17/2/16

Dù có thế nào thì chúng tôi cũng không quên ơn các anh..

Đây không phải là một cuộc động binh của một quốc gia CS đàn anh ra tay để làm cái gọi là “dạy” cho một quốc gia CS đàn em một bài học. g gì gọi là dạy cho “lũ côn đồ Việt Nam” một bài học, không giống với những gì mà một quốc gia CS đàn anh đã ra roi để dạy bảo cho một quốc gia CS đàn em.



Trung Quốc Cộng Sản những năm 1980, với sự mâu thuẫn tận cùng trong một xã hội chưa từng có. Lãnh tụ Mao đã chết, bỏ lại hàng triệu hồng vệ binh bơ vơ cùng các lãnh tụ CM thất sủng trong CMVH. Phe cải cách đã thắng thế nhưng tình hình Trung Quốc với dân số hơn 1 tỷ người đói nghèo thì vẫn còn đó. Lãnh tụ nổi bật Đặng Tiểu Bình như một con lươn trơn tuột, lại ngóc dậy một lần nữa và ông thấy đồng tiền dollars Mỹ còn quan trọng với TC còn hơn là những kiểu tình “Hữu hảo đồng chí” vớ vẩn như với các quốc gia CS sáng đầu tối đánh như Việt Nam, An Ba Ni, Căm Phu Chia….

Lúc này thì CHXHCN Việt Nam, một quốc gia CS đang trong hồi thái lai với các cơn kiêu ngạo ngất trời bởi được ông anh khác Liên Xô che chở. Cuộc giải quyết xung đột biên giới với Căm Phu Chia rốt cuộc lại biến thành cuộc xâm lược thách thức, đánh thẳng vào uy thế của Trung Cộng. Và cũng bởi sự ngạo mạn mà CS thường có mà Trung Cộng đã ra roi thẳng tay để chứng tỏ uy thế của mình. Và thế là có hàng ngàn người thanh niên trẻ trung của chúng ta đã phải bỏ mạng oan uổng vì những tính toán, những âm mưu bí hiểm ở xa xôi...

Hãy lướt qua một chút chiến sự dữ dội gói gọn trong một tháng bắt đầu ngày 17/2/1979 nhưng mở đầu cho một cuộc chiến kéo dài 10 năm sau đó (1979 - 1988) và kết thúc hèn hạ tại Hội nghị Thành Đô năm 1990. Và đó là điều mà người ta muốn quên lãng bao năm nay...

Điều mà chúng ta có thể khẳng định một cách rõ ràng và không thể phản bác được rằng, là chúng ta đã nhận được sự cảnh cáo, chúng ta đã nhận được lời đe dọa rõ ràng từ CHND Trung Hoa về cuộc chiến tranh này. Rằng nếu chúng ta tiếp tục tấn công xâm lược CHDCND Căm Phu Chia thì chúng ta sẽ bị tấn công. Và chúng ta vẫn tấn công xâm lược Căm Phu Chia, một quốc gia có chủ quyền và chúng ta phải trả giá.

Điều dễ nhận thấy là Việt Nam đã đoán trước, hay được cảnh báo trước về "bài học" tàn nhẫn này. Các cơ sở phòng thủ tại chỗ được tăng cường, dân quân tự vệ được tăng cường các sĩ quan, các chính trị viên và vũ khí nặng. Các cơ sở phòng thủ được đảo chiều 180 độ, trước phòng thủ từ hướng Hà Nội, hướng biển lên để chống Mỹ, nay đảo ngược để chống người anh vĩ đại Trung Cộng.

Tình hình chiến sự thì mọi người đã biết chỉ có những điều không thể hiểu nổi ? Quân đội VN, lúc đó được coi là quân đội hùng mạnh đứng thứ 5 thế giới với trên 1, 5 triệu quân chính qui, với vũ khí được nhân đôi bởi tiếp quản khí tài của quân đội của VNCH, nhưng tầm vóc chống xâm lược thì không hề tương xứng. 

Suốt trong tháng trời chiến sự thì trên các mặt trận không hề có một cuộc tấn công phản kích của các lực lượng xứng tầm của lực lượng VN, các cuộc đột kích mũi nhọn vào sườn địch quân nhằm nhằm hỗ trợ tiếp cứu cho các chốt đang sống chết tử thủ với quân TC mạnh và trang bị tốt hơn nhiều với xe tăng và pháo binh hàng ngày khẩu, cũng không có những cuộc tấn công đặc công để cắt đường viện trợ và đe dọa mạng sườn đối phương nhằm giảm bớt áp lực cho các lực lượng đang phải đứng ở tuyến đầu. Đó là một bài học quân sự sơ đẳng của bất cứ một sĩ quan quèn nào. Nhưng đáng tiếc là ta đã hầu như không làm hết ngoài một số cuộc đột kích nhỏ cùng một cuộc tấn công lấy tiếng sang đất của Trung cộng rồi rút về ngay để phục vụ mục đích tuyên truyền.

Đã không có đơn vị tương đương, tức là cấp sư đoàn, trung đoàn chủ lực mà chỉ có các đơn vị dân quân tự vệ và các đơn vị chủ lực nhỏ tại chỗ. Không hề có sự điều động xứng đáng quân chủ lực từ Hà Nội lên để tiếp ứng cho các tuyến phòng ngự hay tiếp viện xứng đáng cho họ. Thậm chí lực lượng không quân khá hùng hậu lúc đó của chúng ta hàng ngày vẫn đi thả bom tham chiến ở tận Cămpuchia nhưng đã không tham chiến gì ở mặt trận Biên giới 1979. Các sư đoàn tên tuổi thiện chiến không chạm địch để bảo toàn lực lượng nên điềm tĩnh đóng quân ở tuyến sau quanh HN nhìn các đơn vị nhỏ và dân quân đang tắt thở dần trước sức mạnh của Trung Cộng. 

Thanh niên và các cựu lính của VNCH, thậm chí cả các sĩ quan đang học tập cải tạo cũng có nhiều người tình nguyện ra chiến trường chống Tàu Cộng nhưng cũng đều bị từ chối thẳng thừng...

Các tuyến phòng thủ dài nhưng không hữu hiệu trừ những cứ điểm chiến lược dựa vào địa thế hiểm trở cùng quyết tâm sống chết của dân quân và bộ đội tại chỗ. Các chốt cứ điểm đã chiến đấu anh dũng vô song với gương hy sinh thật đáng khâm phục của chiến sĩ ta. Hầu như họ đã chiến đấu và hy sinh đến người cuối cùng trước khi thất thủ. Có những hang động quân TQ đã nhiều lần trong nhiều ngày kêu gọi đầu hàng nhưng bị đáp trả nên đã bị đặt mìn san bằng, lấp kín... Dù vì tinh thần gì đi nữa thì thật đáng ngưỡng mộ, đáng ghi công đời đời cho ho với tinh thần chống xâm lược phương Bắc. Nó gợi cho lớp hậu thế chúng ta tự hào vì tình thần quyết tử khi bảo vệ Tổ Quốc giống như các chiến sĩ Xô Viết ở Xtalingrat 1942, các chiến sĩ và nhân dân Đức phòng thủ Berlin năm 1945 hay các chiến sĩ và quân dân Nhật phòng thủ đảo Okianaoa 1945....

Đó là thời kỳ nước ta chuyển hướng bàn thờ theo kiểu bán láng giềng gần để mua anh em xa. Thờ ông anh Liên Xô nhưng được gì. Mặc dù Hiệp ước liên minh với Liên Xô mới ký trước đó vài tháng thì cuộc tấn công tàn bạo của Trung Cộng vào Việt Nam cũng chỉ nhận được những sự phản đối vừa phải của Liên Xô. 

Ông anh Liên Xô ở phương xa đã "way and see" để xem sao. Cũng có động thái tăng cường khí cụ và cùng với Bungary ( đại diện cho khối quân sự Vacsovi) đã không vận cỡ 2 sư đoàn quân từ miền Nam ra Bắc rồi thôi. (20.000 người) Nhưng như đã nói, các lực lượng này cùng các thành phần chủ lực khác đã lại được bố trí trấn đóng chung quanh Hà Nội để nhằm bảo vệ thủ đô chứ không hề được đưa lên tiếp cứu các đội quân đang anh dũng của chúng ta đang tử thủ với quân thù. Và cuối cùng thì các vị trí, các thị xã chủ chốt như Lạng Sơn , Đồng Đăng, Cao Bằng, đều đã lần lượt thất thủ...

Lúc này Đỉnh Cao Trí Tuệ thời ấy mới thấy sợ rằng ông anh TQ lại nhân thể dấn thêm đến tận thủ đô nên các cơ quan cơ yếu đầu lĩnh vội vã di tản khỏi Hà Nội. Thậm chí cả các trại tù và các trại sĩ quan chế độ cũ đang học tập vội vã thiên di về Nam, xuống tận Cà Mau với các trại cải tạo mới mang tên Minh Hải (tên cũ của CM). Và cuối thì Ban CHTW Đảng CS VN đã ra lệnh Tổng Động Viên toàn quân, toàn dân với lời kêu gọi thống thiết nhất của TBT Lê Duẩn về "con cá sống vì nước..."

Nhưng cũng khôi hài là cùng trong một ngày Việt Nam ban hành lệnh Tổng Động Viên thì Trung Cộng cũng đã ban lệnh rút quân sau khi đã "đã dạy cho VN một bài học". Tiếp đó hai kẻ thù từng là anh em đã thay nhau biểu diễn những động tác khôi hài trong một vở tuồng dở khi Đặng Tiểu Bình, TQ tuyên bố :"Nếu muốn thì TQ có thể tiến tới Hà Nội" Còn VN ta thì cũng khôi hài không kém khi tuyên bố :"cho phép quân đội Trung Cộng an toàn rút về nước"

Một cuộc chiến tranh giả dối, lừa lọc của kẻ Tráo Trở Lớn đánh nhau với kẻ Tráo Trở Nhỏ. Một vở diễn chiến tranh đẫm máu của đồng chí với anh em. Một âm mưu ganh đua hơn thua của phe phái tàn bạo của hai kẻ tàn bao. Một cuộc chiến tranh không đáng có nhưng nó đã xảy ra với bao cái chết anh dũng nhưng oan uổn, oan nghiệt của bao chiến sĩ và đồng bào ta...

Bài học cho Việt Nam là nếu không muốn bị chơi xấu thì đừng kết bạn với kẻ xấu, và nó không phải chỉ là bài học cho quá khứ mà còn cho hiện tại và cho tương lai của dân tộc nữa...

Dù có thế nào thì chúng tôi cũng không quên ơn các anh. Tưởng nhớ bao chiến sĩ đã không về trong mùa Xuân tang thương ấy...

Có chiến sĩ ra đi mãi không vềĐể người vợ trẻ ngẩn ngơ ngóng chồng.. Trong đêm khuya ai gào trong gió,Tiếng ai hờ nấc nghẹn cả dòng sôngAi đi về trong đêm đông buốt giáĐể ai buồn với nỗi nhớ mênh mông...

(17/2/1979 - 17/2/2016)


MTA

Không có nhận xét nào: