Trung tâm thành phố Sài Gòn buổi sáng chủ nhật đẹp trời. Những đoàn người hồ hởi qua lại ngắm nghía các quầy hàng. Khách du lịch du lịch nước ngoài dừng chân quay phim chụp hình. Cả dân Tây lẫn dân Ta đều ồn ào, vô tư chen nhau qua lại.
Người đàn ông cô đơn và thành phố bị bao vây...
Tôi đứng lặng một mình ở cái nơi mà mấy tuần trước dày đặc chân người biểu tình những giờ thì trống vắng ngẩn ngơ. Tôi có muốn nói thì cũng chẳng ai nghe. Rằng mới một hai tuần lễ trước , ở nơi đây đã có những cuộc xuống đường chưa từng có vì môi trường. Có rất nhiều các nhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ, công chức và đặc biệt là các em sinh viên, học sinh...đã cùng nhau chen vai xuống đường và làm nên một cuộc biểu tình không thể nào quên.
Tôi còn nhớ những khuôn mặt trẻ trung lấm tấm mồ hôi, những nụ cười rụt rè thân thiện của các em với nhau. Tôi nhớ đến nhiều em, cả trai cả gái đã liên tục mời tôi những chai nước suối lạnh. Tôi còn nhớ các em đã nhiều lần bí mật cho tôi hay rằng, rằng họ nghe được CA nói là sẽ bắt tôi.
Tôi gặp rất nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng, những người đã may mắn thoát khỏi sự phong tỏa, cầm giữ của các lực lượng CA, AN ở nhà để đến tham gia bằng được cuộc tuần hành ôn hòa. Rất nhiều người đã phải di tản từ đêm trước để đến nhà bạn bè, hay khách sạn để giờ này họ được góp mặt ở đây. Tôi không dám nhắc đến tên họ, những cái tên đó đã làm rạng danh cho buổi tuần hành, cũng như tỏ rõ khí phách của những sĩ phu khi nước nhà gặp phải thảm họa môi trường chưa từng có này
.
Có một người quen mà tôi không thể không nói đến với lòng ngưỡng mộ chân thành. Đó là luật sư Lê Công Định cũng đã có mặt trong đoàn biểu tình. Có lẽ anh đã phải vượt qua nhiều khó khăn lắm để đến được đây và cùng với mọi người chia sẻ nỗi thiệt thòi do nạn cá chết với đồng bào miền Trung ruột thịt. Với tấm khẩu hiệu in vội luôn đươc giơ cao lên, Định đã ung dung đi từ đầu tới cuối trong cuộc xuống đường, và anh em đã thể hiện cái khí phách của một con người đấu tranh dân chủ đã phải trải qua tù tội bất công. Chắc chắn Định sẽ phải vượt qua sự cấm đoán mà chính quyền dành cho người đã bị bắt, và vượt qua bao trò bẩn thỉu nhằm vào anh của chính quyền, cũng như những chuyện riêng tư đựng đứng và vu vạ cho anh. Với việc anh xuất hiện và tham gia nhiệt tình cùng mọi người hôm nay đã chứng tỏ anh đã giữ gìn phẩm cách của mình và không thèm để ý đến những tiếng kèn lạc điệu đó. Và khi người viết bài này nói với bà con :"Đây là Ls Lê Công Định. Chúng ta hãy vỗ tay chào mừng LS đã đến tham gia cùng chúng ta" thì mọi người ùa lại phấn khởi vỗ tay rần rần khiến chàng luật sư đẹp trai chỉ còn biết đỏ mặt cười trừ.
Rồi còn nhiều nghệ sĩ tên tuổi nữa tham gia khiến cho cuộc biểu tình như một cuộc caraval vui vẻ, những nụ cười tươi như hoa của các cô gái chụp hình tự sướng. Các chàng trai tự động đi lên đầu mở đường, và đi vòng ngoài để cho người lớn, phụ nữ và trẻ em đi trong cùng. Mọi người nhắc nhau đừng đi xuống lòng đường, đừng đi lên cỏ. Có vài thanh niên đem theo những khẩu hiệu chính trị rất dễ gây ngộ nhận nhưng họ đã bỏ ngay khẩu hiệu đó khi có vài người lớn tuổi nhắc nhở. Tôi còn thấy các bạn trẻ nhắc một bạn gái hãy bỏ khẩu trang che mặt đi. "Nếu bạn che mặt thì những người CA kia tưởng rằng chúng ta sợ đấy". Những người phụ nữ khác vui vẻ nói chuyện, mua bánh trái rồi vội vàng vừa ăn vừa đi theo cho kịp đoàn...
Nhưng rồi đột nhiên những người thực thi pháp luật bỗng đổi thái độ với những người biểu tình khi. Lực lượng CA mặc sắc phục đã áp sát chứ không đứng xa xa nữa. Những chiếc xe bán tải đọc loa ra rả chạy sát bên đoàn người, và thậm chí còn như muốn đâm thẳng vào họ. Các lưc lượng chìm nổi bỗng đông lên và áp sát những khuôn mặt dữ dằn chứ không còn như lúc sáng nữa. Đoàn người đi sát lại gần nhau như để che chở cho nhau. Cũng có một số người người biểu tình hiểu chuyện và họ lủi dần ra ngoài vòng vây, nhưng tôi không thấy người phụ nữ làm như thế cả. Đột nhiên ca khúc Dậy Mà Đi do một giọng nam rất hay vang lên đầy phấn, kéo theo những lồng ngực như bốc cháy cúa mọi người. Tiếng hát vang lên như ngọn lũ cuốn lũ đi, như cơn gió cuồng kéo theo các bão cuồng.
Dậy mà đi ! Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi.
Bao nhiều năm qua dân ta sống không nhà.
Dậy mà đi. Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi...
Đàn áp đã bất ngờ đến ngay sau đó. Có người bị bắt, bị quăng lên xe. Các em trẻ bị bắt và phải chịu những cái đánh liên tục, thẳng tay. Máu đã đổ và không ai muốn hòa bình cả.
Người viết bài đã không chứng kiến được những điều đó vì bi bắt đầu tiên. Chính vì thế mà hôm nay tôi trở về đây, để cố gắng một cách vô vọng là muốn truy tịm thấy lại những cái ngày chủ nhật đẹp trời. Mong ước được thấy những anh, những chị và những em của những ngày xuống đường sôi nổi đó. Và ước ao được tay trong tay với họ một lần nữa...
Tôi bỗng thấy cô đơn quá khi nhìn những dòng người nhỏ bé tíu tít qua lại vô tư. Tội thấy cả nỗi cô đơn như đang bao trùm rồi len lén luồn vào thân thể khiến tôi như chết lặng. Hỡi những con người muôn năm cũ của cái ngày 1/5 đang ở đâu. Các bạn có vui hay buồn vì cái ngày đáng nhớ đó không. Cuộc đời một con người khi nặng như đá tảng, khi nhẹ như lông hồng, lúc thăng lúc giáng, lúc Sắc Sắc lúc Không Không. Nhưng nếu ta biết làm cho nó có ý nghĩa thì hãy ngẩng đầu lên để làm những công việc cho cộng đồng như ta đã làm thì hẳn sẽ hạnh phúc lắm. Bởi hạnh phúc đó là phẩm giá, là lương tri của một Con Người Chân Chính q uân
Nhưng không ai trả lời tôi ngoài ánh đèn rực rỡ chớp tắt đầy mê muội. Không có những con người mà tôi đã sát cánh để không quên đó thì giờ đây tôi như lạc lối, giữa triệu người tôi vẫn thấy cô đơn bao trùm.
Tôi đã trở thành Một người đàn ông cô đơn nữa sau Người Đàn Ông Cô Đơn Huỳnh Ngọc Chênh trong một bức hình nổi tiếng của Bùi Zdũ chụp. Chúng tôi cô đơn dù đứng hay ngồi giữa triệu người, và chỉ còn biết để mặc cho nỗi cô đơn gậm nhắm tâm hồn mình. Nỗi cô đơn của những kẻ sinh lầm thế kỷ, lầm tổ quốc và lầm cả yêu thương.
Tôi vẫn đứng đúng ở những nơi mà đoàn biểu tình của người dân Sài Gòn đã đứng, và nhìn lên. Thành phố vẫn lộng lẫy ánh đèn chớp tắt nhưng tôi biết rằng nó sắp chết. Nó sẽ chết đi khi các giá trị nhân bản của nó bị những kẻ cai quản gặm nhấm hết. Nó đã bị trói chặt hết phương cứu chữa và giờ thì chỉ biết đọc những câu kinh cuối cùng. Như nhạc sĩ Tuấn Khanh đã viết : "Thành phố đang bị bao vậy". Phải, thành phố đang bị bao vây không phải bởi những tên hải tặc che một mắt, cũng không phải bởi những tên cướp Vi King hung tợn. Vòng vây của nó là sự liên hoàn giữa đồ ăn chứa chất độc và sự mất vệ sinh cho người nghèo. Cá độc, muối độc và vừa nghỉ ngơi nơi sau chuyến để làm biếng Mà nó bị bao vây, để xẻo thịt bởi những người lãnh đạo nó nhưng xấu xa ác độc với nó.
Tôi quay đi nhưng vẫn có bước theo dấu chân của đoàn người biểu tình tuần trước. Trĩu nặng nỗi cô đơn, thất vọng và lòng tiếc nuối mãi không thôi, tôi bước thật nhanh để che giấu những giọt nước mắt đã đổ xuống để khóc cho cái thành phố bị bao vây này...
MTA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét