23/9/16

Cuộc đảo chánh Nhật - Pháp ngày 9/3/1945. Phần 2



Tại sao?

Tại sao lại xảy ra cuộc chính biến đẫm máu đêm 9 tháng 3 năm 1945, đêm cáo chung của chủ quyền Pháp trên toàn cõi Đông Dương, chấm dứt gần một thế kỷ đô hộ? Đó là một câu hỏi nhức nhối đặt ra cho nhiều nhà sử học Pháp sau này muốn tìm hiểu lại sự thật phũ phàng này trong quá khứ. Với khoảng lui về thời gian, bây giờ người ta đã có nhiều tư liệu để nhìn rõ hơn thời cuộc lúc đó, để có những nhận định vừa khách quan vừa chủ quan, mà độ chính xác còn chưa được khẳng định.


Có một điều chắc chắn là trong suốt bốn năm sống dưới sự chiếm đóng của Nhật, chính quyền thuộc địa đã làm tất cả mọi điều có thể làm được - có khi, có lúc còn làm quá cả yêu sách của quân địch - cốt để tránh không tạo cho Nhật cái cớ để dùng võ lực, đập nát sự cộng tác bất đắc dĩ, phá tan sự ổn định mong manh và tạm thời này.

Nhưng rồi cái cớ ấy, khách quan và cả chủ quan, cứ được hình thành. Và rồi việc gì phải xảy ra đã xảy ra...

Một trong những cái cớ quan trọng nhất là sự kháng cự ngấm ngầm của Pháp. Mặc dù là một sự kháng cự yếu ớt, gần như vô tổ chức, manh động hơn là có kế hoạch, nhưng dù sao vẫn là một sự kháng cự làm cho hậu phương của Nhật không được ổn định, cần phải dẹp yên đi.

Không có nhận xét nào: