bình, nhưng khi có chiến tranh thì con người ta lại thay đổi hẳn. Khi đó cháu sẽ xông thẳng lên phía mũi tên hòn đạn mà coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Mỗi thời đại khác nhau thì con người ta cũng khác nhau. Ôâng cháu tham gia đội quyết tử, dám ôm bom xông vào xe tăng giặc nhưng hồi mới lấy bà thì ban đêm ông cháu không dám ra ngòai đi đái vì sợ ma đấy cháu ạ.
Tôi khỏi bệnh và sắp sửa đi học trở lại. Bà Bính nấu cho tôi một nồi nước tắm lá xông. Bà bảo đây là thuốc giải cảm tốt nhất của bà. Xông hơi xong tắm một lần là khỏe ngay. Tôi tắm nước nóng, mùi lá xông thơm dìu dịu mùi bạc hà...
Chợt phòng tắm mở ra và bà Bính mang khăn tắm vào. Tôi lúng túng xấu hổ khi đang trần như nhộng.
- Gớm, ngượng ngùng gì ông mãnh. Tôi tắm truồng cho anh từ khi anh mới đẻ đấy. Bà Bính cười rồi đi ra ngòai.
Khi tôi tắm xong bước ra ngòai thì thấy bà Bính ngồi ở ngòai sân. Bà có vẻ buồn và đôi mắt như vừa khóc xong. Thấy tôi bà vội chùi mắt và gượng cười nói:
- Khi bà thấy cháu ngượng ngùng trong nhà tắm thì tự nhiên bà nhớ đến những đứa con của bà quá. Chúng nó đều do bà đẻ ra và nuôi từ bé, nên khi chúng lớn đến tuổi biết xấu hổ ngượng ngùng với cả mẹ của chúng thì bà linh cảm thấy chúng sẽ không còn ở với bà nữa. Trưởng thành lên trong thời khói lửa thì chúng sẽ đi theo con đường mà cha chúng đã đi. Đó là cầm súng ra trận. Cái năm thằng Khải lúng túng ngượng ngùng khi đang tắm thì bà bất chợt mở cửa bước vào thì cũng là năm nó tình nguyện vào quân đội. Rồi giống hệt như anh nó, một hôm thằng Quân bảo với bà là nó không chịu để bà lột truồng nó ra kỳ cọ ở bể nước như trước nữa. Từ nay nó sẽ đi tắm sông với bạn bè nó. Đêm đó bà đã khóc rất nhiều cháu ơi. Bà biết rằng nó đã trưởng thành rồi. Nó sẽ theo chân thằng anh nó để rời khỏi bà để ra đi. Và cuối năm đó nó lên đường nhập ngũ. Và cả hai đứa đều đã hy sinh khi chưa một lần kịp về phép thăm bà.
Dừng tay lại lấy khăn tay lau mắt, bà nhìn tôi vui vẻ nói:
- Mẹ cháu thật hạnh phúc. Vì đã được nhìn thấy con cái mình trưởng thành lên trong thời buổi hòa bình.
- Thế các cậu hy sinh như thế nào hả bà? Tôi hỏi với lòng phấn khích cao độ.
- Thì cũng bình thường như mọi liệt sĩ khác thôi cháu ạ. Chúng lên đường, gửi cho bà vài lá thư rồi biệt tăm. Cho đến khi có một tờ giấy báo tử gửi về. Nội dung thì cũng từa tựa như nhau. Con trai ông bà đã hy sinh anh dũng cho Tổ Quốc ngày ấy...tháng ấy...
- Nhưng gia đình bà thuộc diện miễn giảm nghĩa vụ quân sự kia mà?
- Đúng là được miễn giảm đấy cháu ạ. Bà Bính nói khi những giọt lệ lăn xuống đôi má răn reo của bà. Nhưng cháu ơi, đó là một thời mà người ta không nêu tiêu chuẩn này nọ để xin được miễn giảm nghĩa vụ quân sự đâu. Đó là thời mà người ta tìm mọi cách để được nhập ngũ. Ở làng bà người ta khai gian tuổi lên để đủ tuổi nhập ngũ. Người ta bỏ thêm đá vào túi quần áo khi đi khám để đủ cân. Người ta giấu biệt đi những giấy báo tử của người thân để đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. Ngay cả thằng Quân con bà cũng vậy. Khi nó tình nguyện nhập ngũ thì người ta đã thẳng thừng từ chối với lý do nó đã có cha và anh là liệt sĩ rồi. Về nhà nó phụng phịu nói dỗi:”Tại vì nhà ta có hai liệt sĩ nên con mới không được nhập ngũ...” Nhưng nó có chịu đâu cháu ơi. Nó thúc bà lên xin xỏ các anh ở ban tuyển quân. Năn nỉ khóc lóc chán, nó dọa dẫm sẽ bỏ nhà để đi vào chiến trường. Cuối cùng bà đành phải đích thân đưa đứa con trai cuối cùng lên ban tuyển quân để xin xỏ cho nó được nhập ngũ. Bà biết nếu bà không làm như vậy thì trước sau gì nó cũng trốn đi bằng được. Bà cũng mất nó mà nó còn óan trách bà suốt đời thôi.
- Mẹ cháu bảo bà không thương con của mình vì đã để các cậu ấy đi vào chỗ chết?
- Không cháu ơi. Làm mẹ ai mà lại không thương những đưa con mà mình mang nặng đẻ đau và chăm bẵm chúng từ mới sơ sinh cho đến khu trưởng thành. Bà như một tàu lá chuối già khô sắp rụng thì làm sao không đau đớn cho được khi nhìn thấy những đứa con của mình lần lượt ngã xuống khi chúng còn trẻ trung như những thân cây xanh bị chặt gốc ứa dòng nhựa xanh. Nhưng bà đã thương con theo cách mà những bà mẹ thời khói lửa đó đã thương con. Đó là để chúng tự do đi theo con đường mà chúng đã chọn. Con đường mà phần lớn lớp trẻ hồi đó đã chọn. Đó là cầm súng ra trận. Vả lại thời đó người ta ra trận không phải để chết mà để chiến thắng cháu ạ. Tất cả những người thân đã ngã xuống của bà cũng nghĩ vậy khi ra trận...
Đôi mắt cay cay, tôi im lặng để cho người đàn bà bé nhỏ già cỗi đang rung lên trong cơn thổn thức. Bà Bính khóc lặng lẽ, khóc âm thầm như bao năm trời nay bà đã từng khóc...
Nhưng bà Bính đã vui vẻ trở lại, bà hỉ mũi vào khăn tay và nói:
- Tất cả mọi thứ đã trôi qua rồi cháu ạ. Nếu có được quay trở lại thời đó thì bà cũng chẳng muốn thay đổi điều gì nữa cả. Oâng cháu, cậu Khải và cậu Quân đã sống và chết trong cái thời đẹp đẽ của họ rồi.. Giờ chỉ còn một mình bà sống nốt những thời cuối cùng của mình mà chả còn tiếc nuối điều gì nữa À mà có chứ. Nếu được thay đổi thì bà sẽ để cho cậu Quân lấy vợ trước khi ra trận. Nếu hồi đó bà bắt nó làm đám cưới thì giờ đây nhà bà đã có hòn máu nối dõi tông đường. Nó sẽ làm giỗ cho cha nó, ông nó và bác nó.
- Cậu Quân lấy vợ hả bà? Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Phải, nhưng chưa kịp làm đám cưới. Trong hai anh em thì chỉ có thằng Quân là có người yêu thôi. Chẳng phải ai xa lạ mà chính là cô con gái út nhà lão Lanh rèn đó. Hai ông bố thì ghét nhau đổ đi không hết mà hai đứa con thì lại quấn quýt không muốn rời nhau. Cả bà và bác Lanh gái đều đã định ngày cưới rồi, mà chính cô cậu lại chưa đồng ý. Cả hai đều bảo rằng hãy để cho cu cậu nhập ngũ trước, còn cô bé kia thì chờ đợi. Khi nào cu cậu chiến thắng trở về thì sẽ làm đám cưới thật to, sẽ đẻ ra một đống trẻ con cho hai bà tha hồ mà bồng bế. Ngày lên đường cậu Quân phởn chí nói y như ông cháu ngày trước: “Đây là lúc để thỏa chí nam nhi vẫy vùng. Bây giờ mà ở nhà lấy vợ thì làm gì còn có cơ hội để đánh giặc nữa” Qủa nhiên cậu Quân cháu nói đúng thật đấy. Cậu ấy hy sinh vào đúng một ngày trước chiến thắng cuối cùng. Ở ngay cửa ngõ vào thành phố Sài Gòn, ngày 29 tháng Tư năm 1975 đấy cháu ạ.
Mẹ tôi giữ vững ý định của mình. Bà Bính phải về quê ở với cậu Tư. Có lẽ mẹ tôi đã sắp đặt trước nên đã để bà Bính về quê khi cha tôi đi vắng, còn tôi thì đi học. Tôi rất buồn khi trở về nhà thấy vắng bóng bà lão bé nhỏ nhưng luôn vui vẻ đó. Tôi tưởng tượng ra cái cảnh bà Bính lủi thủi về quê với cái tay nải nghèo nàn của bà. Cái tay nải mà hôm lên đây bà đã đem theo.
Khi cha tôi trở về sau một chuyến công tác, tôi hỏi cha tôi:
- Ba ơi. Có phải chồng bà Bính đã từng ôm quả bom ba càng đuổi theo xe tăng Tây không?
- Đúng đấy con ạ. Cha tôi trả lời. Đó là một câu chuyện có thật mà ở nhà truyền thống quê ta còn ghi lại. Trong đó có một cuốn hồi ký của một người lính Pháp năm xưa cũng có ghi lại sự kiện này. Người lính Pháp đó đã kể câu chuyện về một người du kích Việt Nam ôm bom lao vào xe tăng. Bom không nổ nhưng người du kích đó vẫn đứng bên cạnh thùng xe, thản nhiên đập chan chát vào xe tăng. Cứ như anh ta đang sửa nó vậy. Đám lính Pháp trên xe sợ cứng người phải quay xe bỏ chạy về đồn. Còn cái anh chàng du kích Việt Minh đó tay cầm quả bom thục mạng đuổi theo, miệng la hét như người hóa rồ. Khi xe chạy vào đồn rồi mà đám lính Pháp vẫn còn thấy cái kẻ điên đó lởn vởn bên ngòai. Dường như anh ta tiếc rẻ lắm vì đã không vồ được con mồi. Nhưng trong một chuyến tuần tra sau đó thì chiếc xe tăng này đã bị nổ tung bởi một du kích Việt Minh ôm bom lao vào. May mắn cho người lính Pháp nọ là anh ta không có mặt trong chiếc xe tăng xấu số đó. Nhìn chiếc xe tăng tan nát cùng với thịt xương đồng đội và cả thịt xương của kẻ đánh bom cảm tử, người lính Pháp nọ mới hiểu được rằng, dân tộc này là không thể khuất phục. Người đánh bom cảm tử chiếc xe tăng đó chính là bác Lanh hàng xóm, chứ không phải là ông con vì ông con đã hy sinh trước đó ít ngày. Còn ông con chính là cái “kẻ điên” vác bom ba càng đuổi theo xe tăng đến tận cửa đồn như người lính Pháp nọ đã nhắc đến trong cuốn hồi ký.
- Câu chuyện này con đã kể cho bạn bè con mà chẳng ai tin. Chúng nó bảo con bịa.
Cha tôi trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Không phải chỉ lớp trẻ các con không tin mà ngay cả những người đã sống qua thời đó cũng còn nửa tin nửa ngờ. Vì có những điều mà mỗi thời người ta lại suy nghĩ khác. Thời đại yên bình bây giờ khiến cho nhiều người mau chóng quên đi những điều đã xảy ra trong qúa khứ gian nan máu lửa lắm con ạ. Bây giờ người ta không còn tin những chuyện tưởng như hoang đường mà chính cha anh họ đã làm nên trong một qúa khứ không xa. Chiến tranh đã qua đi từ lâu và người ta sẽ dần dần lãng quên nó, nhất là những người đi qua cuộc chiến mà chẳng bị mất mát gì. Chỉ có những người bị chiến tranh lấy đi một phần thân thể, lấy đi những người thân yêu nhất thì mới nhớ đến nó. Kỷ niệm hào hùng và đau thương sẽ ám ảnh họ cho đến khi họ nhắm mắt xuôi tay. Bà Bính là một người như vậy.
Mấy năm sau tôi nghe tin bà Bính qua đời. Bà âm thầm ra đi ở cái làng quê cũ, nơi bà đã gắn chặt với những mất mát đau thương. Tôi không thể về quê đưa đám cho bà được bởi lúc đó tôi đang phải luyện tập quân sự ở thao trường. Mặc cho mẹ tôi chạy chọt để cho tôi được miễn nghĩa vụ quân sự, mặc cho mẹ tôi khóc lóc chửi rủa tôi vẫn lên đường nhập ngũ. Để gọi là tiếp nối truyền thống “ba càng” của dòng họ, như lời cha tôi vừa cười vừa nói.
Sau đó tôi mới có dịp trở về viếng mộ bà Bính và thăm lại cái làng xưa. Cái làng mà đến đứa trẻ con cũng đều biết được sự tích của hai ông ba càng năm xưa. Ngay đám thanh niên trong lúc trà dư tửu hậu cũng cãi nhau chí chóe khi nói về sự tích nổi tiếng này. Đứa thì bảo hai ông ôm bom ba cảm cảm tử đánh xe tăng Tây, đứa thì bảo tục tĩu rằng hai ông có một cái “chân giữa” to tổ bố, nên mới gọi là ông ba càng. Chẳng bên nào chịu bên nào cả, nên cứ đến chuyện “ba càng” thì lại tranh cãi inh ỏi, cùng với tiếng cười dâm dật khóai chí ré lên...
Bà Bính được truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Người làng tôi lại được nghe kể thêm một truyền thuyết mới về bà vợ của một ông ba càng. Rằng bà Bính đã cười khanh khách nơi chín suối khi đón nhận cái danh hiệu cao qúi nhưng muộn màng đó.
Nhìn tấm ảnh của bà Bính trên bàn thờ, tôi như nhìn thấy niềm hãnh diện của bà qua những tấm huân huy chương cao qúi mà bà đã đeo đầy trên người. Nhưng tôi cũng nhìn thấy cả những nỗi đau thương mất mát không gì bù đắp nổi trên những tấm huân chương bà đã đeo. Nó đè nặng trĩu trên đôi vai bé nhỏ của bà như những vết thương mãi mãi không bao giờ lành. Chiến tranh đã qua đi, nhưng những vết thương đó thì vẫn còn. Nguyên vẹn và không ngừng rỉ máu...
Riêng với tôi, một kẻ sinh ra và lớn lên trong cảnh thanh bình thì bà Bính là một truyền thuyết sống động rồi. Từ câu chuyện của bà kể về sự ra đi hào hùng của những người thân yêu nhất, trong tôi như hiển hiện lên về một đại oai hùng cách đây không xa. Đó là một thời người ta vội vàng, không phải vội vàng thu vén làm giàu như bây giờ, mà vội vàng ra trận. Đã có một thời người ta giành giật nhau, không phải tiền tài địa vị mà giành giật nhau cái vinh dự được đền nợ cho nước non.
Phải. Đã có một thời như thế. Một thời mà tôi mơ thấy trên con đường ra trận có rất nhiều người, từ người già, trẻ, lớn, bé....đàn ông, đàn bà, trẻ con....rồi những người đàn ông khăn đóng áo dài bên cạnh những ông trí thức com lê vét tông, , những cô gái tân thời áo dài khăn đóng bên cạnh những cô thôn nữ mặc áo tứ thân, khăn mỏ qụa, và có cả những người phụ nữ răng đen cùng đi với những người nông dân lam lũ chân đất, quần the áo thâm như ông Bính và ông Lanh ba càng. Tất cả họ đều phơi phới chen vai nhau để lên đường ra trận. Một thời đại hào hùng mà bao lớp người thuở ấy đã hân hoan ra chiến trường và cùng nhau hát vang lên bài hùng ca cũng ra đời trong những ngày đó:
“Đòan ta chen vai nề chi chông gai lên đàng....Ta người Việt Nam”
Mai Tú Ân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét