TRẢ LẠI CHO LỊCH SỬ NHỮNG GÌ CỦA LỊCH SỬ.
Cuộc Cách Mạng 1/11 do tướng Dương Văn Minh cầm đầu đã lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, giết chết anh em ông và lật nhào luôn nền Đệ Nhất VNCH. Chỉ trong một, đến 2 ngày thì tất cả chính quyền đều sụp đổ, quân đội 4 vùng đều tuyên bố qui hàng theo HĐQN CM. Kể cả một số đơn vị quân đội đang kéo về thủ đô để giải cứu.
Người dân miền Nam ăn mừng sung sướng, hả hê khi biết về số phận của anh em ông Diệm Nhu. Mọi người công khai chửi bới, công khai căm ghét cái chính quyền vừa bị lật đổ. Thậm chí có cả những ông tướng tá đã còn chụp hình, chào kiểu hài hước trước thi hài Tổng Thống và ông Cố Vấn, khi xác hai ông còn chưa kịp lạnh người còn đẫm máu được đưa về BTM. Và khi các sĩ quan kéo nhau xuống sân để coi khi xe M113 đưa xác 2 ông về thi một sĩ quan cấp đại tá còn nói đùa giỡn oang oang bằng cái giọng khả ố rằng, ông ta muốn xem "Bi" của của ônh Diệm, ông Nhu...
Trong một vài ngày thì từ chính quyền trung ương đến địa phương, Đảng Cần Lao Nhân Vị, các tổ chức xã hội tan hoang nhanh chóng. Các xóm đạo chìm trong đau khổ. Đất Tây Nguyên của Hoàng Triều Cương Thổ, đã bỏ Bảo Đại về qui phục và là chiến khu dự kiến cho chính quyền cũng lặng như tờ . Tại đất Thần Kinh Huế thì không có chuyện ăn mừng hả hê vì Phật Pháp không làm vậy, nhung nơi quê nhà của Tổng thống thì cũng không hề có một sự phòng thủ phản công nào, mặc dù ông Ngô Đình Cẩn vẫn ở đó và quân đội nơi tuyến đầu vẫn còn nguyên.
Bởi Lãnh tu của họ, Tổng thống Ngô Đình Diệm và người em Ngô Đình Nhu đã bị chính những người dưới quyền hạ độc thủ chỉ bởi vì họ cho rằng, giết 2 ông thì mới chắc cho công cuộc đảo chính của họ được. Những người đảo chánh đã quyết định thẳng tay, theo kiểu sẽ đao kiếm không lưu tình với lãnh tụ và cũng là ân nhân của họ. Mặc dù ngược với truyền thống Pháp của các sĩ quan với nhau, mặc dù mọi cuộc đảo chính vốn nặng tình phương Đông, không lấy cái giết làm đầu thì cuộc đảo chính 1/11 đã bay mùi chết chóc qua những sự việc sau :
Thứ nhất là các tư lệnh trung thành như Đại tá tư lệnh hải quân Hồ Tấn Quyền, tư lệnh lực lượng đặc biệt, đại tá Lê Quang Tung và em trai là những sĩ quan trung thành bị giết thẳng tay ngày giờ đầu tiên. Mà thực chất giết các tướng tá này không còn cần thiết nữa vì họ đã bị giam giữ và mất quyền c
Thứ hai khi tấn công Dinh Gia Long (và cả thành Cộng Hòa) thì những người làm đảo chính đã dùng cả pháo trên xe tăng bắn thẳng vào quân Liên Binh phòng vệ Phủ Tổng Thống và Dinh, nơi mật độ người qua lại vào thời điểm đó rất đông.
Thứ ba những người làm đảo chính đã luôn dùng thủ đoàn dụ hàng, kể cả ông ĐS Mỹ, chỉ để Tổng Thống mắc mưu, lộ mặt ra là họ xử lý. Nếu không lừa gạt như vây, chắc chắn TT Diệm sẽ không tin tưởng mà xuất đầu lộ diện. Ông sẽ lẩn trốn và tiếp tục cuộc chiến đấu vì bên ngoài thủ đô Sài Gòn thì chính quyền và quân đội vẫn rất mạnh. Những người chủ mưu đã nhắm sẵn đến cái đích lớn nhất. Tổng thống và TTL của họ. Ngô Đình Diệm. Ông và em trai đã không có một cơ hội nào cả trước sự xuống tay lạnh lùng và mang tính trả thù cá nhân. Cách thức giết, cùng việc tuyên bố cái chết của 2 ông là do tự tử khiến ta thấy giống cách những người CS hay làm. Chỉ có điều là họ đã dám làm nhưng không dám nhân, cứ loanh quanh giả vờ không biết hay đổ hết lên đầu Big Minh.
Nếu ho là những quân nhân chánh nghĩa và với quyền lực trong tay như thế thì họ nên mở một phiên tòa để xét xử ông Diệm Nhu những tội mà họ nêu, chứ ám sát theo kiểu này thì họ chỉ mãi mãi đứng thấp hơn những người bị họ giết mà thôi.
Tất cả đều choáng váng không tin nổi lại có một việc như thế xảy ra. Gần 10 năm thì chính quyền của ông và tên tuổi ông luôn đứng vững như bàn thạch trước mọi sóng gió bể dâu, và trước đối thủ chính là những người CS miền Bắc. Đó là những ngày oai hùng cho ông và cho nước VHCH của ông, khi con người thấp đậm chuyên mặc đồ vét trắng có mặt khắp các thủ đô sang trọng, các nguyên thủ đứng đầu thế giới, như một lãnh tụ đứng tuyến đầu của thế giới tự do.
Vậy mà giờ đây, khi thiên hạ còn đang thái bình, tiếng cười tiếng hát vang vang nơi làng trên xóm dưới thì những kẻ thủ ác đã về. Không nghĩ đến Tổ Quốc, Danh Dự, hay Trách Nhiệm, mà chỉ nghĩ đến lât đổ, đảo chính, cách mạng và giết. Và cuộc CM năm ấy thì số lính chết của cả hai bên, khoảng vài chục người và ít hơn cả những người của chế độ trước bị giết. Tổng thống chỉ còn những hình ảnh thảm thương của một người bệ vệ nằm trên sàn xe M113, tay trói quặt ra sau và đầy vết máu vết đạn.
Người ta tranh cãi mấy chục năm nay về quyết định giết ông Diệm, ông Nhu là của ai và từ khi nào ? Tôi xin phép được có ý kiến nhé. Đây chắc chắn là quyết định của HĐCM QG, của tất cả tướng lĩnh từ cao nhất như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn...Tất cả các tướng lĩnh mà sau này Nguyễn Khánh "chỉnh lý" và cho lên Đà Lat an trí đó.
Còn kế hoạch giết TTg Diệm vvấn thì chắc chắn từ trước rồi, không thể như khai nhận sau này của Ttg Nhung rằng trên đường đưa hai anh em ông Diệm Như về thì gặp ân) giờ ký hiệu một ngón tay, hai ngón tay gì đấy, tức là giết cả hai. MTA tin rằng lời khai của ttg Nhung là không đúng. Giết tổng thống mà cứ như giét gà vậy. Khai như thế tức là dẫn dắt vụ việc đến chỗ người dân VNCH sẽ nghĩ đến việc phải giết TTg là phút chót ,chớ không phải được lên kế hoạch từ đầu. MTA không biết các nguyên nhân khác mà nhiều tác giả đã nêu, nhưng lời khai sai của ttg Nhưng còn che dấu cho HĐQNCM một sự xấu hổ. Đó là theo Hồi Ký Đỗ Thọ thì khi gọi anh lênh "Cụ" gọi điện cho HĐ QN liên lạc được với ông cậu là đại tá Đỗ Mậu . Nói qua lại thì các tướng lĩnh qua lời ông Đỗ Mậu là phải đảm bảo an toàn tính mạng và danh dự cho TT khi ông Diệm quyết định bỏ cuộc, trở về để xuất ngoại trong danh dự. Các tướng lĩnh đã thề thốt sẽ đảm bảo như vậy. Nhưng sau đó chính Đỗ Thọ, nguười cận vệ trung thành của ông Diệm cũng nhìn thấy thái độ láo xược của toán lính đi đón 2 ông ở nhà thờ Cha Tam sáng 2/11/1963.
Còn kế hoạch giết TTg Diệm vvấn thì chắc chắn từ trước rồi, không thể như khai nhận sau này của Ttg Nhung rằng trên đường đưa hai anh em ông Diệm Như về thì gặp ân) giờ ký hiệu một ngón tay, hai ngón tay gì đấy, tức là giết cả hai. MTA tin rằng lời khai của ttg Nhung là không đúng. Giết tổng thống mà cứ như giét gà vậy. Khai như thế tức là dẫn dắt vụ việc đến chỗ người dân VNCH sẽ nghĩ đến việc phải giết TTg là phút chót ,chớ không phải được lên kế hoạch từ đầu. MTA không biết các nguyên nhân khác mà nhiều tác giả đã nêu, nhưng lời khai sai của ttg Nhưng còn che dấu cho HĐQNCM một sự xấu hổ. Đó là theo Hồi Ký Đỗ Thọ thì khi gọi anh lênh "Cụ" gọi điện cho HĐ QN liên lạc được với ông cậu là đại tá Đỗ Mậu . Nói qua lại thì các tướng lĩnh qua lời ông Đỗ Mậu là phải đảm bảo an toàn tính mạng và danh dự cho TT khi ông Diệm quyết định bỏ cuộc, trở về để xuất ngoại trong danh dự. Các tướng lĩnh đã thề thốt sẽ đảm bảo như vậy. Nhưng sau đó chính Đỗ Thọ, nguười cận vệ trung thành của ông Diệm cũng nhìn thấy thái độ láo xược của toán lính đi đón 2 ông ở nhà thờ Cha Tam sáng 2/11/1963.
Còn diễn tiến vụ giết người thì xin được chia sẻ những bài viết trong và ngoài nước đại ý như sau : Tướng Mai Hữu Xuân, giám đốc Nha An Ninh quân đội dẫn một đơn vị đến nhà thờ Cha Tam sáng sớm ngày 2/11/1963 để “đón” Tổng Thống và ông Cố Vấn. Lúc đó hai ông còn đang trong Lễ sớm do chính Cha chủ nhà thờ Cha Tam làm lễ. Khi TT Diệm và bước ra thì thấy lính tráng đã không còn thái độ của quân nhân trước vị Tổng Tư Lệnh nữa. Chỉ có một hai sĩ quan cấp tá đứng nghiêm chào ông Diệm. Số khác nhìn chòng chọc, hỗn hào vào hai ông. Khi một sĩ quan cấp tá mời hai ông vào xe bọc thép M113, TT Diệm chỉ lắc đầu rồi nói :
Thôi, ta vào xe ni hí...
Nhưng ông Nhu thì phản ứng quyết liệt. Ông nói : Các anh nên nhớ là các anh đang đón TT đấy. Lính tráng cười rộ, và đại úy Nhưng đứng ở trên xe nói rất to: mời 2 ông nhanh lên. Họ gần như dùng vũ lực để đẩy hai ông vào xe. Tổng thống luôn làm với vẻ nín chiu, nhưng ông Nhu thì luôn căng thẳng, không chấp nhận cách đối xử của đám lính. Ông luôn đòi nói chuyện với các tướng lĩnh trong HĐ nhưng đều bị từ chối. Một số người đi lễ sớm ở nhà thờ Cha Tam kể lại cuộc tranh cãi và ông Nhu gần như bị khiêng đẩy lên xe bọc thép. Xe đóng cửa và cả đoàn xe đi ngay. Trong xe bọc thép chở ông Diệm và Nhu có đại úy Nhung, Đài…Rõ ràng đám lính này khi đi đón 2 ông đã cầm sẵn Lệnh Hành Quyết rồi…
Và ngày 1/11/1963, ngày lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa được lấy làm ngày Quốc Khánh khai sinh ra nền Đệ Nhị VNCH. Nếu có gì nói nữa thì đó là chính quyền từ thủ đô đến địa phương, quân đội lũ lượt ra trình diện. Người dân hăng hái đập bỏ bất cứ cái gì liên quan đến chế độ trước. Ngay cả bức tượng Hai Bà Trưng ở trung tâm thành phố, vì dân chúng cho rằng trông giống như hai mẹ con bà Trần Lệ Xuân, Lệ Thủy nên cũng bị giật sập. Cũng như một sự ngẫu nhiên tình cờ khi trước đó vài ngày, bà Trần Lệ Xuân và con gái đã sang Mỹ để "giải độc". Chớ nếu bà Trần Lệ Xuân, "kẻ đáng ghét nhất trong bọn"còn ở lại thì bà cũng khó toàn mạng với các ông tướng tá này.
Nhưng qua thời gian, khi tiếng hò reo mừng rỡ của ngày Cách Mạng 1/11 nhạt nhòa dần, khi những người anh hùng của cuộc CM ấy đã không còn là anh hùng nữa trong mắt người dân thì mọi sự lại được trở về với sự thật, cái gì của lịch sử phải trả lại cho lịch sử. Và phải cái gì của ông phải trả lại cho ông...
Ngạn ngữ nước ngoài có câu :"Giết Chúa thì dễ nhưng làm thay Chúa thì không dễ".
Chính phủ ông Ngô Đình Diệm từ thời ông còn làm Thủ Tướng của Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại đã làm những việc đáng ca ngợi như từ chối ký Hiệp Định Giơnevơ chia đôi đất nước, lo ổn định cuộc sống cho gần 1 triệu đồng bào di cư cùng chính sách Người cày có ruộng. Xây dựng nền tảng chính trị, quân sự, văn hóa, pháp luật..v..v..cho các Đệ 1, 2 CH.
Chế độ Ngô Đình Diệm không phải là một chế độ độc tài, gia đình trị. Chế độ ấy được người dân bầu mà nên, chính quyền ấy là chính quyền dựa trên những nguyên tắc mà thế giới dân chủ tự do vẫn dựa vào. Được người dân bầu nên để phục vụ người dân. Và thời Đệ Nhất CH thì người dân sống bình yên hơn. Những chết chóc chiến tranh làm điêu linh dân tộc chỉ đến khi chính quyền của Đệ Nhất CH không còn nữa. Và có thể nói rằng, những tướng tá, chính khách, Phật giáo…là những người đắc thắng sau ngày Cách Mạng 1/11/1963 không nhiều thì ít, góp công góp sức với những đoàn binh CS tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975...
Nhìn vào lịch sử thì có lẽ những người CS miền Bắc có được 2 niềm vui vỡ òa hanh phúc nhất trong 20 năm trường kỳ chiến tranh gian khổ với miền Nam không CS. Thứ nhất là tin tức về cuộc đảo chính 1/11/1963 và số phận của TT Diệm vào ngày ấy. Tin vui thứ 2 là ngày 30/4/1975, TT Dương Văn mình tuyên bố đầu hàng. Thật trớ trêu khi tên tuổi, danh dự của Đại Tướng Dương Văn Mình đều có liên quan đến hai sự kiện trên.
Có một câu chuyện liên quan đến chủ tich Hồ Chí Minh. Đó là theo các hồi ký các cộng sự thì trong lúc băng nhóm :"Ba - Đồng - Chinh - Bằng - Tôn" nhảy lên mừng vui sung sướng khi nhận tin đảo chính 1/11 thì Bác đã sửng sốt, và ngồi im lặng khi nghe tin này. Và Bác như thấy cuộc chiến tranh sẽ leo thang. Chả biết có đúng không, nhưng có một chuyện vui cũng liên quan tới sự kiện này. Đó là khi nhà thơ nổi tiếng Bút Tre đã 2 viết thơ câu thơ chánh hiệu để ăn mừng sự kiện này và cũng để nâng bi lãnh tụ cao thêm một tý, trong đó có câu :
Trên rừng con khỉ đánh đu,
Thằng Ngô Đình Diệm bú cu Cụ Hồ.
Bài thơ này đến tai Bác, và thế là nhà thơ Bút Tre lập tức bị cách chức, và được hạ tầng công tác xuống quản lý Bảo Tàng Cách Mạng tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó Bác có làm 2 câu thơ tặng lại Nhà thơ Bút Tre để nhà thơ đừng buồn trong công tác mới. Bác đã có "đạo thơ", đạo ý của nhà thơ này, khi viết :
Chú về công tác Bảo Tàng,
Cũng là công việc Cách Màng đấy thôi.
Hai câu chuyện hay vui, nhưng vì xuất phát ở cùng điểm nên chả biết 2 chuyện có đúng không, nhưng việc chủ tịch Hồ Chí Minh có sự tôn trọng nhất định đối với Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là có thật. Ấy vậy mà, các con cháu, tướng tá của bác thì cho đến giờ này vẫn chả học được gì về phép lich sự của người lớn. Đã mấy chục năm rồi, đã có mạng in tờ nét day ăn, dạy nói rồi mà hễ cứ chuyện đến Diệm Nhu là cứ y như rằng : anh em thằng Ngô Đình Diệm, thằng Ngô Đình Nhu và con Trần Lệ Xuân thế này, thế nọ. Thằng Giám Mục Ngô Đình Thục thế này, thằng Đức Cha thế nọ.
Có một điều lạ là tên tuổi ông, luôn gắn như hình với bóng một việc mà đến bây giờ bộ máy tuyên truyền cũng vẫn chưa thôi làm việc.
“Đó là chính quyền Ngô Đình Diệm đã kéo lê máy chém theo bộ luật 10/59 đi khắp nơi để chặt đầu những người yêu nước”. Đến bây giờ điệu hát quen thuộc trên vẫn còn veo véo cất lên mỗi khi nhắc đến cái tên Ngô Đình Diệm.
Vậy chừ nó là cái chi mô, và làm răng mà nên rứa ?
Bộ luật 10/59 (Quốc Hội VNCH 1 gọi là điều 91) là bộ lụật ANQG của Đệ Nhất CH được ban hành năm 1959. Đây không phải bộ luật, hay phần luật riêng đặc biệt nào thay thế cho bộ luật hiện hành của Đệ 1 VNCH, luật 10/59 chỉ là :
- Sự cho phép tăng quyền hạn xử án của các Tòa Án QS, biến các TA Binh thành các ngọn giáo trừng phạt những kẻ phạm trong tội.
- Cho phép TAQDS ĐB được xét xử thường dân phạm trọng tội như khủng bố, phá hoại (Vì điều luật này cũng nhắm vào những người CS vũ trang ) Đây là một bộ luật đặc biệt dành cho thời chiến. Cho phép các tòa án QSĐB được phép xét xử các tội xâm phạm , phá hoại ANQG, đại loại là những tội tương tự như bọn khủng bố IS ngày nay hay làm. Và TAB xét xử theo thời chiến nên cũng như ở mọi quốc gia trong hoàn cảnh tương tự. Đó là xử án và thi hành án ngay. Không có phúc thẩm..v..v..
Không có gì nghi ngờ về sự cương quyết và thẳng tay của chính quyền ông NĐD trong bộ luật này để ngăn chặn phong trào CS, nhưng thực sư đối tượng của bộ luật này chưa hề có. Tình hình an ninh tốt dần lên, mội chống đối bị đè bẹp nên không cần ban bố tình trạng khẩn cấp, hay tuyên chiến giữa cuộc đấu tranh của miền Nam với miền Bắc, nên các phiên tòa QS ĐB này chưa bao giờ diễn ra. Không hề có văn bản nào ghi chép về việc các TAQSĐB này hoạt động và kết án dựa trên luật 10/59. Chẳng có đồng bào chiến sĩ cả Quốc, cả Cộng nào bị điều luật trên kết tội, nên không ai bị án chết và cũng chưa có bị đầu rơi máu chảy bởi vì cái máy chém làm vì đó. Chưa bao giờ máy chém đó hoạt động cả. Chính thức chưa bao giờ có phiên tòa nào, chưa có ai đứng trước vành móng ngựa, chưa ai bị kết án và chưa ai bị chặt đầu bằng máy chém cả.
Đệ 1 VNCH thời ông Diệm không dùng phương pháp thi hành án tử hình nào ngoài xử bắn. Chỉ duy nhất là xử bắn và được qui định trong luật. Dùng máy chém, hay bất cứ phương pháp thi hành án tử hình nào khác là phạm luật nghiêm trọng. Vụ chặt đầu tướng Hòa Hảo Ba Cụt (Lê Quang Vinh) năm 1957 ở CầnThơ có rất nhiều điều không đáng tin. Vì cũng có tin tướng Ba Cụt bị xử bắn ở Cần Thơ 1957. Tuy nhiên vụ chặt đầu tướng Hòa Hảo Ba Cụt, nếu có thì cũng không liên quan quan đến luật 10/59, vì vụ án tướng Ba Cụt xảy ra trước đó 2 năm rồi. Còn thông tin ông Hoàng Lệ Kha, tỉnh ủy Tây Ninh bị chặt đầu năm 1960 thì nên kiếm xem có ông mô tên rứa không. Chớ cứ nghe lời Tuyên Ráo thì bán thóc giống mà ăn.
Thực tình MTA cũng không hiểu sao lại gán điều luật 10/59 vô cái máy chém. Không tìm thấy văn bản chi mô. Nhưng có thể để tăng hiệu quả cho các TA QS đăc biệt xét xử nên các anh cán bộ Đệ 1 VNCH đem cái máy chém ra trưng ở cạnh tòa cho thêm phần dữ dội, kiểu như bên Tàu ngày xưa để ngay cái Cẩu Đầu Trảm ấy mà. Thế là các đồng chí của chúng ta, "oánh bùn sang ao" chế biến ra bài hát "Lê máy chém" , hát mãi 40 nằm rồi vẫn hát . Chớ còn Luật 10/59 có cả xử án chết lẫn xử án tù chung thân thì đem cái đồ giết người như thế vô tòa làm chi. Cái máy chém đó, có 5 cái tất cả thì hư cả 5, nhưng vẫn lấy một cái đem đến nơi công cộng như là một biểu tượng được đưa ra cùng với phiên tòa QS lưu động (nếu có) nên bài hát về vụ này thường có điệp khúc :”Ngô Đình Diệm lê máy chém 10/59 đi….”
Trở lại cuộc CM thì mấy tháng sau thì người em nữa của ông Diệm là ông Ngô Đình Cẩn cũng bị đưa ra TAQS của HĐQN CM, bị kết án tử hình và bị xử bắn ở pháp trường Chí Hòa ngày 9/45/1964. Vậy là cùng với người anh cả là Tổng đốc Ngô Đình Khôi bị Việt Minh xử bắn năm 1945, hai người em là ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, thì đã có 4 người đàn ông ưu tú nhất của dòng họ ấy đã ngã xuống nơi mũi tên hòn đạn, lấy cái chết để trả nợ núi sông...
Và con người ưu tú nhất của dòng họ ấy, Ngô Đình Diệm đã từng giữ chức thượng thư, Thủ Tướng rồi Tổng Thống đất nước này. Ông là kiến trúc sư cho nền Cộng Hòa đầu tiên, với chế độ Tổng Thống chế cho các Đệ Nhất, Đệ Nhị CH, và có lẽ cho cả tương lai của Việt Nam mới nữa. Ông đã lãnh đạo quốc gia vừa chiến đấu vưà xây dựng Hiến Pháp VNCH 1956 của một quốc gia độc lập.
Có thể có điều không hẳn là sáng chói trong sự nghiệp vì dân, vì nước của ông, có thể có vài dấu vết “độc tài, gia đinh trị” cho những người ưa bới lông tìm vết, có thể có bóng dáng của một ông quan xưa trong một lãnh tụ đem những thiết chế dân chủ từ Mỹ về. Có thể thấy sự thẳng tay đôi khi ác độc nhắm vào thế lực CS khi nhưng thế lực ấy đang đắc thắng trên khắp thế giới, nhưng có một điều chắc chắn rằng, không bao giờ có sự thu vén cá nhân, không bao giờ có sự hèn nhát và cuối cùng là không bao giờ được mảy may nghi ngờ về tình yêu với quê hương, với đất nước của một con người đã sống và chết vì quê hương đất nước ấy.
Và đó là tất cả những điều giản dị để tạo nên một Con Người Vĩ Đại có tên Ngô Đình Diệm...
MTA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét