4/9/14

Nền độc lập của xứ Nam Kỳ Tự Trị...


Miền Nam Việt Nam, là xứ thuộc địa thời Pháp thuộc do những yếu tố lịch sử để lại nên có rất nhiều sự khác biệt, từ chính trị, văn hóa , xã hội...với các miền Bắc (xứ Bảo Hộ) và miền Trung là do Triều đình Huế cai quản trên danh nghĩa.


Thời Pháp thuộc đây là vùng đất và người giàu có hơn hai miền còn lại. Triều đình Huế không có quyền gì ở vùng đất trù phú này, luật pháp thoáng mở, dân tình phóng khoáng, (rất nhiều người có quốc tịch Pháp, hoặc gốc Pháp sinh sống) đất rộng, người thưa...Chế độ chính trị, đặc biệt là tự do báo chí gần như giống nước Pháp nên rất thoáng và cởi mở...

Khi tình hình căng thẳng ở Đông Dương tăng lên do việc nước Pháp ở chính quốc đã đầu hàng Đức Quốc Xã, quân Nhật tràn vào Đông Dương thì  rất nhiều người, đặc biệt là giới điền chủ giàu có ở vùng này ủng hộ việc Nam Kỳ tự trị. (như câu chuyện Công tử Bạc Liêu, Bạch, Hắc công tử nói về sự giàu có này). Nên khi Việt Minh giành độc lập thì ở Sài Gòn, được sự giúp đỡ của người Anh, các dân Pháp vũ trang, cùng với lực lượng nhỏ quân Pháp De Gaul đã bí mật vào Sài Gòn, hoặc được người Anh phóng thích khỏi các nhà tù Nhật (chưa có quân đội Pháp), họ đã giành lại chính quyền. Và đẩy lực lượng của Việt Minh và thân Việt Minh ra khỏi thành phố SG vào ngày 23/9/1945. Đó trở thành ngày Nam Bộ Kháng Chiến với bài hát : 

"Mùa Thu này, ngày 23 ta ra đi sơn hà nguy biến..."

Tháng 10/1945, quân đội Pháp đã chính thức vào tái chiếm Nam Bộ trở lại. Dựa vào thực lực này, ngày 1/6/1946 những người đòi độc lập cho xứ Nam Kỳ đã tuyên bố độc lập bằng một cuộc tuần hành và mít tinhh trước cửa nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn. 

Tuyên bố tên chính thức Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ (tiếng Pháp: République autonome de Cochinchine) Và quốc gia này ở trong khối Liên Hiệp Pháp, lẫn trong Liên Bang Đông Dương. Thủ Tướng đầu tiên là ông Nguyễn Văn Thinh. Lá cờ quốc gia là lá cờ vàng ba sọc xanh (xem hình). Ba sọc xanh trên lá cờ hàm ý về ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang, Hậu Giang ở xứ Nam Kỳ này. Các thành viên nội các đều có Quốc Tịch Pháp, nên những buổi họp của chính phủ này thường nói tiếng Pháp nhiều hơn. Và thành phố Sài Gòn cũng lần đầu tiên được chọn làm Thủ đô của Nam Kỳ Tự Trị...

Bản đồ Đông Dương thời Pháp

Nền độc lập của xứ Nam Kỳ này tồn tại cho đến năm 1948, khi tự ý giải thể để sát nhập vào Quốc Gia Việt Nam mới do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Trong 2 năm trời tồn tại, chính quyền của nền độc lập này đối lập với chính phủ VN DCCH của chủ tịch Hồ Chí Minh, đối lập với Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ do gs Trần Văn Giàu. Đây cũng là một thời hỗn loan, với các sứ quân nắm giữ các vùng khác nhau như :

Trần Văn Soái (Năm Lửa) chiếm đóng Cái Vồn (Cần Thơ), Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán) giữ Cái Dầu (Châu Đốc), Lê Quang Vinh (Ba Cụt) Hòa Hảo giữ Thốt Nốt (Long Xuyên), Nguyễn Giác Ngộ đặt bản doanh ở Cao Lãnh (Kiến Phong), Cao Đài cát cứ ở Tây Ninh và Bình Xuyên của Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) định doanh ở Chánh Hưng (Chợ Lớn). Đó là chưa kể đến các tổ chức chính trị như Việt Minh, Đại Việt, v.v. Người Pháp cung cấp tài chính và vũ khí cho các nhóm này, trên danh nghĩa là giữ an ninh, nhưng chủ ý là chống lại lực lượng Việt Minh. Những nhóm này thường xung đột, tranh giành quyền lực khiến tình hình thêm hỗn loạn...

Đây cũng là thời điểm mà các anh hùng Bình Xuyên, như Dương Văn Dương, Bảy Viễn tả xung hữu đột chống Pháp. Cũng như các giáo phái yêu nước như Cao Đài, Hòa Hảo...tụ quân chống Pháp và Nam Kỳ tự trị..cũng như chống lại với cả Việt Minh. Sau đó, khi Nam K y Tự Trị giải thể và sát nhập với Quốc Gia VN thì họ mới thôi chống đối và gia nhập quốc gia mới. Đây cũng là thời điểm Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập ra Phật Giáo Hòa Hảo bị chết đầy bí ẩn ngày 16/4/1947 (nghi vấn do VM giết)

Đây cũng là thời điểm mà sử sách văn học hay viết về những nhân vật nổi bật như trung tướng Nguyễn Bình, bí thư Lê Duẩn, Bảy Viễn, và vị tướng, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ với bài thơ bất hủ  Nhớ Bắc,  với những câu thơ rung động tận đáy lòng những đứa con đi xa của Đất Bắc..

Ai về Bắc, ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng...
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long...

Và rồi cuối cùng, ngày 2/6/1948, trước sức ép của người Pháp thì thủ tướng cuối cùng của nền độc lập này, bác sĩ Nguyễn Văn Xuân đã cùng với các thành viên nội các của Nam Kỳ Tự Trị đã tuyên bố tự giải thể chính quyền trong một buổi lễ đơn giản và sát nhập bình yên với chính phủ Quốc Gia do Quốc trưởng Bảo Đại vừa mới thành lập. Có thể nói cùng với Đế Quốc Việt Nam thời Vua Bảo Đại, thì nền độc lập của Nam Kỳ Quốc này cũng mau chóng không tồn tại chỉ sau 4 năm. Nhưng cũng như hai nền độc lập non trẻ này, cùng với các chính phủ toàn là những bậc trí thức tên tuổi muốn ra giúp đời mà không màng đến danh lợi, bổng lộc và họ sẵn sàng ra đi nhường  chỗ cho những chính phủ sau chớ không cố sống cố chết bám lấy quyền lực. 
Nền độc lập non trẻ Nam Kỳ Độc Lập đã không còn, nền độc lập "Salong" của những người trí thức, học giả muốn được cống hiến cho nền độc lập của nước nhà. Có thể họ ngây thơ vụng dại với kẻ thù , có thể những ước mơ của họ quá lớn lao so với thực tế đen buồn của Quốc Gia Hưng Vong, Thât Phu Hữu Trách...Và khi cần phải ra đi thì họn ra đi đàng hoàng đĩnh đạc, ngẩng đầu lên giữa ánh sáng mặt trời. Không cần phải có những cuộc cách mạng long trời lở đất, đầu rơi máu chayr và cũng không phải giết ai để cướp chính quyền. Nhưng hai cái chính quyền ấy chẳng phải  để ai lật đổ  cả.

Mà chính họ đã trao chính quyền lại cho người lớp sau với niềm tin như trao đi cái trách nhiệm cao cả, cũng như trao cho ngọn cờ lãnh đạo của với niềm tin rằng, họ ra đi thì tốt hơn cho dân tộc Việt Nam hơn

MTA

Không có nhận xét nào: