Mahatma Gandhi (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), là anh hùng giải phóng dân tộc Ấn Độ. Ông là người khai sanh ra phương pháp đấu tranh hoà bình bất bạo động, và đã dùng phương pháp này để dẫn dắt dân tộc Ấn Độ của ông chống lại chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ.
Những nguyên tắc bất bạo lực được ông đề xướng có 2 phương cách sau :
Thứ nhất là Chấp trì chân lí (satyāgraha), tạm dịch là Kiên Trì Chân Lý.
Thứ hai là Bất Bạo Động với những câu nói nổi tiếng :
- Chúng ta đấu tranh hoà bình bất bạo động với kẻ thù bởi chúng ta có chính nghĩa, và bởi chúng ta mạnh hơn kẻ thù.
- Chỉ có kẻ mạnh mới ôn hòa và khoan dung. Kẻ yếu thì không làm được những điều đó.
Chấp Trì Chân Lý (Kiên Trì Lý Tưởng) : Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, chúng ta luôn đặt mình vào thế của người có chính nghĩa, người đúng đắn và kẻ thù của chúng ta luôn là kẻ xấu, thiếu chính nghĩa. Đó là một nguyên tắc bất di bất dịch không bao giờ thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì chúng ta có chính nghĩa thì dù khó khăn đến đâu chúng ta cuối cùng cũng chiến thắng. Đấu tranh bất bạo động theo kiểu M. Gangdhi là phải luôn có một niềm tin vững chắc vào chính mình và sự nghiệp của mình và không bao giờ rời bỏ nguyên tắc ấy của mình.
Các lãnh tụ nổi tiếng trên thế giới như Martin Luther King, Nelson Mandela, Đat Lai Lạt Ma, Lech Wałęsa, Aung San Suu Kyi...đều là những đồ đệ trung thành của phương pháp đấu tranh thành công này. Và họ đã giành thắng lợi khi áp dụng triệt để phương pháp này.
Đấu tranh hoà bình bất bạo động là một loạt các hành động phối hợp, đa dạng, rộng khắp với mọi biện pháp có thể trong khuôn khổ không gây bạo loạn hoặc không gây điều ác cũng như phải luôn tuân thủ pháp luận hiện hành nhất có thể. Trong ấy kiên trì thực hiện các hình thức đấu tranh bất bạo động để giành thắng lợi chính trị, thắng lợi của Đảng Phái và thắng lợi trong Quốc Hội, cơ quan quyền lực quan trọng nhất.
Càng đàn áp, bắt bớ nhiều các lãnh tụ thì càng lợi cho phong trào khi ta luôn có lý do để phản đối nhà cầm quyền. Cọi nhà cầm quyền là đối trọng để trao đổi, thảo luận chứ không phải là kẻ thù.
Mục tiêu của đấu tranh bất bạo động là đòi hỏi nhân quyền, và các quyền bất khả phân của người dân, đòi từng quyền một như quyền biểu tình, đình công, quyền lập hội, quyền bầu cử và ứng cử tự do, quyền tự do báo chí, tự do tôn giáo..v..v... động như biểu tình, đình công, bãi công, bãi khoá, bãi thị, biểu tình ngồi, biểu tình nằm, ủng hộ các dân oan, dân nghèo, chống bất công, đòi công bằng xã hội...Và khi thời cơ đến sẽ tổ chức một nhóm, một cộng đồng bất tuân dân sự, không nghe lời, không đóng thuế các loại.
Mục tiêu của đấu tranh bất bạo động là đòi hỏi nhân quyền, và các quyền bất khả phân của người dân, quyền biểu tình, đình công, quyền lập hội, quyền bầu cử và ứng cử tự do, quyền tự do báo chí, tự do tôn giáo..v..v...
Sau khi sự nghiệp thắng lợi, M. Gangdhi đã bị một kẻ cực đoan ám sát chết ngày 30/1/1948. Và ông được coi là một vị Thánh của tất cả người Ấn Độ.
MTA
Những câu danh ngôn của M.Gandhi :
- Chúng ta đấu tranh hòa bình bởi chúng ta là chính nghĩa, và bởi chúng ta nhất định thắng...
- Chiến thắng lớn nhất của hoà bình, bất bạo động là chiến thắng mà không có kẻ thua, mà chỉ có người thắng. Đó là dân tộc...
- Kiên Trì Chân Lý là Chúa và Bất Bạo Động là sợi dây liên hệ với Chúa trong đấu tranh bất bạo động.
- Chỉ cần một vài người lãnh đạo chấp nhận hy sinh và một khối quần chúng đông đảo thì chúng ta sẽ thắng mọi kẻ thù.
- Kẻ thù của chúng ta dùng súng và bạo lực vì chúng yếu hơn chúng ta. Chúng ta đấu tranh hòa bình vì chúng ta mạnh hơn và chính nghĩa hơn.
- Tha thứ là sức mạnh của chúng ta (Nelson Madenla)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét