27/4/14

Bảy Bài Học Làm Người - Thân Đức Hòa

Bài học Thứ Nhất - Hãy Học Nhận Lỗi
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Lời bình của MTA: Bạn hãy tập nhận lỗi, tự nhận lỗi về phần mình một cách chân thành nhất, nhanh chóng nhất trước khi những lỗi lầm của bạn bị người khác phát hiện, thì những xích mích, giận ghét của những người liên quan sẽ gia giảm đi rất nhiều...Hãy luôn tự nhủ rằng con người không ai hoàn hảo, không ai không có lỗi...và việc bạn thật tâm nhận lỗi không hề làm bạn mất đi những giá trị của mình mà đôi khi còn ngược lại...




Bài học Thứ Hai - Hãy Học Nhu hòa
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.


Lời bình của MTA : Hãy làm như cây liễu mùa đông khi bị tuyết phủ suốt nhiều tháng trời và bám dầy trên những cành liễu mỏng manh, yếu đuối...Nhưng những cành liễu mỏng manh đó đã uốn mình xuống để trút bỏ lớp tuyết băng dày đặc đó và rồi chúng lại vươn lên mạnnh mẽ để đón những tia nắng mặt trời. Còn những cây tùng cây bách to lớn và mạnh mẽ thì sụp gẫy đổ vì những khối tuyết bám trên thân cành đè nặng xuống. Trong khi chúng không thể uốn mình xuống để trút bỏ đi lớp tuyết phủ đang giết dần giết mòn chính chúng. Bài học này cho ta thấy những kẻ yếu thế nhỏ bé có thể tồn tại nếu biết uyển chuyển, biết cúi đầu trước những đối thủ nghịch cảnh ..để được tồn tại. Còn những cây cao bóng cả như cây Tùng cây Bách thì chỉ lại chết vì chính vì sự cứng rắn của chúng.


Bài học Thứ Ba - Học Nhẫn Nhục
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.


Lời bình của MTA : Dùng chữ Nhẫn Nhục thì không hợp lý lắm, mà nên chỉ dùng chữ Nhẫn. Chữ Nhẫn hay tính nhẫn là chữ hay tính cách mà người xưa đề cao nhất.


Bài học Thứ Tư - Học Thấu Hiểu
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?


Lời bình của MTA : Để nói đến sự nắm bắt sâu rộng về một hay nhiều vấn đề nào đó. Điều này thì không phải dễ dàng mà có được. Nó vừa là sự khôn ngoan, tài năng ra thì còn kinh nghiệm, vốn sống và cả ở lứa tuổi nữa. 


Bài học Thứ Năm - Học Buông Bỏ
Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, biết buông bỏ thì mới tự tại được!


Lời bình của MTA : Cầm lên được thì bỏ xuống được. Cái gì ta cầm lên, giờ ta thấy nó nặng trĩu, vô ích, chỉ có hại thì ta hãy can đảm bỏ xuống, vứt đi. Và trong tình cảm yêu đương thì lại càng nên bỏ. Vì sao? Vì suy cho cùng, bỏ người yêu không hợp ý, bỏ người chồng, vợ tồi tệ...lại là thứ để bỏ dễ nhất. Vì đó không phải thứ để không bỏ được như cha mẹ, anh chị, con cái, thánh thần...Và bỏ những của nợ đó đi, ta sẽ có cơ hội nhặt cái mới...


Bài học Thứ Sáu - Học Cảm Động
Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.



Lời bình của MTA :Hãy cảm động khi ai đó nhường đường, ai đó gửi một lời chào, lời chúc, ai đó giúp một việc dù nhở...Hãy biết trân trọng (cảm động) tất cả những gì xung quanh, và những gì ta đối với xung quanh. Hãy biết rung động khi đọc một bài thơ, và khóc khi xem một bộ phim buồn. Tất cả những tình cảm mà nhiều người cho là Ủy Mị đó giúp con người sống với nhau tốt hơn là sự chai lỳ, thiếu tình cảm...



Bài học Thứ Bảy - Học Sinh Tồn 
Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.


Lời bình của MTA. Sinh tồn là một trạng thái biến động bất ngờ không lường đoán trước được của mọi thiên tai, địch họa, tai nạn.... dẫn đến việc chúng ta có những lần hiếm hoi hay duy nhất phải đối phó với nghịch cảnh, tai ương sống chết của chính chúng ta cùng người thân. Cần phải có một tinh thần mạnh mẽ, một thân thể mạnh mẽ...để chấp nhận tất cả, để đối phó với tất cả.


Mr Thân Đức Hòa

Không có nhận xét nào: